1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

114 935 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

Trang 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ 8 1.1 Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng 8 1.1.1 Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới 8 1.1.2 Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam 13

1.2 Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình của Việt Nam) 16

1.2.2 Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng 18 1.2.3 Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng 20 1.2.4 Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ 22 1.2.5 Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng 25 1.2.6 Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng 27

1.3 Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ 28

1.3.2 Người cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 34

1.4 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ 39 1.4.1 Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 39 1.4.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng 41

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƯNG -

2.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy mô và chất

lượng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng 44

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hưng 44 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hưng 46 2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hưng 47

2.2 Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 49 2.2.1 Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng 49 2.2.2 Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 51 2.2.3 Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 54

2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 58 2.3.1 Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ 59 2.3.2 Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 64

Trang 2

2.3.3 Khả năng phù hợp đặc điểm công việc quản lý TTHTCĐ của đội ngũ CBQL 65 2.3.4 Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng 68

2.4 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng 69 2.4.1 Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã 69 2.4.2 Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện 70

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC

TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH 74 3.1 Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản

lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong công tác và

trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ

77

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với

3.2 Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện

3.2.1 Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ 78 3.2.2 Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – thẩm định trong khâu tuyển chọn 81 3.2.3 Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân 83 3.2.4 Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL 85 3.2.5 Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời 88 3.2.6 Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời 89 3.2.7 Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện 90

3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 92

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Những tiến bộ có tính chất nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắcđời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người; tri thức ngày càng đóng vaitrò quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Đó là cơ hội và cũng làthách thức lớn đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ các nền giáo dục nhằm đáp ứng mộtcách hiệu quả hơn những nhu cầu phát triển của thời đại Tổ chức các nước trongHội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp tháng 4/2000, Hội nghịthượng đỉnh G8 họp tháng 7/2000 đều có lời kêu gọi các nước “Xây dựng xã hộihọc tập trên quan điểm học tập suốt đời” Đứng trước “một thế giới đang chuyểnđộng từ xã hội công nghiệp hoá theo kiểu truyền thống sang một xã hội mà trithức đang xuất hiện và nổi trội lên, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải xâydựng một xã hội học tập và phải đảm bảo cho công dân của mình được trang bịkiến thức, kỹ năng và tay nghề cao”[31-Tr.3]

Ở nước ta, chủ trương phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo tại cơ sở,học tập suốt đời đã được thể hiện từ khá sớm trong đường lối phát triển giáo dụccủa Đảng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) nêu rõ “Cần

sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở lớp tại các cơ sở sảnxuất”[31-Tr.10], đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) đã khẳngđịnh: “Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xácđịnh học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”[31-Tr.10]

Tư tưởng về “Xây dựng xã hội học tập” bắt đầu được thể hiện trong Báo cáoChính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX: " Thực hiện giáo dục cho mọi người, cảnước trở thành một xã hội học tập” [16-Tr.35].và được phát triển tại Đại hội Đảnglần thứ X: "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở -

mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thônggiữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi

Trang 4

người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tậpthường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sựcông bằng xã hội trong giáo dục"[17-Tr.39] Với tư tưởng mới mẻ ấy, hệ thốnggiáo dục quốc dân Việt Nam đã có sự biến đổi đáng kể với sự ra đời những môhình tổ chức cơ sở giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau trong lĩnh vực Giáo dụcthường xuyên và Dạy nghề, trong đó có mô hình Trung tâm học tập cộng đồng(TTHTCĐ) Luật Giáo dục (năm 2005) đã chính thức công nhận Trung tâm họctập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dânđược tổ chức ở các xã, phường, thị trấn Đây chính là cơ sở giáo dục dành cho tất

cả mọi người để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập từ đơn vị hành chính thấpnhất ở nước ta hiện nay “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” doThủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 18/5/2005 đã khẳng định điều

đó qua việc xác định: “Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% số lượng các

xã, phường, thị trấn trong cả nước có trung tâm học tập cộng đồng”[42-Tr.4]

Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và

sự nỗ lực của toàn xã hội, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đã có bước phát triển rõrệt và có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập Tuy nhiên do

là một mô hình tổ chức cơ sở giáo dục rất mới nên, để đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững và hoạt động có hiệu quả thực sự, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đangđứng trước những thách thức không nhỏ Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết choviệc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để từng bước hoàn thiện hệ thống này

Tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng là địa phương

có phong trào xây dựng “xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâmnhiều tới xây dựng hệ thống TTHTCĐ Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai sớm

“Chương trình hành động xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, trong

đó một trọng tâm lớn là chỉ đạo phát triển hệ thống TTHTCĐ ở ít nhất là 80% số

xã, phường, thị trấn của tỉnh vào năm 2010 [47-Tr.7] Huyện Yên Hưng là huyện

có nhiều đặc điểm điển hình nhất cho tỉnh Quảng Ninh (cả về địa hình, dân cư và

Trang 5

phương chỉ đạo điểm về xây dựng TTHTCĐ của tỉnh Mạng lưới TTHTCĐ củaYên Hưng được xây dựng sớm (đến tháng 6 năm 2006 đã có 100% số xã và thịtrấn có TTHTCĐ), góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫnđang hoạt động chưa thật hiệu quả: việc tổ chức học tập tại trung tâm còn đơnđiệu và thụ động, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế, cơ cấu

tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành chưa được ổn định Đặc biệt, đội ngũ cán bộquản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chưa được đào tạo, thiếuhiểu biết sư phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt tớichất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ

Là người phụ trách công tác Giáo dục thường xuyên tại Sở Giáo dục vàĐào tạo, chịu trách nhiệm tham mưu và chỉ đạo hệ thống TTHTCĐ ở địa phương,đồng thời trực tiếp chỉ đạo thí điểm tại huyện Yên Hưng trong nhiều năm qua,bản thân tôi luôn trăn trở tìm biện pháp để thúc đẩy các TTHTCĐ phát triển bềnvững và hoạt động đạt hiệu quả cao Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn

nghiên cứu đề tài : "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập

cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh"

Đối với lĩnh vực quản lý, phát triển các TTHTCĐ, vấn đề “phát triển độingũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện” là một đề tài mới, chưađược trực tiếp nghiên cứu Do vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này cũng nhằmđóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung để phát triển bền vững hệ thốngTTHTCĐ hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ với cơcấu hợp lý và ổn định, năng lực quản lý tốt, đáp ứng các đặc điểm và yêu cầu pháttriển TTHTCĐ tại địa bàn huyện Yên Hưng, từ đó rút kinh nghiệm để phát triểnđội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ toàn tỉnh Quảng Ninh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 6

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ của các xã và thịtrấn của huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ hiện tại chưa phù hợp, thiếu ổn định

và năng lực quản lý còn thấp là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chếchất lượng hoạt động của các TT HTCĐ Vì thế, tìm ra những biện pháp hữu hiệu

để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ sẽ tạo chuyển biến quan trọng

để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của cácTTHTCĐ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý TTHTCĐ và phát triển độingũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý các TTHTCĐ tại địabàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ

ở địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Đội ngũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ của các xã và thị trấn thuộc huyệnYên Hưng (có đối chiếu so sánh với một số địa bàn khác của tỉnh Quảng Ninh)

- Phạm vi khảo sát : 5 năm (từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009)

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá,khái quát hoá các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xâydựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

Trang 7

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễu

Gồm các phương pháp:

- Phương pháp điều tra: Phát phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp

về những vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ quản lý của TT HTCĐ

- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác điều hành của các cán

bộ quản lý, sự tham gia học tập và hoạt động giảng dạy tại các TT HTCĐ

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực tiếp

để xin ý kiến các chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức thựchiện các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý được đề xuất

- Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học của

đề tài

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, toạ đàm; tổ chức các hội

thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lí các TT HTCĐ

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Xử lý các tài liệu lượng hoá kết quả nghiên cứu đề tài

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận - khuyến nghị, nội dung của Luậnvăn được thực hiện trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâmhọc tập cộng đồng

Chương 2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng

và công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trung tâm học tập cộng đồng ởhuyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung tâmhọc tập cộng đồng ở huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

Trang 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN

LÝ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG (TTHTCĐ)

1.1 Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng

1.1.1 Mô hình TTHTCĐ ở một số nước trên thế giới

1.1.1.1 Trung tâm học tập cộng đồng (Kominkan) ở Nhật Bản.

Hình thức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúngđược thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản Từ thế kỷ thứXVII, Nhật Bản đã có 15.000 Terakoya (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà dành cho họcviên hoặc Trung tâm học tập) Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trên cơ sởnghiên cứu các Terakoya, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập cácTrung tâm học tập chung cho cộng đồng với tên gọi là Kominkan (tiếng Nhật cónghĩa là: Nhà văn hóa của nhân dân) Người đề xuất ra mô hình này là Giáo sưTeranaka Sakuto- Giáo sư của Trường Đại học Matsumoto – một nhà cải cáchgiáo dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 Hoạt động của các Kominkanliên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trởthành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay

Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC KOMINKAN Ở NHẬT BẢN

Trang 9

Bộ Giáo dục Khoa học

Thể thao và Công nghệ Luật Giáo dục – Xã hội

Trang 10

Chính quyền quận/huyện

Trang 11

Việc tăng cường đầu tư và quản lý các Kominkan (trong đó có việc Bộluật Giáo dục – Xã hội của Nhật Bản ra đời năm 1949 khẳng định Kominkan

là một bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn) đã khiến số Kominkan ởNhật Bản phát triển rất nhanh chóng : năm 1947 có 3.534 trung tâm, năm

1963 có 19.410 trung tâm, năm 1993 có 17.562 trung tâm, năm 2002 có17.947 trung tâm Đến năm 2006, ở Nhật Bản có 18.000 Kominkan hoạt độngdưới sự bảo trợ của Nhà nước trung ương và địa phương, phủ khắp 90% tổng

số thị trấn, làng xã của nước Nhật (ngoài ra còn có 76.883 Kominkan do ngườidân tự thành lập với quy mô nhỏ hơn và thường nằm ở vùng nông thôn) ỞNhật Bản, các Kominkan đóng vai trò là nơi hội họp, là địa điểm học tập, nơiliên kết các cá nhân hoặc các nhóm với nhau, nơi mà người dân có thể đến đểphát triển bản thân, phát triển cộng đồng và tìm hiểu và khám phá về cộng

đồng (xin xem cấu trúc mô hình quản lý Kominkan ở Sơ đồ 1.1)

Kết quả nghiên cứu về mô hình trung tâm học tập cộng đồng Kominkan ở Nhật Bản đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để phát triển vàquản lý các trung tâm này là:

Phải đảm bảo sự tự do và bình đẳng;

- Phải được miễn phí;

- Với tư cách là cơ sở giáo dục, Kominkan phải tổ chức các hoạt độnggiảng dạy hoặc tập huấn (nếu không, nó chỉ đơn thuần là phòng họp);

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;

- Phải được đặt ở nơi gần và thuận tiện đối với người dân;

- Phải được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phù hợp

1.1.1.2 Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Lan

Thái Lan là một nước có nhận thức sớm về vai trò của giáo dục khôngchính quy và cũng có cơ sở hạ tầng của giáo dục không chính quy tương đốitốt Năm 1998, Thái Lan đã có 35.000 Trung tâm đọc sách Hiện nay, các cơ

Trang 12

sở giáo dục không chính quy của Thái Lan được tổ chức theo hệ thống từTrung ương tới địa phương gồm các Trung tâm nguồn ở cấp vùng (gồm 7Trung tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh (gồm 76 Trungtâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp huyện (gồm 877 Trungtâm) và Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã (gồm 8.577 Trung tâm).

Với cách tổ chức hệ thống như vậy, các TTHTCĐ ở Thái Lan được hỗtrợ điều phối các hoạt động về tài chính, được điều phối về cán bộ quản lý,nhân viên, giáo viên và được tập huấn cán bộ, hỗ trợ học liệu từ các Trung tâmnguồn, các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh và cấp huyện.TTHTCĐ tổ chức ở cấp xã được đánh giá là thực sự cần thiết để cung cấp kiếnthức và thông tin cho mọi người dân sống trong cộng đồng

Các của TTHTCĐ ở Thái Lan thực hiện 3 chức năng chủ yếu là:

- Giáo dục cơ sở (xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở),

- Giáo dục nghề nghiệp (mở lớp huấn luyện kỹ năng ngắn ngày và giáodục nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông);

- Thông tin, tư vấn (qua các hoạt động và qua tài liệu)

Kết quả nghiên cứu về mô hình TTHTCĐ ở Thái Lan đã khẳng định cácnguyên tắc cơ bản để điều hành và quản lý hoạt động của TTHTCĐ là:

- TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân Người đứng đầu trung tâm phải

có định hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi người đều có cơhội học tập

- TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở Mọi người trong cộng đồng cóthể đến học bất cứ lúc nào

- TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn đượcviệc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày

- TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổchức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực

(Xin xem mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan tại Sơ đồ 1.2)

Trang 13

Sơ đồ 1.2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TTHTCĐ Ở THÁI LAN

1.1.1.3 Trung tâm học tập cộng đồng ở Ấn Độ

Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt cácJana Shikshan Nilayams (viết tắt là JSNs - tiếng Ấn Độ có nghĩa là Trung tâmhọc tập) trong cả nước với mô hình cứ 4-5 làng (khoảng 5.000 dân) có mộtTrung tâm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục sau xoá mù chữ vàGDTX Tới những năm 1990-1991, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ

đề ra thêm nhiều chương trình để đẩy mạnh giáo dục sau xóa mù chữ vàGDTX, trong đó có chương trình thành lập các Trung tâm GDTX (ContinuingEducation Centres - CECs) Các Trung tâm GDTX này không chỉ phục vụ chonhững người mới biết chữ mà cho cả trẻ em, thanh niên thất học và tất cảthành viên trong cộng đồng có nhu cầu học tập suốt đời

Các Trung tâm GDTX (CECs) ở Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếulà: Mở các lớp buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ; Tổ chức đọc sách hoặccho mượn sách; Tổ chức thảo luận những vấn đề của cộng đồng; Tổ chứchuấn luyện ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất và đời sống; Tổ chức các hoạt độngthể thao, văn hóa, giải trí; Tổ chức thông tin tuyên truyền

Trung tâm nguồn

(cấp vùng)

Trung tâm GDKCQ cấp

huy n ện

Trung tâm học tập cộng đồng

Các giáo viên, Cộng tác viên

Các

chuyên gia

Các thành viên trong cộng đồng

Các tổ chức

xã hội

Các CSGD tại cộng đồng

Các cơ sở liên kết khác

Trang 14

Về mặt tổ chức và quản lý, các Trung tâm GDTX (CECs) của Ấn Độđược thành lập theo quy mô cấp xã (dân số khoảng 1500-2000 người trong đó

có khoảng 500 người mới biết chữ), và chủ yếu do cộng đồng tự cam kếtthành lập và quản lý

1.1.1.4 Trung tâm học tập cộng đồng ở Myanmar

Mô hình trung tâm học tập cộng đồng bắt đầu được xây dựng tạiMyanmar từ năm 1994 với sự giúp đỡ của UNDP, UNESCO và các tổ chứcphi chính phủ khác Tính đến năm 2007, Myanmar đã có 480 Trung tâm

Mục đích của các TTHTCĐ tại Myanmar là: Khuyến khích sự tham giacủa cộng đồng trong việc hạn chế tỷ lệ bỏ học và nâng cao tỷ lệ đến trườngtiểu học của trẻ em; Tập trung vào hoạt động tăng thu nhập và nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân; tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận vớithông tin Ở Myanmar, TTHTCĐ có thể vừa là một trung tâm thông tin, trungtâm huấn luyện nghề nghiệp vừa là một câu lạc bộ để trao đổi, thảo luận, mộtthư viện, nơi đọc sách báo hoặc trung tâm văn hoá, vui chơi, giải trí của cộngđồng, có vai trò to lớn trong việc tạo cơ hội học tập tiếp tục cho trẻ em vàngười lớn

Về măt tổ chức và quản lý, TTHTCĐ tại Myanmar được xác định làmột cơ sở giáo dục tại làng xã, nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy, đượcnhân dân địa phương thành lập và quản lý, nhằm cung cấp cho nhân dânnhững cơ hội học tập đa dạng để cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triểncộng đồng

1.1.1.5 TTHTCĐ ở các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương về Giáo dụccho mọi người (APPEAL), Dự án phát triển TTHTCĐ đã được triển khai từnăm 1998 Đến năm 2005, chương trình phát triển TTHTCĐ của UNESCO đãđược triển khai tại 20 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Ở các quốc gia này, TTHTCĐ đã phát huy vai trò phục vụ cho các đốitượng người lớn, thanh thiếu niên thuộc mọi đối tượng trong cộng đồng thông

Trang 15

qua các hoạt động xóa mù chữ và GDTX TTHTCĐ giúp người học có đượcthông tin chủ yếu và những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của

cá nhân, gia đình và xã hội

Tóm lại, nghiên cứu sự phát triển mô hình tổ chức và quản lý của cácTTHTCĐ trên thế giới chúng tôi thấy TTHTCĐ ở các nước dù có tên gọi khácnhau nhưng đều thể hiện rõ là một cơ chế có hiệu quả để thực hiện xoá mùchữ và GDTX và có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế,nông nghiệp, phát triển cộng đồng - nhất là ở nông thôn Đúng như “ Khuyếnnghị của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO 1996” đãkhẳng định: “Rõ ràng cộng đồng địa phương bao giờ cũng giữ vai trò quantrọng hàng đầu đối với bất kỳ một chiến lược cải cách nào.Vì vậy, một trongnhững giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng và để cộng đồng tham giavào quá trình cải cách giáo dục cần thiết phải xây dựng và phát triển các cơ sởgiáo dục cộng đồng” [31-Tr.19] TTHTCĐ đã và đang được phát triển ngàycàng rộng khắp ở các nước như một hệ thống cơ sở tổ chức học tập cho cộngđồng phù hợp với xu thế giáo dục mới Sự ra đời và phát triển của mô hìnhTTHTCĐ ở Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam

Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam bắt đầu được thửnghiệm từ năm 1997 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thiết kế với sự hỗtrợ kinh nghiệm của một số tổ chức nước ngoài như UNESCO Bangkok, hiệphội các câu lạc bộ UNESCO Nhật Bản và UNICEF Việt Nam Sự nỗ lực củacác tổ chức xã hội (trước hết là Hội Khuyến học Việt Nam) và ngành Giáo dục– Đào tạo, đặc biệt là sự thừa nhận vai trò, vị trí như một cơ sở giáo dục nằmtrong hệ thống giáo dục quốc dân (Luật Giáo dục - 2005) đã làm cho hệ thốngTTHTCĐ phát triển rất nhanh Từ 10 TTHTCĐ được thử nghiệm trong nhữngnăm 1997-2000 tại một số tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước(gồm: Hà Nội, Hoà Bình, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Kon

Trang 16

Tum và Lao Cai), năm 2001 cả nước đã có 125 TTHTCĐ, đến năm 2005 có5.331 TTHTCĐ và tại thời điểm tháng 6/2009 đã có 9.551 TTHTCĐ (chiếm86,41% so với tổng số 11.059 xã, phường, thị trấn của cả nước) Mô hìnhTTHTCĐ đã được thực tiễn chấp nhận và được triển khai đều khắp trên cảnước trong đó có 29 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% và 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ

lệ trên 95% đơn vị cấp xã đã thành lập TTHTCĐ

Về mặt tổ chức và quản lý, mô hình TTHTCĐ của Việt Nam được thiết

kế và phát triển trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới(như đã trình bày ở trên), đồng thời có sự kế thừa và phát huy các yếu tố tíchcực của các mô hình thiết chế văn hoá - giáo dục tại cộng đồng đã có từ trướcđây ở trong nước (như Nhà Rông, Đình làng, ) Do đó, TTHTCĐ đang đượcxây dựng và phát triển ở Việt Nam vừa có sự phù hợp với những điều kiện,

hoàn cảnh mới và mang ý tưởng của thời đại, vừa có yếu tố truyền thống (Xin xem sơ đồ quản lý TTHTCĐ ở địa phương tại Sơ đồ 1.3)

Sau hơn mười năm phát triển, hệ thống TTHTCĐ ở Việt nam đã đượcđánh giá là một mô hình cơ sở giáo dục mới với những điểm mạnh, điểm yếu

và đang đứng trước những cơ hội và thách thức khá rõ rệt Cụ thể là:

i) TTHTCĐ ở nước ta đã khẳng định những điểm mạnh chủ yếu sau:+ Đã tạo ra cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người dânngay tại cộng đồng do được tổ chức ngay tại cơ sở làng xã, với phương châm

“cần gì, học nấy”;

+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng

cả về nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định vànâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường dân cư;

+ Góp phần phát triển cộng đồng bền vững thông qua việc đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, thực hiện các mụctiêu phát triển văn hóa - xã hội của địa phương và nâng cao nhận thức, kỹ năngcủa người dân trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường

ii) Những hạn chế cần khắc phục:

Trang 17

+ Chưa thực sự tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời chotất cả mọi người (mới chỉ thu hút được khoảng 20-40% người dân tham gia);

+ Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của nhiều THTCĐ còn hạn chế(Chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của nhiềuTTHTCĐ chưa đa dạng, thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người dân và cácvấn đề của cộng đồng; Địa điểm đặt TTHTCĐ chưa thật sự thuận lợi đối vớingười dân ở các địa bàn miền núi, hải đảo có địa hình phân tán );

+ Việc giám sát, đánh giá chưa được quan tâm và còn nhiều bất cậpiii) Những cơ hội đang mở ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay là:+ Người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng và có nhu cầu họctập thường xuyên, học tập suốt đời;

+ Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách(TTHTCĐ đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục; Đã có “Quy chế tổ chức

và hoạt động” cụ thể; Đã được Nhà nước hỗ trợ ban đầu và hỗ thợ thườngxuyên về kinh phí );

+ Việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân ở cơ sở ngày càng đượccác ban, ngành, đoàn thể, chương trình, dự án coi trọng;

+ Vấn đề học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng được các tổchức quốc tế quan tâm

iiii) Những thách thức đang đặt ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay :+ Nhận thức của xã hội, các cấp chính quyền và người dân đối với vị trí,vai trò của THHTCĐ còn chưa đầy đủ, sự quan tâm chỉ đạo của nhiều địaphương và sự tích cực chủ động tham gia của nhiều người dân còn hạn chế; Sựphối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức hoạt động tại cácTTHTCĐ chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả;

+ Cơ sở pháp lý, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viêncủa THTCĐ chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và chưa phù hợp;

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của TTHTCĐ còn thiếu về sốlượng, hạn chế về chất lượng;

Trang 18

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập tại TTHTCĐ còn thiếuthốn, chưa phù hợp; Kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng chưa đáp ứngđược nhu cầu, trong khi khả năng huy động xã hội hóa còn rất hạn chế.

Từ những đánh giá (qua việc phân tích SWOT) đối với hệ thốngTTHTCĐ trên đây, có thể thấy rằng : với đặc điểm là một mô hình cơ sở giáodục mới, bên cạnh việc phát triển khá nhanh về số lượng, hệ thống TTHTCĐ ởnước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Vì vậy việc nghiên cứu các giảipháp để nâng cao chất lượng các TTHTCĐ (trong đó có vấn đề “phát triển độingũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ” - nhằm giải quyết một trong những khókhăn/thách thức đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay) là một vấn đề cần thiếtkhông chỉ đối với một địa phương mà đối với cả nước

Sơ đồ 1.3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TTHTCĐ TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

1.2 Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình Việt Nam)

1 2.1 Khái niệm Trung tâm học tập cộng đồng

TTHTCĐ (từ sau đây, khi nhắc đến khái niệm “trung tâm học tập cộngđồng” là để chỉ TTHTCĐ theo mô hình của Việt Nam) là một cơ sở giáo dụcnhưng là một loại hình cơ sở giáo dục có những đặc điểm rất riêng biệt so vớicác loại hình cơ sở giáo dục khác Để quản lý hệ thống TTHTCĐ và đề xuấtcác giải phát phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống này (trong đó có việc

Sở GD&ĐT tỉnh

UBND cấp xã

UBND cấp huyện

Phòng GD&ĐT cấp huyện Trung

tâm GDTX cấp huyện

Trung tâm HTCĐ

Trang 19

“phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng”), cầnnghiên cứu kỹ các đặc điểm đó.

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục được thành lập tại xã, phường, thị trấn đểthực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên TTHTCĐ được lập ra nhằm cungcấp cơ hội học tập cho mọi người trong xã, phường, thị trấn để phát triểnnguồn nhân lực, cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng, xây dựng xã hộihọc tập, góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân ởmọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiếnthức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống, góp phần xoá đóigiảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượngcuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng TTHTCĐ cũng là nơi thựchiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dânmột cách trực tiếp và cụ thể, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi cộng đồngdân cư tại cơ sở

Khái niệm “Trung tâm học tập cộng đồng” đã chính thức được ghi nhậnvới tư cách một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của ViệtNam sau khi Luật Giáo dục được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14 tháng

6 năm 2005 Tại Điều 46, Mục 1 Luật Giáo dục khẳng định: “Cơ sở giáo dụcthường xuyên gồm: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức ở cấptỉnh và cấp huyện; b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức ở cấp xã,phường, thị trấn” [39- Tr.40)

Theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thịtrấn” của Bộ GD&ĐT, “TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệthống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có

sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia,đóng góp của người dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển cáctrung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm”[9-Tr.1]

Trang 20

1.2.2 Mục tiêu hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng

TTHTCĐ là nơi thu hút mọi người dân đến để học tập, góp phần thựchiện "chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - môhình xã hội học tập” như mục tiêu mà Đại hội X của Đảng đã khẳng định.Việc xây dựng “xã hội học tập”, chủ trương mang tính chiến lược mà Đảng tanêu lên bắt nguồn từ tư tưởng mang tính nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Tư tưởng này đã trùnghợp với xu thế phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI

Xây dựng “xã hội học tập” để tiến tới nền kinh tế tri thức đang là mộttrong những chủ đề trọng tâm của UNESCO, của các Hội nghị giáo dục quốc

tế Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thôngtin; sự xuất hiện của xã hội thông tin, của kinh tế tri thức, của xã hội học tập;

xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Những yếu tố đó liên kết chặtchẽ giữa các quốc gia vào cộng đồng chung thế giới và khu vực, việc học tậpsuốt đời lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết Những kiến thức có được trong nhàtrường chính quy của mỗi người không đủ đáp ứng với những nhu cầu mới,luôn thay đổi của cuộc sống hiện đại Do đó, mỗi người phải học thườngxuyên, học suốt đời “Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chungsống cùng nhau”, như ông Jacque Delors, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc tế về giáodục cho thế kỷ XXI đã khẳng định

Hiểu một cách cơ bản nhất, “xã hội học tập” là một xã hội mà mọingười được khuyến khích và hỗ trợ để học tập, mọi người vừa làm vừa học,học thường xuyên, học liên tục để không ngừng nâng cao trình độ học vấn vàtay nghề nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới: tin học hoá, toàn cầuhoá, xã hội thông tin và tri thức “Cả loài người đang bước vào ngưỡng cửacủa thế kỷ XXI với tư tưởng xây dựng một xã hội học tập, coi việc học là việclàm thường xuyên, suốt đời của mọi người, lấy việc học là động lực quyếtđịnh hàng đầu để đưa xã hội tiến lên” [20-Tr.28]

Trang 21

Với tư cách là hạt nhân xây dựng “xã hội học tập” tại cơ sở, mục tiêucủa TTHTCĐ là: tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng đượchọc tập thường xuyên , được hưởng dịch vụ giáo dục, thực hiện đa dạng cácnội dung học tập; là mô hình chuyển giao kiến thức, khoa học kỹ thuật trựctiếp, rộng rãi, nhanh nhất đến người lao động và cũng là nơi trang bị kiến thức

về cuộc sống cho cộng đồng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, cải thiệncuộc sống, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, góp phần làm lànhmạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng Mục tiêu học tập ở TTHTCĐ làhọc không chỉ vì bằng cấp mà chủ yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống,chăm sóc gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phương,thực hiện “dấy lên phong trào diệt “giặc dốt” trong toàn Đảng, toàn dân Aidốt gì diệt nấy, người biết dạy người chưa biết, xoá mù chữ, mù công nghệ,

mù nghề, mù tin học, mù ngoại ngữ để nhân dân ta tự nâng mình lên một trình

độ trí tuệ ngang tầm thời đại, áp dụng được công nghệ vào sản xuất, xây dựngđược nếp sống văn hoá, văn minh”[31-Tr18]

Mục tiêu hoạt động của TTHTCĐ còn thể hiện ở chỗ nó là nơi thựchiện chiến lược thông tin (tuyên truyền, giáo dục) của các ban, ngành, đoànthể tại cộng đồng Với xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đang sống trong thời

kỳ vừa thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau, vừa bảo vệ tính độc lập của từngnước, vừa hợp tác vừa đấu tranh Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đang tạođiều kiện thuận lợi để tiếp thu các tinh hoa văn hoá của các nước, nhưng đồngthời cũng làm cho các nền văn hoá dễ bị pha tạp, lai căng, mất bản sắc Khihội nhập vào quá trình toàn cầu hoá, nếu biết phát huy những giá trị truyềnthống và bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhânloại thì sẽ có sức đề kháng với các cuộc “xâm lược văn hoá" diễn ra hàngngày, hàng giờ Gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc phải được quán triệt trongmọi lĩnh vực giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội,khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng Các hoạt động này đều

do các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp tổ chức tại TTHTCĐ

Trang 22

1.2.3 Đặc điểm tổ chức của Trung tâm học tập cộng đồng

Là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhưngTTHTCĐ có những đặc điểm về tổ chức không giống các loại hình cơ sở giáodục khác Trước hết, tuy cũng được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọitắt là cấp xã) nhưng TTHTCĐ có nhiều điểm không giống các cơ sở giáo dụccùng được tổ chức ở cấp xã như trường Mầm non, trường Tiểu học, trườngTrung học cơ sở (THCS) Mặt khác, tuy cũng là cơ sở giáo dục thường xuyênnhưng TTHTCĐ không có các thành phần cấu trúc tương tự ở Trung tâm Giáodục thường xuyên (TTGDTX) cấp tỉnh và cấp huyện Cụ thể là:

+ TTHTCĐ không nhất thiết phải có khuôn viên, phòng học, sân chơiđộc lập và cố định (hầu hết các TTHTCĐ đều mượn cơ sở sẵn có của xã nhưHội trường, Nhà văn hóa xã hoặc Nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn );

+ TTHTCĐ không có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách và không cógiáo viên cơ hữu Họ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không theo nhiệm kỳ

và không nhất thiết phải có chuyên môn sư phạm;

+ TTHTCĐ không tổ chức học sinh (học viên) theo biên chế lớp cốđịnh từng niên khóa (mọi người dân tự nguyện đăng ký và đến dự bất kỳ lớphọc nào, vào thời gian nào khi thấy cần thiết)

+ TTHTCĐ không có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, họctập cố định; không có “thời khoá biểu” và hồ sơ sổ điểm học sinh

Những điểm khác biệt đó vừa do mục tiêu hoạt động của TTHTCĐ như

đã trình bày ở trên, vừa do tính chất cơ sở giáo dục và tính chất của hoạt độnghọc tập ở TTHTCĐ quy định:

Về tính chất của cơ sở giáo dục, TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thực sự

“do dân, của dân và vì dân” TTHTCĐ chủ yếu do người dân trong cộng đồng

tự lập ra và tự quản lý TTHTCĐ là của từng cộng đồng dân cư (chủ yếu làmỗi xã có một TTHTCĐ) góp công sức, của cải tại chỗ để tạo nên Tác độngcủa Nhà nước trung ương và nhà nước địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) chỉmang tính chất hỗ trợ ban đầu và tạo mặt bằng tối thiểu Mọi người dân đều

Trang 23

tham gia xây dựng, ủng hộ và kiểm soát TTHTCĐ hoạt động trước hết là đểđáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy”, “học để làm ngay”, “vừa học vừa làm” mộtcách thường xuyên, liên tục, học suốt đời của cán bộ và các tầng lớp nhân dân

ở các cụm dân cư xã, phường, thị trấn – đó chính là những nhu cầu cụ thể củatừng cộng đồng (bao gồm các thành viên và những người đứng đầu cộngđồng) Những nhu cầu học tập do nhân dân đề xuất, xây dựng lên được kịpthời đáp ứng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội

Về tính chất hoạt động học tập, ở TTHTCĐ hoạt động học tập làthường xuyên, suốt đời Đây là hoạt động giáo dục hết sức đa dạng về nộidung và hình thức tổ chức; trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự kết hợp hàihoà giữa giáo dục và đời sống của người dân Tổ chức hoạt động giáo dục ởTTHTCĐ do đó không quá lệ thuộc vào các điều kiện “cứng” về cơ sở vậtchất, đội ngũ người dạy - người học, chương trình và tài liệu như giáo dụctrong nhà trường chính quy Tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ là phản ánh

rõ nhất tinh thần “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục”đồng thời minh họa cho bức tranh phong phú về cơ sở giáo dục để cung cấp

mọi cơ hội học tập cho người dân trong “xã hội học tập” (Xin xem thêm minh họa về cơ hội học tập và cơ sở giáo dục trong “xã hội học tập” tại Sơ đồ 1.4)

Sơ đồ 1.4: CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG “XÃ HỘI HỌC TẬP”

Trang 24

1.2.4 Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ

1.2.4.1 Nội dung học và dạy ở các TTHTCĐ

Với phương châm “cần gì học nấy”, “học để làm ngay”, trên cơ sở thựctiễn của từng cộng đồng dân cư để lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp.Các nội dung, chương trình học tập tại TTHTCĐ rất đa dạng Tuy nhiên, cóthể khái quát thành các nhóm nội dung chính sau:

+ Học tập đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật, thời sự chính trị.+ Học tập về khoa học kỹ thuật , sản xuất và đời sống, học nghề

+ Học tập về văn hoá, ngoại ngữ, tin học

+ Học tập về văn nghệ, thể dục - thể thao, vệ sinh - môi trường

Các nhóm nội dung học tập trên được thể hiện qua một số chương trình họctập và giảng dạy chủ yếu sau đây:

+ Chương trình nâng cao trình độ văn hoá ứng với các trình độ phổthông như: chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáodục THCS, tin học, ngoại ngữ thông dụng Những chương trình này được tiếnhành bằng cách dùng đội ngũ giáo viên ngay tại địa phương để vận động họcviên ra lớp và phối hợp với chính quyền, ban, ngành đoàn thể hỗ trợ, cùngcộng tác trách nhiệm tạo điều kiện để người dân đi học đầy đủ, nghiêm túc vàhiệu quả cao Ở TTHTCĐ, các nội dung được thực hiện linh hoạt theo yêu cầuthực tế, có thể dạy bất cứ lức nào người dân cho là hợp lý

+ Chương trình tạo thu nhập: Căn cứ vào đặc thù của địa phương và nhu

cầu học tập của nhân dân, các TTHTCĐ mở các chuyên đề phù hợp để thiếtthực giúp người lao động biết cách xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng caochất lượng cuộc sống, phấn đấu làm giàu chính đáng thông qua việc tư vấn,chuyển giao khoa học công nghệ, truyền nghề và dạy nghề ngắn hạn (yí dụ: cácnội dung về chăn nuôi, trồng trọt, nghề thủ công, ) Vì tính đa dạng về nộidung của chương trình, học viên có thể chọn cho mình những nội dung cầnthiết và phù hợp với quỹ thời gian, điều kiện học tập, nhu cầu học tập của

Trang 25

mình nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giúp bản thân và gia đình đồngthời góp phần cùng cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Chương trình học theo sở thích: cung cấp các cơ hội khác nhau cho cánhân tham gia học tập những vấn đề xã hội, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ vànghệ thuật, mà họ quan tâm, nhằm khuyến khích và tăng cường các hoạt độnghọc tập để làm tăng khả năng của mỗi người trong việc sử dụng thời gian, cảithiện cuộc sống và tự khẳng định mình Chương trình này thường được tổ chứccho những nhóm người có cùng một sở thích nhất định (ví dụ: câu lạc bộ sinhvật cảnh, câu lạc bộ những người yêu thơ, yêu hội hoạ; hội người chơi tem;hội những người nghiên cứu làm thuốc đông y; thể dục dưỡng sinh ).Cácchương trình học theo sở thích làm tăng thêm tiềm lực cho con người, do vậytăng tốc độ phát triển cho xã hội Chương trình học theo sở thích cũng tăngcường sự liên kết giữa các chương trình khác của GDTX, góp phần chuyểngiao truyền thống văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác và khuyến khích cáchoạt động văn hoá làm phong phú thêm cuộc sống Chương trình này còn giúpcho những người yêu thích từng lĩnh vực của cuộc sống có điều kiện gần nhau,cùng nghiên cứu, trao đổi về những lĩnh vực mà họ có cùng sở thích, làm chotâm hồn sảng khoái, giúp đời sống vật chất và tinh thần của họ được nâng cao

từ đó củng cố sự gắn bó lành mạnh trong mỗi cộng đồng dân cư

+ Chương trình định hướng tương lai: bao gồm các nội dung mang tínhchất đón đầu sự phát triển của thời đại Các chương trình này có ý nghĩa lớntrong việc cung cấp kiến thức, hình thành các kỹ năng và xây dựng các thái độcho người học thực hành một hình tượng tương lai Từ đó, người học có khảnăng tham gia vào sự biến đổi cá nhân, biến đổi xã hội trong sự vận động từhiện tại tới tương lai theo một phương thức có kế hoạch, có tổ chức hợp lý Ví

dụ như chương trình phổ cập về công nghệ thông tin (một vấn đề tuy đã kháquen thuộc với nhiều vùng phát triển của nước ta nhưng đối với phần lớn cácvùng nông thôn, miền núi thì còn là những nội dung mới mẻ với đa số ngườidân và chỉ có thể thực hiện khi có điều kiện về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

Trang 26

trong tương lai), việc học tập để nắm bắt và sẵn sang sử dụng, khai thác côngnghệ thông tin phục vụ cho công việc sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sốngđược xem là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi người dân và với cả cộng đồng

1.2.4.2 Phương pháp và hình thức học và dạy ở TTHTCĐ

Phương pháp học tập và giảng dạy ở TTHTCĐ căn bản dựa trên cácnguyên tắc học tập cho người lớn vì người học ở TTHTCĐ chủ yếu là đốitượng người lớn

+ Trong giảng dạy, người dạy (giáo viên/hướng dẫn viên) phải phát huytối đa những kinh nghiệm của người học và tổ chức được sự tham gia tích cựccủa người học trong quá trình học tập Sự thành công của buổi học luôn dựatrên mức độ đảm bảo sự tương tác tích cực giữa người dạy và việc đảm bảomôi trường học tập năng động

+ Việc giảng dạy ở TTHTCĐ luôn phải chú ý sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục tiêu học tập Liên kết và phối hợp

là phương thức hoạt động chủ yếu của TTHTCĐ Đối tượng đến học tập tạiTTHTCĐ là mọi người dân đại diện cho mọi tổ chức, thuộc mọi tầng lớp xãhội, mọi trình độ văn hoá từ mù chữ đến sau đại học Họ tham gia các hìnhthức học tập tuỳ theo nhu cầu cá nhân, cần gì học nấy Những nhu cầu này cóthể từ xóa mù chữ, bổ túc văn hoá cơ bản, nghề thông dụng đến kỹ thuật tiêntiến như máy vi tính hoặc các lĩnh vực công nghệ khác

Các hình thức tổ chức hoạt động của TTHTCĐ rất đa dạng, linh hoạt,mềm dẻo để tạo điều kiện tốt nhất cho người học Có thể có những hình thứchọc tập và giảng dạy chủ yếu như sau:

+ Hình thức học tập không theo cấp lớp, trình độ văn hoá, lứa tuổi, giớitính gồm có: Các buổi học theo chuyên đề; Các lớp tập huấn chuyển giao ứngdụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội; Các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề khác nhau; Các cuộc hộithảo tại chỗ (“hội thảo đầu bờ”); Các câu lạc bộ sở thích; Các hoạt động thamquan thực tế; Các Hội thi, giao lưu văn hoá; Các triển lãm; Các buổi nói

Trang 27

chuyện; Các buổi tổ chức nghe loa đài, xem tivi, xem phim, đèn chiếu, video;Các buổi giới thiệu sách báo tại thư viện, tại hội trường trung tâm hoặc cácthôn bản, tổ dân phố…

+ Hình thức học tập theo cấp, lớp gồm có: Các lớp xoá mù chữ, bổ túcvăn hoá, học nghề, ngoại ngữ, tin học… Các lớp học này nhằm mục đích học

để lấy văn bằng, chứng chỉ chính thức nên thường có qui chế chặt chẽ

+ Hình thức học tập dưới dạng các buổi tư vấn về giáo dục, giáo dục từ

xa, khuyến học, khuyến nông - lâm - ngư nghiệp thường được tổ chức vớinhững cá nhân, gia đình hay nhóm dân cư có nhu cầu trong cộng đồng

1.2.5 Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng

1.2.5.1 Đặc điểm của người học trong các TTHTCĐ

Học viên (người học) của TTHTCĐ là những người có nhu cầu học tập

và có nghĩa vụ học tập, đủ điều kiện tham gia vào một hoặc nhiều chươngtrình giáo dục của trung tâm Động cơ của học viên trong TTHTCĐ là học tập

để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để nâng caonăng suất lao động, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng, nâng cao chấtlượng cuộc sống của chính bản thân mình và góp phần nâng cao cuộc sống củatoàn xã hội Trong khi đó, điều kiện học tập của họ không phải lúc nào cũngthuận lợi về mặt thời gian và tài chính Mặt khác, các yếu tố về vật chất giúpcho học viên tiến hành thao tác học tập như: phòng học, bàn ghế, tài liệu, trangthiết bị nghe nhìn, thư viện và các thiết bị học tập đều rất hạn chế

Một đặc điểm khác của học viên các TTHTCĐ là sự đa dạng về lứatuổi, trình độ và khả năng nhận thức Về tâm sinh lý, họ phần lớn là nhữngngười lớn tuổi, đã trưởng thành về thể chất cũng như về tâm lý Cũng vì hạnchế tuổi tác nên một số dễ có tâm lý ngại học lý thuyết, ngại khó hoặc có thểmặc cảm trong học tập, nhận thức chậm Một số khác do có nhiều kinhnghiệm trong cuộc sống và trong lao động sản xuất nên dễ nảy sinh tư tưởngbảo thủ, khó khăn khi chấp nhận những kiến thức mới Về nhận thức, phần lớn

Trang 28

học viên là những người chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình học tập, do nhiềunguyên nhân khác nhau như khó khăn về kinh tế, khó khăn về địa lý, về dântộc, về giới tính, đặc biệt trẻ em gái và phụ nữ Đại bộ phận học viên lớn tuổi

có ít thời gian dành cho việc học tập, trong khi họ phải tự học là chủ yếu Dovốn kiến thức của người học không có hệ thống nên việc nhận thức thườnggặp khó khăn, việc tiếp thu kiến thức cơ bản thường bị hạn chế

1.2.5.2 Đặc điểm của người dạy ở các TTHTCĐ

Người dạy ở các TTHTCĐ là những người làm nhiệm vụ giáo dục, giảngdạy trong TTHTCĐ, bao gồm giáo viên dạy các môn văn hoá hoặc dạy nghề vàcác hướng dẫn viên truyền đạt các chuyên đề, chuyển giao khoa học công nghệ

Do đặc điểm của học tập ở TTHTCĐ là “cần gì học nấy”, và nhu cầu, trình độcủa người dân rất đa dạng, do đó người dạy ở các TTHTCĐ cũng có tính chất

đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ và có tính cơ động cao để thích ứng vớinhững nhu cầu, đặc điểm và điều kiện học tập khác nhau của người học

TTHTCĐ “là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sựquản lý, hỗ trợ của Nhà nước” [9-Tr.1] do đó TTHTCĐ không có biên chếgiáo viên/hướng dẫn viên cố định mà phải mời giảng và tự cân đối kinh phí đểtrả thù lao cho người tham gia giảng dạy Hình thức hoạt động của người giáoviên ở TTHTCĐ cũng khá đặc biệt, vừa dạy vừa làm, thầy dạy ở lớp học/lĩnhvực này song rất có thể là học viên của lớp học/lĩnh vực khác

Quan hệ giữa người dạy và người học ở TTHTCĐ cũng là mối quan hệđặc biệt mà người cán bộ quản lý TTHTCĐ phải quan tâm và am hiểu Tronghầu hết các trường hợp, quan hệ giữa giáo viên và học viên trong TTHTCĐ làquan hệ thân mật, bình đẳng tôn trọng và giúp đỡ nhau trên tinh thần “ngườibiết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít” Mấu chốt hoạtđộng lên lớp của người dạy là hướng dẫn để người học nhận thức, vận dụng,

so sánh với kinh nghiệm của bản thân mình từ đó tự chiếm lĩnh tri thức mới,rèn luyện kỹ năng và nâng cao nhận thức

Trang 29

1.2.6 Các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng

Bên cạnh nguồn lực con người là đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên,TTHTCĐ có các nguồn lực vật chất với những đặc điểm riêng, cần được quantâm khai thác tốt nếu muốn cho TTHTCĐ phát triển một cách bền vững Vớiđặc điểm là cơ sở giáo dục thường xuyên “của dân, do dân và vì dân”, cácnguồn lực vật chất của TTHTCĐ cũng được tạo dựng và khai thác chủ yếutheo phương thức “xã hội hóa” và tận dụng các nguồn lực ngay tại cộng đồng

Về cơ sở vật chất (vật lực), có thể tận dụng ngay những phương tiện sẵn

có ở địa phương như phòng họp, hội trường của UBND xã, phường, trụ sởthôn, đình làng, nhà văn hoá, nhà bưu điện, phòng học của các nhà trường tại cộng đồng với các thiết bị bàn ghế, loa, đài của chính quyền, đoàn thể ở địaphương để sử dụng cho hoạt động dạy và học của TTHTCĐ Đặc điểm khaithác vật lực này là một “thế mạnh độc quyền” chỉ TTHTCĐ mới huy độngđược một cách triệt để nhất, hiệu quả nhất do TTHTCĐ thực sự là “của dân,

do dân, vì dân” và cũng do đặc điểm đối tượng người học, đặc điểm dạy - họcrất linh hoạt của TTHTCĐ Tại một số địa phương có điều kiện kinh tế pháttriển hoặc có sự hỗ trợ của trung ương, TTHTCĐ đã được đầu tư xây mới cơ

sở học tập (và trong tương lai, có thể các TTHTCĐ cũng sẽ tiến tới xây dựng

cơ sở độc lập để chủ động hơn) song TTHTCĐ không thể không huy động cácnguồn vật lực tại chỗ để phục vụ ngày càng sâu sát hơn các cộng đồng dân cưphân tán, các nhóm học viên đặc thù

Về tài chính (tài lực), bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ ban đầu cho tất cảcác TTHTCĐ và bổ sung cơ sở vật chất cho những TTHTCĐ khu vực khókhăn được cấp từ ngân cách Nhà nước, nguồn tài chính để xây dựng học liệu,bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên và tổ chức các hoạt động của trung tâmđược huy động chủ yếu từ cộng đồng và các nguồn xã hội hoá khác (gồm:Kinh phí ngân sách xã, phường, thị trấn hằng năm được Hội đồng nhân dân

xã, phường, thị trấn thông qua dành một phần để chi cho TTHTCĐ; Kinh phícác chương trình hoặc dự án cho địa phương; Kinh phí tập huấn của các ban,

Trang 30

ngành, đoàn thể; Kinh phí huy động qua quỹ khuyến học, qua sự đóng góp, tàitrợ, giúp đỡ của các cá nhân, các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, các đoànthể xã hội, Việt kiều, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế…) Đồng thời, kinh phícòn được thu từ các hoạt động của trung tâm (sản xuất, dịch vụ, đóng góp củahọc viên các lớp ngoại ngữ, tin học, học nghề, ) Thực tế đã khẳng định: nếukhông có sự ra đời và hoạt động của các TTHTCĐ (với vị thế là một cơ sở củangười dân tại cộng đồng, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng) thì các thiếtchế khác ở địa phương (như UBND, trường học, đoàn thể…) không thể huyđộng được các nguồn tài chính đa dạng và dồi dào như vậy.

Ngoài ra, còn phải kể tới một nguồn lực khác là nguồn lực thông tin (tinlực) Bên cạnh việc khai thác những gương điển hình tiên tiến, những bài học

về nâng cao chất lượng cuộc sống, các tin tức về chính trị, xã hội, từ cácphương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí

để phục vụ cho cộng đồng, sức mạnh của thông tin đang được nhân lên gấpbội qua hoạt động của hệ thống TTHTCĐ khi các cấp quản lý đã và đang chủtrương tăng cường các trang Web dành riêng cho các TTHTCĐ và trang bịđồng bộ cho mỗi TTHTCĐ trong cả nước một dàn máy vi tính được nối

mạng Internet miễn phí.

1.3 Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ

1.3.1 Quản lý trung tâm học tập cộng đồng

1.3.1.1 Khái niệm “quản lý”

Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người và ngàycàng phát triển cùng xã hội Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinhtồn và phát triển, con người cần phải hợp sức nhau lại để tự vệ và lao độngkiếm sống Những hoạt động tổ chức, phối hợp, điều khiển hoạt động củamọi người nhằm thực hiện những mục tiêu chung là những dấu ấn đầu tiên củahoạt động quản lý Khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trongviệc điều khiển các hoạt động xã hội Xã hội loài người trải qua nhiều phương

Trang 31

thức sản xuất khác nhau, phương thức sản xuất sau phát triển hơn phương thứcsản xuất trước, kéo theo đó là trình độ quản lý ngày càng cao làm cho năngsuất lao động ngày càng tăng, xã hội ngày càng phát triển

Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sửphát triển của loài người Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt,điều khiển các hoạt động lao động khác, nó có tính khoa học và nghệ thuậtcao, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội.Khi đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý, Các Mác viết: “Bất cứ lao độngnào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ởchừng mực nhất định sự quản lý, giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tựđiều khiển còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [32-Tr.342]

Như vậy, lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau Khi lao động xãhội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu

sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt Từ đó trong xã hộihình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạtđộng quản lý Cũng do đó, trong xã hội dần hình thành nghề quản lý và nhữngngười chuyên làm công việc quản lý

Về khái niệm “quản lý”, theo cách giải thích của tiếng Việt thì “ Quản lý làtrông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là tổ chức và điều khiển cáchoạt động theo những yêu cầu nhất định [37-Tr 273]

Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung,thuật ngữ “quản lý", có thể nêu một số định nghĩa như sau:

- Các nhà nghiên cứu trên thế giới nêu ra những quan niệm khác nhau:Fredehick Winslow Taylor - một nhà nghiên cứu về quản lý nổi tiếng củaphương Tây cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cầnlàm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.M.I.Kônđakôp- một nhà nghiên cứu của Liên xô (cũ) viết : “Quản lý là mộthiện tượng xã hội đồng thời là một dạng lao động đặc biệt, mà nét đặc trưng là

Trang 32

tích tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đíchđặt ra một cách có kết quả, là sự cải biến hiện thực.”[23 - Tr 34].

- Các tác giả của Việt Nam cũng nêu ra rất nhiều định nghĩa về “quản lý”,trong đó đáng chú ý là định nghĩa của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và NguyễnQuốc Chí: Hoạt động quản lý là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủthể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trongmột tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổchức” [28-Tr.1] Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt độngquản lý: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậndụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) vàkiểm tra [28-Tr.1]

Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu “quản lý” bao gồm các yếu tố như:+ Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động “quản lý” (chủ thể chỉ cóthể là một cá nhân hoặc một tổ chức do con người lập lên)

+ Khách thể quản lý (hay còn gọi là đối tượng quản lý) chịu tác động củachủ thể quản lý (đó là một hoặc những sự vật, sự việc )

+ Mục tiêu và một quỹ đạo đã định ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý.Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động quản lý

Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ, tác động qua lại vớinhau Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý Khách thể quản lýthì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đápứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục đích của quản lý

Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xãhội: vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý Trong

đó quản lý giữ vai trò quyết định sự thành công

Cũng có thể khái quát: Quản lý là phương pháp mà thông qua người khác

để đạt được mục tiêu của mình Đó là cách thức tác động của chủ thể quản lýlên khách thể quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức nhân lực, tài lực,vật lực và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay người quản lý nhằm sử

Trang 33

dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mụcđích trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Như vậy có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thôngqua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích quản lý

1.3.1.2 Khái niệm “quản lý giáo dục”

Xét về lịch sử phát triển của xã hội thì khoa học quản lý giáo dục ra đời saukhoa học quản lý kinh tế Do đó đã có thời kỳ người ta vận dụng lý luận quản

lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý cơ sở giáodục như quản lý một loại “xí nghiệp đặc biệt” Thực ra, quản lý giáo dụckhông thể đồng nhất với quản lý kinh tế Trong cuốn sách nổi tiếng “Conngười trong quản lý xã hội”, viện sĩ Liên Xô (cũ) V.G Aphanaxep đã chia đờisống xã hội ra ba lĩnh vực: đời sống kinh tế, đời sống xã hội - chính trị và đờisống tinh thần; từ đó có ba “hình thức quản lý xã hội cơ bản” là “quản lý sảnxuất, quản lý kinh tế”, “quản lý xã hội – chính trị” và“quản lý đời sống tinhthần”[1-Tr.84] Giáo dục nằm trong lĩnh vực đời sống tinh thần Như vậy, nếuxét về sự phân loại khoa học thì khoa học quản lý giáo dục được coi là một bộphận nằm trong quản lý văn hoá tinh thần

Có thể xem xét khái niệm “quản lý giáo dục” ở các phạm vi khác nhau vớinhững cách quan niệm về quản lý giáo dục như sau:

- Xét về quản lý giáo dục nói chung, hoạt động quản lý giáo dục đượcxem là “Tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kếhoạch hoá, tài chính, cung tiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường củacác cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mởrộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [38-Tr.33-34]

- Xét về quản lý giáo dục theo góc nhìn gắn nhiều hơn tới quản lý cơ sởgiáo dục, có thể thấy “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý hệ giáo dục nhằm làm cho hệ giáodục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được

Trang 34

các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ

là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,tiến lên trạng thái mới về chất” [38-Tr.35]

- Đi sâu vào quản lý nhà trường, còn có thể thấy cụ thể hơn: “Quản lýnhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học…Có tổ chứcđược các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổthông Việt Nam xã hội chủ nghĩa… mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thểhoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đápứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước [20-Tr.72]

Từ các định nghĩa trên ta thấy quản lý giáo dục là những tác động cóphương hướng, có mục đích rõ ràng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýnhằm hình thành và phát triển nhân cách con người Do đó, muốn quản lý giáodục nói chung và quản lý một loại hình cơ sở giáo dục cụ thể nói riêng mộtcách khoa học và hiệu quả thì chủ thể quản lý phải nắm được các quy luậtkhách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng quản lý

Với một đối tượng là loại hình cơ sở giáo dục rất mới như TTHTCĐ, việctìm hiểu về đối tượng như trình bày ở mục 1.2 trên đây là rất quan trọng đểxác định các nội dung hoạt động cho đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ

1.3.1.3 Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốcdân, do đó quản lý TTHTCĐ trước hết cũng là một dạng “quản lý cơ sở giáodục” Lý luận quản lý giáo dục đã quan tâm và có nhiều thành tựu nghiên cứu

về quản lý cơ sở giáo dục, chủ yếu dưới góc độ “quản lý trường học” Theo

đó, việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động họccủa trò và các hoạt động khác trong nhà trường, tức là làm sao đưa hoạt động

đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục nhàtrường đề ra Công tác quản lý trường học bao gồm quản lý sự tác động qua lạigiữa trường học với xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường Quản lý giáodục ở nhà trường như một hệ thống bao gồm các thành tố:

- Thành tố tinh thần gồm: mục đích, nội dung và biện pháp giáo dục

Trang 35

- Thành tố con người gồm: người dạy và người học

- Thành tố vật chất gồm: CSVC và các phương tiện, trang thiết bị phục vụcho giảng dạy và học tập

Vấn đề đặt ra là quản lý trường học phải làm sao cho các thành tố nêu trênvận hành liên kết chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn Theo Giáo

sư Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lýgiáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáodục

Để quản lý cơ sở giáo dục có hiệu quả, chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhàtrường/giám đốc trung tâm) cần thực hiện tốt các chức năng quản lý : chứcnăng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.Điều quan trọng hơn nữa là người hiệu trưởng nhà trường/giám đốc trung tâmphải biết vận dụng các chức năng quản lý nói chung vào quản lý một cơ sởgiáo dục cụ thể sao cho phù hợp với những quy luật, những nội dung giáo dục

và những đặc thù của cơ sở giáo dục đó

TTHTCĐ là loại hình cơ sở giáo dục có nhiều nét đặc thù so với cácloại hình trường học và trung tâm giáo dục khác Nó là trung tâm học tập tựchủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời pháthuy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của người dân trong cộng đồng dân cư đểxây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùnglàm Do đó, quản lý ở các TTHTCĐ có nhiều điểm khác và có phần phức tạphơn so với việc quản lý ở các cơ sở giáo dục đã ổn định trước đây

Trước hết quản lý TTHTCĐ cũng nhằm đạt được mục tiêu phát triểnnhân cách người học và làm cho Trung tâm phát triển ngày càng vững chắc.Tuy nhiên, nếu như quản lý ở các nhà trường truyền thống có thể căn cứ vàocác đặc điểm lứa tuổi, các chương trình giáo dục và giảng dạy cụ thể theo từngnăm học để xác định và đánh giá việc thực hiện mục tiêu thì quản lý ởTTHTCĐ chỉ có thể dựa trên việc thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của

Trang 36

người dân trong cộng đồng và những bước phát triển ngày càng bền vững củacộng đồng để làm tiêu chuẩn phấn đấu và định giá thành công.

Về chu trình quản lý, các tác động quản lý đối với TTHTCĐ vẫn dựatrên việc thực hiện các chức năng quản lý đối với một cơ sở giáo dục như chứcnăng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức chỉ đạo điều hành, chức năngkiểm tra, đánh giá và phải coi trọng công tác thông tin quản lý Tuy nhiên,phải có cách quản lý phù hợp với những điều kiện của TTHTCĐ như: Đốitượng người day – ngưòi học rất đa dạng và không cố định; Việc tổ chức cáchoạt động giáo dục không theo một nội dung và chương trình có sẵn mà phải

là công cuộc vận động, tìm hiểu nhu cầu của người dân; Cơ sở vật chất củatrung tâm không phải là được trang bị riêng biệt mà là sự tổng hợp của các banngành, chính quyền địa phương…

Trong điều kiện hệ thống TTHTCĐ ở nước ta mới được hình thành vàđang trong giai đoạn vừa phát triển, vừa hoàn thiện mô hình tổ chức như hiệnnay, các cấp quản lý và các cán bộ quản lý, chỉ đạo, trước hết là đội ngũ cán

bộ quản lý ở các TTHTCĐ phải luôn chủ động, tự giác và không ngừng sángtạo mới có thể đảm nhiệm tốt trách nhiệm trước cộng đồng và làm choTTHTCĐ phát triển bền vững, hoạt động có hiệu quả

1.3.2 Người cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng

1.3.2.1 Khái niệm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “cán bộ” thường dùng với hai trường hợp: + Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quannhà nước (Chẳng hạn: cán bộ nhà nước; cán bộ khoa học; cán bộ chính trị); + Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổchức, phân biệt với người thường không có chức vụ (Chẳng hạn, như: đoànkết giữa cán bộ và chiến sĩ; làm cán bộ đoàn thanh niên …)[37.Tr.121]

Theo ý nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng: cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trướchết là người làm công tác tại cơ sở giáo dục và có vị trí, chức trách nhất địnhtrong cơ sở giáo dục đó

Trang 37

Để làm rõ về vị trí, chức vụ đó, cần phân biệt hai khái niệm “quản lý”

và “lãnh đạo” Khi nói về mối quan hệ giữa hai khái niệm “quản lý” và “lãnhđạo”, M.I.Kônđakôp cho rằng: “Lãnh đạo là một khái niệm chung hơn so vớiquản lý Trong giới hạn của khái niệm đó, người ta xây dựng các phươnghướng có tính nguyên tắc cho các lĩnh vực quản lý khác nhau”[23 – Tr.37]

Như vậy, về lý luận, khái niệm “quản lý” và khái niệm “lãnh đạo” là haikhái niệm có sự phân biệt Về cơ bản thì khái niệm lãnh đạo (Leadership) làkhái niệm rộng hơn quản lý (Management) Lãnh đạo xuất hiện khi người tamuốn gây ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân hay một nhóm người Quản

lý được coi là một loại lao động đặc biệt, trong đó việc đạt các mục tiêu tổchức là đặc biệt quan trọng

Có thể nhận thấy “lãnh đạo” và “quản lý” có sự phân biệt về đối tượng

và chức năng :

+ Về đối tượng: Lãnh đạo là hoạt động điều khiển và hướng dẫn người bịlãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu nhất định Quản lý là hoạt động tiến hànhđiều chỉnh và xử lý về nhân lực, vật lực và tài lực nhằm thực hiện mục tiêu đãđịnh Lãnh đạo là chỉ ra “phải làm cái gì?” Quản lý là “thực hiện công việc đónhư thế nào?”

+ Về chức năng: Lãnh đạo quan tâm đến việc đạt được hiệu quả của cả tổchức Quản lý thiên về việc theo đuổi hiệu quả một loại công việc nào đó

Với vị trí đứng đầu cơ sở giáo dục, thực hiện chức trách tổ chức điềuhành các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác của cơ sở do pháp luật quyđịnh, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường học, giám đốc và phó giámđốc các TTGDTX, TTHTCĐ là những cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

1.3.2.2 Người cán bộ quản lý TTHTCĐ

i Về tư cách hoạt động

Do tính chất đặc biệt của TTHTCĐ, người cán bộ quản lý TTHTCĐ tuycũng là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhưng lại có tư cách đặc biệt so với cáccán bộ quản lý cơ sở giáo dục khác Tuy là “cơ sở giáo dục thường xuyên

Trang 38

trong hệ thống giáo dục quốc dân” nhưng TTHTCĐ được xác định “là trungtâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước;đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trongcộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhànước và nhân dân cùng làm” [9-Tr.1] Như vậy TTHTCĐ không hoàn toàn làmột cơ sở giáo dục của nhà nước như các trường học công lập khác, đồng thời

nó cũng không hoàn toàn là cơ sở giáo dục ngoài công lập Do đó, khi thựchiện chức trách tại TTHTCĐ, các cán bộ quản lý TTHTCĐ không hoàn toànmang tư cách “người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quannhà nước” mà chỉ đóng vai trò “người làm công tác có chức vụ trong một cơquan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ” (theo cáchđịnh nghĩa về cán bộ của “Từ điển tiếng Việt” đã nêu trên)

Mặt khác, theo mô hình tổ chức TTHTCĐ hiện nay, “cán bộ quản lýtrung tâm học tập cộng đồng được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm gồm một cán

bộ quản lý cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội Khuyến học

và một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bànkiêm phó giám đốc Các cán bộ này được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợcủa Nhà nước” [9-Tr.4] Như vậy, cán bộ quản lý TTHTCĐ rất đa dạng vềthành phần xã hội Họ có thể là công chức xã (trường hợp cán bộ cấp uỷ hoặcchính quyền xã được quyết định kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc TTHTCĐ vàcán bộ xã đồng thời là cán bộ Hội Khuyến học được quyết định kiêm nhiệmchức vụ Phó giám đốc TTHTCĐ), có thể là viên chức giáo dục (trường hợpcán bộ lãnh đạo trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn được quyếtđịnh kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc TTHTCĐ) nhưng cũng có thể làngười dân bình thường (trường hợp là người lao động hoặc quân nhân, cán bộ

đã nghỉ hưu tại cộng đồng, đang tham gia làm cán bộ Hội Khuyến học và đượcquyết định đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc TTHTCĐ)

ii Tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý TTHTCĐ

Trang 39

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục nhưng nó chủ yếu và trước hết là “nơi học tậpcủa cộng đồng” (như tên gọi: là “trung tâm học tập” chứ không phái là “trungtâm giáo dục”) TTHTCĐ “có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước” nhưng trướchết nó “là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã” Nguồn hỗ trợ củaNhà nước (về tài chính, thông tin, cơ sở pháp lý ) chủ yếu là tạo đà ban đầu

và hành lang pháp lý cho sự hoạt động được thuận lợi Sự quản lý của Nhànước cũng nhằm giúp cho sự tự chủ được vững vàng hơn

Với đặc thù đó, tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý TTHTCĐ cũng cónhững điểm không giống với tiêu chuẩn cán bộ quản lý các cơ sở giáo dụckhác – dù là cơ sở cùng cấp (cấp xã) hoặc gần gũi về loại hình (TTGDTX).Theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại

xã, phường, thị trấn”, cán bộ quản lý của THTCĐ là những người “quản lý,điều hành mọi hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và

cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm” phải có tiêu chuẩn

“là người có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý” [9-Tr.5]

Cũng theo quy định tại Quy chế này, “Giám đốc trung tâm học tập cộngđồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đề nghịcủa Ủy ban nhân dân cấp xã” và “Phó giám đốc trung tâm học tập cộng đồng

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của giám đốctrung tâm học tập cộng đồng”

Từ những quy định đó (cùng vớí quy định về cơ cấu cán bộ đã nêu ở phầntrên: “một cán bộ quản lý cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ củaHội Khuyến học và một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc trung học

cơ sở trên địa bàn kiêm phó giám đốc”) cho thấy: người cán bộ quản lýTTHTCĐ (trừ một phó giám đốc là cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặctrung học cơ sở) không có sự ràng buộc tiêu chuẩn về trình độ đào tạo nóichung và trình độ sư phạm nói riêng, cũng không có giới hạn về nhiệm kỳcông tác với tư cách cán bộ quản lý (giám đốc hoặc phó giám đốc) TTHTCĐ

Trang 40

1.3.2.3 Lao động của người cán bộ quản lý TT HTCĐ

Mặc dù hoạt động quản lý tại TTHTCĐ chỉ là “kiêm nhiệm” nhưng, đểthực hiện “những nhiệm vụ và quyền hạn” theo quy định của “Quy chế tổchức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”,người cán bộ quản lý TTHTCĐ vẫn phải đảm bảo các yêu cầu lao động quản

lý cần có đối với một cơ sở giáo dục Cụ thể là:

+ Thực hiện quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động” của trungtâm theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả cao nhất

Các nội dung chủ yếu là: Tổ chức các hoạt động; Quản lý đội ngũ giáoviên, giảng viên, hướng dẫn viên và học viên của trung tâm; Liên kết, phâncông trách nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục trong cộng đồng

Các thao tác quản lý gồm: Huy động cộng đồng vào việc tổ chức thựchiện các chương trình học tập; Khuyến khích học viên tham gia các chươngtrình học tập được tổ chức tại trung tâm; Giám sát việc thực hiện chương trìnhtheo đúng tiến độ; Tổ chức các hoạt động nhằm thắt chặt mối quan hệ giữacộng đồng với trung tâm

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý về cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm.Đây là một nội dung đồng thời cũng là biện pháp của công tác quản lý giáodục trong TTHTCĐ nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho mọi hoạt động củatrung tâm

Các nội dung quản lý cơ sở vật chất chủ yếu là: Kiểm tra và lập hệ thốngvật chất hiện có; Bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng; Cập nhật số liệu mới về cơ sởvật chất của các TTHTCĐ (Phòng học, hội trường, bàn, ghế, bảng, sách báo,tài liệu trong thư viện, các đồ dùng như tăng âm, loa đài, các phương tiện nghenhìn, sân chơi bãi tập ) nhằm đạt mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giảngdạy, học tập và giáo dục học viên, phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của cơ

sở để phục vụ các hoạt động của trung tâm

Các thao tác quản lý gồm: Cập nhật hệ thống thông tin và bổ sung sáchbáo cho thư viện; Bảo quản, bảo trì tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng dạy - học,

Ngày đăng: 05/04/2013, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. V.G.Afanaxep.(1979) Con người trong quản lý xã hội. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong quản lý xã hội
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng khoá XVII.(2005) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010 . Yên Hưng, tháng 10/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XI (2005) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010 . Hạ Long, tháng 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010
5. Đặng Quốc Bảo.(1997) Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ QLGDTW1. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
6. Đặng Quốc Bảo.(2009) Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người
7. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Khắc Hưng.(2004)Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội
8. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam . Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo.(2008)“Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”. Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”
10.Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam.(2005) Tài liệu Hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ
11.Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam.(2008) Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005- 2010. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010
12.Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.(2008) Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007. Nxb. Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007
Nhà XB: Nxb. Thống kê
13.Vũ Cao Đàm. Giáo trình phưoơg phaápluận nghiên cứu khoa học. Nxb. Giáo dục. hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phưoơg phaápluận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb. Giáo dục. hà Nội
14.Đảng Cộng sản Việt Nam.(1960) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
Nhà XB: Nxb. Sự thật
15.Đảng Cộng sản Việt Nam.(1996)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
16.Đảng Cộng sản Việt Nam.(2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam.(2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
18.Đảng Cộng sản Việt Nam. (1993)Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VII. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
19.Đảng Cộng sản Việt Nam.(1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
20.Phạm Minh Hạc.(1986) Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb. Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Nhà XB: Nxb. Giáo dục. Hà Nội
21. Hội Khuyến học Việt Nam.(2003) Hỏi - đáp về Trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - đáp về Trung tâm học tập cộng đồng

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúng  được thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Hình th ức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúng được thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản (Trang 8)
tiết về diện tớch, dõn số, lao động qua 5 năm gần đõy xin xem Bảng2. 1) - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
ti ết về diện tớch, dõn số, lao động qua 5 năm gần đõy xin xem Bảng2. 1) (Trang 45)
Bảng 2.2: DIỄN BIẾN CÁC CHỈ TIấU KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GẦN ĐÂY(2004-2008) - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.2 DIỄN BIẾN CÁC CHỈ TIấU KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GẦN ĐÂY(2004-2008) (Trang 47)
c. GDP (tớnh giỏ - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
c. GDP (tớnh giỏ (Trang 47)
Bảng 2.3: SỐ LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIấN CÁC CẤP 5 NĂM GẦN ĐÂY(2004-2008) Cỏc - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.3 SỐ LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIấN CÁC CẤP 5 NĂM GẦN ĐÂY(2004-2008) Cỏc (Trang 48)
Bảng 2.3:  SỐ LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN CÁC CẤP 5 NĂM GẦN ĐÂY (2004-2008) - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.3 SỐ LỚP, HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN CÁC CẤP 5 NĂM GẦN ĐÂY (2004-2008) (Trang 48)
cho thấy điều đú. (xin xem số liệu trước và sau năm 2006 ở Bảng 2.4). - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
cho thấy điều đú. (xin xem số liệu trước và sau năm 2006 ở Bảng 2.4) (Trang 51)
Bảng 2.8: ĐỘNG CƠ THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN Lí CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ. - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.8 ĐỘNG CƠ THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN Lí CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ (Trang 64)
Bảng 2.8:    ĐỘNG CƠ THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ. - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.8 ĐỘNG CƠ THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ (Trang 64)
Bảng 2.9: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÙ HỢP CễNG VIỆC CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.9 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÙ HỢP CễNG VIỆC CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ (Trang 66)
Bảng 2.10: ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN Lí CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ Ở YấN HƯNG - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.10 ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN Lí CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ Ở YấN HƯNG (Trang 67)
9. Năng lực đỳc rỳt KN thực GV 87 68 35 242 89 93 08 271 - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
9. Năng lực đỳc rỳt KN thực GV 87 68 35 242 89 93 08 271 (Trang 67)
Bảng 2.11: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUẢN Lí CỦA CẤP HUYỆN VỚI CBQLTTHTCĐ - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.11 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUẢN Lí CỦA CẤP HUYỆN VỚI CBQLTTHTCĐ (Trang 70)
Bảng 2.11: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CẤP HUYỆN VỚI CBQL TTHTCĐ - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.11 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CẤP HUYỆN VỚI CBQL TTHTCĐ (Trang 70)
Bảng 3.1: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP (Trang 92)
Bảng 3.2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.CỦA CÁC BIỆN PHÁP - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.2 KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.CỦA CÁC BIỆN PHÁP (Trang 94)
Bảng 3.2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.CỦA CÁC BIỆN PHÁP - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.2 KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.CỦA CÁC BIỆN PHÁP (Trang 94)
Bảng 3.3: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ MỨC CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.3 TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ MỨC CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w