Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An giang hiện nay

24 513 0
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An giang hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy, y tế và chính sách y tế có vai trò không thể thiếu được đối với cuộc sống của mỗi người. Vì thế, đầu tư cho y tế thực chất là đầu tư cho con người. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng được tăng lên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên đó đòi hỏi phải phát triển nhanh các dịch vụ y tế và nhu cầu xã hội hóa y tế trở thành yêu cầu cấp bách của nhà nước và toàn dân. Xuất phát từ quan điểm trên, Đảng và nhà nước đã có những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế trong chương trình nghị sự cải cách hành chính công, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách, tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. Ngày 25 tháng 04 năm 2006 Chính phủ đã ban hành NĐ43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Song, để quản lý và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi đơn vị sự nghiệp y tế cần có năng lực quản lý tốt để vừa đảm bảo các mục tiêu tài chính và đảm bảo chất lượng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Quản lý tài chính bệnh viện trở thành điều quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện và nó quyết định sự phát triển của Bệnh viện. Nhận thức được vấn đề trên, qua quá trình học tập chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, là một Cán bộ tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An giang hiện nay ” làm Tiểu luận cuối khóa. Tôi hy vọng với những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu vào thực tiễn lĩnh vực đang công tác, những phương hướng, giải pháp đề ra có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đảm bảo kinh phí hoạt động cho bệnh viện. 2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN 1.1. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện ở nước ta Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế , cơ chế quản lý của cơ quan, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu đã bộc lộ những hạn chế lớn cần khắc phục. Chính vì vậy Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 2001-2010 với bốn nội dung lớn đó là: Cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công, trong đó cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu là một bước đột phá. Thực hiện cải cách tài chính công trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và cùng với việc huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, Chính phủ đã tiến hành triển khai chế độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thống bệnh viện công. Một hệ thống các văn bản quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu được ban hành đánh dấu một bước đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đó là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ, theo Nghị định này thì các đơn vị y tế công lập được quản lý thống nhất nguồn thu, chủ động trong thu hút vốn bằng khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với phần ngân sách nhà nước. Trong quá trình thực hiện, Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã xuất hiện một số bất cập do các đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về biên chế, lao động và tổ chức bộ máy. Do đó ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” để mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP. Cơ chế quản lý tài chính mới cho phép đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, lao động và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị. * Một số thay đổi trong cơ chế tài chính mới, cụ thể là: - Các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dich vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. 3 - Các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc để phản ánh các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Các khoản kinh phí Ngân sách Nhà nước vẫn được phản ánh qua tài khoản tại kho bạc. - Các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Với tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ được phép trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước thay cho việc phải nộp Nhà nước như hiện nay đơn vị được phép sử dụng tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị cho đơn vị. - Các đơn vị còn được chủ động trong việc sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đơn vị được phép thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của mình. Đồng thời, đơn vị hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách theo luật định. 1.2. Mục tiêu, nội dung công tác quản lý tài chính bệnh viện 1.2.1. Mục tiêu Quản lý tài chính bệnh viện là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại, sự tụt hậu hay phát triển của bệnh viện. Vì vậy, hiệu quả thực hiện công tác quản lý tài chính bệnh viện là tiêu chuẩn cho sự thành công của hoạt động quản lý bệnh viện. Mục tiêu của công tác quản lý tài chính trong Bệnh Viện là: + Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là Ngân sách Nhà nước cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ… theo đúng quy định của Nhà nước. + Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. + Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo. + Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám chữa bệnh. 1.2.2.Nội dung a) Lập dự toán thu chi: Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt 4 hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho bệnh viện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên; lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành. Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành. b) Thực hiện dự toán: Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính bệnh viện. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. * Căn cứ thực hiện dự toán: + Dự toán thu chi của bệnh viện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của bệnh viện. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. + Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện. Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. * Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán: + Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. + Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý. Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán mà cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự ưu tiên việc gì trước, việc gì sau. + Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5 + Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn. + Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức theo do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc. c) Quyết toán: Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau. * Các nguồn tài chính bệnh viện: - Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm: + Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp). + Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. + Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. + Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà Nước quy định với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giảm. + Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ họat động sự nghiệp theo dự án và kế họach hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị: + Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc Ngân Sách Nhà Nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà Nước. Đối với Bệnh viện, nguồn này bao gồm:  Viện phí sự nghiệp: là nguồn thu rất cơ bản và lâu dài. Hiện tại Bệnh Viện đang thực hiện việc thu một phần viện phí theo Nghị Định 95/CP ngày 27/08/1994 của Chính Phủ và thông tư liên bộ số 14/TTLB của Bộ Y tế - Tài Chính - LĐTBXH và Ban Vật Giá Chính Phủ. Một phần viện phí là phần chi phí cho việc khám bệnh, chữa bệnh được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày điều trị đối với người bệnh nội trú. Một phần viện phí mới chỉ tính 6 đối với tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim XQ, vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ người bệnh.  Viện phí bảo hiểm y tế: là nguồn thu Bệnh Viện được cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện theo hợp đồng giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bệnh viện, nguồn thu này được sử dụng như viện phí sự nghiệp. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, tổng số viện phí thu được sẽ hoà chung vào kinh phí hoạt động của đơn vị. + Thu từ hoạt động dịch vụ như: dịch vụ giường bệnh, phẩu thuật dịch vụ, hợp đồng kinh doanh dịch vụ căn tin, bãi giữ xe, các quầy bách hóa - Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. Đối với bệnh viện nguồn này chủ yếu là do các cá nhân, tổ chức nước ngoài tài tặng bằng hiện vật như máy móc thiết bị y tế. - Nguồn khác: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hiện tại bệnh viện chưa có các nguồn này. * Nội dung chi của đơn vị: - Chi thường xuyên gồm: chi cho con người lao động, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm và sửa chữa TSCĐ, chi cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ. - Chi không thường xuyên gồm: Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định; Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định; Các khoản chi khác theo quy định. * Những điểm mới trong quy định về khai thác và sử dụng các nguồn tài chính là: - Về định mức chi quản lý hành chính: (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại…) và chi nghiệp vụ thường xuyên, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vị quyết định căn cứ vào nội dung và hiệu quả công việc. Định mức này có thể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. - Trong việc chi trả lương cho người lao động. Nhà nước khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công của hoạt động đơn vị. Trong phạm vi quỹ lương này, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và công khai trong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm 7 tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được hưởng cao hơn. Tiền lương cho mỗi cá nhân ngoài tiền lương cấp bậc, chức vụ như hiện nay còn được hưởng khoản thu nhập tăng thêm nhưng không quá 3 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ. Về trích lập quỹ: hàng năm ngoài việc trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như hiện nay đơn vị phải trích lập thêm quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn, thủ trưởng đơn vị quyết định việc trích lập các quỹ theo trình tự sau: - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. - Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng định kỳ hay đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và có thành tích đóng góp. - Quỹ phúc lợi: dùng cho các nội dung phúc lợi. - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị,… 8 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 2.1. Đặc điểm tình hình, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang là Bệnh Viện trung tâm của Tỉnh, trực thuộc sở Y tế An Giang quản lý, chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện là tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhân dân đang nằm điều trị nội trú cũng như điều trị ngọai trú, Tổ chức khám sức khỏe, chứng nhận sức khỏe, giám định sức khỏe cho nhân dân theo qui định của Nhà Nước, Nghiên cứu khoa học về Y học, Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỷ thuật nhằm nâng cao tay nghề và chăm sóc sức khỏe ban đầu, Dự phòng bệnh , hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao các nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà Nước cấp, Bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà Nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế. Bệnh viện có 06 phòng chức năng, 06 khoa cận lâm sàng, 20 khoa lâm sàng. Tổng số cán bộ công chức, viên chức năm 2011 là 1.262 biên chế / 1.400 biên chế được giao; năm 2012 là 1.266 biên chế / 1.400 biên chế cho 1.000 giường bệnh Với đội ngũ cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết bị thích hợp, bệnh viện đủ khả năng hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện thị hoặc các bệnh viện hạng III. Ngoài thực hiện nhiệm vụ được UBND Tỉnh giao, bệnh viện còn tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh với 317 giường của 11 khoa, Năm 2011 bệnh viện đã thực hiện khám chữa bệnh cho 433.227 lượt người; năm 2012 là 526.403 lượt người, phục vụ khá tốt yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP và Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND Tỉnh về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 3 năm từ 2010 đến năm 2012, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Theo Nghị định này, Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Bệnh viện trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và 9 nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động ở Bệnh viện. Bệnh viện thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp bệnh viện, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Mặc dù cho phép Bệnh viện thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động Bệnh viện ngày càng phát triển bảo đảm cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp và cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước. Để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trước hết Bệnh viện phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, các hoạt động dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị. Song song với việc thực hiện quyền tự chủ, Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bệnh viện phải thực hiện công khai, dân chủ bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang từ năm 2010 năm 2012 2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân a. Những kết quả đạt được: Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang là một Bệnh viện công tuyến Tỉnh. Theo phân cấp chuyên môn thì đây là Bệnh Viện cấp II, tuyến trên là các Bệnh viện công ở Thành phố Hồ Chí Minh , tuyến dưới là các Bệnh viện công cấp Huyện, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh An Giang . Bệnh viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y Tế An Giang, vì vậy bộ phận tài chính của Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp II của Ngân sách tỉnh. Hàng năm được Sở Y tế ký quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho Bệnh viện vào thời điểm đầu tháng 01 năm ngân sách. Dự toán thu, chi ngân sách được giao dựa trên số lượng giường bệnh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện là chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu viện phí và các nguồn khác Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp năm 2010 là 46 tỷ đồng/900 giường, năm 2011 là 60 tỷ đồng/1.000 giường, năm 2012 là 60 tỷ đồng/1.000 giường; tuy số giường kế hoạch có tăng, nhưng thực tế số lượng người bệnh thường xuyên quá tải, lúc vào nhập viện người bệnh phải nằm thêm ghế bố,và 10 nằm ngoài hành lang do cơ sở vật chất chật hẹp không đủ đáp ứng cho người bệnh. Đây là một vấn đề mà Bệnh viện luôn trăn trở và đáng quan tâm nhất. Mặc dù kinh phí ngân sách cấp cho Bệnh viện mỗi năm tuy có tăng nhưng nếu tính theo số cần phải chi sử dụng cho tổng số giường bệnh thực tế thì ngân sách cấp hàng năm chỉ được 30% số thực chi, 70% còn lại Bệnh viện phải bổ sung từ nguồn Viện phí. Là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, Bệnh viện còn được giao nhiệm vụ thu viện phí bổ sung nguồn thu ngân sách để hoạt động. Năm 2010 thu 68 tỷ đồng; năm 2011 thu 78 tỷ đồng; năm 2012 thu 100 tỷ đồng Nguồn Viện phí là nguồn Bệnh viện thu viện phí trực tiếp từ người bệnh và từ nguồn chi của cơ quan BHYT trả viện phí cho người bệnh có thẻ BHYT gọi là nguồn viện phí BHYT. Giá thu viện phí Bệnh viện phải tuân thủ theo Nghị định 95 /CP ngày 27 tháng 8 năm 1994, Nghị định 33 /CP ngày 23 tháng 5 năm 1995 của Thủ Tướng CP về việc thu một phần viện phí, Quyết định 147/QĐ-UB ngày 30 tháng 01 năm 2001 của UBND Tỉnh An Giang về việc ban hành mức thu viện phí và Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2006 của UBND Tỉnh An Giang về việc ban hành mức thu viện phí. Bệnh viện không được tuỳ tiện đặt ra mức thu viện phí, khi có yêu cầu Bệnh viện phải lập tờ trình và được Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ký quyết định phê duyệt giá thu thì mới được xem là hợp pháp. Trong những năm qua nguồn thu Viện phí bảo hiểm y tế có tăng là do cơ quan Bảo hiểm y tế triển khai chính sách Bảo hiểm y tế toàn dân nên số lượng bệnh nhân có bảo hiểm y tế tăng lên. Bên cạnh đó, mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh của cơ quan Bảo hiểm y tế bị khống chế theo các văn bản của cơ quan Bảo hiểm y tế cho phép thanh toán đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm, vì vậy nếu trường hợp Bệnh viện đã cung cấp cho người bệnh thuốc, các dịch vụ y tế cơ bản trong quá trình điều trị nhưng ngoài danh mục được phép thanh toán thì cũng bị BHYT xuất toán. Do vậy Bệnh viện cũng thường xuyên phải gánh vác chi phí nầy trung bình mỗi năm gần cả tỉ đồng làm ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính của Bệnh viện. Theo qui định của Chính phủ, khoản thu viện phí là nguồn thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng cho cơ sở khám chữa bệnh thu khoản viện phí đó để bổ sung kinh phí mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, phim X quang, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ người bệnh kịp thời. Đồng thời trích lập các quỹ theo quy định. Ngoài các nguồn thu trên Bệnh viện tận dụng cho thuê các cơ sở kinh doanh phục vụ người bệnh như bãi giữ xe, quầy bách hoá, căn tin, và triển khai thêm các phòng bệnh có trang bị máy điều hoà làm giường bệnh dịch vụ, khám và điều trị theo yêu cầu, đăng ký khám qua đường dây điện thoại Nguồn thu này không lớn nhưng góp phần bổ sung vào kinh phí hoạt động của Bệnh viện. [...]... lây nhiễm bệnh lại cao 14 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG ĐẾN NĂM 2015 3.1 Phương hướng Với mô hình Bệnh viện đa khoa chủ chốt của tỉnh, Bệnh viện đã không ngừng cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và quản lý bệnh viện cũng như công tác quản lý tài chính Hoạt... là tài sản rất lớn của Bệnh viện, bảo đảm và cung ứng kỹ thuật y tế cho tất cả các khoa thực thi nhiệm vụ khám chữa bệnh có chất lượng và hiệu quả c) Quản lý kinh tế y tế tốt Quản lý tài chính bệnh viện là khâu quan trọng trong phát triển kinh tế y tế Để công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả, Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý. .. Quán triệt quan điểm thu: Thu viện phí để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà vẫn giữ được công bằng y tế - Công tác quản lý tài chính bệnh viện đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý Bệnh viện nói chung, quản lý tài chính Bệnh viện An Giang nói riêng: phải vừa đảm bảo công bằng y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do Nhà... Thầy Cô, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn./ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bệnh viện Đa khoa trung tân An Giang - Báo cáo tổng kết bệnh viện từ năm 2006 đến 2010 2 Bệnh viện Đa khoa trung tân An Giang - Báo cáo quyết toán tài chính từ năm 2006 đến 2010 3 Bộ chính trị - Nghị quyết số 46-NQ/TW: Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới 4 Bộ tài chính - Thông tư 71/2006/TT-BTC... tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ công tác Tài chính kế toán Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau: - Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính kinh tế... hủy bỏ - Kiểm ta thực hiện tốt các chế độ quyết toán BHYT không để xuất toán xảy ra 3.2 Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đến năm 2015 3.2.1 Nhóm giải pháp chung a) Tăng ngân sách nhà nuớc dành cho y tế và tăng nguồn thu viện phí Mặc dù kinh phí thường xuyên là do ngân sách nhà nước cấp hàng năm tăng chậm và chiếm khoảng 30%... trọng tâm của sự phát triển kinh tế- xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quan điểm Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang đã có nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân mà Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã giao phó Điều đó khẳng định được uy tín và hiệu quả của Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An. .. diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn Tổ chức, vận hành bộ máy kế toán tài chính của Bệnh viện nhằm phục vụ cho công tác quản lý nguồn thu, tránh thất thoát; công tác quản lý chi tiêu sao cho có hiệu quả với nguồn kinh phí thấp nhất, mục tiêu phục vụ cho người bệnh được an tâm điều trị với chất lượng tốt nhất Mặt khác để đảm bảo được nguồn tài chính ổn... Nam - Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang lần thứ VIII, IX 9 Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình trung cấp lí luận chính trị -hành chính - Khoa học hành chính, tập 1 10.Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình trung cấp lí luận chính trị -hành chính – Một số quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế, văn hóa, đối... chụp X quang kỹ thuật số, máy CT-scaner; xây dựng được khu điều trị bệnh nội trú và khu khám bệnh ngoại trú từ Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn ODA phần nào giảm được gánh nặng về tài chính cho Bệnh viện đã đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân - Ứng dụng tin học vào trong quản lý, Bệnh viện đã xây dựng phần mềm vào quản lý viện phí cả nội và ngoại trú Tránh tình trạng thu . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 2.1. Đặc điểm tình hình, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. được công bằng y tế. - Công tác quản lý tài chính bệnh viện đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý Bệnh viện nói chung, quản lý tài chính Bệnh viện An Giang nói riêng: phải vừa đảm bảo công. Giang Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang là Bệnh Viện trung tâm của Tỉnh, trực thuộc sở Y tế An Giang quản lý, chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện là tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh,

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan