1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã phú xuyên huyện đại từ tỉnh thái nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020

61 749 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành; Đảng bộ xã Phú Xuyên đã tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tr

Trang 1

MỤC LỤC

I D BÁO TI M N NG Ự Ề Ă 24

1.3 D báo qu ự ỹ đấ àt d nh cho xây d ng NTMự 25

II NH HĐỊ ƯỚNG PHÁT TRI N KINH T - XÃ H I Ể Ế Ộ 26

2 Ki n nghế ị 56

Trang 2

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1 Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/05/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011

- 2015, định hướng đến 2020, trong đó có kế hoạch triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã

Phú Xuyên là một xã Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 10 km Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.320,06 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.133,26 ha chiếm 91,94%, đất phi nông nghiệp 184,96 ha chiếm 7,98%, đất chưa sử dụng 1,84 ha chiếm 0,08 % Năm 2011 xã có 1.858 hộ, dân số 6.888 khẩu, đang sinh sống trong 18 xóm

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành; Đảng bộ xã Phú Xuyên đã tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã phát huy nội lực phấn đấu hoàn thành

cơ bản các mục tiêu kinh tế xã hội, trong nhiệm kỳ 2006 - 2011, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 13,0%; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có những bước phát triển Các lĩnh vực văn hoá- xã hội; chất lượng giáo dục; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; quốc phòng an ninh, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao

Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tình thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; công tác quy hoạch chưa được quan tâm

Để từng bước xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nhanh nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng

Trang 3

cố thì công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới có vai trò vô cùng quan trọng nhằm xác định cho xã Phú Xuyên lộ trình và các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, để thực hiện thắng lợi của mục tiêu kinh tế -

xã hội, an ninh quốc phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Xuyên đã đặt

ra, phấn đấu đến hết năm 2020 xã Phú Xuyên trở thành xã nông thôn mới, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đó là phải tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng xã Phú Xuyên có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và

các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ

du lịch theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị trật tự

xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố vững mạnh

- Khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của xã Phú Xuyên huy động mọi nguồn lực tập trung cho công cuộc xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến hết 2020 xã Phú Xuyên cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng nông thôn và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến 2020 thu nhập bình quân đầu người của xã tăng 2,5 lần so với hiện nay

tồn bản sắc văn hoá tôt đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

3 Phạm vi lập quy hoạch

- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn 2020; trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp gianh

Trang 4

- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Phú Xuyên với tổng diện tích tự nhiên là 2.320,06 ha Địa giới hành chính xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Phú Thịnh và xã Bản Ngoại;

+ Phía Tây giáp xã Yên Lãng và Tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Nam giáp xã La Bằng;

+ Phía Bắc xã giáp Na Mao và xã Yên Lãng

4 Căn cứ lập quy hoạch

- Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp PTNT về Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009, của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13/4/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài KHĐT - Bộ Tài Chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Thông tư số 31/2009 TT-BXD ngày 9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn Thông tư số 32/2009 TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT - BXD – BNNPTNT - BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM do của Bộ xây

Trang 5

dựng, Bộ nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành ngày 28/10/2011.

- Quyết định số 112/QĐ-SXD ngày 04/8/2011 của Sở xây dựng Thái Nguyên

V /v: Ban hành hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 1114/QĐ-SGTVT ngày 02/8/2011 của Sở Giao Thông vận tải Thái Nguyên V/v: Ban hành hướng dẫn quy hoạch, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã, đường liên xã, đường liên thôn, liên xóm;

- Quyết định số 253/QĐ- STNMT ngày 09/8/2011 của Sở tài nguyên môi trường Thái Nguyên V/v: Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã;

- Quyết định số 2412/SNN-KHTC ngày 09/8/2011 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên V/v: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 1282/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v Phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020;

- Quyết định số: 4830/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 của UBND huyện Đại Từ V/v phê duyệt nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch chung xây dựng NTM xã Phú Xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020;

- Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Đại Từ khoá XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, giai đoạn 2010 - 2020;

- Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030;

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện Đại Từ đến năm 2020;

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2020;

- Các chương trình, Đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Từ đến 2015;

- Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015;

- Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phú Xuyên tỷ lệ 1/10.000;

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn các ngành có liên quan;

Trang 6

PHẦN II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý: Phú Xuyên là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Đại Từ cách

trung tâm huyện 10 Km; phía Đông giáp xã Phú Thịnh và xã Bản Ngoại; phía Tây giáp xã Yên Lãng và Tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp xã La Bằng; phía Bắc giáp xã Na Mao và xã Yên Lãng

1.2 Địa hình: Xã Phú Xuyên có địa hình tương đối đặc trưng: phía Tây Nam

là núi cao và phía Đông Bắc là cánh đồng bằng phẳng ven theo quốc lộ QL37 Địa hình thấp dần từ phía Tây xuống Đông Bắc với đồi núi thấp, đồng bằng xen kẽ sông, suối, hồ, đầm

1.3 Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng

ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế,

lượng mưa ít, thời tiết hanh khô

1.4 Thuỷ văn: Phú Xuyên có nhiều suối nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi như: suối Cạn, suối Cầu Khuôn Ngàn, suối Tân Lập, suối Cầu Trà, suối Cầu Hai Huyện và một số hồ, đầm Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân Các hồ, đầm và ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước

để phục vụ sản xuất còn được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt Nhìn chung nguồn nước suối và hồ, đầm trên địa bàn xã khá rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp, phát triển chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

2 Đánh giá hiện trạng kinh tế - Xã hội

2.1 Tình hình phát triển kinh tế

- Cơ cấu kinh tế xã Phú Xuyên năm 2011 là: Nông nghiệp chiếm 81%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%, thương mại dịch vụ chiếm 8% Thu nhập bình quân đầu người: 18,5 triệu đồng

- Diện tích lúa cả năm là 489,3 ha, sản lượng lương thực năm 2011 đạt 2.755,3 tấn, năng suất lúa đạt 56,31 tạ/ha Đàn lợn có 3.081con; đàn gia cầm có 51.049 con; đàn trâu 362 con; đàn bò 31 con

- Tổng diện tích chè năm 2011 là 194 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là

197 ha, năng suất chè đạt 103,2 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2.002 tấn

- Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2011 đạt 18,5 triệu đồng

Trang 7

2.2 Các vấn đề về dân số lao động

Số dân của xã đến cuối năm 2011 là 6.888 người, với 1.858 hộ Có 4.355 lao động

- Theo phương pháp tính toán cơ bản, dân số Phú Xuyên có xu hướng biến động như sau:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,46%

+ Tỷ lệ tăng dân số cơ học là: 0,0%

BIỂU 01: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỐ DÂN GIA TĂNG

GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 STT Năm Số hộ Số khẩu tăng tự nhiên Số người tăng cơ học Số người

- Đặc điểm phân bố dân cư : Dân cư xã Phú Xuyên phân bố thành 18 điểm

dân cư chính nằm tại 18 xóm:

BIỂU 02: TỔNG HỢP ĐIỂM DÂN CƯ CÁC XÓM NĂM 2011

Trang 8

- Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, Dân số trong độ

tuổi lao động khoảng: 4.355 người, chiếm khoảng 63,23% dân số toàn xã

BIỂU 03: CƠ CẤU LAO ĐỘNG NĂM 2011

(người)

Tỷ lệ (%)

2 Lao động công nghiệp – TTCN và thương mại dịch vụ 686 15,8

2.3 Các vấn đề về văn hoá xã hội.

- Là xã thuộc miền trung du với dân số năm 2011 là 6.888 người, với 1.858

hộ, có 4.355 lao động; trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm, dân tộc Kinh, Tµy, Nïng, Dao, Cao Lan, S¸n chØ, Hoa trong đó dân tộc Kinh chiếm 60% dân số của xã

- Có 3 trường học đạt chuẩn quốc gia

- Năm 2011 số gia đình đạt gia đình văn hoá là 1.300 hộ, chiếm 69,97%, số xóm đạt xóm văn hoá là 02 xóm/18 xóm, chiếm 11%

- Hộ nghèo của toàn xã đến hết năm 2011 là 603 hộ, chiếm 32,4%

3 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản và hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất

3.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, xác định cây lúa là trọng tâm, cây chè là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế, trong những năm qua sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của xã Phú Xuyên có những bước phát triển khá toàn diện; năm 2011 giá trị sản xuất trên 01 ha đất trồng trọt đạt trên 75 triệu đồng/ha, sản lượng lương thực đạt 2.755,3 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt 2.002 tấn

Trang 9

BIỂU 04: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 Cây

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

Đậu

tương 2,0 10,5 2,1 7,8 13,3 10,4 2,4 16,7 4,0 11,0 14,5 16,0 11,0 16,8 18,5 14,0 14,9 20,8Rau

các loại 15,0 105,1 157,6 47,2 92,5 436,7 35,0 146,3 512,0 54,2 108,0 585,3 82,0 125,6 1.030,1 86,5 128,2 1108,9

- Về sản xuất lương thực: Qua số liệu đánh giá tại biểu 04 cho thấy trong

những năm qua diện tích, năng suất lúa và sản lượng lúa khá ổn định; trong cả giai đoạn 2006 - 2011 diện tích trồng lúa tương đối ổn định, diện tích gieo trồng các giống lúa lai, năng suất và sản lượng lúa đều tăng qua các năm Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa lai là 72 ha đạt 103% kế hoạch cấp trên giao, năng suất lúa bình quân đạt 56,31 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 2.755,3 tạ Trong sản xuất lương thực, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng tăng

- Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, xác định

sản xuất chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế, trong những năm qua xã đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, diện tích trồng thay thế chè giống mới mỗi năm khoảng 15 ha Như vậy, đến năm 2020 có khoảng 63,8% diện tích trồng chè giống mới so với tổng diện tích chè; đầu tư phát triển các vùng chè sạch, chè an toàn Do chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, năng suất, sản lượng chè hàng năm tăng nhanh Đến năm 2011, diện tích chè kinh doanh đạt 194 ha, sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 2.002 tấn

- Lâm nghiệp: Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 1.355,50 ha;

diện tích rừng đặc dụng (thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo) là 945,50ha, diện tích rừng sản xuất 410 ha Hàng năm diện tích trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung

Trang 10

đạt khoảng 18 ha; công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp với kiểm lâm vườn quốc gia Tam Đảo, Hạt Kiểm lâm Đại Từ làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng; các

vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm

- Thuỷ sản: Tổng diện tích khoảng 18 ha, năng suất đạt 1,6 tấn/ha, tổng sản

lượng đạt 29 tấn chủ yếu là thuộc khu vực hồ Vai Bành, đầm Vẫy, đầm Múc, đầm Chẩn, đầm Bộ Đội, đầm Giao, đầm xóm 12, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa mang tính sản xuất hàng hóa

- Chăn nuôi: Theo thống kê đến cuối năm 2011: Đàn Trâu có 362 con, đàn

bò có 31 con, đàn lợn có 3.081con, đàn gia cầm có 51.049con

BIỂU 05: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

(con)

Đàn bò (con)

Đàn lợn (con)

Đàn gia cầm

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Qua biểu 5 cho thấy đàn gia súc, gia cầm của xã trong giai đoạn 2006 - 2011

có xu thế giảm, nhất là đàn trâu và đàn bò, nguyên nhân giảm chủ yếu được đánh giá là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi giá giống, thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm không ổn định lại luôn chịu sức ép cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tăng lên, nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như lợn hướng nạc

3.2 Hiện trạng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Hệ thống thuỷ lợi: Trên địa bàn xã có hồ Vai Bành, đập Xóm 5 và đập Xóm 8

đã được xây kiên cố và các công trình còn lại đều là các vai, đập tạm Tổng diện tích tưới khoảng 231 ha

BIỂU 06: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HỒ, ĐẬP CHỨA NƯỚC STT Tên công trình Địa điểm Kết cấu bờ Diện tích tưới (ha)

Hiện trang sử dụng

1 Đập cầu Khuôn Ngàn Xóm 1 Kiên cố 4,0 Xuống cấp

Trang 11

BIỂU 07: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG

Đã cứng hóa (km)

Chưa cứng hóa (km)

1

1

Đập Khuôn Ngàn Nhà ông Toàn 0,8 0,0 0,8

10

4

12 Ruộng ông Trần Văn Học Nhà ông Tạ Văn Hoạt 0,5 0,0 0,5

17 Đầm Cây Bông Ruộng ông Đương Văn Phụ 0,5 0,0 0,5 18

6

Giáp ruộng xóm 7 Suối xóm 6 0,2 0,0 0,2

Trang 12

25 Đồng Nong Mẫn QL 37 0,1 0,06 0,04

29 Đồi chố nhà ụng Nhuận Ruộng ụng Phỳ 0,5 0,0 0,5

31

8

Nhà văn húa Nhà ụng Tạ Văn Anh 0,6 0,0 0,6

33 Nhà ụng Đàm Văn Dũng Nhà ụng Vi Văn Chiến 0,2 0,0 0,2 34

Nhà ụng Lờ Văn Thành Đồng Cúc 0,7 0,7 0,0

43 Nhà ụng Trần Văn Thanh Cuối Đồng Dảu 0,4 0,0 0,4

45

12

Nhà ụng Thõn Đầm nhà ụng Hợi 0,5 0,0 0,5

50

14

Đồng Nong Nọc Đồng Nong Niếc 0,8 0,0 0,8

- Giao thông nội đồng: Hiện trạng cỏc tuyến giao thụng nội đồng 100% là

đường đất, chưa được quy hoạch và đều khụng đạt chuẩn nụng thụn mới; chỉ cú một số ớt khu đồng cú cỏc tuyến giao thụng liờn xó, liờn xúm chạy qua là tương đối thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất Do vậy việc đưa cơ giới hoỏ vào sản xuất nụng nghiệp của xó đang gặp nhiều khú khăn

BIỂU 08: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THễNG NỘI ĐỒNG

Trang 13

STT Xóm Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài

(Km)

Nền đường (m)

17 10 Đường đi hồ Phú Xuyên Đường Đồng Sậy 0,5 0,5 Đất

18 Đường đi hồ Phú Xuyên Đường Gò Ma Mốc 0,3 0,5 Đất

Đường lên xóm 11 Đồng Khuôn Ải 0,1 2,5 Đất

Trang 14

II HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC HẠ TẦNG CƠ SỞ

1 Nhà ở nông thôn

- Nhà ở nằm dọc 2 bên đường Quốc lộ, đường liên xã và các trục đường liên xóm đã dần được kiên cố hóa, tầng cao trung bình 1-2 tầng, hình thức kiến trúc đa dạng phong phú

- Nhà ở khu vực làng xóm: Cơ bản là xây dựng kiên cố, 1 tầng kết hợp vườn cây, ao cá, chuồng trại nên tương đối thoáng đãng Về diện tích xây dựng cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiêu trí xây dựng NTM Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn nhà tạm, nhà dột nát nên xã Phú Xuyên chưa đạt tiêu chí Nhà ở

2 Thực trạng kiến trúc các công trình công cộng

2.1 Khu trung tâm xã

Khu trung tâm xã nằm dọc theo 2 bên đường QL37 và được bố trí thành 2 cụm Trong đó:

2.3 Trường học

- Trường mầm non: Tổng diện tích đất 2.101m2; gồm 7 phòng học nhà 1 tầng

và 4 phòng chức năng, nhà làm việc Ban giám hiệu 1 tầng Năm học 2011-2012 có

218 học sinh, cán bộ, giáo viên là 32 người; diện tích bình quân 9,64m2/học sinh Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

- Trường tiểu học: Tổng diện tích đất: 4.125m2; gồm 8 phòng học nhà 2 tầng,

8 phòng học 1 tầng đang xuống cấp và 4 phòng chức năng, nhà làm việc Ban giám hiệu 1 tầng; năm học 2011 - 2012 có 412 học sinh, 29 giáo viên, diện tích bình quân 10,01m2/học sinh Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

- Trường trung học cơ sở: Tổng diện tích đất: 6.615m2; gồm 6 phòng học kiên cố, 4 phòng học bán kiên cố và 7 phòng chức năng kiên cố, 6 phòng chức năng bán kiên cố; năm học 2011 - 2012 có 306 học sinh, 23 giáo viên, diện tích bình quân 21,98m2/học sinh Trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1

Trang 15

2.4 Trạm y tế: Diện tích đất: 1.800m2 ; nằm ở trung tâm xã, thuộc khu vực xóm 4 Hiện trạng xây dựng: Nhà 2 tầng, 10 phòng được xây dựng năm 2012 chất lượng công trình tốt Tuy nhiên, Trạm cần được bổ sung hoàn thiện các thiết bị khám chữa bệnh để hướng tới đạt chuẩn.

2.5 Bưu điện: Nằm ở trung tâm xã, gần trường mầm non, diện tích 150m2 Hiện trạng xây dựng: nhà 1 tầng, 1 phòng chất lượng công trình tốt, đã có mạng Internet đến các xóm

2.6 Cơ sở vật chất văn hóa

- Hiện tại xã đã có nhà văn hóa xã diện tích 400 m2 nhưng vị trí không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa do không nằm hợp khối với trụ sở UBND xã, chợ và các công trình công cộng khác

- Xã đã có khu thể thao trung tâm với diện tích 5.014 m2, chưa có trang thiết bị; các xóm chưa có sân thể thao phục vụ nhân dân

BIỂU 09: HIỆN TRẠNG ĐẤT VÀ NHÀ VĂN HÓA XÃ VÀ CÁC XÓM

STT Tên nhà văn hóa Diện tích đất (m 2 )

Diện tích xây dựng (m 2 )

Hiện trạng công trình

Các xóm chưa có Nhà văn hóa

Trang 16

Phú Xuyên hiện có 12/18 nhà văn hóa ở các xóm, còn 6 xóm chưa có nhà văn hóa: 2, 3, 4, 10, 12, 14; có 8/12 NVH diện tích nhỏ hẹp cần được mở rộng để đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới đó là nhà văn hóa xóm: 1, 5, 6, 7, 8, 11, 13, Chính Phú 3 Hầu hết các trang thiết bị của các nhà văn hóa xóm hiện tại còn thiếu cần được đầu tư nâng cấp và mua sắm mới.

2.7 Chợ : Nằm ở trung tâm xã, nằm bám trục đường quốc lộ, diện tích: 6.200

m2, xung quanh là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ Cơ sở vật chất đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ

3 Thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

3.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước: Trên địa bàn xã chưa xây dựng được

hệ thống thoát nước thải Hiện tại hệ thống thoát nước của xã Phú Xuyên chủ yếu

là tự chảy vào khu vực đồng ruộng, ao hồ, suối sẵn có theo hệ thống kênh mương thủy lợi và theo địa hình tự nhiên

3.2 Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa và bãi chứa rác thải

- Nghĩa trang liệt sĩ: Nằm cạnh trục đường QL37 tại xóm 7 có diện tích 0,07ha

- Nghĩa trang nhân dân: Trên địa bàn xã có 9 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích là 2,22 ha, hầu hết các nghĩa trang đều chưa được quy hoạch

BIỂU 10: HIỆN TRẠNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN

Trang 17

- Rác thải: Hiện tại xã chưa có bãi chôn lấp và xử lý chất thải Hầu hết rác thải tại các hộ gia đình chưa được thu gom xử lý tập trung mà các hộ dân tự chôn lấp hoặc đốt trong vườn nhà.

4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật nông thôn

4.1 Hệ thống giao thông

- Đường Quốc lộ: tuyến QL37 chạy qua địa bàn xã Phú Xuyên có chiều dài

khoảng 6 km với kết cấu đạt tiêu của chuẩn đường Quốc lộ

- Giao thông liên xã: Trên địa bàn xã xó 04 tuyến giao thông liên xã Hệ thống

này đã và đang được xây dựng đó là các tuyến đường: Phú Xuyên – Na Mao, Phú Xuyên – La Bằng, Phú Xuyên - Phú Thịnh, Ngã ba Chính Phú – Yên Lãng Tổng chiều dài hệ thống giao thông liên xã chạy qua địa bàn xã là 9,3km

BIỂU 11: HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC XÃ, LIÊN XÃ

(Km)

Bề rộng mặt/nền (m)

Kết cấu

- Giao thông liên xóm: Trên địa bàn xã xó 36 tuyến giao thông liên xóm với

tổng chiều dài là 28,7 km, trong đó có 3,9 km được bê tông hóa, 1,5 km được rải cấp phối còn lại 23,4 km là đường đất, nhìn chung hệ thống giao thông liên xóm đều chưa đạt chuẩn nông thôn mới

BIỂU 12: BIỂU HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC XÓM, LIÊN XÓM

Trang 18

STT Tên tuyến đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài

(Km)

Nền đường (m)

Kết cấu

1 Xóm 3 - Xóm 2 Nhà ông Toàn (xóm 3) Giáp xóm 2 1,2 3,0 Đất

3 Xóm 2 - Xóm 12 QL 37 nhà ông Hiệp Giáp xóm 12 nhà ông Ọt 0,7 3,0 Đất

4 Xóm 12 - Xóm 2 Nhà ông Mai Xóm 12 Giáp xóm 2 nhà ông Hưng 0,8 3,0 Đất

5 Xóm 12 - Xóm 1 Nhà bà Bảy Xóm 12 Giáp xóm 1 nhà bà Mạo 0,3 4,0 Đất

6 Xóm 12 - Đầm Suối Cạn Nhà bà Biên Xóm 12 Đầm Suối Cạn 0,6 3,0 Đất

8

Đường đi xóm 5

16 Đường đi bãi rác QL 37 nhà ông Cường Bãi rác (Đầm Thần) 1,2 4,0 Đất

17 Đường đi Chùa Đài QL 37 nhà ông Hùng Chùa Đài 0,4 3,0 Đất

23 Xóm 11 - Xóm 10 Nhà ông Hoàng Giáp xóm 10 1,5 4,5 BT

24 Đường đi Hồ (Xóm 10) Nhà ông Đồng (xóm9) Nhà ông Lý (xóm 10) 1,5 5,0 Đất

25 Đường đi Hồ (Xóm 11) Nhà ông Hoàng Hồ Vai Bành 1,0 4,0 BT 26

Xóm 10 - Xóm 14

Nhà bà Thiệp Giáp xóm 14 (nhà ông Tả) 0,5 3,0 Đất

29 Đường vào Xóm 13 Nhà ông Sang Nhà ông Hà 1,1 4,0 Đất

30 CP1 - CP3 Đường lên xã La Bằng Giáp xóm CP3 1,3 4,0 BT

36 Tân Lập - TT Xã Nhà bà Dương Mĩ Phúc UBND xã 1,5 4,5 phốiCấp

- Giao thông ngõ xóm : Trên địa bàn xã hiện nay có 65 tuyến đường ngõ xóm,

tổng chiều dài các tuyến đường giao thông ngõ xóm của xã là 31,65 km, trong đó đã

Trang 19

được bê tông hóa là 0,25 km, rải cấp phối là 3,0 km, còn lại 28,4 km là đường đất, hầu hết các tuyến giao thông ngõ xóm đều chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

BIỂU 13: BIỂU HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG NGÕ XÓM

Chiều dài (Km)

Nền đường (m)

Kết cấu

Nhà ông Khang Nhà ông Luyến 0,70 4,00 Đất

19

5

Cổng trường Tiểu học Nhà ông Nam 0,40 4,00 Đất

27 Nhà ông Cường Nhà ông Chính (Cương) 0,50 4,00 Đất

29 8 Ngã ba xóm Nhà ông Tạ Văn Anh 0,60 3,00 Đất

30 Ngã ba xóm Nhà ông Ngô Văn Sơn 0,65 2,50 Đất31

9

34 Đường đi hồ Vai Bành Vai Chuông 0,50 3,00 Đất

35 10 Ruộng nhà ông Vân Đường Vành đai 1,50 2,50 Đất

Trang 20

37 Nhà ông Lương Văn Sự Nhà ông Trần Văn Quý 0,30 4,00 Đất

38 Nhà ông Lương Văn Sự Nhà ông Đào Trung Dư 0,20 4,00 Đất

39 NVH xóm 11 Nhà ông Nguyễn Văn Toàn 0,40 4,00 Đất

40 Nhà bà Thao Nhà bà Lương Thị Lan 0,40 4,00 Đất

41 Nhà bà Thao Nhà ông Nguyễn Văn Hưng 0,40 4,00 Đất

43

13

Nhà ông Thiện Nhà ông Cử 0,40 2,50 Đất

50 Chính

Phú 1 Nhà ông Cẩm Nhà ông Lân 0,30 3,50 Đất

56 Chính

Phú 2 Nhà ông Lịch Nhà ông Hanh 0,20 3,00 Cấp phối

61 Chính

Phú 3 Nhà ông Cảnh NVH CP3 0,15 4,00 Cấp phối

64 Tân lập Nhà ông Năm Nhà bà Thủy 1,20 3,00 Đất

4.2 Hiện trạng hệ thống cấp nước

Cấp nước sinh hoạt: Hiện tại xã Phú Xuyên đã có hệ thống cung cấp nước sạch bằng hình thức tự chảy Trong xã đã có 163 hộ dùng nước sạch còn lại các hộ dùng nước giếng đào, hoặc nước giếng khoan

Cấp nước tưới nông nghiệp: Hiện nay trong địa bàn xã hệ thống nước tưới được lấy từ các suối, hồ, đầm và được dẫn bằng kênh mương để tưới

4.3 Hiện trạng hệ thống cấp điện

- Hiện tại 98,6% số hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn hơn 10,0 km đường dây điện do nhân dân tự lắp đặt không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Toàn xã có 05 trạm biến áp loại 35/0,4KV; 30,2 km đường dây hạ thế, 5,7 Km đường dây trung thế Hệ thống điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

* Tổng công suất: S = 1.070 KVA

Trang 21

BIỂU 14: BẢNG THỐNG KẾ HIỆN TRẠNG TRẠM BIẾN ÁP

III HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.320,06 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 2.133,26 ha, chiếm 91,94%

+ Đất phi nông nghiệp: 184,96 ha, chiếm 7,98%

+ Đất chưa sử dụng: 1,84 ha, chiếm 0,08%

+ Đất ở nông thôn: 83,64 ha, chiếm 3,61%

Trang 22

được kiện toàn, củng cố vững mạnh, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, đây

là tiền đề là điều kiện thuận lợi để Phú Xuyên triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới

- Phú Xuyên là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, thủy

văn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè Có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, có tiềm năng năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất

và phát triển chè

2 Khó khăn - hạn chế

- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện tích cây màu vụ đông hàng năm đạt thấp; đàn gia súc, gia cầm phát triển manh mún; chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại; du lịch, dịch vụ phát triển chậm

- Kinh tế tăng trưởng khá, song còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của và lợi thế của xã Mặc dù sản xuất rất được xã quan tâm nhưng do kinh tế chậm phát triển nên đầu tư hỗ trợ sản xuất còn hạn chế

- Cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư thâm canh cho chè còn thấp, chỉ bằng 50% so với yêu cầu của quy trình; thiết bị chế biến còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; chế biến thủ công là chủ yếu Chưa đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ kĩ thuật và thị trường tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất còn hạn chế

- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng vùng chè, vùng lúa còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

- Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng

bộ Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường

- Phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất

- Công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cơ sở chưa có chiều sâu, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt chưa cao Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất

Trang 23

- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh.

V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

- Theo kết quả rà soát đánh giá đến hết năm 2011 xã đã đạt 5/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí đã đạt là: Trường học; Bưu điện; Giáo dục; Hình thức tổ chức sản xuất; An ninh trật tự xã hội

- Còn lại 14 tiêu chí chưa đạt nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông; Thuỷ lợi; Điện; Chợ nông thôn; Cơ sở vật chất văn hoá; Y tế; Nhà ở; Hộ nghèo; Cơ cấu lao động; Thu nhập; Văn hoá; Môi trường; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Trang 24

PHẦN III

DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

I DỰ BÁO TIỀM NĂNG

1.1 Tiềm năng phát triển kinh tế

- Phú Xuyên là xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo nơi có điều kiện tiểu khí

hậu và nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao đặc biệt

là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, rau màu đặc sản kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái

- Là xã có tiềm năng lợi thế phát triển chè của huyện Đại Từ, người dân có truyền thống lao động cần cù, là vùng có truyền thống sản xuất chè lâu đời, có tiềm năng sản suất nguyên liệu chè chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về năng suất và sản lượng chè của Xã vẫn còn thấp, diện tích chè giống mới chưa nhiều, chưa khai thác hết được tiềm năng lợi thế phát triển cây chè

- Cùng với lợi thế về phát triển cây chè, Phú Xuyên còn có nguồn nước và khí hậu rất thuận lợi để phát triển nuôi cá nước ngọt, trồng các loại cây dược liệu, trồng các loại rau đặc sản kết hợp với phát triển du lịch

- Trên địa bàn xã có 01 Khu di tích cách mạng (nơi diễn ra Đại hội Công đoàn

và Đoàn TNCS HCM lần thứ nhất) và khu thắng cảnh thác Ba Dội, hồ Vai Bành Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch của địa phương

- Các tuyến đường giao thông liên xã đã được đầu tư xây dựng láng nhựa, kết hợp với QL37 chạy qua địa bàn xã được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi các nông sản hàng hoá thúc đẩy phát triển sản xuất

1.2 Dự báo về dân số, lao động

Dân số và lao động xã Phú Xuyên từ nay đến năm 2020 được phát triển chủ yếu do tăng dân số tự nhiên; số người chuyển đi và chuyển đến xã tương đương nhau nên tăng cơ học không đáng kể

Dân số xã Phú Xuyên từ nay đến năm 2020 dự báo như sau:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: dự báo trong giai đoạn 2011-2015 và đến 2020 tỷ

lệ tăng dân số tự nhiên của xã vẫn là 1,46%

Tỷ lệ tăng dân số cơ học: 0,0%

Trang 25

Biểu 15: DỰ BÁO TĂNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH Phương

pháp tăng

Dân số Lao động Dân số Lao động Dân số Lao động

Biểu 16: DỰ BÁO PHÂN BỐ LAO ĐỘNG

Năm Tổng số

lao động Công nghiệp –TTCN Dịch vụ Nông nghiệp

1.3 Dự báo quỹ đất dành cho xây dựng NTM

- Do mục tiêu kiến thiết cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu phát triển nông thôn mới theo 19 tiêu trí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, do vậy nhu cầu đất xây dựng cơ sở hạ tầng cũng sẽ tăng lên

- Dân số tăng và xu hướng tập trung dân cư ở trung tâm xã nên nhu cầu đất ở tại các khu dân cư, đặc biệt là dọc theo các tuyến đường Quốc lộ, liên xã tăng lên

- Quy đất dành cho phát triển nông lâm nghiệp giảm do dành cho xây dựng hạ tầng và khu dân cư Nhu cầu sử dụng đất cho phát triển dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tăng lên

Trang 26

II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi thế vị trí địa lý, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội – môi trường

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung chất lượng cao, công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

- Phát huy nhân tố con người, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

- Giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương

Trang 27

PHẦN IV NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ

1 Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất

- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015, định hướng 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của

xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp ranh

- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Phú Xuyên với tổng diện tích tự nhiên là 2.320,06 ha Địa giới hành chính xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Phú Thịnh và xã Bản Ngoại;

+ Phía Tây giáp xã Yên Lãng và Tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Nam giáp xã La Bằng;

+ Phía Bắc xã Na Mao và xã Yên Lãng

- Quy mô dân số: Năm 2011 toàn xã có 1.858 hộ, 6.888 khẩu

2 Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và

ổn định đời sống nhân dân

- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân

cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn

- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã của xã Phú Xuyên và vùng phụ cận

* Ưu điểm:

+ Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có

+ Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang

+ Phát triển dân cư tập trung, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trang 28

+ Các khu vực sản xuất và các khu vực làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Khai thác nhiều đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng

- Đường trục xóm, liên xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước

- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được

- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100 - 200m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu

và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 500m có 1 điểm tránh xe

- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2 - 1,5m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước

3.2 Quy hoạch cấp nước: Quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ

sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80lít/người/ngày (năm 2015) và 100 lít/người/ngày (năm 2020)

3.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Theo dọc đường giao thông liên xã,

liên xóm, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài Tại khu trung tâm

xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài

3.4 Quy hoạch cấp điện: Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện Chỉ tiêu cấp

điện 300 KW/h/người/năm tính đến 2010, 500KW/h/người/năm tính đến năm 2020

3.5 Vệ sinh môi trường: Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của xã vận chuyển

đến khu chứa và chôn lấp rác thải Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường

Trang 29

II QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Phú Xuyên xác định theo địa giới hành chính

364 là 2.320,06ha Theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ cấu các loại đất gồm:

kê định kỳ (trừ khi có sự thay đổi do điều chỉnh địa giới hành chính hoặc sử dụng

số liệu khi được đầu tư đo đạc lập bản đồ địa chính)

+ Đất nông nghiệp: 2.133,26 ha chiếm 91,94%

+ Đất phi nông nghiệp: 184,96 ha chiếm 7,98%

+ Đất chưa sử dụng: 1,84 ha chiếm 0,08%

Cơ cấu và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau:

1 Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020

1.1 Đất nông nghiệp

Diện tích hiện trạng năm 2011 là 2.133,26 ha, chiếm 91,94% tổng diện tích đất tự nhiên, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp giảm 37,93 ha Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 2.101,97 ha, chiếm 90,60% tổng diện tích đất tự nhiên, quy hoạch đất nông nghiệp được thực hiện như sau:

1.1.1 Đất lúa nước: Diện tích hiện trạng là 339,64 ha, quy hoạch đến năm 2020

là 337,08 ha Trong kỳ quy hoạch, đất trồng lúa giảm 2,56 ha để thực hiện các quy hoạch cụ thể như sau:

- Quy hoạch mở rộng khu văn hóa - thể thao các xóm: 0,44 ha

- Quy hoạch xây dựng, mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã: 1,33 ha

- Quy hoạch xây dựng, mở rộng trường học: 0,56 ha

- Quy hoạch đất thủy lợi: 0,23 ha

1.1.2 Đất cỏ dùng trong chăn nuôi: Diện tích hiện trạng là 0,00 ha, quy hoạch

đến năm 2020 là 10,00 ha, tăng 10,00 ha từ đất rừng sản xuất

1.1.3 Đất trồng cây lâu năm: Diện tích hiện trạng 501,17 ha, quy hoạch đến

năm 2020 là 483,14 ha Trong kỳ quy hoạch, đất trồng cây lâu năm giảm 18,03 ha

do quy hoạch cụ thể như sau:

Trang 30

- Quy hoạch chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 1,00 ha.

Trong đó:

+ Khu giết mổ tập trung: 0,6 ha

+ Đất xây dựng trụ sở hợp tác xã: 0,4 ha

- Quy hoạch chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,20 ha

- Quy hoạch chuyển sang đất khu công nghiệp: 5,00 ha

- Quy hoạch mở rộng đường giao thông: 0,97 ha

- Quy hoạch mở rộng trường học: 0,20 ha

- Quy hoạch mở rộng khu văn hóa - thể thao trung tâm xã: 1,90 ha

- Quy hoạch mở rộng khu văn hóa - thể thao các xóm: 0,66 ha

- Quy hoạch mở rộng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn: 8,00 ha

- Quy hoạch đất di tích danh thắng: 0,10 ha

1.1.4 Đất rừng đặc dụng: Diện tích hiện trạng là 1.355,50 ha Trong kỳ quy

hoạch diện tích đất rừng đặc dụng được giữ nguyên

1.1.5 Đất rừng sản xuất: Diện tích hiện trạng 410 ha, quy hoạch đến năm 2020 là

374,30 ha, giảm 35,70 ha Trong kỳ quy hoạch, đất rừng sản xuất được quy hoạch cụ thể như sau:

- Quy hoạch đất trang trại chăn nuôi: 10,00 ha

- Quy hoạch cỏ dùng trong chăn nuôi: 10,00 ha

- Quy hoạch đất bãi rác: 3,00 ha

- Quy hoạch, mở rộng đất nghĩa trang, nghĩa địa: 12,14 ha

- Quy hoạch mở rộng đường giao thông 0,20 ha

- Quy hoạch mở rộng khu văn hóa - thể thao các xóm: 0,36 ha

1.1.6 Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích hiện trạng là 9,2 ha Quy hoạch đến

năm 2020 là 14,20 ha, tăng lên 5,00 ha từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

1.1.7 Đất nông nghiệp khác: Diện tích hiện trạng là 0,00 ha Quy hoạch đến

năm 2020 là 10,00 ha, tăng lên 10,00 ha từ rừng sản xuất

1.2 Đất phi nông nghiệp

Diện tích hiện trạng năm 2012 là 184,96 ha, chiếm 7,98% tổng diện tích đất

tự nhiên, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 37,93 ha Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 216,25 ha, chiếm 9,32% tổng diện tích đất tự nhiên, các quy hoạch cụ thể như sau:

Ngày đăng: 27/04/2015, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w