Như chúng ta đã biết, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyết địnhtrong việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán điện tử.Thực tế đã
Trang 2MỤC LỤC: Trang
LỜI MỞ ĐẦU 4
Phần I: Tổng quan về thanh toán điện tử 5
1.Thanh toán điện tử 5
1.1 Định nghĩa thanh toán điện tử 5
1.2 Các bên tham gia 5
1.3 Lợi ích của thanh toán điện tử 6
1.3.1 Một số lợi ích chung của Thương mại điện tử 6
1.3.2 Một số lợi ích đối với Ngân hàng 6
1.3.3 Một số lợi ích đối với khách hàng 8
1.4 Hạn chế của thanh toán điện tử 9
1.4.1 Gian lận thẻ tín dụng 9
1.4.2 Vấn đề bảo mật thông tin 9
1.5 Rủi ro trong thanh toán điện tử 10
1.5.1 Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán 10
1.5.2 Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong TMĐT 10
1.5.3 Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử 11
1.5.4 Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp 11
1.6 Một số dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng 12
1.6.1 Kiot banking (ATM) 12
1.6.2 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel Banking) 13
1.6.3 Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (PC/Home Banking) 13
1.6.4 Dịch vụ EFTPOS 13
1.6.5 Thẻ tín dụng(Credit card) 14
1.6.6 Thẻ ghi nợ 14
2 Thanh toán trực tuyến 14
2.1 Thẻ tín dụng 14
2.2 Một số hình thức phổ biến của thanh toán trực tuyến 16
2.2.1 Quá trình giao dịch thanh toán qua Planet payment 16
2.2.2 Quá trình thanh toán thẻ tín dụng 17
2.2.3 Hình thức thanh toán thông qua Ngân Lượng (nganluong.vn) 17
2.2.4 Thanh toán qua Onepay 18
Phần II: TÌNH HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 19
1.Tóm tắt quá trinh phát triển TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng 19
1.1 Giai đoạn 2003-2005 19
1.2 Giai đoạn 2006-2010 21
Trang 32.1 Giai đoạn 2006 - 2008 27
2.1.1 Xét về thị trường bán lẻ 27
2.1.2 Xét doanh thu 27
2.1.3 Hình thức thanh toán thông qua Ngân Lượng (nganluong.vn) 32
2.2 Giai đoạn từ 2009 – đến nay 34
3.Những nguyên nhân làm cho thanh toán điện tử chưa thực sự phát triển 35
3.1 Cơ sở hạ tầng 36
3.2 Thu nhập và thói quen 36
3.3 Hệ thống pháp lí và bảo mật 37
Phần III:Một số giải pháp hoàn thiện thanh toán điện tử tại Việt Nam 37
1 Thời cơ và thách thức của Thanh toán điện tử (TTĐT) 37
1.1 Thời cơ của TTĐT 37
1.2 Thách thức của TTĐT 39
2 Một số đề xuất giải pháp cho Thanh toán điện tử 33
2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 40
2.1.1 Đẩy mạnh các hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng 40
2.1.2 Phát triển các công nghệ hỗ trợ thanh toán điện tử trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài 41
2.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử 41
2.1.4 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 40
2.2 Đối với các tổ chức kinh doanh 41
2.2.1 Với các Ngân Hàng 41
2.1.2 Với các Doanh nghiệp 43
2.1.3 Phối hợp và chủ động góp ý các chính sách và pháp luật, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử 43
Kết Luận 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Từ vài năm trở lại đây, khái niệm Thương mại điện tử được thỉnh thoảng nhắc đếntrên báo, đài, các cuộc họp của Chính phủ, Thành phố Người dân cũng vì thế mà “loángthoáng” nghe qua về Thương mại điện tử, tuy nhiên, phần lớn người dân và doanh nghiệpvừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Thương mại điện tử và đặcbiệt là lợi ích Thương mại điện tử có thể mang lại cho DNVVN, cho người dân, cho nềnkinh tế và cho xã hội Việt Nam…Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thếgiới đã góp phần thay đỏi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại nhữnglợi ích to lón cho xã hội.Sự ra đời của thương mại điện tử đã đánh dâu sự bắt đầu của một
hệ thống tạo ra của cải vật chất mới, là cơ hội thương mại tuyệt vời để phát triển kinh tế Như chúng ta đã biết, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyết địnhtrong việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán điện tử.Thực tế đã chứng minh thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để pháttriển TMĐT, với một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiềutrường hợp còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán và người muatrong một giao dịch TMĐT trên môi trường Internet Việc hoàn thiện hệ thống thanh toánđiện tử có ý nghĩa to lớn và có tác động sâu rộng tới rất nhiều đối tượng: góp phần giảmchi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phícho khách hàng, … từ đó hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử
Do vai trò quan trọng và còn nhiều điểm hạn chế trong việc hoàn thiện hệ thốngthanh toán điện tử Việt Nam trong thời gian qua nên việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệthống thanh toán này, góp phần phát triển cho thương mại điện tử ở Việt Nam là một đòihỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn Đó là lí do em lựa chọn bánlẻ với hình thức thương mại điện tử qua thanh toán trực truyến để thực hiện đề án với đề
tài: “Tìm hiểu về hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Danh Nhân đã giúp em hoàn thành đề tài này.Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tránh sai sót, em
Trang 5Phần I:
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1 Thanh toán điện tử :
1.1 Định nghĩa thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử (hay còn gọi là thanh toán trực tuyến) là một môhình giao dịch không dùng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới Có rấtnhiều hình thức thanh toán điện tử như: thông qua thẻ ATM, thẻ tíndụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử Payoo, payment gateway, thanh toánqua điện thoại vv…
- Theo nghĩa rộng: Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp
điện tử thay cho việc trao tay bằng tiền mặt (Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuậtThương mại điện tử của Bộ thương mại)
- Theo nghĩa hẹp: Thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và
nhận tiền hàng cho các hàng hoá và dịch vụ được mua bán trên Internet
Thông qua thanh toán điện tử người dùng sẽ không sử dụng tiền mặt để thanh toán chi trảcác hoạt động giao dịch mua bán của mình mà thay vào đó là sử dụng các loại thẻ tíndụng, các thẻ này đã được chứng thực và được sự bảo đảm của các Ngân hàng Điều nàyrất an toàn và tiện dụng, có tính bảo mật cao
1.2 Các bên tham gia:
Cơ sở chấp nhận thẻ
Chủ sở hữu thẻ
Ngân hàng của người bán
Ngân hàng của người mua
Tổ chức thẻ
Trang 61.3 Lợi ích của thanh toán điện tử:
1.3.1 Một số lợi ích chung của Thương mại điện tử
- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử:
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thươngmại điện tử Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấptrên Internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này Do vậy, việc phát triểnthanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hoá thương mại điện tử, để thương mại điện tử đượctheo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, các doanh nghiệp có những
hệ thống xử lý tiền số tự động Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiệnlợi, việc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đôngđảo và không ngừng tăng của mạng Internet
- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hoá
Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ vàhàng hoá Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó có thể yêntâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sảnxuất… Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro so với thanhtoán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập tói quen mới trongdân chúng về thanh toán hiện đại
- Hiện đại hoá hệ thống thanh toán
Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hoá, không chỉthoả mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hoá thôngthường Quá trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể
và giao dịch trở nên an toàn hơn Tiền số hoá không chiếm một không gian hữu hình màcòn có thể chuyển nữa vòng trái đất chỉ trong chớp mắt Đây sẽ là cơ cấu tiền tệ mới, mộtmạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet
1.3.2 Một số lợi ích đối với Ngân hàng:
- Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh:
Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn
Trang 7Giảm chi phí nhân viên: Một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24/24 và tương đươngvới một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khác hàng: Thông qua Internet, Ngân hàng có khả năngcung cấp dịch vụ mới (Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịchthường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Mở rộng thị trường thông qua Internet: Thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khácnhau, ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung cấpdịch vụ
- Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm
Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân với dịch vụ ngân hàng tiêudùng và bán lẻ “Ngân hàng điện tử”, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phéptiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và liên tục Các ngân hàng có thể cung cấpthêm các dịch vụ mới cho khách hàng như “phone banking”, “home banking”, “Internetbanking”, chuyển, rút tiền, thanh toán tự động…
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh
“Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi
và bền vững Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh, khách hàng có thể
đi tới một máy rút tiền tự động của ngân hàng khác và thực hiện giao dịch trong vài phút.Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đạitạo dựng nét riêng của mình
- Thực hiện chiến lược toàn cầu hoá
Một lợi ích quan trọng khác mà “Ngân hàng điện tử” đem lại cho ngân hàng là việc ngânhàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá”, chiến lược “bành trướng” mà không cần
mở thêm chi nhánh Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quánhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ mộtkhối lượng khách hàng lớn hơn Internet là một phương tiện có tính kinh tế cao để cácngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà khôngcần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn
Trang 8cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàncầu.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
Thông qua Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giátrị tài sản, các dịch vụ ngân hàng mình để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo Cóthể ngân hàng chưa tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lậpcác trang web riêng của mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ýkiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu thamgia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu thế chung
1.3.3 Một số lợi ích đối với khách hàng:
- Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí
Phí giao dịch ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiệngiao dịch khác Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi ngân hàng có thể tiếtkiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạtđộng trên Internet mà không cần tới trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả theo đócũng giảm đi rất nhiều
- Khách hàng tiết kiệm thời gian
Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanhchóng và hết sức chính xác Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch củangân hàng, không cần mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng chờ tời lượtmình Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cân với bất cứ một giao dịchnào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào ở bất cứ nơi đâu
- Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng kịp thời nhưngthông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạngvới ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tàikhoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, muaséc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và
Trang 91.4 Hạn chế của thanh toán điện tử:
1.4.1 Gian lận thẻ tín dụng:
- Rủi ro đối với chủ thẻ:
Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải là chủ thẻ haykhông mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ bị lừa ăncắp thẻ cùng với số PIN Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăncắp một cách tinh vi Bên cạnh đó, chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng
- Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:
Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng thẻ tại nhiều điểm thanh toán thẻ khácnhau với mức thanh toàn thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lạicao hơn hạn mức thanh toán trong thẻ
Một hình thức khác là do việc lợi dụng tính chất thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồngvới người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú
- Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:
Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động thanh toán thẻ, song các ngân hàng thanhtoán cũng có thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho các khoản thanhtoán có giá trị lớn hơn hạn mức quy định
Bên cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách cácthẻ bị mất hoặc bị vô hiệu mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì cácngân hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này
- Rủi ro cho đơn vị chấp nhận thẻ:
Chủ yếu là bị từ chối thanh toán cho số hàng hoá cung ứng ra vì các lý do liên quan đếnthẻ Đó là việc thẻ bị hết hiệu lực nhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặcdù đã được thông báo Tự ý sửa đổi các hoá đơn ( vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân hàngphát hiện cũng sẽ không được thanh toán
1.4.2 Vấn đề bảo mật thông tin.
Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng là nghĩa vụ của cácngân hàng thương mại Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với trình độ khoa học pháttriển, số lượng vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống ngân hàng qua mạng Internet ngày
Trang 10càng nhiều và tinh vi thì việc lưu chuyển thông tin của khách hàng qua mạng Internetkhông còn thực sự an toàn
Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng không an toàn đối với cácgiao dịch qua mạng:
- Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền Internet
- Bất cẩn của các nhân viên ngân hàng khi thực hiện các yêu cầu bí mật
- Bất cẩn từ chính khách hàng để lộ thông tin trong giao dịch ngân hàng
- Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hoặc lỗi từ các phầnmềm
1.5 Rủi ro trong thanh toán điện tử:
1.5.1 Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán:
- Sao chụp thiết bị
- Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu, phần mềm
- Lấy trộm thiết bị
- Không ghi lại giao dịch
- Sự cố hoạt động
1.5.2 Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong thương mại điện tử:
Ngoài những rủi ro mất an toàn như phần trên, người tiêu dùng có thể gặp những rủi ro khác như:
- Chi tiết giao dịch được ghi nhận lại không đầy đủ để có thể giúp giải quyết khi cótranh chấp hoặc sai sót
- Rủi ro nếu nhà phát hành tiền điện tử lâm vào tình trang phá sản hoặc mất khảnăng chi trả
- Rủi ro khi không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có đủ tiền để thực hiệnviệc thanh toán Ví dụ: Khi thẻ tín dụng hết hạn hiệu lực, gặp trục trặc khi vậnhành thiết bị ngoại vi hoặc thẻ…
Trang 111.5.3 Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử:
Nhà phát hành cũng có thể phải chịu các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, bồi thường tiền điện
tử giả mạo khi nó được người bán hoặc khách hành chấp nhận
1.5.4 Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp:
Lợi dụng sự chưa hoàn hảo trong các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thẻ thanh toán cóthể bị đánh cắp và sử dụng bất hợp pháp
- Thẻ bị mất cắp, thất lạc (Lost- Stolen Card): Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị
người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành để có biệnpháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng
để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện giao dịch giả mạo Rủi ro này dẫn đến tổn thấtcho cả chủ thẻ và ngân hàng phát hành (chiếm tỷ lệ lớn)
- Thẻ giả (Counterfeit Card): Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào thông
tin có được trên các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp Thẻ giả sử dụng tạo
ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theoquy định Tổ chức quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giảmạo có mã số của NHPH Đây là rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đếnnhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH
- Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo (Fraudulent Application): Do không
thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thôngtin trên đơn xin phát hành là giả mạo Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng choNHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không hoặc không có khả năng thanh toán
- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account takeover): Đến kì phát hành lại thẻ,
NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ Do không kiểm tra tính xácthực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đíchthực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng
- Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại (Mail, telephone order): CSCNT
cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vàothông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ… mà không biết rằng
Trang 12khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức Khi giao dịch đó bị NHPH từchối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro.
- Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ (Multiple Imprints) : Khi thực
hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giaodịch nhưng chỉ đưa chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạochữ ký của chủ thẻ để thu tiền từ ngân hàng thanh toán
- Tạo băng từ giả (Skimming): Do các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên
dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật Sau đó, chúng sử dụng các thiết bịriêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện giao dịch giả mạo Loạigiả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các nước tiên tiến gây thiệt hạicho chủ thẻ, NHPH, NHTT
1.6 Một số dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng.
1.6.1 Kiot banking (ATM)
Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM), là một thiết bịngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thôngqua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàngkiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.Các máyrút tiền tự động ATM có thể được tìm thấy tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng, các trungtâm du lịch, trường học…………
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng
để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản,thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v từ máy rút tiền tự động (ATM)
Dịch vụ ATM cung cấp cho khách hàng một phương thức nhanh và hiệu quả để tiếp cậnvới tài khoản của mình thay vì phải gặp nhân viên ngân hàng
Hiện nay trên khắp thế giới thẻ ATM cũng không phải chỉ để giao dịch trên các máyATM thuần tuý, nó còn được giao dịch tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng pháthành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ
đó Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng
Trang 13xăng dầu, sân bay Đây là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biếnhiện nay.
1.6.2 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel Banking)
Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần sửdụng hệ thống điện thoại thong thường Đây là hệ thống trả lời tự động hoạt động 24/24trong suốt 365 ngày nên khách hàng có thể hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết.Khách hàng được cấp một mật khẩu và số PIN để khách hàng có thể truy cập kiểm tra tàikhoản, xem các báo cáo chi tiêu chỉ đơn giản thong qua các phím trên điện thoại Các phí
sử dụng dịch vị này sẽ được gửi đến cho khách hàng thong qua các hóa đơn điện thoạithông thường
Khi sử dụng telephone Banking khách hàng có thể :
- Kiểm tra các thông tin về tài khoản
- Chuyển tiền giữa các tai khoản
- Thanh toán các hóa đơn định kỳ
- Yêu cầu thanh toán các hóa đơn định kỳ
1.6.3 Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (PC/Home Banking)
Dịch vụ ngân hàng tại chỗ là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng cóthể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn phòng của họ Hệ thốngnày giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiên bạc vì khách hàng không cần đến giao dịchtrực tiếp tại ngân hàng
Thông thường dịch vụ tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:
Trang 14Một trong những thiết bị quan trọng nhất của dịch vụ nàu là máy POS Đây là một thiết bịđọc từ được liên kết với mạng ngân hàng chấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻtrên thế giới Nó cho phép đọc và truyền các thông tin của chủ sở hữu thẻ về ngân hàngphát hành thẻ Các giao dịch tài chính được thực hiện nhờ vậy mà đươc ghi lại trên tàikhoản của ngân hàng phát hành thẻ.
1.6.5 Thẻ tín dụng (Credit card)
Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp Hình thức thanhtoán này được thực hiện dựa trên uy tín Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khimua hàng Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanhtoán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần”số tiền thanh toán trong tài khoản Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảngsao kê giao dịch hằng tháng Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trướcngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê
1.6.6 Thẻ ghi nợ.
Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dựa trên số dư tài khoảntiền gửi và tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng phát hành thẻ Thanh toán không
có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiên hữu trên tài khoản của chủ thẻ Sốtiền mà chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản thông qua các thiết bi điện
tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ
2 Thanh toán trực tuyến :
2.1 Thẻ tín dụng
Như đã nêu định nghĩa ở trên, những sản phẩm của bạn được rao bán qua mạng thì khách hàng sẽ muốn được thanh toán ngay trên mạng chứ không phải bằng bất cứ phương thức nào khác, như séc hay tiền mặt Thanh toán bằng thẻ tín dụng là thiết yếu trong thương mại điện tử Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng , như:
- Thời gian xoay vòng vốn nhanh:
Trang 15Khi khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ nhận được tiên ngay chỉ trong vàingày chứ khống phải vài tuần nữa Trong các giao dịch thông thường, người bán luônphải chờ đợi khách hàng thanh toán, rồi chờ từ bưu điện, sau đó lại phải chờ ngân hàng
xử lí khoản thanh toán đó rồi mới nhận được tiền Một khi đã sở hữu một tài khoản muabán, những phiền phức đó sẽ không còn nữa và bạn gần như ngay lập tức được cầm tiềntrong tay Chỉ không quá năm ngày, số tiền thanh toán sẽ đến tay bạn từ nhà cung cấp tàikhoản
- Sự thỏa mãn ngay tức thì:
Khi khách hàng của bạn có thể mua một món hàng nào đó một cách nhanh chóng, họthường có xu hướng tiếp tục làm như vậy Việc mua bán càng dễ dàng thì người ta lạicàng thích duy trì nó
- Gia tăng kích thích mua hàng:
Điều này tuy có liên quan nhưng không phải là tương đồng với đặc tính thỏa mãn tức thìcủa phương thức thanh toán này Những món hàng mua một cách vô ý thức thường là rẻtiền, như những tờ tạp chí hay thanh kẹo mà bạn bất chợt nhìn thầy ở chỗ quầy thanh toáncủa một tiệm tạp hóa Mặc dù giá từng món hàng không cao nhưng với số lượng nhiều thì
sẽ lại trở nên đáng kể
- Khả năng tự động chuyển đổi tiền tệ:
Khi khách hàng của bạn đến từ khắp nơi trên thế giới hay đơn giản chỉ là ở nước lánggiềng thì việc chuyển đổi tiền tệ sẽ là một trở ngại thật sự Tuy nhiên, thẻ tín dụng lại cókhả năng thực hiện chức năng này ngay lập tức từ đầu đến cuối và cả bạn lẫn khách hàngđều sẽ chẳng phải bỏ một chút công sức nào nữa
- Giúp tiêu thụ những mặt hàng mắc tiền nhanh hơn:
Những món hàng cao giá thường là những thứ khó bán Nhưng nhờ dùng thẻ tín dụng,người bán có thẻ dàn trải các khoản thanh toán trong vài tháng Thẻ tín dụng cho phépbạn tự làm lợi cho mình
Trang 16- Làm tăng sức hấp dấn:
Mặc dù hiện vẫn có nhiều người chỉ quen sử dụng séc để thanh toán, đa số những ngườimua hàng qua mạng đã có trong tay một tấm thẻ tín dụng Và phần lớn họ thích được chitrả bằng thẻ tín dụng Nếu không áp dụng phương thức thanh toán này, bạn sẽ có nguy cơmất đi lượng khách hàng quý giá ấy và điều đó quả thật chẳng hay ho tí nào
2.2 Một số hình thức phổ biến của thanh toán trực tuyến :
Thanh toán điện tử trong việc mua bán, giao dịch hàng trực tuyến có nhiều hình thứckhác nhau và đặc điểm cơ bản của hình thức này là người mua không nhất thiết phải gặptrực tiếp người bán để thanh toán; không bị giới hạn bởi không gian, địa lý, bất cứ nơiđâu bạn cũng có thể mua được hàng
Hiện nay có 3 hình thức thanh toán phổ biến nhất là: thẻ tín dụng, định danh hay ID hóasố và xe mua hàng điện tử nhưng phổ biến nhất là thanh toán thông qua thẻ tín dụng Đây
là một hình thức thanh toán phổ biến và tương đối rộng rãi trên thế giới
2.2.1 Quá trình giao dịch thanh toán qua Planet payment:
1 Giao dịch được chuyển từ
website của người bán tới máy chủ của
Planet Payment
2 Planet Payment chuyển giao dịch
sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
quốc tế
3 Trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu
phát hành thẻ tín dụng
4 Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả /
mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
Trang 175 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment.
6 Máy chủ Planet Payment lưu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán
Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây
2.2.2 Quá trình thanh toán thẻ tín dụng:
1 Máy chủ Planet Payment tự
động chuyển các đợt giao dịch sang
trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc
tế
2 Trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn
vị phát hành thẻ tín dụng
3 Đơn vị phát hành thẻ tín dụng
xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
4 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả của quá trình giaodịch và tiền sang Planet Payment
5 Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tàikhoản ngân hàng của người bán
Bên cạnh đó thì hiện nay ở Việt Nam cũng đã có nhiều cổng thanh toán điện tử phổ biếnnhư: cổng thanh toán onepay, Vnpay, Vinapay , Ngân lượng…
2.2.3 Hình thức thanh toán thông qua Ngân Lượng (nganluong.vn)
Ngân lượng là một trong những đơn vị thanh toán trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và được xây dựng theo mô hình thanh toán trực tuyến của paypal
Mô hình hoạt động của Ngân Lượng là cho phép người mua nạp tiền vào tài khoản của
Trang 18mình để có thể nhận một khoản “ngân lượng” tương ứng với số tiền của mình để có thể thực hiện các cuộc giao dịch mua bán thông qua mạng internet và ngược lại (1 VNĐ tương đương ngân lượng).
Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm thông qua Ngân lượng, số tiền đó sẽ chuyển từ tài khoản người mua tới tài khoản người bán thông qua các cơ sở tài chính của Ngân Lượng
2.2.4 Thanh toán qua Onepay
Đây là sự phối hợp giữa công ty onepay vàngân hàng Vietcombank triển khai dịch vụthanh toán điện tử trong đó Vietcombankđóng vai trò là ngân hàng thanh toán vàkhách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tíndụng hoặc các thẻ ghi nợ như: Master,Americant express, JCB Vietcombank làngân hàng thanh toán của doanh nghiệpcung ứng hàng hóa dịch vụ (đơn vị chấpnhận thẻ) Doanh nghiệp sử dụng dịch vụcổng thanh toán Onepay sẽ mở tài khoản tại Vietcombank để nhận doanh thu bán hàng.Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tạicổng thanh toán Onepay và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông qua
hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch.Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán Onepay, đơn vị chấp nhậnthanh toán thẻ và chủ thẻ Nếu kết quả giao dịch thành công, Vietcombank sẽ ghi có tạmứng doanh thu vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ Vietcombank sẽ thựchiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo
Trang 19Phần II TÌNH HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1 Tóm tắt quá trình phát triển TMĐT nói chung và Thanh toán trực tuyến nói riêng:
1.1 GIAI ĐOẠN 2003 - 2005
Năm 2003
Thương mại điện tử Việt Nam được xuất hiện và biết đến từ năm 2003 Tại thời điểm này, nhiều DN nhận thấy được lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT nhằm tiếp thị và quảng bá DN Tuy nhiên, các DN ứng dụng TMĐT tại Việt Nam trong thời điểm này mang tính tự phát và gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, môi trường pháp lý và nguồn nhân lực Năm 2003 chứng kiến sự bắt đầu nở rộ của nhiều website, cácsản phẩm hàng hóa – dịch vụ bắt đầu được giới thiệu trên các website
Năm 2004
- Tình hình chính sách, pháp lý cho TMĐT:
Với những khó khăn cấp thiết khi ứng dụng TMĐT tại Việt Nam, năm 2004, chính phủ
đã lên kế hoạch xây dựng các chiến lược, kế hoạch nhằm tạo một môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh và ứng dụng TMĐT được hiệu quả hơn, cụ thể là dự án xây dựng Luật giao dịch điện tử (10/2004 do Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường soạn thảo) và các luật chính sách liên quan như: Pháp luật về quảng cáo (Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành), Luật Kế Toán (hình thức điện tử của chứng từ kế toán), Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Thương mại (sửa đổi), Luật Công nghệ Thông tin (Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì soạn thảo), Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử (Bưu chính Viễn thông chủ trì soạn thảo 12/2004)…
- Tình hình thanh toán điện tử:
Năm 2004, thanh toán điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng Dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán" khởi động năm 1994, thực hiện năm 1997
và hoàn thành giai đoạn I vào năm 2003 Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành các văn bản liên quan tới thanh toán điện tử như: Quyết định số
Trang 20309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng, Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Dịch vụ
HomeBanking (Ngân hàng Á Châu ACB) cho phép k/h chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, xem số dư tài khoản Các ngân hàng khác cũng đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng ANZ…
- Tình hình website của DN:
Hầu hết website chỉ mang tính giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ (92,17%); Hơn 40% website có cung cấp thông tin giá cả, và tính năng liên hệ đặt hàng; Hơn 10% website chophép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản Các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và ứng dụng TMĐT tốt hơn trong hoạt động kinhdoanh của mình (hàng không, ngân hàng, du lịch, ) Năm 2004 cũng chứng kiến các mô hình kinh doanh siêu thị trực tuyến thành côngnhư: www.megabuy.vn ; www.golmart.vn.Các mặt hàng sản phẩm chiến lược được các DN quan tâm khi cung cấp trên website như: sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông, mobile, số hóa, sản phẩm thông tin (sách, báo, tạp chí, đĩa phim, nhạc)
Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử khác bắt đầu phát triển như: sàn giao dịch, cổng thông tin điện tử, rao vặt, đấu giá
Năm 2005
Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu một mốc quan trọng: là năm cuối cùng của giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam
- Những nét nổi bật về thương mại điện tử năm 2005:
Khung chính sách và pháp lý được thông qua tạo điều kiện cho sự phát triển của TMĐT như: Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010, Luật giao dịch điện tử, Luật Thương mại và Bộ luật dân sự
Cổng Thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) được xây dựng và đi vào hoạt động
Trang 21Cơ cấu phát triển các loại hình TMĐT chưa cân đối (trên thế giới 90% giá trị TMĐT từ loại hình giao dịch B2B và 10% giá trị là từ loại hình giao dịch B2C)
Hạ tầng công nghệ cho TMĐT chưa có nhiều cải thiện
- Thanh toán điện tử
Nét chú ý của thanh toán điện tử trong năm 2005 thể hiện qua tình hình hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (12.000 – 13.000 giao dịch/ ngày ~ 8.000 tỷ đồng/ ngày) Tuy nhiên, thanh toán điện tử trong năm 2005 vẫn được coi là yếu tố khó khăn và trở ngại cho các giao dịch thương mại điện tử Tại thị trường TMĐT Việt Nam năm 2005 chưa xuất hiện một cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng và với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế www.chodientu.com đưa ra giải pháp phát hành thẻ mua hàng trả trước như một giải pháp thay thế Các hình thức thanh toán khác như: Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua CheckOut, Thanh toán qua Western Union
- Tình hình phát hành thẻ:
Tính đến hết tháng 10/2005, cả nước có 1.864 máy ATM, phát hành hơn 2 triệu thẻ, trong
đó có 1.6 triệu thẻ nội địa Có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế Vấn đề khó khăn đặt ra cho các ngân hàng: hạn chế tính năng của thẻ khi các ngân hàng chưa liên kết với nhau trở thành 1 hệ thống chấp nhận thẻ đa dạng Các liên minh thẻ bước đầu xuất hiện tại Việt Nam:
1.2 GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Năm 2006
Luật giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 được triển khai
- Thanh toán điện tử
Tình hình phát hành thẻ:
4 triệu thẻ (3.6 triệu thẻ nội địa, 0.4 triệu thẻ quốc tế ~ tăng 150% so với năm 2005)Dịch vụ cung cấp trực tuyến:
Các dịch vụ thanh toán điện nước, điện thoại bắt đầu được người tiêu dùng thanh toán qua các hệ thống ATM, thẻ ngân hàng (số lượng các giao dịch chưa nhiều)
Trang 22 Tình hình các ngân hàng điện tử:
Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ InternetBanking chỉ xem được số tiền hiện
có, việc chuyển khoản, thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa thực hiện được 2 ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử hiệu quả: DongABank (chuyển tiền qua SMS Banking), TechcomBank (thanh toán qua FastMobiPay)
Yêu cầu cấp thiết xây dựng hệ thống liên ngân hàng và cổng thanh toán trung gian.Mứcđộ kết nối cũng như phối hợp chia sẻ nguồn lực giữa các ngân hàng trong khi phát triển mạng lưới ATM còn rất thấp
An ninh, an toàn trong TMĐT: Nhiều vụ lừa đảo, vi phạm liên quan đến TMĐT Việc xử
lý những vi phạm trên mạng chưa thực sự nghiêm minh, các vụ tấn công điển hình
Lượng tiền giao dịch:
Lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán Một số phương thức thanh toán mới như thanh toán qua điện thoại di động cũng bắt đầu xuất hiện trong năm 2006
Chi phí đầu tư:
50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết
đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử Tuy nhiên, tỷ
lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức 23%
Tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử:
10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử