Xét doanh thu

Một phần của tài liệu Đề án quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử (Trang 27)

2. Thực trạng về tình hình thanh toán điện tử hiện nay

2.1.2Xét doanh thu

Cơ cấu doanh thu từ TMĐT :

Doanh nghiệp thu được từ thương mại điện tử (TMĐT) cũng có chiều tích cực. 35,6% doanh nghiệp có doanh thu từ TMDT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh thu từ TMDT chiếm trên 15% trong tổng

doanh thu của mình (số liệu năm 2008)

Khi so sánh số liệu các năm trước thì có thể thấy rằng TMDT ngày càng góp phần nhiều trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu TMDT chiếm trên 15% trong tổng doanh thu năm 2008 tăng 4% so với năm 2007 và mức doanh thu từ TMDT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu năm 2008 đã giảm 9% so với năm 2007, và đây là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.

Chuyển biến trong việc áp dụng thanh toán điện tử vào TMĐT :

Hình Cơ cấu doanh thu từ TMDT năm 2008

Hình Chuyển biến doanh thu từ TMDT qua các năm

Những con số này cho thấy nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực TMDT của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp chức năng TTDT vào Website của mình.

Hình thức nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp từ 2006-2008

Hình thức đặt hàng của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi, các hình thức đặt hàng qua thư điện tử, fax hoặc điện thoại ngày càng tăng cụ thể năm 2008 hình thức đặt hàng qua thư điện tử tăng 5% và đặt hàng qua fax tăng 15,5%, đặt hàng qua điện thoại tăng 15% so với năm 2007.

Phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng :

Các phương thức thanh toán được sử dụng trong năm 2008 vẫn chủ yếu là tiền mặt chiếm 74,1% và chuyển khoản qua ngân hàng là 74,8%. Hình thức thanh toán trực tuyến năm 2008 chiếm 3,5% giảm 18,6 % so với năm 2007.

Tương quan giữa doanh thu từ B2B và B2C :

Tương quan giữa doanh thu B2B và B2C

Các hình thức TMDT tại Việt Nam chủ yếu vẫn là B2B, còn B2C tại Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là rao vặt. Doanh thu bằng hình thức B2B chiếm 67% tổng doanh thu TMDT, còn hình thức B2C chỉ chiếm 33%. Cần tạo ra các hành lang pháp lý và phương tiện thanh toán hữu hiệu để tăng tỷ trọng doanh thu từ hình thức B2C trong tổng doanh thu TMDT thì mới có thể khẳng định được nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hiện đại.

2.1.3. Xét về thời gian và chi phí :

Số liệu thống kê của Vụ TMDT và CNTT - Bộ Công Thương: Nhờ có TMDT, thời gian và chi phí giao dịch của mỗi doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Ước tính, thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch

qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua bưu điện.

Chưa kể, thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời, việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

Thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2006-2008 :

Đến hết năm 2008 có 39 tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7,051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24,000 chiếc. Hệ thống thanh toán của liên minh thẻ lớn nhất cả nước là Banknetvn -

Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối lưu thông. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMDT.

Theo thống kê tại Việt Nam trong năm 2008 thì chỉ có 20% dân số có thẻ ghi nợ và 1% dân số có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Cụ thể: thẻ nội địa: 11,827,246 chiếc; tăng 31,13% so với năm 2007 (9,019,067 chiếc); thẻ quốc tế: 1,311,843 chiếc; tăng 145,69% so với năm 2007 (533,933 chiếc). Và trong vòng 3 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng của thẻ thanh toán là 381% (năm 2008 so với năm 2005), đây là con số mang nhiều ý nghĩa về một thị trường nhiều tiềm năng của Việt Nam.

Quy mô thẻ nội địa và thẻ quốc tế tại Việt Nam

2.2. Giai đoạn từ 2009 – đến nay :

Có thể dễ dàng nhận thấy thanh toán bằng tiền mặt hiện nay vẫn rất phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Theo những con số thống kê chính thức, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt một số năm: 2004: 20,35%; 2005: 19,01%; 2006: 17,2; 2008: 14,6. Việc thanh toán qua thẻ là rất thuận lợi: nhỏ gọn, thanh toán đơn giản, dễ dàng ở nhiều nơi, linh hoạt trong chi tiêu,

tương đối an toàn, phương thức thanh toán chuyên nghiệp, hiện đại với công nghệ thông minh và nhiều tính năng ưu việt khác nữa. Với những tính năng nổi trổi như vậy, tuy nhiên, ở VN loại hình thanh toán này lại ít phổ biến, các ngân hàng mỗi năm đều tung ra hàng nghìn thẻ nhưng chủ yếu là thẻ ATM, phát hành dưới hình thức liên kết giữa ngân hàng với các công ty để trả lương hay với các trường đào tạo phục vụ việc rút tiền mặt là chính, suy cho cùng vẫn là các giao dịch liên quan đến tiền mặt. Điều đáng buồn là khi các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt lên tới 90% thì ở VN con số này chỉ là 1/5, chúng ta thừa giao dịch rút tiền mặt nhưng lại thiếu những giao dịch chuyển khoản hay thanh toán bằng thẻ, rút tiền thì hầu hết ai cũng biết nhưng những tính năng thông minh khác của tấm thẻ lại rơi vào tình trạng bị thờ ơ. Người dân mang tâm lý sẵn sàng xếp hàng trước cây ATM để rút tiền thay vì dùng dịch vụ POS ( cà thẻ để trả tiền).

3. Những nguyên nhân làm cho thanh toán điện tử chưa thực sự phát triển.

Mặc dù các ngân hàng đang đẩy mạnh cung ứng nhiều loại hình thanh toán điện tử nhằm khuyến khích người dân không sử dụng tiền mặt, nhưng khách hàng vẫn tỏ ra khá thờ ơ với dịch vụ này.

Việt Nam đang phổ biến các hình thức thanh toán điện tử như, trên internet qua tài khoản mở tại ngân hàng, qua điện thoại di động... Thông qua việc thanh toán online,

người dùng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… Thế nhưng, hiện nay nhiều người vẫn ít quan tâm đến loại hình này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả khảo sát về tài chính cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 vừa được công ty Nielsen công bố, mặc dù nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam với các loại thẻ tín dụng đã tăng mạnh trong năm năm qua, nhưng mới chỉ 1% sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại này. Số liệu khảo sát cho thấy, 36% người tham gia khảo sát nói không dùng thẻ tín dụng vì chưa có nhu cầu, 19% thiếu thông tin, 18% thủ tục bất tiện, phức tạp và 7% là do áp phí cao

.

3.1. Cơ sở hạ tầng :

Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong nước còn yếu kém. Tại Việt Nam rất ít các siêu thị, cửa hàng… chấp nhận thanh toán bằng thẻ, thậm chí ở những thành phố lớn, số lượng nhà hàng, cửa hàng thanh toán bằng thẻ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cần phải nói thêm, cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngân hàng TM ở VN hiện nay còn thiếu đồng bộ và chưa có hệ thống kỹ thuật từ hội sở chính xuống các chi nhánh. Sự thiếu đồng bộ là khó khăn lớn khi các NH liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới dẫn đến tình trạng người dân có muốn dùng thẻ nhưng khi đi mua săm thì lại không thể dùng thẻ ở nhiều nơi.

Về vấn đề thu nhập và thói quen của người dân, nước ta có thu nhập trung bình là không cao và có thể không ổn định. Ở các nước phát triển trên thế giới, dân cư có thu nhập cao và ổn định do đó số dư trên tài khoản thanh toán là ổn định và khá lớn, số tiền này có thể coi như là một nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng số vốn đó để kinh doanh, nên khi người sử dụng thanh toán chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ. Ở Việt Nam, thu nhập của đại bộ phận người dân không thể tạo niềm tin cho ngân hàng nếu như ngân hàng cung cấp thẻ tin dụng, ngân hàng sẽ không muốn cho vay vì có khả năng KH không trả được nợ. Bên cạnh đó thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các phương thức thanh toán trên.

3.3. Hệ thống pháp lí và bảo mật :

Còn thiếu hệ thống văn bản pháp lí, sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện nước… với ngân hàng. Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng….nhưng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

Tình trạng gian lận trong thanh toán điện tử còn diễn biến phức tạp trước sự phát triển của công nghệ thông tin.

Một số các nguyên nhân khác như tâm lý người dân ngại tiếp cận với công nghệ mới, ngại công khai hóa thu nhập, sử dụng tiền mặt với mục đích không minh bạch…

Phần III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

1. Thời cơ và thách thức của Thanh toán điện tử (TTĐT):

1.1. Thời cơ của TTĐT :

Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến (TTTT) trong thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm tuy không mới nhưng chưa phổ biến do nhiều yếu tố : thói quen người dùng, hệ thống cơ sở hạ tầng…. Tại một diễn đàn về TMĐT được tổ chức tại Hà Nội tháng 3 vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, thời cơ cho TTTT đã chín muồi.

- Hạ tầng, chính sách đã sẵn sàng

Nói đến TTTT người ta hay nhắc đến cơ sở hạ tầng vì đối với TTTT, Internet và viễn thông được ví như huyết mạch giao thông của một quốc gia. Với năng lực và thực tế triển khai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian qua có thể nói, hạ tầng Internet và viễn thông ở Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của TTTT. Hiện cáp ADSL đã được kết nối đến tận các xã; các công ty viễn thông di động cũng đã phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành, thậm chí ra cả đảo xa. Một số công nghệ cao như Wimax, 3G đang được các công ty Internet, viễn thông thử nghiệm và sẽ đưa vào khai thác trong tương lai gần. Không những thế, với tỷ lệ thuê bao Internet và viễn thông lớn như hiện nay (48 thuê bao ĐTDĐ/100 dân và 24 thuê bao Internet/100 dân), Việt Nam là một thị trường TTTT hấp dẫn.

Về chính sách, TTTT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng thể hiện qua Nghị Định 92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số và dịch vụ chữ ký số, Internet… Bộ TTTT còn thành lập 2 tổ chức là trung tâm Chứng Thực Số Quốc Gia và trung tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắc phục các sự cố. Bắt kịp thời cơ của TMĐT, rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ (DV) TTTT ra đời như Paynet, Payoo, MobiVi, Vietpay, Onepay… Ngay cả các ngân hàng cũng tham gia vào thị trường này với nhiều DV TT qua Internet, qua ĐTDĐ. Tập đoàn TT hàng đầu thế giới Master Card mới đây cũng đã ký hợp tác với liên minh thẻ Smartlink, cho ra đời Cổng TT Smartlink - Master Card cho phép các chủ thẻ nội địa của các ngân hàng thành viên Smartlink thực hiện TTTT với các website bán hàng bằng các loại thẻ quốc tế thông dụng như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club.

Những tín hiệu trên cho thấy sự hấp dẫn của thị trường TTTT. Tuy nhiên, để TTTT thực sự không còn là rào cản của TMĐT thì vẫn còn nhiều việc cần tháo gỡ.

- Xu hướng thanh toán di động

Theo báo cáo của Frost & Sullivan thì doanh thu DV thương mại di động toàn cầu năm 2008 đạt mức 60 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2007. Dự báo đến năm 2009 doanh thu thương mại di động sẽ đạt mức 80 tỷ USD, trong đó riêng khu vực châu Á chiếm 1/3. TTTT gồm nhiều hình thức như: TT qua thẻ, Internet, điện thoại di động (ĐTDĐ), tại các

POS (Points of Sale - điểm bán lẻ)… Trong đó, TT trên ĐTDĐ là hình thức khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Đây cũng là xu hướng đang hình thành tại Việt Nam. Trong khi ở các nước phát triển, người dân đã quen với thẻ tín dụng thì ở Việt Nam, rất ít người dân có thẻ tín dụng (phân biệt với thẻ ATM). Trong khi đó, số lượng người sử dụng ĐTDĐ ở Việt Nam rất cao (hơn 40 triệu thuê bao, chiếm 45% dân số). Thêm vào đó, ĐTDĐ ngày càng có nhiều tính năng. Đây là lý do để nhiều nhà cung cấp DV TTTT nhắm đến thị trường này.

Ngoài các lý do về thói quen tiêu dùng và tiềm năng của thị trường TT qua ĐTDĐ ở Việt Nam thì xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới hiện nay cũng đang chuyển từ e-

commerce (TMĐT) sang m-commerce (thương mại trên ĐTDĐ). Nhiều nhà cung cấp DV viễn thông trong nước cũng đang chạy đua để phát triển ĐTDĐ thành phương tiện TT mới.

Ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Viettel cho biết: DV TT di động được dự báo sẽ trở thành phương thức TT chính trong tương lai. Và ông Trung lý giải: Điều này do tính phổ cập của DV; tính di động và khả năng kết nối ở mọi lúc mọi nơi; khả năng kết nối dễ dàng và dễ kiểm chứng với các hệ thống ngân hàng với các hệ thống thanh toán khác.

Ngoài ra, giải pháp TT qua di động có tính khả thi cao do chi phí cho việc triển khai thấp và tính bảo mật cao khi ứng dụng nhiều công nghệ mới như USSD, DSTK.

1.2 Thách thức của TTĐT :

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các giao dịch trực tuyến hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc mua thẻ trả trước cho tài khoản di động, TT tiền điện, nước hàng tháng. Để mở đường cho DV TTTT, mạng di động Viettel, MobiFone đã triển khai DV TT cước trả sau bằng thẻ trả trước, DV chuyển tiền giữa các thuê bao di động, DV mua thẻ trả trước qua điện thoại… Mạng Viettel cũng đang phối hợp với Smartlink để nghiên cứu và thử nghiệm DV TT trên điện thoại di động hướng đến việc cung cấp DV cho đối tượng khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng. Đây là nhận định chung của nhiều website bán hàng qua mạng.

Ông Phùng Minh Bảo, giám đốc điều hành website Vietco cho biết trang web này đã áp dụng khá nhiều hình thức TTTT như thu tiền qua SMS, ví điện tử Payoo… nhưng cho đến giờ vẫn chủ yếu là nơi cung cấp thông tin cho khách hàng tham khảo, số lượng giao dịch có TT trực tuyến chiếm tỉ lệ rất thấp. Hay như công ty cổ phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Chọn và Mua hiện đang hầu như áp dụng tất cả các hình thức TTTT có ở Việt Nam nhưng “vướng mắc lớn nhất của TMĐT ở Việt Nam là khâu thanh toán”.

Tuy có rất nhiều công ty TTTT ra đời nhưng DV này vẫn chưa phát triển được do thủ tục kết nối ngân hàng quá phiền phức. Hiện có rất ít ngân hàng chấp nhận để các công ty TTTT kết nối để nạp tiền hoặc rút tiền từ các giao dịch online.

Bên cạnh đó, nhiều website bán hàng qua mạng đưa ra các thủ tục nộp vào tài khoản để TT hoặc các bước TT còn quá phức tạp. Đây cũng là lý do khiến người dùng vốn có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề án quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử (Trang 27)