Một số đề xuất giải pháp cho Thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu Đề án quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử (Trang 40 - 45)

2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước :

2.1.1. Đẩy mạnh các hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tư nói chung và thanh toán điện tư nói riêng :

Có các biện pháp vận động, khuyến khích…trước hết là các cán bộ, công chức sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ ( như thanh toán qua POS, chuyển khoản, tín dụng…) để hình thành dần thói quen thanh toán ít dùng tiền mặt trong dân chúng. NH nên tuyên truyền dưới nhiều hình thức như tờ rơi, cáo chí, diễn đàn…để khách hàng tiềm năng thấy được những lợi ích của thanh toán qua thẻ. Mở rộng hình thức trả tiền qua tài khoản cho cán bộ, công chức… Nhà nước cần có các biện pháp đẩy mạnh sử dụng thanh toán điện tử để thanh toán hóa đơn định kỳ, thường xuyên như hóa đơn tiền nước, tiền điện…

2.1.2. Phát triển các công nghệ hỗ trợ thanh toán điện tư trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài :

Tăng cường hiện đại hóa và đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh toán theo hướng tự động hóa, tăng tốc đọ xử lí giao dịch, bảo đảm dễ dàng kế nối với các hệ thống ứng dụng khác. Thực hiện kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.. Ngoài ra, nên thu hút sự hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, cần ưu tiên nguồn kinh phí cho việc phát triển công nghệ. Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho thanh toán điện tư :

Hoàn thiện, đồng bộ hóa môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán địen tử, tạo một hành lang pháp lí thật sự vững chắc, đủ cơ sở đẻ làm nền tảng để phát triển thanh toán điện tử nói chung và thanh toán qua thẻ nói riêng, thực hiện thông qua bổ sung Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dung, hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan đến các phương tiện, hình thức thanh toán hiện đại để tạo tính ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ

thống. Khung pháp lí cần rõ ràng minh bạch, tăng cường sự giám sát của NHNN đối với hệ thống ngân hàng.

Hoàn thiện và đồng bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý, giám sát và định hướng cho các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, các tổ chức không phải ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán; nghiên cứu xây dựng, ban hành chuẩn riêng về thẻ thanh toán hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật, an toàn dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam; và xây dựng chính sách phí hợp lý đối với giao dịch thanh toán thẻ thông qua các mức phí giao dịch ATM, POS, chuyển mạch thẻ...

2.1.4 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế :

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán điện tử: tăng cường thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế; Ưu tiên nguồn kinh phí cho việc phát triển công nghệ, đạo tạo cán bộ trong lĩnh vực thanh toán điện tử; Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm về thanh toán điện tử của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

2.2 Đối với các tổ chức kinh doanh :

2.2.1. Với các Ngân Hàng :

Nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tạo niềm tin cho người sử dụng, chất lượng dịch vụ Ngân Hàng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen dung ftiền của người dân. Nhà nước có biện pháp yêu cầu và giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên duy trì, chất lượng hóa các dịch vụ cung cấp. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trong giao dịch thẻ…làm tôt công tác chăm sóc khách hàng như hướng dẫn sử dụng thẻ, xử lí vướng mắc, khiếu nại…; có biện pháp hỗ trợ lắp đạt các máy thanh toán tại nơi có nhu cầu… trở ngại lớn nhất đối với thanh toán trực tuyến hiện nay là tâm lý e ngại, thiếu tin tưởng của người sử dụng. Giả sử có trang web tích hợp phương tiện thanh toán trực tuyến thì người tiêu dùng cũng chưa chắc đã dám nhập mã thẻ tín dụng vào trang web đó để mua hàng.

Thanh toán trực tuyến chưa phát triển chủ yếu là do hạ tầng thanh toán chung của hệ thống các ngân hàng chưa được hoàn thiện. “Để giao dịch trực tuyến trở nên phổ biến, các ngân hàng đều phải có hệ thống Internet Banking, Mobile Banking. Việt Nam có khoảng 40 ngân hàng nhưng mới có mươi ngân hàng cung cấp các dịch vụ này, Tiếp tục đầu tư, phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán điện tử:

2.2.2. Với các Doanh nghiệp :

Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao tính bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử để người tiêu dùng tin tưởng. Xây dựng, hoàn thành và đưa vào vận hành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, bảo đảm tiến độ quy định, qua đó tạo nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thanh toán thẻ, đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ và làm cơ sở cho việc phát triển thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán hiện đại.

oĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ, nhất là tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch,...; mở rộng kết nối hệ thống POS giữa các TCCUDVTT để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; tăng cường lắp đặt ATM tại nơi điều kiện cho phép và có nhu cầu.

oTăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để phát triển những phương thức thanh toán điện tử mới. Nhà nước có chính sách ưu đãi về vốn vay đối với các doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc phát triển các phương thức thanh toán điện tử mới; các NHTM đẩy mạnh phát triển công nghệ, phần mềm tương thích để phát triển các phương thức thanh toán mới.

2.2.3. Phối hợp và chủ động góp ý các chính sách và pháp luật, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thanh toán điện tư :

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp tăng cường đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến thanh toán điện tử. Đẩy mạnh công tác giám sát, đảm bảo an toàn, thông suốt, hiệu quả hệ thống ATM, POS, hệ thống chuyển mạch thẻ. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý

các tội phạm liên quan tới việc sử dụng dịch vụ, phương thức thanh toán thẻ, ATM, POS, các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Kết hợp một số các giải pháp khác…

Với một ngành non trẻ như Ngân hàng đòi hỏi phải có quá trình lâu dài, nỗ lực của nhiều phía, các tổ chức, đơn vị , cá nhân để đạt được những mục tiêu trên. Việt Nam đã gia nhập WTO, đã vượt qua đại khủng hoảng kinh tế và đang bước vào thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI, hi vọng NHVN sẽ có một hệ thống thanh toán hoàn thiện và sẽ cùng khởi sắc với nền kinh tế đất nước.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc xây dựng hệ thống bán lẻ trong thương mại điện tử qua hình thức thanh toán điện tử thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định trong. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng ta đã có được cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về vấn đề thanh toán điện tử, từ những lợi ích mà nó mang lại, những rủi ro có khả năng xảy ra, đến các bước thực hiện trong một quy trình thanh toán điện tử,…từ đó khẳng định một điều rằng, thanh toán điện tử một trong những điều kiện cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử.

Trên cơ sở phân tích các số liệu điều tra và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam, có thể rút ra được nhiều kết luận lớn. Đó là chúng ta chỉ mới phần nào đáp ứng được các điều kiện để phát triển thanh toán điện tử, còn rất nhiều các vấn đề còn tồn tại như hạ tầng kỹ thuật của xã hội chưa đạt được trình độ cao, cơ sở pháp lý của thanh toán điện tử chưa được thiết lập một cách đồng bộ,….

Như vậy, muốn hoàn thiện được hệ thống các dịch vụ thanh toán điện tử để từ đó phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, chúng ta còn rất nhiều điều cần phải rút kinh nghiệm và giải quyết. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và sự cố gắng hơn nữa của rất nhiều đối tượng, không chỉ các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mà còn đòi hỏi sự hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh và người dân. Phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm về việc sử dụng và hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử sẽ góp phần vào sự phát triển của thương mại điện từ Việt Nam nói riêng và bắt kịp với xu thế thương mại điện tử trên Thế giới nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Thương mại điện tử

2. Electronic Commerce: A Managerial Perspective 2008

Chapter 12 Electronic Payment Systems

3. Online payment systems r e-commerce

http://www.oecd.org/dataoecd/37/19/36736056.pdf

4. Website Diễn đàn Thương mại Điện tử Việt Nam

www.diendantmdt.com

5. Website Thanh Toán

http://www.thanhtoan.com/thuong-mai-dien-tu.html

6. Website Báo điện tử Việt Báo

vietbao.vn

7. Website Cộng đồng sách điện tử

Một phần của tài liệu Đề án quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w