1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu về báo lá cải

47 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

nghiên cứu về báo lá cải

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM Khoa Báo chí & Truyền thông BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG “BÁO LÁ CẢI” ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh Sinh viên: 1. Phan Bảo Ngọc - 1356030074 2. Nguyễn Thị Mỹ Nương - 1356030086 3. Trịnh Thị Kiều Oanh – 1356030088 4. Đinh Ngọc Quỳnh - 1356030098 5. Hoàng Thị Hoài Thương – 1356030126 6. Hồ Thị Uyên Trinh - 1356030183 TPHCM 2014 MỤC LỤC A. Mở đầu………………………………………… ……………………….3 1. Lý do chọn đề tài………………………………… …………………3 2. Tổng quan đề tài………………………………………….…………….4 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………….…………….17 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….………17 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………….…… 17 6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………… 18 7. Phương pháp nghiên cứu………………………………….………… 18 8. Cái mới của đề tài………………………………….………………… 18 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………18 B. Nội dung…………………………………………………… ………….20 Chương 1: Những vấn đề về “báo lá cải”… ……………………………20 Chương 2: Kết quả khảo sát thực tế………………………………………29 Chương 3: Kết luận và kiến nghị……………………………………… 37 C. Kết luận………………………………………………………………… 40 D.Phụ lục………………… …………………………………….…………42 E. Danh mục các tài liệu tham khảo……………………………………… 46 2 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin hằng ngày của người dân một cách chính xác và khách quan nhất, là một trong những kênh truyền, kênh thông tin tạo nên dư luận xã hội hết sức mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến công chúng. Theo con số thống kê, Việt Nam có hơn 800 báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình và hàng trăm trang báo, trang tin điện tử. Tuy nhiên có một thực tế là trong những năm gần đây, xu hướng “báo lá cải” ngày càng phổ biến, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống báo chí với những trào lưu đăng bài theo kiểu giật tít, câu view. “Cái oái oăm là những tin tức nghiêm túc mà một công dân cần biết lại thường “cứng” và “khó nhai”, đòi hỏi một bề dày giáo dục và năng lực tư duy mà không phải ai cũng có. Trong khi đó, loại tin tức “mềm”, có tính giải trí, tầm phào hay những chuyện đánh vào ngóc ngách sự tò mò - kể cả những sự tò mò bệnh hoạn - lại là những thứ người ta “muốn” nhất.” (nguồn: Tuổi Trẻ Online) “Có cầu thì mới có cung”, đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các tờ “báo lá cải” ngày càng phổ biến, vô hình chung chính người dân đã tiếp tay cho sự phát triển của những tờ báo này, đặc biệt nhóm người đọc và tìm kiếm những tờ “báo lá cải” lại tập trung vào giới trẻ, trong đó sinh viên chiếm số đông. Nội dung trên “báo lá cải” hầu như không có giá trị về thông tin, bàn chuyện hậu trường showbiz, tán chuyện riêng tư của người nổi tiếng, một số bài thiếu tính lành mạnh, vi phạm thuần phong mĩ tục, làm cho các bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi là những sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã chọn đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của “báo lá cải” đối với sinh viên trong trường. 3 Đề tài này giúp cho sinh viên khoa Báo chí có được cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng “báo lá cải” hiện nay. Đồng thời cho phép sinh viên trong trường được bày tỏ quan điểm ý kiến cá nhân về vấn đề này. 2. Tổng quan đề tài: Xu hướng “báo lá cải” là một hiện tượng của đời sống báo chí được nhiều người biết tới và quan tâm. Trước đó rất ít người đề cập đến “báo lá cải” ở Việt Nam. Cho đến cuối tháng 5/2012, hai tờ báo lớn tại miền Nam là Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP.HCM đã đồng loạt đăng bài lên tiếng về “báo lá cải” và kêu gọi siết chặt quản lý. Ngay sau đó, báo Đời sống & Pháp luật, khi bị Sài Gòn Giải Phóng gọi là “trồng cải” đã phản kích lại với ngôn ngữ nặng nề. Sự kiện này đã làm dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề ‘báo lá cải’ ở Việt Nam. Vì vậy trong một thời gian dài, trên các trang thông tin điện tử, các diễn đàn cũng như các trang mạng xã hội đã có những tranh cãi không ít về vấn đề này, tuy nhiên chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu hoàn chỉnh và chuyên sâu về nó. Tài liệu mà chúng tôi tham khảo là những bài báo, bài viết, bài bình luận trên các trang báo, trang thông tin điện tử. Những tài liệu được trích dẫn dưới đây có liên quan trực tiếp đến “báo lá cải” và ảnh hưởng của nó. Còn một số tài liệu về đạo đức nghề nghiệp hay cách câu view, sự tranh chấp giữa “báo lá cải” và báo chính thống chúng tôi sẽ không đề cập đến. 2.1 Tin tức chính thống: từ “cậu ấm” thành “trẻ lạc loài” do Khánh Duy phân tích trong cuốn Losing the News của tác giả Alex S.Jones, đăng trên Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vietnamnet.vn) ngày 13/12/2009. ⑴ Trong tác phẩm Losing the News, Alex S. Jones cho rằng tin tức chính thống làm nên sức mạnh cho báo chí, nhưng báo chí lại bị mắc kẹt giữa vai trò ⑴ Xem Khánh Duy/Tin chính thống: từ “cậu ấm” thành “trẻ lạc loài”/ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/sach-hay-nen-doc/2009-12-09-tin-tuc-chinh-thong- tu-cau-am-thanh-tre-lac-loai-/Ngày 13/12/2009. 4 xã hội và nhiệm vụ kinh doanh. Tin chính thống, mang nhiều giá trị ngày càng bị lấn lướt và khuynh loát bởi tin ít giá trị, chỉ mang tính giải trí. “Đẩy vấn đề sâu hơn, Alex tiếp tục dẫn người đọc vào thế giới của báo chí, nơi không chỉ tin chính thống bị thách thức, mà ngay cả tự do ngôn luận, sự khách quan, đạo đức báo chí cũng đang ở trong trạng thái mong manh dễ vỡ.” 2.2 Báo chí hiện đại ngày càng lá cải do Hoàng Thư trích dẫn và biên dịch từ chương 2, “Media and Democracy” (Truyền thông và dân chủ) trong cuốn “Losing the News” (sự suy thoái của tin tức) của tác giả Alex S. Jones và đăng trên Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vietnamnet.vn) ngày 19/12/2009. Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman định nghĩa “báo lá cải là loại báo chí đặt lợi nhuận lên làm ưu tiên hàng đầu”, và sự vui nhộn, tính giải trí ở vị trí thứ hai. Đứng hàng thứ ba, ở cách đó khá xa, là ảnh hưởng của tờ báo lên chính sách công. 1 Alex S. Jones tin rằng khi báo chí lá cải lên ngôi, báo chí truyền thống sẽ thất thế. Vì những tin tức chính trị thường nhàm chán, người ta sẽ lựa chọn tin tức nào thú vị hơn. Khi đó, thay vì lựa chọn tin tức để viết dựa vào tầm quan trọng, thì nhà báo lại dựa vào sự thú vị của tin đó. Đó chính là cách làm của “báo lá cải”. “Các tòa soạn báo chí truyền thống dần biến thành tòa soạn tin lá cải, và điều này đang diễn ra ra ở tốc độ nhanh chóng mặt”. Và những nguyên tắc làm báo truyền thống giờ đây đang bị đe dọa vứt bỏ để cứu lấy tài sản của lực lương sở hữu báo chí. ⑵ Alex S. Jones đã có cái nhìn khá toàn diện về tình hình báo chí nước Mỹ, khi mà ranh giới mỏng manh đang đẩy tin tức báo chí truyền thống biến 1 Xem Hoàng Thư/Báo chí hiện đại ngày càng lá cải kì 1/ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-12-18-bao-chi-hien-dai-ngay-cang-la-cai-ky-1-/ Ngày 19/12/2009. ⑵ Xem Hoàng Thư/Báo chí hiện đại ngày càng lá cải kì 2/ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-12-18-bao-chi-hien-dai-ngay-cang-la-cai-ky-2-/ Ngày 19/12/2009 ⑵ 5 đổi thành báo chí lá cải. Và khuynh hướng làm báo đang dần “lá cải hóa” chạy theo lợi nhuận thay vì lợi ích xã hội. Ông cũng nhìn ra được nguyên nhân dẫn đến điều trên là do kỹ thuật số, thị hiếu của độc giả và mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, báo chí Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng này và nguyên nhân thì không chỉ có những điều mà Alex S. Jones đã đề cập. 2.3 “Lá cải sạch” & "lá cải bẩn” của Minh Phong đăng trên Thanh Niên Online (thanhnien.com.vn) ngày 26/4/2010. ⑴ Bài báo nêu một số định nghĩa về “báo lá cải” ở Việt Nam và cả phương Tây. “‘Báo lá cải’ theo người Việt Nam là một danh từ chỉ những tờ báo có nội dung nhảm nhí, giật gân, phóng đại mọi chuyện, ngồi lê đôi mách, khai thác chuyện đời tư và scandal của các nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích câu khách”. “Còn những ‘báo lá cải’ thật sự? Có thể kể đến tên các tờ báo rất nổi như The Sun, Daily Star, Daily Mirror, Daily Sport, Daily Mail, Daily Express, News of the World ở Anh hay Bild ở Đức, Kronen Zeitung ở Áo”. “Báo lá cải” là “ vua đầu bếp” trong cách xài thông tin và tinh chế ngôn ngữ. Minh Phong đã nhìn ra được xu hướng làm “báo lá cải” nhưng vẫn chưa nói gì về hiện tượng này ở Việt Nam. Ở nước ta vào thời gian này đã có những bài báo kiểu “lá cải”, sai sự thật, khai thác đời tư… nhưng không được quản lý và chưa có một tiếng nói nào đủ ảnh hưởng lên tiếng phản ánh cả, dù những bài báo đã này mang lại rất nhiều hậu quả và tai tiếng 2.4 Thảm họa “báo lá cải” của Đường Loan đăng trên Sài Gòn Giải Phóng Onilne (sggp.org.vn) ngày 28/5/2012. ⑵ Bài báo này đã mở đầu cho hàng loạt tiếng nói của các nhà báo, tờ báo với các quan điểm giống và khác nhau. ⑴ Xem Minh Phong/ “Lá cải sạch” và “lá cải bẩn”/ http://www.thanhnien.com.vn/van- hoa-nghe-thuat/la-cai-sach-la-cai-ban-326279.html/ Ngày 26/4/2010 ⑵ Xem Đường Loan/ Thảm họa “báo lá cải”/ http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2012/5/289862/ Ngày 28/5/2012 6 Tác giả đã nêu lên thực trạng đáng buồn khi có nhiều ấn phẩm được phát hành mà nội dung thì lại sa vào “tư, tình, tội” - các đề tài khiến độc giả bị đầu độc, đồng thời lên án một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở “báo lá cải”. Bài báo cũng đưa ra lời phát biểu của ông Bùi Huy Lan, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Cục Báo chí - Bộ Thông tin – Truyền thông): “báo lá cải” đặt lợi nhuận lên làm đầu, coi kinh tế là mục đích, biến tờ báo thành công cụ kiếm tiền, thu lời; báo đã đánh mất đi chức năng thông tin, định hướng và tính chuyên nghiệp, đạo đức người làm báo cũng không còn. Qua bài viết của mình, Đường Loan đã chỉ ra được hiện trạng phát sinh “báo lá cải” hiện nay, một phần chỉ ra được tác hại của nó và sự thiếu sót trong quản lý báo chí, nhưng cái nhìn vẫn còn mang tính phiến diện, một chiều khi cho rằng “báo lá cải” chỉ chạy theo “tư, tình, tội”. 2.5 Trả lại tên cho “lá cải” của Nguyễn Hùng đăng trên BBC Tiếng Việt (bbcvietnamese.com) ngày 30/5/2012. ⑴ Nguyễn Hùng đã đưa ra một số quan niệm về “báo lá cải” như: - “Lá cải hóa là sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal" – Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard - Ông Howard Kurtz, tác giả cuốn Media Circus - The Trouble with America's Newspapers (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói: “sự “lá cải hóa” đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển” ⑴ Xem Nguyễn Hùng/ Trả lại tên cho “lá cải”/ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120530_tabloid_controversy.shtml / Ngày 30/5/2012 7 Bên cạnh đó, tác giả đã giải thích nguồn gốc của “báo lá cải”, thuật ngữ “lá cải” và chỉ ra “báo lá cải” không đồng nghĩa với sự xấu xa khi đưa ra một số vai trò của nó: - Báo lá cải cũng thúc đẩy những nét văn hóa khác với văn hóa thượng lưu và thách thức cái gọi là “bá chủ văn hóa” trong xã hội. - Báo lá cải có thể mang lại một thực tế khác với thực tế chính thống. - Nó cũng có thể kéo chính trị lại gần với công chúng và khuyến khích nhiều độc giả tham gia vào đời sống chính trị vốn thường khô khan trên báo chính ngạch. Nhìn chung, tác giả đã nói được một số khái niệm, nguồn gốc của “báo lá cải”, nhưng nguồn gốc thì chưa được chính xác lắm, vẫn gây ra thắc mắc cho người đọc. Ông đã có được cái nhìn tốt hơn khi cho rằng “báo lá cải” không hoàn toàn xấu, nhưng những ví dụ mà ông đưa ra ở trên không phù hợp với nước ta. Nguyễn Hùng cũng không đề cập đến mặt hại của “báo lá cải”, nó gây cho người đọc cảm giác như ông đang biện minh cho “báo lá cải” vậy. 2.6 Nhà báo Lý Nhân: "Báo lá cải đang vô tình cổ xúy cho tội ác” của Lê Trúc đăng trên Năng Lượng Mới (petrotimes.vn) ngày 7/6/2012. ⑴ Nhà báo Lý Nhân cho rằng “báo lá cải” là báo “xem qua rồi bỏ, là những bài báo không có gì để người đọc mở mang kiến thức hay bổ ích gì”. Ông khẳng định sự ra đời của “báo lá cải” gây ảnh hưởng đến thị trường báo chí nói chung và rất tai hại đối với văn hóa, xã hội vì “những bài báo về cướp, hiếp, giết, lừa đảo làm cho độc giả bình dân họ bắt chước theo. Những báo đó đã vô tình tuyên truyền, cổ động cho tội ác”. Có thể thấy nhà báo Lý Nhân hơi tiêu cực và chủ quan khi cho rằng “báo lá cải” không mang lại được gì mà chỉ gây hại cho xã hội. Vì không phải mọi tờ “báo lá cải”, mọi bài báo “lá cải” đều xấu, đều cổ động cho tội ác. ⑴ Xem Lê Trúc/ Nhà báo Lý Nhân: “báo lá cải đang vô tình cổ xúy cho tội ác”/http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/nha-bao-ly-nhan-bao-la-cai-dang- vo-tinh-co-xuy-cho-toi-ac_8221.html/Ngày 7/6/2012. 8 2.7 Có tồn tại báo lá cải ở Việt Nam? của Anh Vũ đăng trên Radio Australia (radioaustralia.net.au) ngày 19/6/2012. ⑴ Tác giả đưa ra một số quan điểm cho câu hỏi này. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu rằng: “Ở nước ta không có báo gọi là báo ‘lá cải’”. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ thì khẳng định: “Chúng ta chưa thể cho báo lá cải tồn tại”. Trong khi đó, Anh Đức - Giảng viên Khoa Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội lại đưa ra ý kiến hoàn toàn khác: “nền báo chí ở Việt Nam trên các văn bản của nhà nước cũng như sách vở giảng dạy ở nhà trường luôn được khẳng định là một nền báo chí cách mạng, vì thế nên không thể chấp nhận sự tồn tại của ‘báo lá cải’. Thế nhưng, trên thực tế, ‘báo lá cải’ đang tồn tại và thậm chí là tồn tại rất khỏe trên rất nhiều tờ báo ở Việt Nam”. Bài viết còn chỉ ra rằng ở Việt Nam chưa có sự phân chia rạch ròi đối tượng độc giả nên nền thông tin báo chí cũng nhập nhằng. Người đọc có thể bị vây trong đó và nếu như không thể thoát ra, về lâu dài họ sẽ bị ám ảnh bởi những câu chuyện “cướp, giết, hiếp” hết vụ án này đến vụ án nọ. Những hình ảnh đó sẽ ở lại trong đầu người đọc, khiến họ sẽ không thể nhìn nhận những câu chuyện khác ở ngoài đời, nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ rất nguy hiểm. Như vậy chẳng khác nào “tước đoạt cách nhìn về xã hội, thế giới xung quanh một cách hài hòa và bình thản hơn”. Ở bài viết này, Anh Vũ đã đưa ra một vấn đề mà lâu nay nhiều người vẫn tranh cãi đó là ở Việt Nam có “báo lá cải” hay không? Tác giả đã đưa ra những quan điểm trái chiều nên bài viết khách quan hơn. Nhưng chúng ta có thể thấy Anh Vũ đang hướng người đọc đến một đáp án là: Việt Nam có “báo lá cải”. ⑴ Xem Anh Vũ/ Có tồn tại báo lá cải ở Việt Nam?/ http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2012-06-15/c%C3%B3-t%E1%BB%93n-t %E1%BA%A1i-b%C3%A1o-l%C3%A1-c%E1%BA%A3i-%E1%BB%9F-vi%E1%BB %87t-nam/961262/ Ngày 19/6/2012. 9 2.8 Loạt bài Ma trận truyền thông đăng trên báo Phụ Nữ Thành Phố (phunuonline.com.vn) ngày 21/6/2012. - Kỳ 1: Choáng váng với báo “lá cải”của Nghi Anh và Trần Triều. ⑴ Hai tác giả đã chỉ ra hàng loạt các tờ báo chuyên đưa tin sốc, giật gân, câu khách: Đời sống và Pháp luật, Đời sống và Pháp luật tuần, Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Đang yêu, Tuổi trẻ và Đời sống, Người đưa tin, Cuộc sống, Gia đình và Cuộc sống và các trang tin điện tử như Eva.vn, 24h.com, Yahoo! với hàng loạt các bài viết về tình yêu, hôn nhân, gia đình, sex, chuyện vụ án hết sức “lá cải”. Nghi Anh và Trần Triều cũng đưa ra những hậu quả mà “báo lá cải” gây ra khi viết những nội dung “giật gân đến ngây ngô”, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. “Những nội dung mang tính giật gân, thiếu chính xác, thiếu kiểm chứng có thể gây hại cho nhiều người, thậm chí có thể làm cho ai đó tìm đến cái chết. Những nội dung “nhạy cảm” hoặc dung tục mang tính câu khách có thể làm không ít người ngộ nhận về giá trị của mình và của xã hội, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục những giá trị nhân văn lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách của các bạn trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực”. - Kỳ 2: Tràn lan cỏ dại do nhóm phóng viên PN VHVN thực hiện. ⑵ Bài viết nói về thực trạng đề tài của các trang báo mạng và báo in hiện nay là thích khai thác đời sống riêng tư, thiếu thẩm mỹ, phản cảm, nhảm nhí… Ngoài ra còn có các bài phỏng vấn với GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Phó Cục trưởng Cục báo chí của Bộ TT – TT Đặng Thị Vân Anh; Đại biểu Quốc hội, phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ; Trưởng phong quản lý báo chí – xuất bản, Sở TT – TT TP.HCM Nguyễn Văn Khanh; Nhà ⑴ Xem Nghi Anh, Trần Triều/ Kì 1: Choáng váng với báo “lá cải”/ http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/ma-tran-truyen-thong-ky-1-choang-vang- voi-bao-la-cai-/a31651.html/ Ngày 21/6/2012 ⑵ Xem nhóm phóng viên PN VHVN/ Kì 2: Trang lan cỏ dại/ http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/ma-tran-truyen-thong-ky-2-tran-lan-co- dai-/a31975.html/ Ngày 21/6/2012. 10 . tiêu cực của báo lá cải . B. NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề về báo lá cải 1.1 Báo lá cải phương Tây 1.1.1 Nguồn gốc ra đời của báo lá cải phương Tây Theo nghiên cứu của Hoàng Đình về Nguồn gốc. báo lá cải không mang lại được gì mà chỉ gây hại cho xã hội. Vì không phải mọi tờ báo lá cải , mọi bài báo lá cải đều xấu, đều cổ động cho tội ác. ⑴ Xem Lê Trúc/ Nhà báo Lý Nhân: báo lá. tin lá cải . Đặc biệt, nó đang lan rộng ra báo in. Loạt bài về báo lá cải của Tuổi Trẻ Online khai thác vấn đề khác so với báo Phụ Nữ Thành Phố. Bài viết đã nêu được nghịch lý của báo lá cải và

Ngày đăng: 27/04/2015, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w