Nghiên cứu , thuế , cải cách hệ thống thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt .4 Lời mở đầu 5 Chương I : Những vấn đề lý luận về thuế và cải cách hệ thống thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế .7 1.1- Những vấn đề lý luận về thuế 7 1.1.1- Khái niệm, bản chất và chức năng của thuế .7 1.1.1.1- Khái niệm .7 1.1.1.2- Đặc điểm 8 1.1.1.3- Bản chất 10 1.1.1.4- Chức năng .11 1.1.2- Phân loại thuế .12 1.1.3- Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế 14 1.2- Thuế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .18 1.2.1- Nội dung chính của hội nhập kinh tế quốc tế .18 1.2.2- Vai trò của thuế đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 18 1.3- Kinh nghiệm cải cách thuế ở một số nước trên thế giới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 19 1.3.1- Cải cách thuế ở Trung Quốc 20 1.3.2- Cải cách thuế ở Đài Loan .23 Cải cách thuế ở các nước ASEAN .24 1.3.3- Chương II : Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 29 2.1- Khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống thuế ở Việt Nam .29 2.1.1- Những mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của cải cách hệ thống thuế Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến nay .31 - 1 - 2.1.2- Nội dung cơ bản của cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến nay 34 2.1.2.1- Cải cách thuế bước I (thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1999) 35 2.1.2.2- Cải cách thuế bước II (thời kỳ từ năm 1999 đến nay ) 38 2.2- Thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .43 2.2.1- Các cam kết hội nhập của Việt Nam 45 2.2.2- Những kết quả đạt được và những tồn tại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới .53 2.3- Thực trạng hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 57 2.3.1- Những cơ hội và thách thức của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với lĩnh vực thuế .57 2.3.2- Nội dung cơ bản của hệ thống thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .61 2.3.3- Những kết quả đạt được của hệ thống thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 66 2.3.4- Những tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .71 2.3.4.1- Về kết cấu hệ thống các sắc thuế .71 2.3.4.2- Về nội dung của các sắc thuế .75 2.3.4.3- Về tổ chức quản lý thu thuế .86 Chương III : Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế .89 3.1- Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc hoàn thiện hệ thống thuế ở nước ta .89 3.1.1- Bối cảnh quốc tế .89 3.1.2- Bối cảnh trong nước .90 - 2 - 3.2- Một số vấn đề cần được quan tâm trong cải cách thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế .92 3.2.1- Mục tiêu, yêu cầu .92 3.2.2- Những nguyên tắc cần phải tuân thủ trong việc hoàn thiện hệ thống thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế .95 3.2.3- Những vấn đề cần tránh trong thực hiện cải cách thuế 97 3.3- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 98 3.3.1- Về kết cấu hệ thống thuế 98 3.3.2- Về nội dung các sắc thuế 99 3.3.2.1- Thuế giá trị gia tăng .99 3.3.2.2- Thuế tiêu thụ đặc biệt .103 3.3.2.3- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 105 3.3.2.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp 106 3.3.2.5- Thuế thu nhập cá nhân .107 3.3.2.6- Thuế nhà đất .110 3.3.2.7- Thuế chuyển quyền sử dụng đất .111 3.3.2.8- Thuế tài nguyên 111 3.3.2.9- Thuế đăng ký tài sản .112 3.3.2.10- Thuế bảo vệ môi trường .113 3.3.2.11- Thuế cố định .113 3.3.2.12- Thuế môn bài 114 3.3.2.13- Về phí, lệ phí 114 3.3.3- Về tổ chức quản lý thu thuế .114 3.4- Các giải pháp hỗ trợ .121 Kết luận .123 Tài liệu tham khảo .125 - 3 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu BTA : Hiệp định thương mại Việt - Mỹ CEPT : Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN e- ASEAN : Hiệp định công nghệ thông tin của ASEAN GTGT : Giá trị gia tăng HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế MFN : Nguyên tắc tối huệ quốc NK : Nhập khẩu NSNN : Ngân sách Nhà nước SEV : Hội đồng tương trợ kinh tế SDĐNN : Sử dụng đất nông nghiệp XK : Xuất khẩu TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới - 4 - LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các khu vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Trong điều kiện như vậy, một quốc gia có chính sách thuế thích hợp sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và đảm bảo độ an toàn trong quá trình hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với một nước đang phát triển ở trình độ thấp như nước ta hiện nay. Để tận dụng cơ hội và để giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó thuế là một công cụ hết sức quan trọng. Hệ thống thuế mới nước ta đã được ban hành từ năm 1990, qua một số lần sửa đổi, bổ sung đã phát huy được nhiều tác dụng trong việc bảo đảm yêu cầu tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống thuế nước ta bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nên cần được sửa đổi, bổ sung để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đang có nhiều biến đổi đa dạng và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vì vậy chọn đề tài “Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn có ý nghĩa thiết thực, thời sự, cả về lý luận và về thực tiễn. Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế và cải cách thuế của các nước trên thế giới, nghiên cứu những thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đối với lĩnh vực Thuế - Ngân sách, phân tích thực trạng chính sách thuế hiện hành trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. - 5 - Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là vấn đề chung về thuế và cải cách thuế của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đề tài chỉ đề cập sâu vào những kinh nghiệm cải cách thuế ở một số quốc gia có bối cảnh kinh tế - xã hội giống Việt Nam và thực tiễn, những ưu và nhược điểm của hệ thống thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và của một số sắc thuế quan trọng mang tính bức xúc và thời sự đang được Đảng và nhà nước quan tâm cải tiến. Luận văn sử dụng Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu và trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng một số phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, kết hợp lịch sử với logic, tổng hợp và phân tích để qua đó rút ra kết luận. Nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương : - Chương I : Những vấn đề lý luận về thuế và cải cách hệ thống thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương II : Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Chương III : Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý, lượng thứ, thông cảm và chỉ dẫn từ Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. - 6 - . về thuế và cải cách hệ thống thuế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương II : Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh. Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đề tài chỉ đề cập sâu vào những kinh nghiệm cải cách thuế ở một số quốc gia có bối cảnh kinh tế -