Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC
Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đoàn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:1 ua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán - AAC, Em đã học và tích lũy được nhiều kiến thức quí báu cho mình. Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Để có kiến thức hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhờ sự giảng dạy tận tình của quí thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế, sự hướng dẫn tận tâm của cô Đoàn Thị Ngọc Trai và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại AAC Xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế. Cô Đoàn Thị Ngọc Trai. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Ông: Phan Xuân Vạn ( Tổng Giám đốc). Ông: Nguyễn Trọng Hiếu (Phó tổng giám đốc). Ông: Lê Khắc Minh (Phó tổng giám đốc). Cùng tất cả anh chị trong công ty đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau cùng Em kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế cùng các anh chị trong công ty AAC dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Q Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………………4 Phần I . 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 I.Tổng quan về thủ tục phân tích . 5 1.Khái niệm, ý nghóa và vai trò của thủ tục phân tích . 5 1.1 Khái niệm . 5 1.2 Ý nghóa . 5 1.3 Vai trò của thủ tục phân tích 6 2.Các phương pháp phân tích . 7 2.1 Phân tích tính hợp lý . 7 2.2 Phân tích xu hướng 8 2.3 Phân tích tỷ suất . 9 3. Các phương pháp so sánh . 11 3.1 So sánh số liệu đơn vò với số liệu bình quân ngành . 11 3.2 So sánh số liệu đơn vò năm nay với năm trước 12 3.3 So sánh số liệu thực tế với kế hoạch . 13 3.4 So sánh ước tính của kiểm toán viên với số liệu đơn vò . 13 4. Tiến trình thực hiện thủ tục phân tích 14 5. Mức độ tin cậy của thủ tục phân tích 17 II. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 18 1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán . 18 2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 19 3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể 21 III. Các yếu tố tác động khi sử dụng thủ tục phân tích . 21 1. nh hưởng của việc lựa chọn phương pháp phân tích . 21 2. Mức trọng yếu của khoản mục 22 3. Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 22 4. Mức độ thỏa mãn mục tiêu kiểm toán 23 5. Độ tin cậy của dữ liệu dùng phân tích . 23 6. Lựa chọn dữ liệu và cách thức xử lý 24 7. Tác động từ việc sử dụng phần mềm máy vi tính của kiểm toán viên . 25 Phần 2 26 THỰC TẾ ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AAC . 26 I. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 26 1. Giới thiệu chung 26 2. Lòch sử hình thành và phát triển . 27 3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động 28 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 28 Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:3 4.1.1 Cơ cấu tổ chức 28 4.1.2. Đội ngũ nhân viên . 29 5. Các dòch vụ công ty cung cấp . 30 II. Khảo sát thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vò khách hàng do AAC thực hiện 31 1. Giai đoạn lập kế hoạch . 31 1.1 Phương pháp phân tích theo hướng dẫn của công ty 31 1.2 Minh họa thông qua hồ sơ kiểm toán khách hàng A&B 31 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 34 2.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền . 34 2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán . 39 2.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán chi phí hoạt động . 42 Phần 3 44 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG DO AAC THỰC HIỆN 44 I.Nhận xét về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC đơn vò khách hàng do AAC thực hiện . 44 1.Ưu điểm . 44 2.Hạn chế . 45 2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch . 45 2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 46 2.3 Trong giai đoạn soát xét tổng thể 47 II. Một số đề xuất nhằm nâng cao việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại đơn vò khách hàng do AAC thực hiện 47 1. Một số đề xuất chung 47 2. Đề xuất về các thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch . 50 2.1 Tiến hành thêm phân tích tỷ suất trong giai đoạn này 50 2.2 Chú trọng đến cả các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ 53 3. Các đề xuất cho giai đoạn thực hiện kiểm toán . 54 3.1 Bổ sung thêm thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục tài sản cố đònh, chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế . 54 3.2 Tiến hành các thủ tục phân tích theo như trong chương trình kiểm toán quy đònh . 58 3.3 Sắp xếp lại trình tự thực hiện kiểm toán ở một số khoản mục . 61 3.4 Tìm kiếm thêm bằng chứng để xác minh lời giải thích của khách hàng về sự không hợp lý của khoản mục nào đó . 63 4. Thực hiện thủ tục phân tích cho giai đoạn soát xét tổng thể 66 LỜI KẾT……………………………………………………………………………………………………………………………… 69 Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đoàn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:4 oà trong xu thế hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán ngày càng xuất hiện nhiều hơn tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, một sân chơi lành mạnh để các công ty kiểm toán cùng các kiểm toán viên chân chính khẳng định mình. Họ không những phải nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chi phí và chất lượng dịch vụ cung ứng cũng đặt ra cho họ nhiều trăn trở.Với ưu thế thời gian thực hiện ít, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý chung cho toàn báo cáo tài chính thì việc nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán được xem là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đó. Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 “Quy trình phân tích” ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho kiểm toán viên Việt Nam mạnh dạn áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán của mình. Nhận thức được vai trò quan trọng của thủ tục phân tích trong trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, trên cơ sở những kiến thức trang bị trong nhà trường và kiến thức thực tế thu nhận được sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán – AAC em đã hoàn thành đề tài: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Bài viết gồm ba phần: Phần I : Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần II: Thực tế áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AAC Phần III: Một số ý kiến nhằm nâng cao việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vị khách hàng do AAC thực hiện. H Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:5 Phần I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I.Tổng quan về thủ tục phân tích 1.Khái niệm, ý nghóa và vai trò của thủ tục phân tích 1.1 Khái niệm Theo VSA 520: “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chệnh lệch lớn so với giá trò đã dự kiến.” Thực chất thủ tục phân tích là việc so sánh và nghiên cứu các thông tin tài chính với nhau hoặc xem xét các thông tin tài chính với những thông tin phi tài chính dựa trên mối quan hệ hợp lý giữa chúng, nhằm phát hiện mọi quan hệ và biến động bất thường, từ đó tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của những biến động trên. Như vậy, thủ tục phân tích chỉ được sử dụng để đánh giá sự hợp lý chứ không đánh giá sự chính xác của chỉ tiêu. 1.2 Ý nghóa Thủ tục phân tích có ý nghóa đặc biệt lớn trong đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế đồng thời xác đònh phạm vi và mức độ áp dụng các thử nghiệm khác qua đánh giá trên. Nếu thủ tục phân tích cho thấy biểu hiện bất thường về mức biến động của một khoản mục hay một loại tài sản hoặc về một quan hệ cụ thể thì kiểm toán viên sẽ xác đònh mức độ và phạm vi áp dụng các thử nghiệm khác. Ví dụ, qua phân tích tỷ lệ lãi ròng thấy có biểu hiện bất thường ( so với năm trước hoặc với các đơn vò trong ngành hoặc so với dự toán hay kế hoạch tài chính…) cần áp dụng thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ hoặc thử nghiệm chi tiết số dư về tiêu thụ hoặc chi phí hoặc cả hai đối tượng trên. Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:6 Ngược lại, nếu thủ tục phân tích cho thấy không có biến động và không thấy quan hệ bất thường nào thì có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết khác. Tất nhiên trong những trường hợp nhìn nhận tổng quát như vậy càng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực phán đoán của kiểm toán viên. 1.3 Vai trò của thủ tục phân tích 1.3.1 Giúp hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng Kiểm toán viên phải có kiến thức về ngành kinh doanh và công việc kinh doanh của khách hàng. Các thủ tục phân tích là một trong những nghiệp vụ thường được dùng trong việc thu thập kiến thức đó. Cụ thể là bằng việc so sánh các thông tin chưa được kiểm toán ở năm hiện hành với các thông tin đã kiểm toán năm trước, kiểm toán viên sẽ nắm bắt được ngay những biến động đáng lưu ý. Những biến động này có thể đại diện cho những xu hướng quan trọng hoặc các hiện tượng đặc biệt mà tất cả đều có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán. Ví dụ như sự tăng lên về số dư của tài sản cố đònh có thể chỉ rõ rằng có một sự bổ sung tài sản đáng kể cần phải được xem xét. 1.3.2 Giúp đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Trong quá trình đánh giá các rủi ro liên hệ đến giả đònh doanh nghiệp hoạt động liên tục, kiểm toán viên cần xem xét đến khả năng thiếu hụt về mặt tài chính của khách hàng. Một số thủ tục phân tích nhất đònh có thể rất hữu ích cho việc xem xét này. Ví dụ như khi tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng giá trò tài sản ròng cao hơn mức bình thường, kết hợp với tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng tài sản dưới mức trung bình thì có thể chỉ ra mức rủi ro tương đối cao của sự thiếu hụt tài chính. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán mà còn có thể chỉ rõ những nghi ngờ đáng kể về khả năng doanh nghiệp hoạt động liên tục. 1.3.3 Dấu hiệu của sự hiện diện các sai số trên báo cáo tài chính Những chênh lệch đáng kể giữa số liệu chưa được kiểm toán ở năm hiện hành với số liệu được dùng so sánh thường được xem là những biến động bất thường. Điều này xảy ra khi những chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng lại tồn tại, hoặc khi những chênh lệch đáng kể có được Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:7 dự kiến nhưng lại không xảy ra. Nguyên nhân của những biến động bất thường này có thể do sự hiện diện của một sai số về kế toán hoặc sai quy tắc, cũng có thể là kết quả của một sự kiện kinh tế hợp lý. 1.3.4 Giúp giảm bớt kiểm tra chi tiết Khi một thủ tục phân tích không làm bật lên các biến động bất thường thì khả năng sai sót mà kiểm toán viên đánh giá có thể được giảm xuống. Trong trường hợp đó, thủ tục phân tích có thể được xem là bằng chứng cho sự trình bày trung thực các số dư tài khoản liên quan, và việc tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản này có thể giảm bớt. Các thủ tục phân tích thường không tốn kém như các cuộc khảo sát chi tiết. Do đó, hầu hết kiểm toán viên thay thế các cuộc khảo sát chi tiết bằng các thủ tục phân tích bất cứ khi nào có thể làm được. Mức độ hữu ích của các bằng chứng mà thủ tục phân tích cung cấp phụ thuộc vào tính đáng tin cậy của chúng trong các tình huống đó. Đối với một số mục tiêu kiểm toán và trong một số trường hợp, chúng có thể là thủ tục hiệu quả nhất để vận dụng. Những mục tiêu này có thể gồm sự xếp loại đúng đắn của các nghiệp vụ kinh tế, tính đầy đủ của việc ghi sổ nghiệp vụ kinh tế, và tính chính xác của các phán xét và ước tính của Ban quản trò trong một số lónh vực nhất đònh. Đối với các mục tiêu kiểm toán và ở những tình huống khác tốt nhất là xem xét các thủ tục phân tích như sự quan tâm có đònh hướng, và không được dựa vào đó đêû thu thập bằng chứng chính thức. 2.Các phương pháp phân tích Thông thường thủ tục phân tích thực hiện gồm ba kó thuật cơ bản là phân tích tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất 2.1 Phân tích tính hợp lý Là quá trình tính toán nhằm đưa ra các ước tính của kiểm toán viên cho một số dư hay khoản mục trên báo cáo tài chính, rồi so sánh số liệu ước tính với sổ sách đơn vò, từ đó tìm hiểu những chênh lệch bất thường. Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:8 Các ước tính này thường được thực hiện cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là các số dư trên bảng cân đối vì nó là kết quả qua một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Theo hình thức này, kiểm toán viên có thể ước tính số dư tài khoản hay khoản mục bằng cách liên hệ nó với một vài tài khoản khác trên bảng cân đối như: Ước tính chi phí lãi vay bằng cách nhân số dư nợ vay cuối kỳ hàng tháng với lãi suất bình quân. Ước tính giá trò hàng tồn kho cuối kỳ dựa vào giá trò hàng tồn đầu kỳ, lượng hàng mua và xuất trong kỳ. Ước tính chi phí khấu hao dựa vào chi phí khấu hao năm trước, giá trò tài sản tăng và giảm trong kỳ. Ước tính chi phí tiền lương dựa vào số nhân viên bình quân và mức lương bình quân. Nếu có chênh lệch lớn giữa các ước tính của kiểm toán viên và số liệu trên sổ sách, kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vò giải thích hoặc tự tìm hiểu nguyên nhân. 2.2 Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là phương pháp phân tích dựa vào sự biến động của một số dư tài khoản hay một khoản mục trong suốt thời kỳ hay qua các thời kỳ (niên độ) để xem xét tính hợp lý của số liệu. Ví dụ: việc xem xét doanh thu của khách hàng trong vòng 3 năm vừa qua cho thấy doanh thu có tốc độ tăng trưởng ổn đònh khoảng 8%. Xu hướng này sẽ là căn cứ giúp kiểm toán viên phát triển những ước tính về doanh số của năm hiện hành (cũng có thể dao động trong khoảng 8%). Phân tích xu hướng bao gồm việc so sánh đơn giản năm này với năm khác đối với số dư các tài khoản, trình bày bằng đồ thò, và phân tích dữ liệu tài chính, các tỷ suất và đưa ra dự đoán về số dư tài khoản dựa vào sự thay đổi của số dư những tài khoản này trong quá khứ. Phân tích xu hướng thật sự cần thiết đối với kiểm toán viên để thiết lập nguyên tắc ra quyết đònh nhằm xác đònh những kết quả không mong đợi phục vụ cho những cuộc điều tra bổ Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:9 sung. Chẳng hạn, các quyết đònh điều tra bổ sung được đưa ra khi sự thay đổi về giá trò vượt quá mức 1/3 hoặc 1/4 giá trò trọng yếu theo kế hoạch. Hay trong một trường hợp khác quyết đònh điều tra được đưa ra nếu sự thay đổi vượt quá một tỷ lệ % nhất đònh ( chênh lệch chấp nhận đựơc) Trong quá trình sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng kiểm toán viên thường sử dụng phân tích xu hướng đối với một số năm cho những khoản mục quan trọng. Thường thì phân tích này sẽ áp dụng trong 5 năm cho tới 10 năm dữ liệu. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là quan trọng trong phân tích xu hướng còn tùy thuộc từng cuộc kiểm toán với khách hàng cụ thể và tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể sử dụng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, doanh thu hàng bán trả lại, lài gộp, tính % sự thay đổi so với năm trước, và tính % doanh thu các năm so với doanh thu của kì gốc, …. Trong quá trình phân tích xu hướng kiểm toán viên cũng có thể sử dụng mô hình phân tích hồi quy để dự tính xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Ưu điểm của phân tích xu hướng là tính đơn giản của nó. Điều này thể hiện ở chỗ nó chỉ tập trung vào những biến động của các biến số theo thời gian. Đồng thời việc thu thập thông tin và tính toán cũng ít hơn các dạng phân tích khác. Tuy nhiên, có những xu hướng kỳ trước không liên quan đến kỳ này, để tránh nhận đònh không đúng đắn ta chỉ xem xét phân tích xu hướng khi ta đánh giá rằng những xu hướng các kỳ trước có liên quan đến kỳ này, hay nói cách khác là kỳ này không có các biến động lớn ảnh hưởng đến đối tượng đang phân tích. Kiểm toán viên thường sử dụng phương pháp này khi xu hướng biến động trong quá khứ là tương đối ổn đònh qua các kỳ vì rủi ro về sai sót có thể giảm đi so với các biến động không ổn đònh trong quá khứ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, kinh nghiệm và sự nhạy bén của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện các số ước tính. 2.3 Phân tích tỷ suất Luận văn tốt nghiệp GVHD:TS. Đồn Thị Ngọc Trai SVTH: Nguyễn Thị Thanh Phước- Lớp 30k06.3 Trang:10 Là phương pháp dùng để đánh giá mối quan hệ hợp lý giữa các số dư tài khoản hay khoản mục trên báo cáo tài chính. Các tỷ số sau khi tính toán sẽ được so sánh với kỳ trước, với kế hoạch hoặc những thông tin ngoài đơn vò như các doanh nghiệp cùng quy mô hoặc mức bình quân ngành để nhận diện những biến động bất thường. Từ đó, mở rộng hay thu hẹp phạm vi kiểm tra chi tiết. Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất trong quy trình phân tích. Các tỷ số phân tích báo cáo tài chính có thể được phân loại như sau: Tỷ số giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán (Ví dụ: tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn). Tỷ số giữa các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Ví dụ: tỷ số giữa lãi gộp với doanh thu). Tỷ số giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Ví dụ: tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế với vốn cổ đông). Tỷ số giữa số liệu trên báo cáo tài chính và thông tin ngoài đơn vò như thông tin từ thò trường chứng khoán, nhằm so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc với mức bình quân ngành. Phân tích tỷ suất thường được xem là có hiệu quả hơn so với phân tích xu hướng bởi vì có thể xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa hai hoặc nhiều số dư tài khoản với nhau. Kỹ thuật này thường được sử dụng phổ biến vì khả năng của kó thuật trong việc phát hiện những thay đổi bất thường hoặc những thay đổi không mong muốn. Phân tích tỷ suất được sử dụng hữu hiệu trong việc nhận ra những sự khác biệt đáng kể giữa các kết quả của công ty khách hàng và một tiêu chuẩn chẳng hạn như tỷ suất của ngành hoặc giữa kì vọng của kiểm toán viên và kết quả thực tế. Kó thuật này cũng rất hữu hiệu trong việc phát hiện những vấn đề kiểm toán tiềm tàng có thể tìm thấy từ sự thay đổi của tỷ suất giữa các năm. Khi áp dụng phương pháp phân tích này, kiểm toán viên phải lựa chọn các tỷ số phù hợp với từng mục tiêu kiểm toán cần đạt được và chắc chắn [...]... kiểm toán như : Kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Báo cáo quyết toán dự án Báo cáo tài chính vì mục đích thuế Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán nội bộ Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở tuân thủ Kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là hai mảng chính tronglónh vực kiểm toán Kế toán Bên cạnh dòc vụ kiểm. .. là dựa vào thủ tục phân tích ) Kiểm tốn viên phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm sốt để tạo ra các thơng tin sử dụng trong thủ tục phân tích Trường hợp thủ tục kiểm sốt có hiệu quả thì kiểm tốn viên sẽ tin tưởng hơn vào độ tin cậy của các thơng tin và kết quả phân tích cũng tin cậy hơn Kiểm tốn viên phải kiểm tra đồng thời các thủ tục kiểm sốt của kế tốn với thủ tục kiểm sốt thơng tin phi tài chính (Ví... của khách hàng Kiểm toán viên tiến hành thực hiện thủ tục phân tích 1 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau: Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh của khách hàng, xác đònh những vùng có thể có rủi ro đồng thời giúp kiểm toán viên xác đònh... đơn vị kiểm sốt việc lập hố đơn bán hàng đồng thời với kiểm sốt số lượng bán hàng thì kiểm tốn viên cũng kiểm tra đồng thời thủ tục kiểm sốt hố đơn bán hàng và kiểm sốt số lượng hàng bán) II Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 520 thì thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán Sau khi đã thu thập đựơc các thông tin cơ sở và thông... trên báo cáo tài chính, hoặc các thông tin tài chính riêng biệt Khi thực hiện kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai Nhằm xác đònh thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán. .. Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán Ngoài hai dòch vụ mang lại doanh thu chính, công ty còn cung cấp các dòch vụ khác Tư vấn thuế Tư vấn tài chính và quản lý Đào tạo và tuyển dụng Dòch vụ tin học II Khảo sát thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vò khách hàng do AAC thực hiện 1 Giai đoạn lập kế hoạch 1.1 Phương pháp phân tích theo hướng dẫn của công. .. quả phân tích Để có mức độ đảm bảo cao, kiểm toán viên nên kiểm tra đồng thời thủ tục kiểm soát của kế toán với thủ tục kiểm soát thông tin phi tài chính Ví dụ: Trường hợp đơn vò kiểm soát việc lập hoá đơn bán hàng đồng thời với việc kiểm soát số lượng bán hàng thì kiểm toán viên cũng kiểm tra thủ tục kiểm soát hoá đơn bán hàng và kiểm soát số lượng bán hàng 4 Mức độ thỏa mãn mục tiêu kiểm toán Kiểm toán. .. dẫn của công ty Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là phân tích xu hướng Tuy nhiên, thủ tục này không bắt buộc cho mọi cuộc kiểm toán và thường chỉ được thực hiện đối với khách hàng có quy mô lớn Do vậy, tại công ty AAC, thủ tục phân tích trong giai đoạn này rất ít được sử dụng và thường chỉ do các trưởng nhóm kiểm toán thực hiện Kiểm toán viên thiết lập một bảng phân tích để đánh... là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất trong định hướng hoạt động của mình, ln coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm tốn viên và chun viên kỹ thuật 5 Các dòch vụ công ty cung cấp Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán – AAC được cấp giấy phép hoạt động trong việc cung cấp dòch vụ sau: Kiểm toán Đây là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty Trong lónh vực kiểm toán, công ty. .. thủ tục phân tích - Các tài liệu khác do đơn vò cung cấp như: các quy đònh, chính sách của đơn vò, bảng kê, báo cáo, bảng tổng hợp chi phí 3 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể Theo VSA 520: Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính . về thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần II: Thực tế áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AAC. II. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính .................. 18 1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. ......