1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ

64 898 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 750,77 KB

Nội dung

Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Ở nước ta từ những ngày đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường,

cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần quan

trọng cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế; hơn nữa, kinh tế tư nhân

còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và góp phần hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa Với

vai trò như vậy, kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng trong các chính

sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần

thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về “Tiếp tục đổi mới cơ

chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” -

được coi là chính sách toàn diện và có tính đột phá cho sự phát triển thành

phần kinh tế này Trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay về

doanh nghiệp tư nhân đã cho thấy mặc dù sự tồn tại của loại hình doanh

nghiệp này đã được thừa nhận như trong luật doanh nghiệp và trong các

chính sách của Đảng và Nhà nước, sự phân biệt đối xử đối với nó trong

thực tế đã là rào cản cho sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của

nó Hai thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước thường nhận được

sự đối xử khác nhau với lợi thế thường thuộc về khu vực kinh tế nhà nước

Một trong những vấn đề quan trọng là mức độ tiếp cận tín dụng của khu

vực kinh tế tư nhân

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng

của doanh nghiệp tư nhân về số lượng cũng như quy mô hoạt động, ngành

nghề thì ngành ngân hàng nói riêng và thị trường vốn tài chính nói chung

cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ Kèm với sự phát triển mạnh mẽ ấy là sự

cạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa trị trường chứng khoán với ngân hàng

và giữa những ngân hàng với nhau Các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là

những doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phản ảnh những khó khăn trong việc

Trang 2

tiếp cận vốn tín dụng tư phía các ngân hàng và ngược lại ngân hàng lại cho

rằng sự cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp luôn được cải thiện

Thành phố Cần Thơ với vai trò là thành phố trung tâm của khu vực

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây tập trung hầu hết những ngành nghề

hoạt động cho một nền kinh tế thị trường với những thế mạnh về công

nghiệp, thương mại và dịch vụ nói chung Theo số liệu thống kê năm 2005

cho thấy sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tại đây là chiếm trên

30% giá trị tổng sản phẩm và giải quyết một lượng lao động lớn của Thành

phố Doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tập trung chủ yếu ở hình

thức là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động

trong hầu hết các ngành kinh doanh khác nhau Sự lớn mạnh của các doanh

nghiệp tư nhân có mặt đáng mừng nhưng tồn tại không ít những khó khăn

cần tháo dỡ trong đó có vấn đề vốn Theo thống kê của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam thì Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành có

mật độ ngân hàng nhiều nhất, như vậy với thuận lợi như vậy thì doanh

nghiệp tư nhân liệu có quyết định vay hay không vay? Xuất phát từ vấn đề

này, đề tài mong muốn phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư

nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng

của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động và các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của các doanh nghiệp khu

vực tư nhân ở Thành phố Cần Thơ từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp cho

vấn đề được tìm thấy trong bài phân tích

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Phân tích tổng quan về khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố

Cần Thơ

Trang 3

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của

khu vực doanh nghiệp tư nhân

- Phân tích sự tác động của từng yêu tố đến quyết định đó

- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp tư

nhân tại Thành phố Cần Thơ và thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân tại

đây vay vốn ngân hàng hơn nữa

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định

Đề tài được thực hiện với những giả thuyết như sau:

- Thứ nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có sự phát triển

mạnh mẽ và cần có những điều kiện cần cho sự phát triển đó Một trong

những điều kiện cần đó là nguồn vốn tín dụng

- Thứ hai là có sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng của khu vực

doanh nghiệp tư nhân Song bên cạnh đó có sự e ngại gia tăng tỷ lệ nợ

trong cơ cấu nguồn vốn của chính doanh nghiệp

- Thứ ba là ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

được quyết định bởi chính ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp hay

nhận định chủ quan từ phía ngân hàng Ý muốn và khả năng tiếp cận tín

dụng của doanh nghiệp không có sự tác động của các yếu tố khác

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Khu vực kinh tế tư nhân có quan tâm đến việc xin cấp tín dụng hay

không, và mức độ quan tâm của họ như thế nào?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của những doanh

nghiệp này là những nhân tố nào?

- Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhu cầu tín dụng của doanh

nghiệp có chiều hướng như thế nào?

- Sự tác động qua lại của từng yếu tố đến các yếu tố khác có ảnh

hưởng như thế nào đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp này?

Trang 4

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Địa bàn thực hiện

Luận văn được thực hiện trên phạm vi tại Thành phố Cần Thơ

1.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu

Thời gian thực hiện luận văn từ 01/03/2007 đến 30/05/2007

Các số liệu thứ cấp về số lượng doanh nghiệp, mức đóng góp vào nền

kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thu thập

từ các nguồn của Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê Thành phố

Cần Thơ Do sự giới hạn về việc tập hợp số liệu của các cơ quan thống kê

nên các số liệu thứ cấp tập hợp được có sự giới hạn về thời gian, cụ thể là:

- Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2002 – 2004 (Niên giám thống

kê toàn quốc năm 2005)

- Cục thống kê Thành phố Cần Thơ từ 2001 – 2005 (Niên giám thống

kê Thành phố Cần Thơ năm 2005)

Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

để tìm kiếm các số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động của từng doanh

nghiệp cụ thể trong năm 2006

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với những số liệu thu thập được về

khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó tập trung ở hai loại hình doanh

nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì đây là hai loại hình

doanh nghiệp phổ biến nhất ở khu vực doanh nghiệp tư nhân

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

- Cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư

nhân

- Có cái nhìn tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của

khu vực doanh nghiệp tư nhân

- Giải pháp nhằm giải quyết sự phát triển và nhu cầu tín dụng của khu

vực doanh nghiệp này

Trang 5

1.6 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU

1.6.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Kể từ khi thành phần kinh tế tư nhân được thừa nhận đối với nền kinh

tế Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về thành phân kinh tế này Sau đây là

một vài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu này được trình bày

tóm tắt

James Riedel và Trần S Chương (Chương trình phát triển dự án

Mêkông – MPDF) (1997) đã đề cập trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển

của doanh nghiệp tư nhân là “tín dụng, tín dụng và tín dụng” Qua cuộc

điều tra đó có thể thấy chính những qui định không rõ ràng về quyền sở

hữu, những qui định hạn chế của Nhà nước trong xuất nhập khẩu, hệ thống

thuế bất hợp lý và tệ hành chính quan liêu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho

hoạt động kinh doanh và làm tăng chi phí cho những doanh nghiệp này

Nhưng tất cả các doanh nghiệp được điều tra đều xếp những vấn đề đó sau

vấn đề tín dụng mà cụ thể là thiếu tín dụng

John Rand (2004) (Credit Constraints and Determinants of the Cost of

Capital in Vietnamese Manufacturing) đã đánh giá những hạn chế hay các

ràng buộc dẫn đến hạn chế việc tiếp cận tín dụng cũng như đã nhận dạng

các yếu tố hay đặc tính của khoản tín dụng xác định chi phí vốn của các

doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam Henrik and John Rand (2004) (SME Growth

and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?) đã cung

cấp những bằng chứng về sự sống sót và tăng trưởng của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trong giai đoạn 1990 – 2002 Đặc biệt, sự trợ giúp tín dụng của

Chính phủ trong giai đoạn ban đầu thành lập công ty đã đóng góp đáng kể

vào sự tăng trưởng của khu vực kinh tế này trong những năm cuối thập kỷ

90 của thể kỷ trước Tuy nhiên, mức độ quan trọng của sự hỗ trợ này đã

giảm dần khi mà những doanh nghiệp mới sau này dường như không hưởng

lợi ích từ hình thức hỗ trợ này

Năm 2006, Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (An

overview of development of private enterprise economy in the Mekong delta of Viet

Trang 6

Nam) đã chỉ ra rằng khu vực kinh tế tư nhân tuy có sự phát triển nhanh

nhưng chưa nhận được sự đối xử bình đẳng như khu vưc kinh tế nhà nước,

và trong đó việc khó khăn tiếp cận tín dụng cũng được đề cập trong phần

phân tích

1.6.2 CÁC BÀI VIẾT

“Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân” – PGS.TS Nguyễn

Đình Tự Tác giả cho biết, hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp

thuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất

Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô

lớn rất ít Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%

yêu cầu Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng,

nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc

doanh vẫn còn không ít khó khăn

“Ngân hàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ” Nội dung bài viết đề

cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìm

kiếm các nguồn vốn chính thức Do đó, các DNVVN thường trông cậy vào các

nguồn vốn chính thức như vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ các

ngân hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khó

tiếp cận các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay được khoản tiền ít và

thời hạn vay cũng ngắn

“''Bơm vốn'' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Bài viết ghi nhận lại ý kiến của

ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam về nguyên nhân khiến SMEs khó tiếp cận nguồn

vốn ngân hàng Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩn

bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báo

cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng của

SMEs không có hoặc không rõ ràng Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng vẫn

chưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ SMEs, thể hiện ở chính sách tài sản thế

chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến SMEs quy mô nhỏ rất khó đáp

ứng được Tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân

tán, khó quản lý cũng là một vấn đề cần giải quyết

Trang 7

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ “khát” vốn ngân hàng” Tác giả nêu lên thực tế

là nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì không có tài sản thế chấp ngân

hàng mà nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã phải quay lưng lại với

ngân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả Nguyên nhân làm hạn

chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp là sự thiếu thông tin từ ngân hàng, trong

đó thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp và thông tin

hướng dẫn về thủ tục vay vốn tín chấp; trình độ của một số nhân viên ngân hàng

còn hạn chế dấn tới việc hướng dẫn một cách sơ sài”

“Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' ” phản ánh tình

trạng phổ biến : các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinh

doanh nhỏ Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vay

vốn hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn Việc

tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô

cùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiết

bị Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những

hợp đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi

Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn

hiện nay” - Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Bài viết này chỉ ra

rằng đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn

cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế Đây là

điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như

không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do

ASEAN - AFTA Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn

lớn của các nước trong khu vực đánh bại Những khó khăn trong việc tiếp cận

các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều

trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh

chưa được cải thiện Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước

hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh

doanh Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân Với khả năng tiếp cận nguồn

Trang 8

vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn

nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp

“Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Bài viết này

mang lại tín hiệu vui cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn Tác giả cho

biết : Nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác ngày

càng đa dạng hơn Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn tín dụng được cung cấp bởi hệ

thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính, doanh

nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thông

qua hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Cuối

năm 2001 Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về vốn cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của các tổ

chức, chính phủ nước ngoài như thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa của cộng đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tác

quốc tế Nhật Bản (IBIC), dự án phát triển khu vực Mê Kông (MPFD), hỗ trợ của

công ty tài chính quốc tế (IFC) cũng như dự án tín dụng phát triển nông thôn của

ngân hàng thế giới Trong điều kiện quy mô và khả năng tích luỹ của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan

trọng tạo điều kiện hỗ trợ để có thể đổi mới trang thiết bị, đầu tư cho công nghệ

mới và mở rộng sản xuất

1.6.3 Hội thảo

Hội thảo"Giới thiệu hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ ngân

hàng" do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội phối hợp với Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn-chi nhánh Hà Nội đã tổ chức Tại hội thảo

các chuyên gia của ngân hàng đã tryền đạt những thủ tục cần thiết đề tiếp cận tín

dụng : các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và rõ ràng, về thanh toán

quốc tế : cách thức ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các

loại giá và phương thức thanh toán ; cách thức lập một dự án đầu tư để vay vốn

ngân hàng

Trang 9

Qua chương trình này các doanh nghiệp đã hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngân

hàng cũng như cách thức giao dịch hợp đồng, thanh toán, vận chuyển và các

tranh chấp có thể xẩy ra khi tham gia thương mại quốc tế

Hội thảo quốc tế “Tinh thần doanh nhân Việt Nam” do Khoa Kinh tế thuộc

ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Thế kỷ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tổ chức

Bốn nội dung lớn: 1- Môi trường phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt

Nam; 2- Cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; 3- Bài học từ

những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tinh thần doanh nhân ở

các nền kinh tế phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh tế Đông Á - Đẩy

mạnh văn hóa tinh thần doanh nhân tại Việt Nam; 4- Phát triển kế hoạch hành

động

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Về doanh nghiệp tư nhân

2.1.1.1 Khái niêm

Điều 4, Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh

tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh

doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục địch thực hiện các hoạt động

kinh doanh”

Căn cứ qui định này thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch

ổn định, có tài sản

- Đã được đăng ký kinh doanh

- Hoạt động kinh doanh hợp pháp

Cũng theo điều 4 này thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số

hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản

phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

Khu vực doanh nghiệp tư nhân (Private enterprise - PE) là những

doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập tể, tư nhân

một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước những chiếm từ

50% vốn điều lệ trở xuống Khu vực doanh nghiệp tư nhân (sau đây trong

nghiên cứu này gọi là doanh nghiệp tư nhân) bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp

- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp

danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành

Trang 11

viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần

vốn đã góp vào công ty, không được phát hành chứng khoán

- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà thành viên doanh

nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Số

lượng thành viên không vượt quá 50 người, không được phép phát hành cổ

phiếu

- Công ty cổ phần tư nhân hoặc Nhà nước chiếm ít hơn 50% giá trị cổ

phần góp vào Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chi thành những cổ

phần bằng nhau Số lượng cổ động tối thiểu là 3 người và chỉ chịu trách

nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp và

doanh nghiệp có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng

2.1.1.2 Về vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các

nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của

doanh nghiệp Nguồn vốn gồm:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ

doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của các cổ

đông công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,…

- Nợ phải trả: là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải

trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền cho vay (vay ngắn

hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trả

cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền

lương, tiền trợ cấp,…) và các khoản phải trả khác

3.1.2 Về tín dụng

3.1.2.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình

thái kinh tế Ngày nay tín dụng được hiểu theo các định nghĩa sau:

Trang 12

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được hiểu dưới hình thái

tiền tệ hay vật chất, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả

gốc và lãi sau một thời gian nhất định

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử

dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng

hóa

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một

bên cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán

lại trong tương lai của bên kia

Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Nhưng

nội dụng cơ bản của những định nghĩa là thống nhất: Đều phản ánh một bên

là người cho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên được

ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành

2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các

ngân hàng đều tuân thủ triệt để các nguyên tắc tín dụng Các nguyên tắc tín

dụng được hình thành bắt nguồn từ bản chất tín dụng, được khẳng định

trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng và được pháp lý hóa

Hoạt động tín dụng của ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thõa thuận

trên hợp đồng tín dụng

- Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng

thời gian đã thõa thuận trên hợp đồng tín dụng

2.1.2.3 Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để

là căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng Nội dụng của điều

kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong

quá trình sử dụng tiền vay

Các khách hàng muốn vay được vốn của ngân hàng phải có các điều

kiện cơ bản sau đây:

Trang 13

- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật

- Mục đích sử dụng món vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và

có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và

phù hợp với qui định của pháp luật

- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ

và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các điều kiện cho vay có thể được tùy ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc

vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản

vay, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh,…

2.1.2.4 Đối tượng và thời hạn cho vay của ngân hàng

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trông tổng giá trị

cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá

trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để

khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và

đầu tư phát triển

- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa

bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và

dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản

cố định đó

Doanh nghiệp có thể vay vốn cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng

một thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau Trong một số trường

hợp một đối tượng của một bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng cho

vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng

vốn vay Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền

vay đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ

Trang 14

Thời hạn cho vay được các bên thõa thuận phù hợp với khả năng của

mình Nhu cầu về thời gian sử dụng khoản vay của bên vay tùy thuộc vào

đặc điểm sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay

vốn và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp Thông thường ngân

hàng qui định các loại tín dụng theo thời hạn như sau:

- Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12

- Đảm bảo đối vật là hình thức xác định các cơ sở pháp lý của chủ nợ

Ở đây là ngân hàng có những quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách

hàng vay - con nợ, nhằm đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ

không trả hay không có khả năng trả nợ Đảm bảo đối vật có hai loại là thế

chấp và cầm cố

- Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở

hữu của mình để đảm bảo thực hiện hiện nghĩa vụ khi nguồn thu thứ nhất bị

mất

- Cầm cố là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền

sở hữu của mình giao cho ngân hàng cất vào kho để đảm bảo nguồn thu nợ

thứ hai

Đảm bảo đối nhân:

- Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng, qua đó một người - người bảo

lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân

hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán

Trang 15

2.2 KHUNG LÝ THUYẾT

Xác định vấn đề: Thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay

ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân

Xác định đối tượng nghiên cứu: doanh nghiệp tư

nhân tại Thành phố Cần Thơ

Xác định yếu tố phân tích của đề tài

Đánh giá tổng quan về

doanh nghiệp tư nhân tại

Cần Thơ

Phân tích sự ảnh hưởng của các các yếu tố định lượng đến cầu tín dụng

Ước lượng các tham

Đánh giá hiệu quả phân tích

Giải thích kết quả

Phân tích sự ảnh hưởng của các các yếu tố định tính đến cầu tín dụng

DN

Kỹ thuật phân tích biệt số

Kỹ thuật phân tích bản chéo

Mô tả mối quan hệ giữa cầu tín dụng với các yếu tố định tính

Kiểm định mối quan

hệ giữa cầu tín dụng với các yếu tố định tính

Lý thuyết về doanh nghiệp

Trang 16

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Tiêu

thức phân tầng là đơn vị hành chính (Quận, Huyện) Công việc chọn mẫu được

tiến hành như sau:

- Thành phố Cần Thơ có 8 quận, huyện Căn cứ vào Niên Giám Thống Kê

xác định số lượng doanh nghiệp ở từng quận (huyện) và toàn thành phố

- Tính toán tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi quận (huyện) so với tổng số

doanh nghiệp của thành phố Dựa vào tỷ lệ này, phân định số quan sát (số doanh

nghiệp phỏng vấn) cần thực hiện ở mỗi quận (huyện) trong tổng số quan sát của

mẫu

- Đối với mỗi quận (huyện), xác định số lượng doanh nghiệp ở mỗi loại

hình sở hữu Tính tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi loại hình sở hữu so với tổng số

doanh nghiệp của quận (huyện) Căn cứ vào tỷ lệ này xác định số quan sát cần

thực hiện ở mỗi loại hình sở hữu từ số quan sát được phân định cho mỗi quận

(huyện)

Mẫu được chọn theo phương pháp này sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính

đại diện cho tổng thể

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ấn phẩm (Niên giám thống kê,

Báo cáo phát triển kinh tế,… ), các bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí,

các công trình nghiên cứu, quyết nghị của các cuộc hội thảo liên quan đến

doanh nghiệp tư nhân

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp

tư nhân thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn Các doanh nghiệp tư nhân tại Thành

phố Cần Thơ trong nghiên cứu này bao gồm những doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty liên doanh Do có sự hạn chế

về kinh nghiệm phỏng vấn và sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp nên tất cả 52

mẫu phỏng vẫn trực tiếp được em sử dụng để phân tích trong đề tài chỉ bao gồm

hai loại hình doanh nghiệp là tư nhân và trách nhiệm hữu hạn

Trang 17

Số liệu được thu thập trên khắp các địa bàn Thành phố Cần Thơ, trong

đó tại quận Ninh Kiều gồm 28 mẫu, tại quận Bình Thủy là 2, tại quận Ô

Môn là 3, tại quận Cái Răng là 2, huyện Thốt Nốt là 12, huyện Vĩnh Thạnh

là 2, huyện Phong Điền là 2, huyện Cờ Đỏ là 1

Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp phỏng vấn được bao

gồm những ngành nghề chính như sau: thương mại dịch vụ, công nghiệp và

chế biến, xây dựng vân tải

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt) và phương pháp phân

tích bản chéo

2.3.3.1 Phương pháp so sánh qua các năm:

Phương pháp so sánh là phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số

liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra so

sánh và rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập

được

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả

thực trạng và xu hướng phát triển về doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố

Cần Thơ gồm các công cụ như sau:

- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin

đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết

quả đã nghiên cứu

- Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu

thức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nội dụng nghiên

cứu

- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị

của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể

- So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay

giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian

Trang 18

2.3.3.2 Phương pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt)

Phân tích biệt số là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc

(biến tiêu chuẩn) là biến phân loại và biến độc lập (biến dự đoán) được

lượng hóa bằng thước đo thang khoảng hay thước đo tỉ lệ

Trong luận văn này sử dụng phân tích biệt số giữa hai nhóm Phân tích

biệt số hai nhóm được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vay

vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân

Trong 52 mẫu phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, bao gồm 40 doanh

nghiệp đã có vay và 12 doanh nghiệp không vay trong năm 2006 Em chia

toàn bộ mẫu quan sát thành mẫu phân tích và mẫu kiểm tra bằng biến phân

tích, biến này nhận giá trị 0 tại mẫu kiểm tra và 1 tại mẫu phân tích.Cả hai

mẫu phân loại và phân tích đều có tỉ lệ doanh nghiệp vay và không vay

bằng nhau Mẫu phân tích có 39 (tỉ lệ 75% tổng số mẫu) mẫu bao gồm 30

doanh nghiệp có vay (75% số doanh nghiệp vay) và 9 doanh nghiệp không

vay (9/12 doanh nghiệp không vay) Việc chọn doanh nghiệp nào làm biến

ngẫu nhiên và biến phân tích được chọn ngẫu nhiên bằng hàm excell

RAND() Mẫu phân tích dùng để ước lượng hàm phân biệt, mẫu kiểm tra

dùng để tính đúng đắn của hàm phân biệt

Mô hình phân tích biệt số được lập có dạng tuyến tính như sau:

D = b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 + b5x5 + b6x6 trong đó:

D: biệt số

b: hệ số hay trọng số phân biệt

x: biến độc lập Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình

gồm các biến định lượng được thu thập là số năm hoạt động (tên biến x1,

đơn vị tính năm), vay người thân (tên biến x2, đơn vị tính triệu đồng), thời

gian xét duyệt (tên biến x3, đơn vị tính ngày), mức độ hiểu biết (tên biến x4,

đơn vị tính thang đo 10 điểm), lãi suất vay gia trọng tức là lãi suất vay ngân

hàng trung bình với quyền số là lãi suất (tên biết x5, đơn vị tính %), tổng tài

sản (tên biến x6, đơn vị tính triệu đồng)

Các hế số hay trọng số b được tính toán sao cho các nhóm có các giá

trị của hàm phân biệt (biệt số D) khác nhau càng nhiều càng tốt Điều này

Trang 19

sẽ xảy ra khi tỉ lệ của tổng các độ lệch bình phương của biệt số giữa các

nhóm (between-group sum of square) so với tổng các độ lệch bình phương

của biệt số trong nội bộ các nhóm (within group of squares) đạt cực đại Và

bất cứ kết hợp tuyến tính nào khác của các biến độc lập cũng đều tạo ra

những tỉ lệ nhỏ hơn

Các tham số trong phân tích biệt số:

- Canonical correlation: hệ số tương quan canonical đo lường mức độ

liên hệ giữa các biệt số và các nhóm Nó là một thước đo mối liên hệ giữa

hàm phân biệt đơn và tập hợp các biến giả xác định các nhóm

- Centroid: là trung bình của các giá trị biệt số trong mỗi nhóm Số

centroid bằng với số nhóm vì mỗi nhóm có một Centroid

- Classification matrix: ma trận phân loại (ma trận dự đoán) chứa số

quan sát được phân loại đúng và số quan sát phân loại sai Số quan sát phân

loại đúng sẽ nằmg trên đường chéo của ma trận, và số quan sát phân loại

sai nằm ngoài đường chéo Tổng của các số nằmg trên đường chéo được chi

cho tổng số quan sát và được gọi là tỉ lệ đúng

- Discrimiant scores: các biệt số được tính bằng cách nhân các hệ số

không chuẩn hóa được với giá trị của các biến, sau đó lấy tổng của các tích

tìm được theo phương trình ở phần trên

- F value and their significane: giá trị F được tính từ ANOVA một yếu

tố, trong đó biến phân loại được sử dụng như biến độc lập, và mỗi biến dự

đoán được sử dụng như biến phụ thuộc kiểu định lượng

- Total correlation matrix: ma trận tương quan toàn bộ là ma trận

tương quan khi các quan sát được coi như xuất phát từ một mẫu duy nhất

2.3.3.3 Phương pháp phân tích bản chéo

Phương pháp phân tích bản chéo hay còn gọi là mô tả mối quan hệ

giữa các biến định tính để xem mối quan hệ giữa chúng là như thế nào, có

đủ mạnh hay không

Phân tích bản chéo được sử dụng trong luận văn này nhằm kiểm tra

xem các yếu tố định định có mối liên hệ như thế nào đến quyết định vay

trong mẫu có đúng trong trường hợp tổng thể hay không Do có hạn chế về

Trang 20

khả năng phân tích nên luận văn chỉ sử dụng phân tích bản chéo hai biến

Biến phụ thuộc trong phân tích là biến phân loại vay hay không vay Các

biến độc lập gồm những biến định tính sau:

- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần và khác

- Ngành nghề cạnh tranh gồm: (1) thương mại, (2) công nghiệp, sản

xuất chế biến, (3) xây dựng, vận tải thông tin

- Mức độ cạnh tranh theo sự đánh giá của chủ doanh nghiệp gồm hai

mức cao và không cao

- Quỹ hỗ trợ tín dụng Doanh nghiệp có tiếp cận quỹ này hay không

khi quyết định vay

- Khó khăn trong thẩm định vay theo doanh nghiệp có hay không

- Các loại thời hạn vay mà doanh nghiệp muốn vay gồm (1) dưới 12

tháng và (2) trên 12 tháng

- Tài sản thế chấp đủ hay không

- Có được bảo lãnh vay hay không

Biến phụ thuộc được xếp vào hàng, biến độc lập được xếp vào cột

Mối quan hệ được giải thích theo số phần trăm theo cột, trong một số phân

tích nhằm làm rõ hơn thì sử dụng thêm số phần trăm theo hàng

Các đại lượng kiểm định được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa

các biến trong mẫu có phù hợp trong tổng thể hay không Các biến định

tính được sử dụng trong mô hình trong luận văn này là những biến định

danh hay thứ bậc, do đó những kiểm định sau sẽ được sử dụng:

- Kiểm định Chi bình phương Kiểm định này chỉ đủ mạnh khi không

quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5

- Kiểm định Likelihood Ratio Kiểm định này cho kết quả tương tư

như kiểm định Chi bình phương, do đó nó được dùng để kiểm tra kiểm định

Chi bình phương

- Kiểm định Fisher’s Exact Kiểm định này được sử dụng để khẳng định độ

tin cậy của hai kiểm định trên trong trường hợp bảng chéo có dạng 2 hàng 2 cột

và có hơn 20% số ô quan sát nhỏ hơn 5

Trang 21

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu

Long, bên bờ Nam sông Hậu trải dài gần 60 km, trung tâm địa lý của vùng

Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp

tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km2, chiếm

3,49% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 quận: Ninh Kiều, Cái

Răng, Bình Thủy, Ô Môn và 4 huyện: Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh

Thạnh; 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 37 xã, 30

phường) Trung tâm đô thị tại quận Ninh Kiều

Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy

của vùng, nằm ở ngã tư các trục thủy bộ chính Về đường bộ: trục Thành

phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục Phôngpênh -

Châu Đốc - Cần Thơ - Cà Mau, trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ -

Sóc Trăng - Cà Mau; về đường thủy là trục sông Mêkông nối từ biển đến

Campuchia trong đó có gần 60 km đi qua Cần Thơ, trục đường sông Cà

Mau - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra Cần Thơ còn là đầu mối

giao thông tỏa ra khắp các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Theo đường bộ, trung tâm thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh

170 km về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 1A, cách các đô thị khác của vùng

khoảng 60 - 70 - 120 km, có tầm thuận lợi đến các tỉnh lân cận và có tầm

vươn xa vừa phải tới Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng

điểm khác ở phía Nam

Nhờ có vị trí trung tâm của vùng và bên bờ sông Hậu, có vị trí quan

trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, mặc dù thành lập sau các đô thị khác

của vùng song từ những năm 50 của thế kỷ trước, tốc độ phát triển và mở

Trang 22

rộng Thành phố Cần Thơ rất nhanh, vượt lên các đô thị khác của vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cầu Cần Thơ,

sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui và nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác

chưa được xây dựng hoàn chỉnh đã làm hạn chế việc phát huy tiềm năng vị

trí của Cần Thơ

3.1.2 Tài nguyên tự nhiên

a Khí hậu

Khí hậu của Thành phố Cần Thơ có đặc điểm là nhiệt độ khá cao, khí

hậu có hai mùa là mùa mưa và mùa khô với cường độ mưa khá lớn Nhiệt

độ trung bình trong năm 26,7 - 280C, lượng mưa trung bình năm là 1.540 -

1.840 mm, ẩm độ không khí là 84 - 86%, số giờ nắng bình quân là 2600

giờ, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây

Nam

b Nguồn nước

Hệ thống sông chính có tổng chiều dài trên 453 km và mạng lưới kênh

rạch chằng chịt chi phối bởi hai nguồn nước chính với dòng chảy khá phức

tạp là sông Hậu và sông Cái Lớn Các kênh rạch chính: Cái Sắn, Thốt Nốt,

Ô Môn, Xà No, các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn có tác dụng giao

thông, cung cấp nước tưới và sinh hoạt sản xuất

Nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khoảng 1.375 ngàn m3 Mạch

nước ngầm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nằm ở độ sâu từ 80 - 150 m

Vào mùa lũ (tháng 7 - 10 âm lịch) địa bàn Thành phố Cần Thơ chịu

tác động bởi hai dòng lũ chính là dòng lũ từ sông Hậu và dòng lũ từ khu Tứ

giác Long Xuyên

3.1.3 Dân số và nguồn lực con người

Năm 2005 dân số toàn Thành phố Cần Thơ là 1.127.765 người với số

nam là 49,09%, dân số tập trung nhiều nhất ở quân Ninh Kiều với 208.008

người, mật độ dân cư là 811 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.1%

Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Cần Thơ trong năm 2005

có 699.835 người, chiếm 62,05% dân số toàn Thành phố Cần Thơ

Trang 23

Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn la nới đào tạo nguồn lực cho cả

vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống Đại học, viện nghiên cứu,

các trường dạy nghề

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sau khi tách tỉnh Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triển

thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo đó thành phố

tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển theo hướng

xấp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đó

1.547,9 2.029,1 3.383,8

1.547,9 2.459,6 3.383,8

103,90 114,59 117,01

107,23 121,21 114,39

2.352,2 3.631,0 248,9

2.638,7 4.383,1 197,7

109,01 110,44 102,50

112,18 120,71 79,45

(Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2005, Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)

Năm 2005, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đạt

16.056,54 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 16,96% so với cùng kỳ; Giá trị tăng

thêm đạt 7.931,3 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 14,93% cùng kỳ; Giá trị tăng

thêm khu vực 1 tang 7,23%, khu vực 2 tăng 21,21% và khu vực 3 tăng 14,39%

Trang 24

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI

VIỆT NAM, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Sự phát triển của khu vực tư nhân được thể hiện qua 4 mặt: số lượng

doanh nghiệp tư nhân đăng ký ngày càng nhiều, sự đóng góp của khu vực

này vào tổng sản phẩm trong nước, đóng góp vào giá trị sản xuất công

nghiệp và giải quyết việc làm Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam thì

nhỏ nhưng giá trị tổng sản phẩm khu vực này vẫn tiếp tục tăng qua các

năm, sự gia tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân chỉ thấp hơn tốc độ tăng khu

vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – khu vực kinh tế có nhiều ưu đãi

nhất hiện nay - trong cơ cấu tổng sản phẩm

Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Trang 25

Nhìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉ

trọng GDP nhưng khu vực tư nhân đã tạo ra lượng giá trị sản xuất

công nghiệp đứng hàng thứ ba Trong khi tỉ trọng giá trị sản xuất công

nghiệp ở các khu vực Nhà nước, tập thể và cá thể có sự giảm xuất

hoặc ổn định thì tỉ trọng của khu vực tư nhân tăng liên tục và tốc độ

tăng còn nhanh hơn tốc độ tăng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư của

nước ngoài Năm 2004, tỉ trọng công nghiệp của khu vực này là 20,4%

tăng thêm 3,7% tỉ trọng so với năm 2002, trong khi đó khu vực kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng có 2,1%, khu vực nhà nước giảm

4,1%, khu vực tập thể giảm 0,2%, khu vực cá thể giảm 1,5% về tỉ

trọng công nghiệp

Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG

PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Lao

động

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp FDI 3,67 14,84 3,67 16,62 3,44 18,11

(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Sự phát triển của khu vực tư nhân còn được hỗ trợ bởi Luật Doanh

nghiệp năm 2000 Số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân hiện gia tăng

nhanh chóng hàng năm, số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2004 gấp 2 lần

Trang 26

số lượng doanh nghiệp năm 2000 (Phụ lục 1) và chiếm tỷ trọng gần như

tuyệt đối trong cơ cấu tỷ trọng doanh nghiệp ở nước ta Trong tỷ trọng các

doanh nghiệp thuộc khu vực này thì doanh nghiệp tư nhân và công ty

TNHH là chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên ta thấy tỷ trọng của doanh

nghiệp tư nhân giảm và ngược lại công ty TNHH lại tăng qua các năm

Điều này thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong

điều kiện cạnh tranh Bên cạnh đó cũng phải nói đến sự tăng trưởng đều

đặn của công ty cổ phần tuy chúng chiếm chưa tới 10% tổng số lượng các

doanh nghiệp Trong xu thế hợp tác, xã hội hoá và cổ phần hóa thì công ty

cổ phần sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế

Bên cạnh sự phát triển về số lượng, khu vực doanh nghiệp tư nhân còn

đóng vai trò là kênh tạo việc làm có hiệu quả cho xã hội Khả năng tạo việc

làm của doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng thần kỳ Năm 2000 khu

vực này thu hút hơn 850.000 công nhân chiếm 24,28% tổng số lao động cả

nước, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt tỉ lệ là 59,05% Đến

năm 2004 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tạo ra hơn 2.317.000

việc làm tương đương 40,16% tổng số lao động cả nước, qua mặt khu vực

doanh nghiệp nhà nước trở thành khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm

nhất trong nền kinh tế

4.2 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng doanh nghiệp có qui

mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn và có vị trí chi phối trong khu vực doanh

nghiệp tư nhân Những đặc tính chủ yếu của khu vực doanh nghiệp tư nhân

tại vùng này gồm 3 đặc điểm: thứ nhất là đa phần doanh nghiệp có cơ chế

quản trị không minh bạch, thứ hai là có giới hạn về vốn, lĩnh vực hoạt động

và trang thiết bị sản xuất, thứ ba là thiếu sự ổn định trong hoạt động

Cũng theo nguồn số liệu thống kê trên, sự phân bố số lượng các doanh

nghiệp tư nhân tại các tỉnh không đồng đều nhau trong những năm gần đây

Phần đông doanh nghiệp chủ chốt thì tập trung hầu hết ở Cần Thơ, tiếp theo

đó là Kiên Giang, Cà Mau và Long An Khi sắp xếp những doanh nghiệp

Trang 27

này theo khu vực địa lý thì chúng ta được 03 nhóm tương ứng với 03 đặc

tính lĩnh vực hoạt động chủ yếu của từng nhóm Nhóm thứ nhất bao gồm

Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Sóc Trăng, đây là nhóm có điều kiện

thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nghề cá và các loài thủy hải sản

Số lượng doanh nghiệp tư nhân tại đây tăng gấp đôi trong khoảng thời gian

từ năm 1999 đến 2003 Thành phố Cần Thơ với đặc tính là vùng trung tâm

của đồng bằng nên nó có mối liên hệ với nhiều nhóm Những doanh nghiệp

tư nhân tại thành phố Cần Thơ nhận được nhiều lợi ích từ sự phát triển của

những lân cận, những doanh nghiệp này đóng vai trò là nơi dự trữ nhiều

loại nguyên vật liệu, cung cấp những tiến bộ công nghệ và cung cấp những

lĩnh vực dịch vụ cho cả vùng Nhóm thứ hai bao gồm các tỉnh Long An,

Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long đang có sự phát triển liên tục về số

lượng doanh nghiệp đăng ký mới kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn còn thấp hơn nhóm thứ nhất Những

doanh nghiệp tại đây có lợi thế là những nơi nằm gần Thành phố Hồ Chí

Minh và có cơ sở hạ tầng khá tốt (chủ yếu là hệ thống giao thống vận tải)

khi so sánh với những vùng khác của đồng bằng Những doanh nghiệp tư

nhân thuộc nhóm này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây

dựng và thương mại, chẳng hạn như chế biến gạo, chế tạo và buôn bán máy

móc hoặc xây dựng Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại đây có

nét tương đồng với sự phát triển của những doanh nghiệp tư nhân tại Bình

Dương và Đồng Nai (Bình Dương và Đồng Nai là hai điển hình thành công

với mô hình phát triển kinh tế với vai trò là vệ tinh của Thành phố Hồ Chí

Minh) Nhóm thứ ba là bốn tỉnh bao gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và

Hậu Giang Những doanh nghiệp ở đây thì nhỏ bé và thể hiện xu thế tốc độ

phát triển chậm hơn các khu vực khác Những tỉnh này có những điều kiện

bất lợi về điều kiện tự nhiên cũng như cơ sở hạ tầng

4.3 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀO NỀN

KINH TẾ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khi xem xét vai trò của kinh tế tư nhân trong nền công nghiệp Kinh tế

tư nhân đóng một vai trò quan trọng để khuyến khích chuyển đổi cấu trúc

Trang 28

nền kinh tế như là một phần của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại

hóa Nó giúp xác định và sắp xếp trật tự của lĩnh vực cộng nghiệp so với

lĩnh vực nông nghiệp Năm 2000, giá trị sản lượng công nghiệp của khu

vực kinh tế tư nhân là 9.037,1 tỷ VND chiếm hơn 38,73% tổng giá trị sản

lượng công nghiệp toàn vùng Năm 2004, con số này tăng lên 20.622,4 tỷ

tương đương hơn một nửa giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng đồng

bằng Xét về khu vực kinh tế tư nhân, trong năm 2002, khu vực kinh tế tư

nhân đã vượt qua khu vực kinh tế nhà nước trong tỷ trọng sản lượng công

nghiệp Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực này trong tổng

giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng tăng từ 38,73% (năm 2000) lên đến

46,30% (năm 2004) Sự đóng góp này đến từ tất cả các thành phần của kinh

tế tư nhân, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quyết

định trong khu vực kinh tế này

Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN

KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2005)

Tốc độ phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phần

vào sự tăng trưởng của vùng Bảng 2 thể hiện tốc độ phát triển trung bình

trong giai đoạn 2000 – 2004 của ngành công nghiệp là 16,5% Tốc độ tăng

trưởng này gấp đôi tốc độ phát triển trung trình của giai đoạn 1996 – 1999

Xu hướng này ngụ ý rằng tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này là kết

quả của hàng loạt doanh nghiệp mới được thành lập và /hoặc những doanh

Trang 29

nghiệp đang tồn tại mở rộng hoạt động của họ sau khi Luật Doanh nghiệp

đi vào cuộc sống (tham khảo phụ lục 1)

4.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.4.1 Mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào kinh tế

Tại Đồng bằng Thành phố Cần Thơ, khu vực kinh tế tư có vai trò quan

trọng đối với nền kinh tế đó là sản lượng công nghiệp, thương mại dịch vụ

và tạo công ăn việc làm Thứ nhất, khu vực kinh tế này đóng góp vào sản

lượng công nghiệp cao hơn khu vực kinh tế nhà nước ví dụ như chế biến

gạo, thủy sản và chế biến cá Thứ hai, kinh tế tư nhân đóng một vai trò

quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở địa phương,

là nhân tố quan trọng đóng góp không nhỏ cho giá trị sản xuất và xuất khẩu

của địa phương Thêm vào đó, khả năng tạo công ăn việc làm của doanh

nghiệp tư nhân là rất lớn và trở thành một trong những kênh tạo việc làm

Trang 30

Như đã nói ở chương giới thiệu Thành phố Cần Thơ, thành phố này có

tốc độ phát triển GDP trung bình là hơn 18%/năm trong giai đoạn 2000 –

2005 Sự phát triển đó nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế mà trong

đó sự đóng góp của khu vực tư nhân là không nhỏ Trong giai đoạn 2000 –

2005, đánh dấu sự lớn mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà

trong đó khu vực tư nhân là nổi bật nhất Sự đóng góp này vào năm 2000

chỉ chiếm hơn 14% tổng giá trị GDP của tỉnh Cần Thơ cũ, tuy nhiên sự

đóng góp này đã tăng hơn gấp đôi với gần 30% tổng giá trị GDP chỉ sau 5

năm với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của khu vực này là hơn

38%/năm Sự đóng góp này tăng trong điều kiện chia tách tỉnh vào năm

2003 càng nói lên sự lớn mạnh của khu vực doanh nghiệp này

Bảng 6: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

góp cho Thành phố thì sự đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp là một

trong những đặc điểm nổi bật nhất trong vai trò kinh tế của khu vực tư

nhân Từ giai đoạn 2000 – 2005, sự đóng góp của giá trị công nghiệp vào

tổng giá trị sản xuất của Thành phố là hơn 30% và đặc biệt là trong năm

2005 chiếm tới 44%, điều này là nói lên xu hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa của Thành phố đang diễn ra mạnh mẽ Sự lớn mạnh nhanh chóng

Trang 31

của khu vực tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp đã tạo động lực thúc đẩy

quá trình sắp xếp lại trong khu vực sản xuất công nghiệp và làm thay đổi sự

tương quan cấu trúc giữa khu vực công nghiệp và khu vực nông nghiệp

trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố Trong những

năm 2000 và 2001, tỷ trọng công nghiệp của khu vực này chiếm chưa tới

10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Những năm tiếp theo đánh dấu sự

nhảy vọt thần tốc của khu vực này, năm 2004 tỉ trọng này tăng gấp xấp xỉ 5

lần – chính thức vượt khu vực Nhà nước về giá trị công nghiệp và năm

2005 tỉ trọng này là 48,7% tỉ trọng – tiếp tục dẫn đầu về tỉ trọng công

nghiệp ở địa bàn

Doanh nghiệp tư nhân còn đóng một vai trò quan trọng là tạo công ăn

việc làm Giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu

ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng –

nơi mà một trong những thách thức lớn nhất là sự phát triển nhanh chóng

và liên tục của lực lượng lao động

Bảng 7: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005)

Tại Thành phố Cần Thơ, khu vực tư nhân đóng góp hơn 40% giá trị

sản xuất công nghiệp và tạo việc làm cho hơn 30% lao động công nghiệp Ở

đây có mối liên hệ mật thiết giữa sự đóng góp vào công nghiệp và việc tạo

Trang 32

việc làm của khu vực doanh nghiệp này Khả năng tạo công ăn việc làm

công nghiệp của khu vực tư nhân có hiệu quả hơn khu vực doanh nghiệp

nhà nước và các khu vực kinh tế khác, điều này được chứng minh bởi tỉ

trọng lao động trong công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân tăng khoảng

5% trong giai đoạn 2000 – 2005 trong khi đó các khu vực kinh tế khác đều

giảm tỉ trọng lao động công nghiệp

Nếu xét về hiệu quả sản xuất của lao động công nghiệp tại từng khu

vực kinh tế thì ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp bình quân lao động của

khu vực tư nhân đạt gần 400 triệu đồng/lao động trong năm 2005, giá trị

này chỉ thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tính hiệu quả này tăng

liên tục và nhanh chóng từ giai đoạn 2000 – 2005 kèm với sự gia tăng về tỉ

trọng lao động công nghiệp như trên là tín hiệu tích cực trong tương lai –

điều này cho thấy vai trò ngày càng to lớn của khu vực tư nhân trong nền

kinh tế

Bên cạnh những đóng góp to lớn cho giá trị sản xuất công nghiệp và

tạo việc làm, doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ hoạt động trong

lĩnh vực công nghiệp còn đơn điệu về lĩnh vực hoạt động và số lượng lao

động của từng doanh nghiệp còn khiêm tốn Những ngành công nghiệp chủ

yếu của khu vực doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là những ngành công nghiệp

nhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, nước giải khát, may mặc, sản xuất

sản phẩm từ gỗ, chế tạo bàn ghế, sản xuất giấy và in ấn Những ngành như

công nghiệp chế tạo máy động cơ, hóa chất còn khiêm tốn về qui mô, số

lượng và đặc biệt là hàm lượng khoa học kỹ thuật trong những ngành công

nghiệp này còn thấp, do đó khả năng tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm

còn thấp Những hạn chế trên một phần do nguyên nhân khách quan như sự

độc quyền hoạt động của Nhà nước trong một số lĩnh vực, điều kiện tự

nhiên khách quan và cơ sở hạ tầng bị hạn chế Một nguyên nhân rất lớn là

đến từ qui mô của các doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Cần Thơ –

nguyên nhân này sẽ được đề cập ở phần sau của luận văn này

Với vai trò là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành

phố Cần Thơ đã phát huy thế mạnh về thương mại và dịch vụ của mình

Doanh thu thương mại và dịch vụ của Thành phố tăng liên tục, góp phần

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2006). “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”, http://www.fetp.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tin b"ấ"t cân x"ứ"ng trong ho"ạ"t "độ"ng tín d"ụ"ng t"ạ"i Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài
Năm: 2006
2. Trương Đình Độ (2004). “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, (số 8), trang 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, "Th"ờ"i Báo Kinh T"ế" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Trương Đình Độ
Năm: 2004
3. Tấn Đức (2006). “ Vì sao chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn?” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, (Số : 25-2006 ( 809 )), trang 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn?”"Th"ờ"i Báo Kinh T"ế" Sài Gòn
Tác giả: Tấn Đức
Năm: 2006
4. Tổng cục thống kê, “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ 2002 đến 2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Th"ự"c tr"ạ"ng doanh nghi"ệ"p qua k"ế"t qu"ả đ"i"ề"u tra t"ừ" 2002 "đế"n 2005
5. Tổng cục thống kê, “Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003
6. Ari Kokko, Hải Đăng biên dịch ( 2003 – 2004). “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “S"ự" qu"ố"c t"ế" hóa c"ủ"a các doanh nghi"ệ"p v"ừ"a và nh"ỏ" t"ạ"i Vi"ệ"t Nam
7. Hữu Hạnh (2007). “Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Báo Nhân Dân, (số ra 9/01/2007), trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, "Báo Nhân Dân
Tác giả: Hữu Hạnh
Năm: 2007
8. Henrik Hansen, John Rand, Finn Tarp. “ Tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ T"ă"ng tr"ưở"ng và t"ồ"n t"ạ"i c"ủ"a doanh nghi"ệ"p: vai trò h"ỗ" tr"ợ" c"ủ"a nhà n"ướ"c
9. Đình Hòa (2006). “Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (số 806 ngày 17/12/2006), trang 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, "Nghiên C"ứ"u Kinh T
Tác giả: Đình Hòa
Năm: 2006
10. Nguyễn Ngọc Hùng (2006) “Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Cần Thơ, (số 21, tháng 2 năm 2006), trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”," Báo C"ầ"n Th
12. Trần Vũ Nghi (2007). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới... chính sách ưu đãi!”, Tuổi Trẻ, (số ra 20/5/2007), trang 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới... chính sách ưu đãi!”, "Tu"ổ"i Tr
Tác giả: Trần Vũ Nghi
Năm: 2007
13. Dương Ngọc (2005).“ Vị thế của kinh tế tư nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (số 58), trang 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế của kinh tế tư nhân”, "Th"ờ"i báo kinh t"ế" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Dương Ngọc
Năm: 2005
14. Việt Phong (2006). “ Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, Doanh Nhân Cuối Tuần, (số11), trang 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, "Doanh Nhân Cu"ố"i Tu"ầ"n
Tác giả: Việt Phong
Năm: 2006
15. Lê Văn Sự. “ Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và một số phát hiện ban đầu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ T"ổ"ng quan tình hình phát tri"ể"n doanh nghi"ệ"p nh"ỏ" và v"ừ"a c"ủ"a 10 t"ỉ"nh, thành ph"ố" và m"ộ"t s"ố" phát hi"ệ"n ban "đầ"u
17. Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ, (2006). “Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, Niên Giám thống kê 2005, trang 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, "Niên Giám th"ố"ng kê 2005
Tác giả: Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ
Năm: 2006
18. Trần Trọng Toàn (2004).“Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, Thời Báo Tài Chính, ( Số ra 17/11/2004), trang 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, "Th"ờ"i Báo Tài Chính, (
Tác giả: Trần Trọng Toàn
Năm: 2004
19. Lâm Khiết Toàn (2003). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, Đầu Tư Chứng Khoán, (số 22), trang 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, Đầ"u T"ư" Ch"ứ"ng Khoán
Tác giả: Lâm Khiết Toàn
Năm: 2003
20. Hồ Hồng Tuân (2006). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương, ( số 78), trang 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, "Kinh T"ế" Châu Á – Thái Bình D"ươ"ng
Tác giả: Hồ Hồng Tuân
Năm: 2006
21. Vũ Quốc Tuấn. “Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới
22. Nguyễn Minh Quốc ( 2005). “Cần Thơ sau 30 năm xây dựng và phát triển”, Báo Cần Thơ, (số ra 30/4/2005), trang 2 – 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần Thơ sau 30 năm xây dựng và phát triển”," Báo C"ầ"n Th

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ     Sau  khi  tách  tỉnh  Cần  Thơ,  Thành  phố  Cần  Thơ  phấn đấ u  phát  tri ể n  thành  phố  theo  hướng  cơng  nghiệp  hĩa,  hiện đại  hĩa - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ Sau khi tách tỉnh Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ phấn đấ u phát tri ể n thành phố theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa (Trang 23)
Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 2 CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (Trang 24)
Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT  CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 2 CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 24)
Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 3 CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG (Trang 25)
Nhìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
h ìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉ (Trang 25)
Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG  PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 3 CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 25)
Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CƠNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG  - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 4 TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CƠNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG (Trang 28)
Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN  KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 4 TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 28)
4.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
4.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 29)
Bảng 5: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠI  THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 5 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 29)
Bảng 6: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CƠNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦ N KINH T Ế - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 6 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CƠNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦ N KINH T Ế (Trang 30)
Bảng 6: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 6 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 30)
Bảng 7: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CƠNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦ N KINH T Ế - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 7 TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CƠNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦ N KINH T Ế (Trang 31)
Bảng 7: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI  THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 7 TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 31)
Bảng 8: DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 8 DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ (Trang 33)
Bảng 8: DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 8 DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ (Trang 33)
Bảng 9: SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MƠ LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 9 SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MƠ LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 34)
Bảng 9: SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MÔ LAO ĐỘNG  TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 9 SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MÔ LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 34)
Bảng 10: SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MƠ TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 10 SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MƠ TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 35)
Bảng 11: TỈ TRỌNG DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI THÀNH PHỐ - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 11 TỈ TRỌNG DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI THÀNH PHỐ (Trang 37)
Bảng 12: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHĨM - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 12 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHĨM (Trang 39)
Bảng 12: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHểM - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 12 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHểM (Trang 39)
Bảng 13: HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HĨA - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 13 HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HĨA (Trang 42)
Bảng 13: HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HểA - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 13 HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HểA (Trang 42)
Bảng 14: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 14 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU (Trang 44)
Bảng 14: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 14 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU (Trang 44)
Bảng 16: KẾT QUẢ PHÂN BIỆT - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 16 KẾT QUẢ PHÂN BIỆT (Trang 45)
Bảng 16: KẾT QUẢ PHÂN BIỆT - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 16 KẾT QUẢ PHÂN BIỆT (Trang 45)
Bảng 17: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 17 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY (Trang 47)
Bảng 18: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 18 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY (Trang 48)
Bảng 18: SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY  PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 18 SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH (Trang 48)
Bảng 19: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH  - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 19 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH (Trang 49)
Bảng 19: SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY  PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 19 SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH (Trang 49)
Bảng 20: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY CĨ QUAN TÂM ĐẾN QUỸ HỔ TRỢ TÍN DỤNG - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 20 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY CĨ QUAN TÂM ĐẾN QUỸ HỔ TRỢ TÍN DỤNG (Trang 50)
Bảng 20: SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY  Cể QUAN TÂM ĐẾN QUỸ HỔ TRỢ TÍN DỤNG - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 20 SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY Cể QUAN TÂM ĐẾN QUỸ HỔ TRỢ TÍN DỤNG (Trang 50)
Bảng 21: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY GẶP KHĨ KHĂN TRONG KHẨU THẨM ĐỊNH  - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 21 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY GẶP KHĨ KHĂN TRONG KHẨU THẨM ĐỊNH (Trang 52)
Bảng 2 2: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO THỜI HẠN VAY - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 2 2: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO THỜI HẠN VAY (Trang 53)
Bảng 22 :  SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY  PHÂN THEO THỜI HẠN VAY - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 22 SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY PHÂN THEO THỜI HẠN VAY (Trang 53)
Bảng 23: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO CĨ ĐỦ HAY THIẾU TÀI SẢN THẾ CHẤP - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 23 SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO CĨ ĐỦ HAY THIẾU TÀI SẢN THẾ CHẤP (Trang 54)
Bảng 23: SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY  PHÂN THEO Cể ĐỦ HAY THI ẾU TÀI SẢN THẾ CHẤP - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Bảng 23 SỐ DOANH NGHIỆP Cể VAY VÀ KHễNG VAY PHÂN THEO Cể ĐỦ HAY THI ẾU TÀI SẢN THẾ CHẤP (Trang 54)
Giả thiết đặt ra H0: yếu tố hình thức vay bảo lãnh khơng cĩ liên hệ với quyết định  vay  hay  quyết định  vay  khơng  bịảnh  hưởng  bởi  hình thức  vay  b ảo lãnh trong tổng thể - Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ
i ả thiết đặt ra H0: yếu tố hình thức vay bảo lãnh khơng cĩ liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay khơng bịảnh hưởng bởi hình thức vay b ảo lãnh trong tổng thể (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w