Đề KT học kỳ I Văn 9

5 426 0
Đề KT học kỳ I Văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 09 – 10 Lớp: 9 Môn: Ngữ văn Họ và tên: …………………. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) (Khanh tròn chữ cái đầu câu cho câu trả lời đúng.) Đọc đoạn trích sau và trả lời bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái ở đáp án đúng. “Gần miền có một mụ nào, Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh. Hỏi tên rằng “Mã Giáng Sinh” Hỏi quê rằng “Huyện Lâm Thanh cũng gần” Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mảy râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” (trích trong tác phẩm “Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 1: Đoạn trích trong nằm ở vị trí nào trong tác phẩm “Truyện Kiều”. a. Trước đoạn “Kiều ở lầu ngưng Bích’ b. Sau đoạn trích “Kiều ở lầu nGưng bÍch” c. Sau đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Câu 2: Chủ thể trữ tình trong đoạn trích là ai? a. Tác giả. b. Mã Giáng Sinh. c. Thuý Kiều. d. Mụ Mối. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì? a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Biểu cảm. d. Tự sự và miêu tả. Câu 4: Chân dung nhân vật “Mã Giám Sinh” trong đoạn trích được khắc hoạ trên những lĩnh vực nào? a.Cách ăn mặc. b. Cách nói năng. c. Cử chỉ, thái độ. d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về nhân vật “Mã Giáng Sinh”? a. Là người đàn ông đứng tuổi, giàu có. b. Là một người có thế lực trong xã hội. c. Là người quê mùa, không hiểu hết phép tắc xã giao. d. Là một gã trai lơ, vô học, thô lỗ. Câu 6: Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán việt? a. Viễn khách. b. Vấn danh. c. Mày râu. d. Tứ tuần. Câu 7: Từ Hán - Việt “Viễn khách” có nghĩa như thế nào? a. Người khách phương xa. b. Người kháhc có địa vị cao sang. c. Người khách quí. d. Người khách mắc bệnh viễn thị. Câu 8: Trong hai câu thơ: “Quá niên trac ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? a. Uớc lệ. b. Tả thực. c. Ước lệ và tả thực. Câu 9: Lời nói của Mã Giáng Sinh trong 2 câu thơ. “Hỏi tên rằng, Mã Giáng Sinh Hỏi quê rằng, huyện Lâm Thành cũng gần” Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng. b. Phương châm về chất. c. Phương châm cách thức. d. Phương châm lịch sự. Câu 10: Để lột tả bản chất của Mã Giáng Sinh, Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp đối lập. Ý nào dưới đây đúng với nhận xét trên? a. Đối mặt với Mã Giáng Sinh đối với gia đình Kiều b. Đối lập giữa vai trò “Mã Giáng Sinh” đang đóng với lời nói, cử chỉ, hành vi cử chỉ của “Mã Giáng Sinh”. c. Đối lập “Mã Giáng Sinh” với bọn toi tớ. Câu 11: Mã Giáng Sinh là đồng môn đối với nhân vật nào dưới đây? a. Tú Bà. b. Kim Trọng. c. Thúc Sinh. d. Mụ Mối. Câu 12: Từ nào sau đây không phải là từ láy? a. Tứ tuần. b. Nhẵn nhụi. c. Bảnh bao. d. Lao xao. II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?. Câu 2: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” ==== Hết ==== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3.0 đ) Trả lời đúng mỗi câu 0.25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A D D D C A B D B A A II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7.0 đ) Câu 1: ( 1.0 đ) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước. Câu 2: ( 5.0 đ) *Yêu cầu cần đạt. - Bài viết cần có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Cách diễn đạt hành văn phải mạch lạc, trong sáng. - Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau: a/ Mở bài: (0.5 đ) Nêu một nhận xét khái quát; Nguyễn Dữ là một trong những tác giả lớn của văn học Trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những sáng tác được xưng tụng là “ Thiên cổ kì bút”. b/ Thân bài: ( 5.0 đ) b1/ Thuyết minh vè cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ.(2.5 đ) + Thân thề: Ông sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Nguyễ Bỉnh Khiêm. + Tác phẩm chính của ông: “ Truyền kì mạn lục”, truyện “ Truyền kì mạn lục” là một tập truyền kì, một thể loại văn học cổ có nguồn gốc từ trung Quốc. “ Truyền kì mạn lục” gồm hai mươi thiên truyện, khai thác đề tài từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh khát khao một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le oan khuất, bất hạnh và người trí thức không chịu sống trong vòng cương tỏa, trói buộc của danh lợi “ chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi thiên truyện đó. b2/ Thuyết minh về tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” ( 2.5 ) - Về đề tài: Truyện khai thác đề tài từ một truyện cổ tích có tên là: “ Vợ chàng Trương”. Truyện cổ tích này kể về một phụ nữ đức hạnh bị chồng nghi oan đã trầm mình xuống sông, lấy cái chết để minh oan. Từ cốt truyện của truyện cổ tích. Nguyễn Dữ đã có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. + Truyện có thêm những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm. + Truyện có thêm những chi tiết kì ảo. Với những sáng tạo ấy, truyện thêm phần đặc sắc về nghệ thuật và sâu sắc về nội dung có thêm những giá trị mới so với truyện “ Vợ chàng Trương” - Về nội dung: + Giá trị hiện thực: Truyện giúp người đọc cảm nhận được sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền và thấp thoáng bóng dáng của những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. + Giá trị nhân đạo ( là giá trị chủ yếu). Đề cao và ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh, phẩm chất của người phụ nữ, đòi quyền sống cho họ. Lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đã gây bao oan khốc, bất hạnh cho người phụ nữ. -Về giá trị nghệ thuật: -Chú ý giới thiệu việc sáng tạo những tình tiết kì ảo. c/ Kết luận: ( 0.5 đ) Cảm nghĩ của người viết ( Chân thực, phù hợp) * Lưu ý: Hình thức diễn đạt tốt (0.5 đ). . Khánh H i ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 09 – 10 Lớp: 9 Môn: Ngữ văn Họ và tên: …………………. Th i gian: 90 phút (Không kể th i gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) (Khanh tròn chữ c i đầu câu. của Mã Giáng Sinh, Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp đ i lập. Ý nào dư i đây đúng v i nhận xét trên? a. Đ i mặt v i Mã Giáng Sinh đ i v i gia đình Kiều b. Đ i lập giữa vai trò “Mã Giáng Sinh” đang. đóng v i l i n i, cử chỉ, hành vi cử chỉ của “Mã Giáng Sinh”. c. Đ i lập “Mã Giáng Sinh” v i bọn toi tớ. Câu 11: Mã Giáng Sinh là đồng môn đ i v i nhân vật nào dư i đây? a. Tú Bà. b. Kim Trọng. c.

Ngày đăng: 27/04/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan