1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT học kỳ I Sinh 9

2 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 58 KB

Nội dung

Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM HỌC KÌ I – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: …………………… Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút I- Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1.Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả F 1 như thế nào trong các trường hợp sau đây? A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài C. 1 lông ngắn : 1 lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài 2.Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra A. 1 tinh trùng B. 2 tinh trùng C. 4 tinh trùng D. 8 tinh trùng 3. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có số lượng NST là bao nhiêu? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 4. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong cơ chế tự nhân đôi là: A. U liên kết với A, G liên kết với X B. A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại C. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G D. A liên kết với X, G liên kết với T 5. Chức năng không có ở prôtêin là: A. Bảo vệ cơ thể B. Xúc tác quá trình trao đổi chất C. Điều hoà quá trình trao đổi chất D. Truyền đạt thông tin di truyền 6. Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là: A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit C. Thêm 1 cặp nuclêotit D. Cả A và C II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(1,5đ): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó? Nêu vài trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng Câu 2(2đ): a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và AND b)Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau: - A – T – G – X – T – A – G – T – X – Hãy viết đoạn mạch bổ sung với nó? Câu 3(1,5): Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 4(2đ): Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với hạt màu xanh. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F 1 và F 2 khi đem thụ phấn 2 cây đậu thuần chủng hạt vàng và hạt xanh. Ó & Î ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I- Trắc nghiệm (3 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 A C C B D B II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(1,5 điểm): - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. (0,5 điểm) - Đặc điểm cấu trúc: (0,5 điểm): + Chiều dài khoảng 0,5 đến 50 /, đường kính 0,2 đến 2/, có các dạng hình hạt, chữ V hoặc hình que. + Có 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ hai. - Vai trò: NST là cấu trúc mang gen và có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó các gen quy định tính trạng được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. (0,5 điểm) Câu 2(2 điểm): * Điểm khác nhau: (1,5 điểm) Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A, T, G, X A, U, G, X K thước , K.lượng Nhỏ Lớn * Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là: - T – A – X – G – A – T – X – A – G – (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm ) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit , điển hình là các dạng : mất, thêm, thay thế một cặp nclêôtit .(1đ) - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vở sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. (0,5đ) Câu 4(2 điểm): - Quy ước gen: Màu hạt vàng → gen A Màu hạt xanh → gen a (0,25 điểm) - Viết sơ đồ lai và kết quả: P : Hạt vàng (AA) x Hạt xanh (aa) Gp : A a F 1 : Aa (0,5 điểm) Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 100% Aa Tỉ lệ kiểu hình: 100% hạt vàng. (0,5 điểm) F 1 x F 1 : Hạt vàng (Aa) x Hạt vàng (Aa) GF 1 : A,a A,a F 2 : A a A AA Aa a Aa aa Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh (0,75 điểm) Ó & Î . Trường THCS Khánh H i B I KIỂM HỌC KÌ I – Năm học : 20 09 – 2010 Họ và tên: …………………… Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Th i gian : 45 phút I- Trắc nghiệm (3 i m) Hãy khoanh tròn vào một chữ. nhiêu? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 4. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong cơ chế tự nhân đ i là: A. U liên kết v i A, G liên kết v i X B. A liên kết v i T, G liên kết v i X và ngược l i C. A liên. v i U, T liên kết v i A, G liên kết v i X, X liên kết v i G D. A liên kết v i X, G liên kết v i T 5. Chức năng không có ở prôtêin là: A. Bảo vệ cơ thể B. Xúc tác quá trình trao đ i chất C. i u

Ngày đăng: 26/04/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w