TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU KỲ THI HẾT HỌC KÌ I - LỚP 11 HỌ VÀ TÊN ………………………… LỚP…… Môn thi : Sinhhọc MÃ ĐỀ 111 Câu 1: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây? A. ATP và NADPH. B. Năng lượng ánh sáng. C. H 2 O và O 2 . D. O 2 và ATP. Câu 2: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? A. Máu chảy trong hệ động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. B. Máu chảy trong hệ động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. C. Máu chảy trong hệ động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. D. Máu chảy trong hệ động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Câu 3: Các dây leo quấn quanh các cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng đất. B. Hướng nước. C. Hướng sáng. D. Hướng tiếp xúc. Câu 4: Trong cơ thể người huyết áp tối đa xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây của hoạt động tim: A. Co tâm nhĩ. B. Dãn tâm thất. C. Co tâm thất. D. Dãn tâm nhĩ. Câu 5: Hô hấp sáng là quá trình hô hấp: A. Làm tăng sản phẩm quang hợp. B. Xảy ra ở ngoài ánh sáng. C. Xảy ra trong bóng tối. D. Tạo ra ATP. Câu 6: Chất nhận CO 2 đầu tiên trong chu trình Canvin là: A. Ribulôzơ 1,5 điphotphat. B. Axit malic. C. Andehit photphoglixeric. D. Photphoenolpiruvic. Câu 7: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở: A. Ruột già. B. Miệng C. Dạ dày. D. Ruột non. Câu 8: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là: A. Ti thể. B. Mạng lưới nội chất. C. Lục lạp. D. Không bào. Câu 9: Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở A. Dạ cỏ. B. Dạ múi khế C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong. Câu 10: Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? A. Các loài thú. B. Các loài cá sụn, cá xương. C. Động vật đơn bào. D. Động vật thân mềm và chân khớp. Câu 11: Hướng động là hình thức phản ứng: A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng khác nhau. B. Của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. C. Của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. D. Của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Câu 12: Ở động vật chưa cócơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa: A. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. B. Nội bào. C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào. D. Ngoại bào. Câu 13: Thoát hơi nước ở mặt dưới của lá mạnh hơn mặt trên vì: A. Ánh sáng chủ yếu chiếu vào mặt trên của lá. B. Mặt trên của lá có nhiều khí khổng hơn mặt dưới của lá. C. Mặt dưới của lá có nhiều khí khổng hơn mặt trên D. Mô khuyết tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Câu 14: Dưới tác dụng của ánh sáng, Auxin phân bố như thế nào? A. Phân bố ở ít ở phía được chiếu sáng. C. Phân bố nhiều ở phía được chiếu sáng. B. Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít. D. Phân bố đều quanh thân. Câu 15: Đoạn nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại? A. Dạ cỏ. B. Dạ tổ ong. C. Dạ lá sách. D. Dạ múi khế. Câu 16 : Khí khổng mở khi: A. Tế bào mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng B. Tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng. C. Tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng. D. Tế bào no nước, thành mỏng hết căng nước và thành dày duỗi thẳng. Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng? A.Ánh sáng B.Phân bón C.Nước D.Nhiệt độ Câu 18: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng trong. B. Ở chất nền. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit. Câu 19: Nơi xảy ra quá trình đường phân? A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Chất nền của ti thể. D. Màng trong ti thể. Câu 20: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm. B. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt Câu 21: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột. B. Trâu, bò, cừu, dê. C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê Câu 22 : Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn? A. Vì mang có kích thước lớn. B. Vì có nhiều cung mang. C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang. D. Vì mang có khả năng mở rộng. Câu 23: Hô hấp bằng hệ thống ống khí diễn ra chủ yếu ở: A. Côn trùng. B. Bò sát. C. Ruột khoang. D. Thân mềm Câu 24: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu? A. Qua thành động mạch và mao mạch. B. Qua thành mao mạch. C. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. D. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. Câu 25: Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì: A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để về tim) dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh. B. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể). C. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. D. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim. Câu 26: Hệ tuần hở có ở các động vật: A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. B. Giun tròn, cá, da gai. C. Chân khớp, thân mềm. D. Cá, giun tròn, thân mềm. Câu 27: Huyết áp là gì? A. Là áp lực máu khi tác dụng lên thành mạch B. Là tốc độ của máu khi di chuyển trong hệ mạch C. Là khối lượng máu khi di chuyển trong hệ mạch D. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của máu giữa các hệ thống mạch Câu 28: Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là: A.Là trạm để máu đi qua và đảm bảo máu nuôi cơ thể giàu O 2 . B.Hoạt động như một cái bơm và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn. C. Là nơi máu trao đổi O 2 và CO 2 để trở thành máu giàu O 2 . D.Tim là nơi chứa và dự trữ máu trước khi đi đến các mô. Câu 29 : Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào? A. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú. B.Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đất và cá. C.Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, cá và thú. D. Chỉ có ở cá, lưỡng cư, chim và thú. Câu 30: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất. A.Phổi và da của ếch nhái. B.Phổi của bò sát. C.Phổi của động vật có vú. D.Da của giun đất. . malic. C. Andehit photphoglixeric. D. Photphoenolpiruvic. Câu 7: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở ngư i không diễn ra ở: A. Ruột già. B. Miệng C. Dạ dày quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa: A. Một số tiêu hóa n i bào, còn l i tiêu hóa ngo i bào. B. N i bào. C. Tiêu hóa n i bào và ngo i bào. D. Ngo i bào.