1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Tăng cường quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương

102 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 901,5 KB

Nội dung

Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Quản lý vốn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty CP Giống cây trồng Trung ương cũng không là ngoại lệ. Tăng cường quản lý vốn không chỉ là mục tiêu của một thời kỳ kinh doanh mà còn là mục tiêu trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế, với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu hoá, mục tiêu này càng đòi hỏi ở một cấp độ cao hơn để bắt kịp với trình độ của khu vực và quốc tế. Xuất phát từ lý do này, đề tài “Tăng cường quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương” được lựa chọn nghiên cứu.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu i 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài i 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu i 4. Phương pháp nghiên cứu ii 5. Những đóng góp của luận văn ii 6. Bố cục của luận văn ii CHƯƠNG 1 iii HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP iii 1.1. Khái niệm và phân loại vốn iii 1.2. Nội dung quản lý vốn trong doanh nghiệp v 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn của doanh nghiệp vii CHƯƠNG 2 ix THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG ix 2.1. Khái quát về Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương ix 2.2. Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương x 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương xiii 3.1. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn xv 3.2. Kiến nghị xvi HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 3 1.1.1. Khái niệm về vốn 3 1.1.2. Phân loại vốn 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động VCSH : Vốn chủ sở hữu DT : Doanh thu LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế KHKT : Khoa học kỹ thuật CP : Cổ phần CBCNV : Cán bộ công nhân viên DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu i 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài i 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu i 4. Phương pháp nghiên cứu ii 5. Những đóng góp của luận văn ii 6. Bố cục của luận văn ii CHƯƠNG 1 iii HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP iii 1.1. Khái niệm và phân loại vốn iii 1.1.1. Theo quan hệ sở hữu iii 1.1.2. Theo công dụng kinh tế iv 1.2. Nội dung quản lý vốn trong doanh nghiệp v 1.2.1. Quản lý huy động vốn v 1.2.1.1. Xác định cơ cấu vốn v 1.2.1.2. Lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn v 1.2.2. Quản lý quá trình sử dụng vốn trong doanh nghiệp vii 1.2.2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vii 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn của doanh nghiệp vii 1.3.1. Các nhân tố chủ quan vii 1.3.2. Các nhân tố khách quan viii CHƯƠNG 2 ix THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG ix 2.1. Khái quát về Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương ix 2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương ix 2.1.2. Kết quả kinh doanh của Công ty ix 2.2. Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương x 2.2.1. Quản lý việc huy động vốn x 2.2.1.1. Tình hình huy động vốn chủ sở hữu x 2.2.1.2. Tình hình huy động vốn bằng vay nợ xi 2.2.2. Quản lý quá trình sử dụng vốn xii 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương xiii 2.3.1. Kết quả xiii 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân xiii 2.3.2.1. Hạn chế xiii 3.1. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn xv 3.1.1. Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu xv 3.1.1.2. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động nợ xv 3.1.2. Xác định đúng đắn nhu cầu huy động vốn xv 3.1.3. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp xv 3.1.4. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính Công ty xvi 3.1.5. Thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn xvi 3.1.6. Nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý xvi 3.1.7. Đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, duy trì phát triển thương hiệu Công ty xvi 3.2. Kiến nghị xvi HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 3 1.1.1. Khái niệm về vốn 3 1.1.2. Phân loại vốn 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Quản lý vốn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty CP Giống cây trồng Trung ương cũng không là ngoại lệ. Tăng cường quản lý vốn không chỉ là mục tiêu của một thời kỳ kinh doanh mà còn là mục tiêu trong suốt quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế, với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu hoá, mục tiêu này càng đòi hỏi ở một cấp độ cao hơn để bắt kịp với trình độ của khu vực và quốc tế. Xuất phát từ lý do này, đề tài “Tăng cường quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương từ năm 2007 đến nay. i 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn giải để nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp. - Đánh giá được thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương; Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý vốn của Công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. 6. Bố cục của luận văn - Chương 1: Hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. ii CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và phân loại vốn Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Có nhiều cách phân loại vốn, trong phạm vi luận văn này chỉ xem xét hai cách phân loại có liên quan nhiều đến công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp: 1.1.1. Theo quan hệ sở hữu - Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu và sử dụng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn: Vốn có nguồn gốc từ ngân sách: áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nguồn này có thể do nhà nước trực tiếp cung cấp hay do các khoản chi phí lẽ ra phải nộp cho nhà nước nhưng được giữ lại để doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này không lớn và chỉ ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng được nhà nước quan tâm. Nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: là nguồn do doanh nghiệp tự bổ sung, chủ yếu từ các nguồn như: quỹ khấu hao các loại tài sản của doanh nghiệp, quỹ phát triển kinh doanh do phần lợi nhuận hàng năm giữ lại, nguồn tài chính do điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp, nguồn chênh lệch giá được để lại (nếu có). Nguồn liên doanh liên kết: các doanh nghiệp có thể hợp tác đầu tư trên cơ sở liên doanh liên kết: sự liên doanh liên kết này có thể giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. iii - Nợ: Được huy động qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay trực tiếp từ các chủ thể cho vay khác. Hình thức vay cũng rất đa dạng, có thể vay ngắn hạn nhằm bổ sung cho nguồn vốn lưu động thiếu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hay là vay trung và dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nâng cao năng lực và sản xuất hiện có. 1.1.2. Theo công dụng kinh tế - Vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, sự vận động của vốn gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và luân chuyển dần từng phần vào quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị sử dụng của tài sản giảm dần. - Vốn lưu động Để tiến hành hoạt động sản xuất, ngoài tư liệu lao động là tài sản cố định, doanh nghiệp còn cần tới đối tượng lao động. Đối tượng lao động được thể hiện thành hai bộ phận: một bộ phận là những vật tư trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, và bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến. Hai bộ phận này được biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động. Để phục vụ cho quá trình sản xuất còn cần phải dự trữ một số công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế, đóng gói. Những tài sản này cũng được gọi là tài sản lưu động. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kì sản xuất. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất, nó là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, phản iv ánh quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phân loại và kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2. Nội dung quản lý vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Quản lý huy động vốn Việc quản lý quá trình huy động vốn trong doanh nghiệp đòi hỏi xác định được nhu cầu vốn cần huy động trong từng thời kỳ nhất định, từ đó phân tích lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp. 1.2.1.1. Xác định cơ cấu vốn Cơ cấu vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên và lợi nhuận không chia. Xác định cơ cấu vốn là một vấn đề quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp vì nó liên quan đến chi phí sử dụng vốn bình quân, rủi ro và giá trị doanh nghiệp. 1.2.1.2. Lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn Để lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn thích hợp, trước hết cần xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn phải dựa trên cơ sở tính toán chính xác và có căn cứ khoa học. Đặc biệt, do đó phải tập trung xác định nhu cầu vốn do tìm được cơ hội kinh doanh mới cần đầu tư. Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn trong thời kỳ dài hạn và trong từng thời kỳ ngắn hạn. Đồng thời phải xác định nhu cầu vốn cố định là bao nhiêu và vốn lưu động cần bao nhiêu. Các phương thức huy động vốn: Hình thức tự tài trợ (tự cung ứng vốn): là hình thức doanh nghiệp tự đáp ứng nhu cầu vốn bằng nguồn vốn do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh gồm quỹ khấu hao và lợi nhuận giữ lại. v Phát hành cổ phiếu: là một hình thức huy động vốn chỉ có các công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sử dụng. Phát hành trái phiếu công ty: còn gọi là chứng khoán nợ, là một loại giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn do công ty phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc và lãi của công ty phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển. Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta thời gian qua. Theo thời hạn vay, vốn ngân hàng gồm vay dài hạn (từ 3 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 đến 3 năm), vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Sử dụng tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng thuê mua: thỏa thuận thuê là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản) độc quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đó. Huy động vốn bằng liên kết, liên doanh: doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho hoạt động hay dự án liên doanh nào đó. Các bên liên doanh ký kết hợp đồng liên doanh thỏa thuận về các vấn đề như phương thức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, thời hạn hợp đồng. Có ba hình thức liên doanh chủ yếu: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bên góp vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bới các bên góp vốn liên doanh. vi Điều chỉnh cơ cấu tài sản: do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa tài sản này nhưng lại thiếu tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có giải pháp bán các tài sản cố định dư thừa, không sử dụng đến, mặt khác, trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động, ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lượng tài sản lưu động lưu kho không cần thiết, đảm bảo lượng lưu kho mỗi loại tài sản lưu động hợp lý. 1.2.2. Quản lý quá trình sử dụng vốn trong doanh nghiệp Quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung như đầu tư vốn, bảo toàn vốn, kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.2.1. Bảo toàn vốn Bảo toàn vốn là một nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng vốn kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp thu hồi đầy đủ số vốn đã bỏ ra ban đầu. 1.2.2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cần được tiến hành nhằm giúp cho các nhà quản lý biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp hiệu quả hay không hiệu quả, hiệu quả cao hay thấp, phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra các quyết định tài chính, các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn của doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố chủ quan Chu kì sản xuất là một bộ phận của chu kì kinh doanh, nó có đặc điểm rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Chu kì sản xuất dài hay ngắn sẽ có tác động trực tiếp tới thời gian của chu kì kinh doanh, do đó tác động đến thời gian luân chuyển của vốn. Chu kì ngắn, thời gian luân chuyển vốn ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo và mở rộng vii [...]... lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương; Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý vốn của Công ty - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương 6 Bố cục của luận văn - Chương 1: Hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp -Chương 2: Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn tại Công ty. .. Xuất phát từ lý do này, đề tài Tăng cường quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương được lựa chọn nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp - Phân tích thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương 3 Đối tượng,... sự biến động của giá cả tức là ảnh hưởng đến giá trị của đồng vốn và mức lưu chuyển hàng hoá ix CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG 2.1 Khái quát về Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương 2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương có tên giao dịch là National Seed Joint Stock Company (NSC),... quản lý vốn của doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương từ năm 2007 đến nay 2 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn giải để nghiên cứu 5 Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp - Đánh giá được thực trạng quản. .. trong luận văn bao gồm: - Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý vốn - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, từ đó rút ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý vốn - Dựa trên những phân tích lý luận cơ bản và xuất phát từ việc đánh giá thực trạng cũng như trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty trong... trong đó riêng năm 2009 là trên 7,3 tỷ Công ty là đơn vị chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật và có hệ thống quản trị minh bạch, công khai, chuyên nghiệp 2.2 Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương 2.2.1 Quản lý việc huy động vốn * Xác định cơ cấu vốn Xác định cơ cấu vốn phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ là một vấn đề quan... sản của Công ty xiii * Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thể hiện ở khả năng chi trả lãi vay Nếu Công ty có khả năng thanh toán lãi vay đầy đủ và đúng hạn chứng tỏ vốn của Công ty đang được sử dụng có hiệu quả Hệ số chi trả lãi vay cũng phản ánh rủi ro tài chính của Công ty 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương 2.3.1 Kết quả - Góp phần vào sự tăng trưởng và... của công ty về công nghệ, nguồn hàng, kỹ năng quản trị Thực tế, việc huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương đã thu hút được nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho mở rộng sản xuất và mang lại không ít lợi nhuận cho Công ty 2.2.1.2 Tình hình huy động vốn bằng vay nợ xii * Vốn tín dụng thương mại Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tài trợ bằng nguồn vốn. .. nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp Quản lý vốn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sự ổn định và an toàn về tài chính cho doanh nghiệp Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lý luận và thực trạng công tác quản lý vốn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn là rất cần thiết đối với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Với mục đích, phạm vi nghiên... ty trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính nhằm đảm bảo . vii CHƯƠNG 2 ix THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG ix 2.1. Khái quát về Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương ix 2.2. Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây. của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. 6. Bố cục của luận văn - Chương 1: Hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản lý vốn tại Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. -. doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. 3. Đối

Ngày đăng: 26/04/2015, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 33/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2005 về Hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 33/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2005 vềHướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhànước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
2. Chính phủ (1999), Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 1999 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 1999về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng10 năm 1996 về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đốivới doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
3. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 củaChính phủ ban hành Quy chế tài chính của công ty nhà nước và quản lývốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
4. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội 5. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2009), Giáo trình tàichính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, "Hà Nội5. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2009), "Giáo trình tài"chính doanh nghiệp
Tác giả: Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội 5. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2009
6. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thẩm định tài chính dự án
Tác giả: PGS.TS. Lưu Thị Hương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
7. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tàichính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
8. Công ty CP giống cây trồng Trung ương (2007), Báo cáo tài chính năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính năm2007
Tác giả: Công ty CP giống cây trồng Trung ương
Năm: 2007
9. Công ty CP giống cây trồng Trung ương (2008), Báo cáo tài chính năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính năm2008
Tác giả: Công ty CP giống cây trồng Trung ương
Năm: 2008
10. Công ty CP giống cây trồng Trung ương (2009), Báo cáo tài chính năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính năm2009
Tác giả: Công ty CP giống cây trồng Trung ương
Năm: 2009
11. Một số trang web: http://mof.gov.vn, http://sbv.gov.vn, http://fpts.com.vn, http://tapchiketoan.com Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w