thác Khe Kèm Khi nắng ban mai ươm vàng trên các sườn núi, Pù Mát như một thiếu nữ vừa choàng tỉnh giấc chứa đựng trong mình bao kỳ thú, huyền thoại. Pù Mát - tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn đang mời gọi. Lên với Pù Mát lần này mời đi thác Khe Kèm - một trong những "tua" du lịch của huyện. Chỉ mất khoảng hơn 20 phút đi ô tô chúng tôi đã có mặt tại thác Khe Kèm xã Yên Khê. Thác nước như một dải lụa trắng xoá đổ từ trên cao xuống khiến không khí mát lạnh. Người tứ xứ đổ về tắm thác đông như hội, có cả du khách tận Hà Nội, người Lào Đây là con thác đẹp vào loại nhất Nghệ An có độ cao khoảng hơn 150 mét quanh năm nước chảy. Từ khi được đầu tư con đường vào đây lượng du khách đến với Khe Kèm ngày càng đông." Khe Kèm đã không còn vắng vẻ khi mọc lên các dịch vụ hàng quán ăn uống, giữ xe Đặc biệt có các quán đặc sản cơm lam, gà đen nướng khiến du khách không thể không dừng bước để thưởng thức món ẩm thực truyền thống này. Chúng tôi được đưa đến một điểm du lịch được cho là huyền bí. Đó là khe Nước Mọc gần trung tâm xã Yên Khê, từ bao đời nay người dân gọi là khe nước đùn, bởi ở đây chẳng có nguồ suối mà có mạch nước đùn lên trong veo tưới tắm cho trên 90 ha lúa, phục vụ nước sinh hoạt cho 4 bản. Khe nước đùn rộng hơn cái giếng làng, có người đã liều mình lặn xuống nhưng không thấy đáy. Trước đây người ta nghi là thông dòng với sông Lam, nhưng không phải bởi mùa lũ, nước sông Lam đục ngầu nhưng khe Nước Mọc vẫn trong veo. Đặc sản gà nướng phục vụ du khách tại thác Khe Kèm Có người kỳ công lên tận khe Choăng tìm thấy vũng nước xoáy, nghi là chảy từ đây về, đã thả rất nhiều quả bưởi xuống rồi cử người canh chừng xem bưởi có trôi về không, nhưng đợi cả mấy tuần cũng chẳng thấy Cũng từ Yên Khê, du khách ngược lên Môn Sơn, đây là một vùng trầm tích, đa dạng với những địa tầng văn hoá bản địa từ ngàn đời. Du khách được tiếp xúc và chiêm ngưỡng, những vẻ đẹp văn hoá lưu giữ từ xa xưa; thăm nhà cụ Vi Văn Khang, cây đa Cồn Chùa tại bản Thái Sơn (là nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên thuộc vùng dân tộc ít người). Lý thú nhất là dong thuyền độc mộc trên sông Giăng dài hàng chục km, uốn lượn quanh co giữa đại ngàn để đến với bản Cò Phạt, bản sâu nhất của người Đan Lai. Du khách ưa mạo hiểm có thể xuyên vào Pù Loòng, Toòng Chinh, để chiêm ngưỡng những cánh rừng nguyên sinh. Vào Khe Choang, Khe Bu, đến với khu rừng lùn kỳ bí, rộng khoảng 1.600 ha, thân cây to người ôm không xuể nhưng chỉ cao từ 6-7m. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các chương trình dự án, đến nay Con Cuông đã xây dựng được một số tuyến đường quan trọng vừa phục vụ dân sinh và phát triển du lịch. Huyện kết hợp xây dựng một số "tua" du lịch như: Trung tâm huyện- thác Khe Kèm (tuyến đường dài 18 km được đầu tư trị giá 17 tỷ đồng); trung tâm huyện - Lục Dạ - Môn Sơn, dài 16 km, đầu tư 15 tỷ đồng bước đầu đã thu hút được khá nhiều khách du lịch. Tuy nhiên đang gặp một số những khó khăn nhất định như chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp vào xây dựng phát triển hệ thống dịch vụ, khách sạn . Mát lần này mời đi thác Khe Kèm - một trong những "tua" du lịch của huyện. Chỉ mất khoảng hơn 20 phút đi ô tô chúng tôi đã có mặt tại thác Khe Kèm xã Yên Khê. Thác nước như một dải. phải bởi mùa lũ, nước sông Lam đục ngầu nhưng khe Nước Mọc vẫn trong veo. Đặc sản gà nướng phục vụ du khách tại thác Khe Kèm Có người kỳ công lên tận khe Choăng tìm thấy vũng nước xoáy, nghi là. Con Cuông đã xây dựng được một số tuyến đường quan trọng vừa phục vụ dân sinh và phát triển du lịch. Huyện kết hợp xây dựng một số "tua" du lịch như: Trung tâm huyện- thác Khe Kèm