1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu

23 12,1K 52
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu

Trang 1

to lớn trong chương trình tiểu học Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệthống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bồidưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sửdụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡngtình cảm tốt đẹp cho học sinh.

-Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽgiúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn Từ đó, các em tích luỹ chomình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân mônkhác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn, Đồng thời học tốt các mônhọc khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đặc biệt là khơi dậytrong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ýthức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa

-Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phươngpháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu", người giáo viên sẽ tìm ra nhữnggiải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 2

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

-Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 theo chương trình sáchgiáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này Làm thế nào đểđồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ và câu"cho họcsinh một cách tối ưu? Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệuquả? Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt làchiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học?

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Học sinh lớp 41, 43 trường tiểu học

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

-Khái quát những vấn đề lí luận cơ bản về năng lực sử dụng vốn từ, kĩnăng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu của học sinh lớp 4

-Thực tiễn và tình hình dạy Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4 Trườngtiểu học

V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí, sách giáoviên, sách tham khảo…

-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển: Quan sát, phỏng vấn, phươngpháp phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm

-Phương pháp thống kê toán học

-Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khácnữa trong quá trình nghiên cứu

Trang 3

B NỘI DUNG:

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4

I MỤC ĐÍCH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4:

1 Hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt:

-Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sửdụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tiếp tục lấy nguyêntắc giao tiếp làm định hướng cơ bản Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việtthông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu.Phân môn luyện từ và câu được học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có những tiếthọc dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh Các em được mở rộng, hệthống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặtcâu, sử dụng dấu câu Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng kể Các em thíchdiễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết Thế nhưng tư duy các em pháttriển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữpháp tiếng Việt Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sửdụng tiếng Việt là rất quan trọng Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữpháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ

sở nền tảng cho việc học tập các bậc học trên

2 Sử dụng từ, câu tiếng việt giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, năng lực tư duy:

-Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ vàcâu học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ,bài văn Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói,viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu từ Từ đó, các em có thể traudồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen

Trang 4

dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giaotiếp và thích học tiếng Việt.

3 Giúp học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt, văn hóa trong giao tiếp để trẻ tích luỹ những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt:

-Quá trình học "Luyện từ và câu" giúp các em biết sử dụng từ ngữ phù hợptrong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung quanh Bồidưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện những buồn, vui, yêu,ghét của con người Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoànthiện nhân cách cho bản thân Hình thành và bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tiếngViệt chính là tạo điều kiện cho các em trở thành những nhà ngôn ngữ học trongtương lai

II NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1 Đối tượng để học sinh làm bài:

-Là những bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm, những bài tập về từ, câu

2 Yêu cầu cần đạt:

-Nắm kiến thức về từ ngữ qua các chủ điểm

-Nắm kiến thức sơ giản về câu

-Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có

ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp

3 Nội dung dạy học:

Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30tiết Bao gồm các nội dung sau:

*Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết)

Trang 5

-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đươngcác chủ điểm.

Dũng cảm ( tuần 25, 26)

Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30)

Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34)

-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập Tìm từ ngữtheo chủ điểm Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ Tìm hiểu nghĩa củathành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ

* Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết)

-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ + Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết

+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết

+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết

-Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từtheo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ

* Từ loại : (9 tiết)

-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt

+ Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)

+ Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết)

Trang 6

+ Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết)-Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm vàphân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ

* Câu : 26 tiết

-Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụngcác kiểu câu:

+ Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết

+ Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các

kiểu câu: ai làm gì; ai thế nào; ai là gì?

+ Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết

+ Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết

+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết

-Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câutheo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảolịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mởrộng câu

* Dấu câu: 3 tiết

-Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu :

+ Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )

+ Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết )

+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)

+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết )

-Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặtdấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu)

III/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1) Cung cấp kiến thức mới:

-Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình thức:

+ Trao đổi chung cả lớp

Trang 7

+ Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hoặc 2,3HS).

+ Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức

2) Luyện tập và mở rộng vốn từ:

-Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân Cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập

+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm.+ Hướng dẫn học sinh làm vào vở ( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…)+ Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập

Trang 8

CHƯƠNG II

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC

SINH LỚP 4

I THỰC TRẠNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4.

1 Đối với giáo viên:

-Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng củaphương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Phong trào đổi mớiphương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học Vậndụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đónggóp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tuy nhiên, việc dạy phânmôn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phươngpháp dạy học truyền thống Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đốitượng nói theo, làm theo khuôn mẫu Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ,ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp

từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu Do đó việc tiếp cận phươngpháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn

-Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theohướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệuquả Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạyhọc phân môn "Luyện từ và câu" Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của mộtđơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trongbài giảng Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữakiến thức về từ và câu

-Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơbản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác Bởi vậy,việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt vănhoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh

2 Đối với học sinh:

Trang 9

-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinhlớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu Các em chưa hiểu nghĩacủa từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôichảy những cảm nhận của mình Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưatrọn câu Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu Song một điều kiện thuận lợi làcác em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tìnhcủa giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Trước khi lên lớp:

-Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng

em Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếngViệt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học

ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới Vì vậy,khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên Khi lập kế hoạc bàidạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thứcdạy - học hiệu quả nhất

-Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giảinghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu thông qua các chủ điểm của môn tiếngViệt và chủ điểm từng đơn vị học của phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các emnguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người Tôi dànhnhiều thời gian nghiên cứu kiến thức tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu biếtnhằm phân tích mở rộng cho các em

2 Các biện pháp thực hiện trên lớp:

2.1 Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em:

-Kiểm tra bài cũ để giáo viên nắm bắt việc học ở nhà của học sinh, nhưngnếu chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bài học trước sẽ gây cho học sinhcảm giác nhàm chán hoặc "sợ" Vì vậy, hình thức kiểm tra là rất quan trọng để

Trang 10

gây hứng thú học tập cho học sinh Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như:hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, trò chơi

* Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết ( tuần 3) khi kiểm trabài cũ tôi đã thực hiện bằng cách cho học sinh chơi trò chơi: Xếp các từ ghép cótiếng "nhân" vào hai cột

" Nhân" có nghĩa

là người

"Nhân" có nghĩa

là lòng thương ngườiNhân dân Nhân hậuCông nhân Nhân đứcNhân tài Nhân từ

Thi đua giữa hai đội, đội nào xếp nhanh và đúng thì sẽ thắng

-Phần giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật Lời vàobài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ, không xa xôi dài dòng để học sinh cảm thấy hấpdẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng

2.2 Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu:

-Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập vàthực hành tốt nhằm rút ra kiến thức Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trìnhbày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập Tổchức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân, nhóm Sau đóbáo cáo kết quả, cả lớp cùng tham gia trao đổi, nhận xét, học sinh tự rút ra kếtluận Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bổ sung Trao đổi với họcsinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh giá cho nhautrong quá trình làm bài Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa từ mà gợi ý

Trang 11

cho học sinh liên tưởng, so sánh để tìm nghĩa của từ Với những từ ngữ trừutượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa vào hoàn cảnh cụ thể để học sinhhiểu nghĩa Cuối cùng giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh.

* Ví dụ : Khi dạy bài "Động từ" ( tuần 9), ở phần nhận xét sau khi cho họcsinh: đọc kĩ, thảo luận theo cặp tìm các từ chỉ hoạt động của người, các từ chỉtrạng thái của vật, rồi trình bày kết quả trước lớp Giáo viên sẽ chốt lại: Các từnêu trên là động từ Vậy động từ là gì? Học sinh trả lời – giáo viên khẳng định vàghi bảng (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật )

2.3 Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

-Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ởlớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủđiểm của từng đơn vị học Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thànhngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm Giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng,

so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa Với những từ ngữ trừu tượng, ít gầngũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa

-Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm Từ đó, học sinh có

cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho Căn cứ vào từng đối tượng họcsinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp Tạo điều kiện chotất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bướcvươn lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng

* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng

Bài tập 4: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính

trung thực hoặc lòng tự trọng:

- Thẳng như ruột ngựa

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Thuốc đắng giã tật

- Cây ngay không sợ chết đứng

Ngày đăng: 05/04/2013, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w