Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
346,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngành công nghiệp về dầu mỏ của Venezuela và công nghiệp FDI GVHD:Nguyễn Thanh Trung Thành viên nhóm thực hiện:Nhóm 04 Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 04/2015 MỤC LỤC Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela Section I.1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 1. FDI là gì? Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". 2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp. 2.2 Chu kỳ sản phẩm Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và Trang 2 do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. 2.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng 2.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương giữa hai quốc gia. 2.5 Khai thác và chuyển giao công nghệ Các công ty đa quốc gia sở hữu những công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại, họ thường khai thác và chuyển giao công nghệ mới tại những quốc gia đang phát triển và tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú để khai thác chúng và biến thành lợi ích to lớn cho công ty. 3. Lợi ích của thu hút FDI 3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. 3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. 3.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng Trang 3 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. 3.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện về kinh tế văn hóa xã hội Khu vực được đầu tư FDI sẽ có điều kiện tốt để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư (vd: KCN VSIP, Mỹ Phước…); Đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và giúp họ tiếp cận những chương trình văn hóa, an sinh xã hội… 3.6 Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. 4. Những thiệt hại mà nước nhận đầu tư FDI có thể gánh chịu Tiếp nhận công nghệ lạc hậu; Ô nhiễm môi trường; Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt và chuyển ra nước ngoài; Các công ty trong nước sẽ dần dần bị phá sản hoặc sáp nhập do không đủ năng lực (về vốn, kỹ thuật…) để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia; Rào cản về thuế quan bị vượt qua; Trang 4 Chuyển giá đã và đang gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế quốc gia, cốt lõi của nó là các DN chuyển lợi nhuận ra ngước ngoài thông qua giá cao khi nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị… và giá thấp khi xuất khẩu, bất chấp chi nhánh/nhà máy đang hoạt động ở nước sở tại bị thua lỗ nặng. Không dễ tiếp nhận công nghệ - kỹ thuật, bởi các công ty đa quốc gia thường có xu hướng giấu bí quyết, coi đó như “bảo bối” trong thương lượng và cạnh tranh với nước chủ nhà. 5. Các hình thức FDI a. Phân loại theo bản chất đầu tư Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. b. Phân loại theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Trang 5 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. c. Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 6. Quốc hữu hóa là gì? Quốc hữu hóa là việc một quốc gia tước quyền sở hữu tài sản của một cá nhân hoặc một tổ chức để chuyển tài sản đó thuộc quyền sở hữu quốc gia. Trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng gia tăng rất nhiều trường hợp, tài sản bị quốc hữu hóa là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, và hậu quả là sẽ có những vấn đề pháp lý phát sinh vượt quá thẩm quyền của tòa án địa phương. Dưới góc độ chủ quyền quốc gia được pháp luật quốc tế thừa nhận, có nhiều lý do để biện minh cho hành động quốc hữu hóa nhưng dù thế nào đi chăng nữa, trong một thế giới toàn cầu hóa về hợp tác thương mại và đầu tư, hành vi quốc hữu hóa vốn đầu tư nước ngoài có thể mang lại những hệ quả không mong đợi về mặt chính trị, nhất là trong trường hợp nhà Trang 6 đầu tư có vốn bị quốc hữu hóa là công dân của một quốc gia không có mối quan hệ hữu hảo với quốc gia đã có hành vi quốc hữu hóa. Về phương thức Quốc hữu hóa, Công pháp quốc tế ghi nhận hai phương thức: có bồi thường và không được bồi thường. Quốc hữu hóa mà không bồi thường gọi là tịch thu hay sung công (expropriation). Trong trường hợp các công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ bị Chính phủ Venezuela quốc hữu hóa trong những năm vừa qua đa số các trường hợp bị tịch thu mà chủ sở hữu không được bồi thường. Hành vi quốc hữu hóa thường được biện minh bằng học thuyết được công pháp quốc tế gọi là học thuyết “hành vi quốc gia” (The acts of state doctrine), theo nội dung của học thuyết này thì các quốc gia có chủ quyền được toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia khác. Đây là một hình thức đặc quyền dành cho quốc gia (immunity of state). Nói cách khác, học thuyết “hành vi quốc gia” cho rằng tòa án của một quốc gia không có thẩm quyền xét xử một quốc gia khác khi: (1) Quốc gia đó đã thực hiện một hành vi thể hiện uy quyền quốc gia (2) Hành vi được thực hiện trên chính lãnh thổ của quốc gia đó. Học thuyết này làm phát sinh nguyên tắc mà người ta gọi là “nguyên tắc giới hạn thẩm quyền của một tòa án địa phương đối với một quốc gia khác”. Xét từ góc độ nguồn gốc pháp lý có một điều thú vị là học thuyết “Hành vi quốc gia” không phải là một nguyên tắc được chế định bởi luật pháp quốc tế (tức là không được tạo ra từ hiệp ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế), nhưng trên thực tế vẫn được áp dụng như một nguyên tắc tổng quát của luật quốc tế nhờ vào sự thừa nhận áp dụng từ các tòa án Liên bang Hoa Kỳ. Lịch sử hình thành của học thuyết này trong công pháp quốc tế cũng khá thú vị, bởi việc thừa nhận nguyên tắc này của các tòa án Hoa Kỳ không nhằm bảo vệ chủ quyền của các quốc gia khác mà chỉ nhằm vào công việc nội bộ chính quyền Hoa Kỳ, tức là nhằm bảo vệ quyền lực của ngành hành pháp Hoa Kỳ trong hoạt động bang giao với các nước khác, mà không bị ràng buộc bởi thẩm quyền xét xử từ tòa án của các nước đó mà thôi. Việc thừa nhận học thuyết “hành vi quốc gia” tồn tại và có giá trị ràng buộc thường được thể hiện là một vụ kiện (litigation) đưa ra trước tòa án từ sự kiện một quốc gia nhận đầu tư quốc hữu hóa tài sản của các công ty nước ngoài nằm trên lãnh thổ của mình. Một án lệ điển hình và nổi tiếng thường được nghiên cứu và viện dẫn cho trường hợp thừa nhận học Trang 7 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela thuyết “hành vi quốc gia” là vụ kiện khá nổi tiếng: vụ Banco Nacional de Banco kiện Sabbatino (năm 1964). Vụ kiện này phát sinh khi Chính phủ Cuba quốc hữu hóa mà không bồi thường cho một công ty đường do nhiều công dân Hoa Kỳ đầu tư. Mặc dù nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chịu tổn thất lớn vì mất vốn đầu tư vào nhà máy đường bị Chính phủ Cuba quốc hữu hóa, nhưng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã chấp nhận áp dụng học thuyết “hành vi quốc gia” để bác đơn kiện Chính phủ Cuba của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Vụ kiện này nổi tiếng vì sự độc đáo của nó thể hiện ở chỗ: một học thuyết pháp lý trong công pháp quốc tế đã được khai sinh từ một phán quyết của Tòa án một quốc gia, và việc Hoa Kỳ đã hy sinh quyền lợi của công dân mình để tạo ra một cơ sở pháp lý để bảo vệ cho chính Hoa Kỳ trong mối quan hệ với các nhà đầu tư của các quốc gia khác. Trang 8 PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CÁC ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ CỦA VENEZUELA 1. Giới thiệu: Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela. Thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Diện tích nước này là 916.445 km², dân số khoảng 28 triệu người. Venezuela từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Nước này chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1821 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Simon Bolivar. Trong những năm gần đây, Venezuela là một trong những nước dẫn đầu Mỹ Latinh trong phong trào cánh tả dưới sự lãnh đạo của đương kim tổng thống Hugo Chavez. Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 5 trên thế giới. Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Giá dầu mỏ sụt giảm trong thập niên 1980 đã khiến nền kinh tế Venezuela khủng hoảng sâu sắc. Việc phá giá tiền tệ càng làm cho đời sống của người dân Venezuela bị hạ thấp. Nền kinh tế Venezuela được dự báo là sẽ còn trì trệ trong năm nay bởi sự sa sút của ngành công nghiệp dầu lửa do giá dầu thô giảm, cộng với những vụ quốc hữu hóa do Hugo Chavez khởi xướng khiến giới doanh nghiệp mất niềm tin trong khi các nền kinh tế lớn khác ở khu vực Mỹ Latinh đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Tổng thống Hugo Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao. Trang 9 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela 2. Quốc hữu hóa ở Venezuela và vai trò của Tổng thống Hugo Chavez Trong những năm gần đây, Chính phủ Venezuela đã tịch thu tài sản, quốc hữu hóa (Nationalization) 39 công ty dầu mỏ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi nước này thông qua đạo luật cho phép chính phủ kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp “vàng đen”. Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố tài sản của 39 công ty tư nhân và nước ngoài bị tịch thu từ nay sẽ thuộc sở hữu của Venezuela. Cha đẻ và cũng là người trực tiếp thực hiện quyết liệt chính sách quốc hữu hóa không phải ai khác ngoài Tổng thống Hugo Chavez. Ông Chavez thực hiện khá thành công chính sách quốc hữu hóa của mình sau một quá trình cũng đầy biến động. Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1998, ông Hugo Chavez được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa Venezuela. Kể từ khi lên nhậm chức ông Chavez đã khá mạnh tay trong việc thực hiện các chính sách kinh tế có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, trong đó có việc khởi xướng một cuộc “cách mạng cho Venezuela” theo cách nói của ông. Để thực hiện sách lược đó không thể không coi trọng vai trò của thể chế, mà đầu tiên là việc thay đổi pháp luật. Trước tiên, Venezuela sửa đổi hiến pháp tăng nhiệm kỳ tổng thống từ năm năm lên sáu năm. Sau đó Ông Chavez đã vượt qua nhiều thử thách chính trị trong nước nhằm lật đổ ông như cuộc đình công của Công ty Dầu khí quốc gia (PDVSA) tháng 12-2002 và một cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2004. Năm 2006 Ông Chavez tái đắc cử chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Một bước đi tiến tới thay đổi thể chế mạnh hơn nhằm vào việc tăng cường và duy trì sự ổn định của quyền lực Tổng thống là vào năm 2007, ông Chavez đề xướng tu chính hiến pháp cho phép tổng thống được tái ứng cử nhiều lần, thu hẹp quyền tự chủ của Ngân hàng Trung ương và tăng thẩm quyền sung công quốc gia. Tuy nhiên, qua cuộc trưng cầu ý dân tháng 12-2007 đề xuất tu chính hiến pháp của ông Chavez bị bác. Là người theo xu hướng khuynh tả, ông Chavez kịch liệt chống đối các nước phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Bằng việc ông thừa nhận chủ quyền của nước Nga ở Abkhazia và Nam Ossetia ông đã đưa Venezuela thành đồng minh của Nga trong các vấn đề chính trị quốc tế. Xuất phát từ khuynh hướng đó, người ta không ngạc nhiên khi Venezuela đã quốc hữu hóa khá nhiều công ty có vốn đầu tư từ Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Xu hướng “bài” Mỹ chỉ tạm thời dịu đi khi Tổng thống mới của Hoa Kỳ ông Barack Obama lên nhậm chức năm 2009. Trang 10 [...]... và thủ tục áp dụng của trung tâm là thủ tục tố tụng trọng tài Hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước Washington Riêng Việt Nam chưa hoàn thành thủ tục tham gia công ước này Trang 11 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela PHẦN 3: PHÂN TÍCH FDI TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ CỦA VENEZUELA 1 Anh chị nghĩ cái gì nằm đằng sau quyết định của Venezuela về việc đóng cửa ngành. .. hỏi về kỹ thuật quản lý hiện đại trong ngành dầu mỏ để sau này PDVSA có thể sử dụng những kiến thức này để cải thiện hiệu quả trong hoạt động sản xuất của mình b Những lợi ích tiềm năng của nền kinh tế Venezuela: Đầu tiên chính phủ nước này giải quyết được ba vấn đề nêu trên đối với ngành dầu mỏ Từ đó giúp ngành dầu mỏ phát triển ổn định và lâu dài; Trang 13 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu. .. giảm khả năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ… sẽ dẫn đến một sự giảm sút sản lượng vô cùng lớn - điều đã từng xảy ra trong quá khứ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này Xét cho cùng đây là việc lặp lại vết xe đổ mà chính phủ Venezuela đã thực hiện năm 1976 - chính sách Quốc hữu hóa ngành dầu mỏ c) Sự phát triển kinh tế ở Venezuela: Sau khi áp dụng các quy định mới về quản lý FDI dầu mỏ 2004 cho... dầu mỏ độc quyền thuộc sở hữu của Nhà nước Petroleos de Venezuela (viết tắt là PDVSA) gặp thất bại trong việc khai thác các mỏ dầu mới Sự cạn kiệt dần của trữ lượng dầu tại các mỏ dầu hiện hữu do quá trình khai thác liên tục Trang 12 Công suất sản xuất dầu mỏ của quốc gia rơi xuống mức sản lượng của giữa những năm 1980 Suy giảm trầm trọng doanh thu xuất khẩu từ ngành dầu mỏ Đây là những hệ quả tất... PDVSA thiếu nguồn lực về kỹ thuật và những kỹ năng mà nhiều công ty dầu mỏ lớn trên thế giới đã có, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò dầu khí, khai thác mỏ dầu và tinh chế Chính phủ Venezuela hiểu rằng nếu PDVSA khai thác dầu mỏ theo nhu cầu hiện tại thì không còn khả năng nào ngoài sự giúp đỡ từ các công ty nước ngoài; Thứ ba: Chính phủ tin rằng PDVSA liên doanh với các công ty dầu mỏ nước ngoài như là... dầu mỏ đối với đầu tư nước ngoài vào năm 1976? Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới Tuy nhiên, những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. .. trọng nhất Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, chiếm 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước Vì vậy, việc kiểm soát được ngành dầu mỏ xem như là chìa khóa quyết định đến sự sống còn của nhà nước Venezuela Tuy nhiên, từ nhận thức tiêu cực này, Venezuela phải đối mặt với nhiều kết quả không như mong đợi : Công ty dầu mỏ độc quyền... mắt cho đất nước và người dân Venezuela: Kinh tế phát triển: Trong 14 năm cầm quyền của Tổng thống Hugo Chavez, nền kinh tế Venezuela đã trải qua hai cuộc suy thoái: Cuộc tổng bãi công của ngành dầu khí Venezuela và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 Ngay sau khi cuộc tổng bãi công ngành dầu khí kết thúc, các nhà phân tích đã dự đoán một tương lai tồi tệ của nền kinh tế Venezuela với một... thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này Năm 1976, Venezuela tiến hành Quốc hữu hóa và đóng cửa ngành dầu mỏ của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài Mục đích chính là Nhà nước muốn nắm quyền kiểm soát và điều khiển nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng mang lại lợi nhuận cho Venezuela từ các công ty dầu mỏ nước ngoài Điều này phản ánh thái độ tiêu cực của nhà nước Venezuela và thái độ này rất thường... hay nhà nước Venezuela không đủ vốn để đầu tư cho ngành dầu mỏ, không cập nhật được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc thăm dò, khai thác và tinh luyện dầu trên thế giới, đội ngũ quản lý trong ngành dầu không được đào tạo nên thiếu năng lực thật sự trong việc cải thiện năng suất hoạt động của mình,… 2 Tại sao chính phủ Venezuela thay đổi quay ngược đường lối của mình vào năm 1991 và mở rộng . FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela PHẦN 3: PHÂN TÍCH FDI TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ CỦA VENEZUELA 1. Anh chị nghĩ cái gì nằm đằng sau quyết định của Venezuela về việc đóng cửa ngành dầu mỏ. Ngành công nghiệp về dầu mỏ của Venezuela và công nghiệp FDI GVHD:Nguyễn Thanh Trung Thành viên nhóm thực hiện:Nhóm 04 Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 04/2015 MỤC LỤC Tình huống số 02: FDI trong công. Trang 9 Tình huống số 02: FDI trong công nghiệp dầu mỏ Venezuela 2. Quốc hữu hóa ở Venezuela và vai trò của Tổng thống Hugo Chavez Trong những năm gần đây, Chính phủ Venezuela đã tịch thu tài