1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

86 996 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trang 1

MỤC LỤC

I Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5

1 Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm

dân sự

5

2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 14

3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 17

II Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của

pháp luật hiện hành

19

1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm 19

2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 24

3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 27

5 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo

hiểm

34

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng 39

7 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 50

III Thực trạng áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn

thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

63

1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách

nhiệm dân sự

63

2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về

hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

70

Trang 2

I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong đời sống hàng ngày đe dọa đến tính mạng,sức khỏe con người; của cải vật chất của toàn xã hội, gây ra những tổn thấtkhông thể lường trước, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, cộngđồng dân cư thậm chí cả một quốc gia Rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyênnhân khác nhau: do thiên tai, do thể chất của con người, do môi trường sốnghoặc cũng có thể do chính hành vi của con người gây ra Song hậu quả thì đềugây ra các tổn thất tài chính làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khókhăn về tài chính, dự trữ của cá nhân nhiều khi không đủ để tự khắc phục tổnthất nhằm bình ổn cuộc sống Bảo hiểm là biện pháp hữu hiệu và chắc chắntrong việc khắc phục các tổn thất tài chính mà rủi ro mang đến Sự ra đời vàtồn tại của các phương thức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế, xã hội của mọi cá nhân, tổ chức và cả quốc gia

Nhà nước bảo hộ các tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cánhân, tổ chức; sức khỏe, tính mạng của công dân Bất kì tổ chức, cá nhân nàogây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân hay tài sản của tổchức thì đều phải bồi thường cho người bị thiệt hại Thiệt hại xảy ra có thểgây ra những tổn thất vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệmbồi thường và nếu hậu quả không được khắc phục kịp thời, thì sẽ ảnh hưởngrất lớn đến đời sống của người bị thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồithường Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn choviệc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài chính đốivới cả người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường Ngày nay, trong

xu thế hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, các sản phẩm bảo hiểmphát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các đối tượng quan tâm tớibảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng cũng gia tăng.Cùng với đó là sự gia tăng những tranh chấp trong quá trình ký kết và thực

Trang 3

hiện hợp đồng; những hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng và trở lêntinh vi hơn, nghiêm trọng hơn; cũng bởi sự thiếu thông tin của những ngườitham gia bảo hiểm, sự chưa chặt chẽ trong quy định của pháp luật, sự yếukém trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm và từ ý thứccủa các chủ thể tham gia về vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong đờisống của chính họ Vì lẽ đó những phân tích, lý giải cụ thể các quy địnhpháp luật về các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,cũng như vai trò của loại bảo hiểm này là rất cần thiết Trên cơ sở những phântích đó, các chủ thể thấy được những tồn tại thực tế trong quá trình ký kết vàthực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giúp họ hiểu rõ hơn cácquyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng nhằm tránh, hạn chếnhững tranh chấp phát sinh; đồng thời góp phần hoàn thiện quy định pháp luật

về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

II Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài

Với đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự” người viết muốnlàm sáng tỏ những yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:chủ thể, đối tượng, hình thức, nội dung, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tráchnhiệm dân sự; trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luậthiện nay ở Việt Nam đưa ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiệnpháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

III Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực tiếp theo là sự ra đời của LuậtKinh doanh bảo hiểm năm 2000, rồi Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có nhiềuluận án, đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm,pháp luật về hợp đồng bảo hiểm, về các loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể Song,

về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa có sách chuyên khảo, luận án nghiên

Trang 4

cứu sâu chỉ có hai khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế trườngĐại học Luật Hà Nội với các đề tài:

1 Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Thực trạng và hướnghoàn thiện của Trần Thị Hồi, năm 2006

2 Một số vấn đề về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của PhanThị Hồng Thuý, năm 2005

IV Kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Với đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”, luận văn là sựđánh giá, phân tích tương đối đầy đủ về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợpđồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo luật kinh doanh bảo hiểm và các vănbản pháp luật mới nhất về kinh doanh bảo hiểm Luận văn có thể đóng gópvào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệmdân sự; góp phần giảm, hạn chế những tranh chấp trong quá trình giao kết vàthực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; cũng như giảm thiểu nhữnghành vi trục lợi bảo hiểm

V Cơ cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:Chương I: Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1 Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chương II: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định củapháp luật hiện hành

1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm;

2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

4 Sự kiện bảo hiểm;

Trang 5

5 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

7 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chương III: Thực trạng áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoànthiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồngbảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trang 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

ra trong đời sống xã hội rất đa dạng và phong phú nên không thể liệt kê hếtcác xử sự này bao gồm những hành vi nào Nhưng khi chủ thể thực hiện cáchành vi của mình phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự,đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Vì vậy, khi xử sựcủa một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thểkhác thì xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự Người có quyền và lợi íchhợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền khác áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình Khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có xử sự tráivới quy định của pháp luật dân sự phải gánh chịu một hoặc một số hậu quảpháp lý nhất định

“Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luậtdân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụngbuộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quảpháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân

sự bị xâm phạm” [9, tr.152] Song, trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợpđồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại

Trang 7

1.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm mà theo đó doanhnghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người thamgia bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh,còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảohiểm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế bảo đảm phòng ngừa, hạnchế và khắc phục kịp thời những tổn thất do bên mua bảo hiểm gây ra cho bênthứ ba Với ý nghĩa đó, dù không khắc phục được hoàn toàn tổn thất xảy ra,song bảo hiểm trách nhiệm dân sự góp phần bình ổn tài chính cho cả bênđược bảo hiểm và bên thứ ba khi người tham gia bảo hiểm gây ra thiệt hại.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là bảo hiểm cho những khoản tài chínhcần thiết để khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại Việc bồi thường củadoanh nghiệp bảo hiểm không phải là toàn bộ thiệt hại trực tiếp về tính mạng,sức khỏe, tài sản của người mua bảo hiểm mà là những thiệt hại về tài chínhngười đó phải bồi thường cho người thứ ba căn cứ vào những tổn thất về tàisản, sức khoẻ, tính mạng mà họ đã gây ra cho bên thứ ba Doanh nghiệp bảohiểm bồi thường trên cơ sở thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theoquy định của pháp luật nhưng không vượt quá thiệt hại thực tế của người thứba

1.3 Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảohiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảohiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Điều 571 Bộ luậtDân sự năm 2005) Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, hợp đồng bảo hiểmgồm ba loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và

Trang 8

hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệmdân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm tráchnhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm(doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo

đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệthại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểmxảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng còn bên tham gia bảo hiểm cónghĩa vụ đóng phí bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chungcủa hợp đồng bảo hiểm đồng thời có những đặc trưng riêng:

Thứ nhất, đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là

trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định đượcgiá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng Điều 52 Luật Kinhdoanh bảo hiểm quy định: “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệmdân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ batheo quy định của pháp luật”

Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợpđồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể; đối tượng củahợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại củangười tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba; đó là thiệt hại có thể xảy ra trongtương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thườngcủa bên tham gia bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừutượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan vàthực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kếthợp đồng Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác

và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là

Trang 9

bao nhiêu Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác địnhđược mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợpđồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệmbồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu Mức trách nhiệm bồi thường đượcxác định theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sởmức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau:

- Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với ngườithứ ba

- Có lỗi của người gây thiệt hại

- Có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba

- Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngượclại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách nhiệm vềbồi thường thiệt hại, song trên thực tế thì các doanh nghiệp bảo hiểm ở ViệtNam mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Trong đó, tồn tại đồng thời hai mối quan hệ: Quan

hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm vàquan hệ giữa người tham gia bảo hiểm với người thứ ba bị thiệt hại Trongtrường hợp này, người thứ ba và trách nhiệm bồi thường của người tham giabảo hiểm không thể xác định cụ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà đượcxác định thông qua việc định trước số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểmkhi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người

tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác địnhtrách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn

cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm Tại Khoản 1 Điều

Trang 10

604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ýxâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản củapháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Theo đó,nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thìngười vi phạm phải bồi thường khi có lỗi Lỗi là thái độ tâm lý của người cóhành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậuquả của hành vi mà họ thực hiện Yếu tố lỗi chưa được quy định trong phápluật dân sự Trên thực tế, lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nênngười gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại,trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng

vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗicủa bên bị thiệt hại Ví dụ, một người đang chạy xe trên đường đột ngột có

em nhỏ lao vụt từ trong ngõ ra, vì tránh để không gây tai nạn cho em bé màđâm vào quán ở bên đường gây thiệt hại đến tài sản của chủ quán Trongtrường hợp này, người đi xe không có lỗi và không phải bồi thường

Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hạikhông chỉ là căn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiệnnghĩa vụ bảo hiểm không; mà còn là cơ sở để xác định trách nhiệm bồithường Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồithường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảohiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình

Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm

khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba

Tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

Trang 11

“1 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu ngườithứ ba yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người

đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm

2 Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảohiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Trang 12

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịutrách nhiệm bồi thường khi người tham gia bảo hiểm nhận được yêu cầu đòibồi thường thiệt hại của người thứ ba Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phảibồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đốivới người tham gia bảo hiểm Khi rủi ro xảy ra và người gây thiệt hại phảichịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm khôngđương nhiên có trách nhiệm bảo hiểm Hay nói cách khác, doanh nghiệp bảohiểm không đương nhiên phải bồi thường khi người tham gia bảo hiểm gâythiệt hại cho người thứ ba Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân

sự là trách nhiệm bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm khi tráchnhiệm dân sự của họ phát sinh hay chính là trách nhiệm bồi thường khi ngườitham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ ba và người thứ ba đòi bồithường Việc bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng Đối với việc bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc

cá nhân nào bị thiệt hại; còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người thứ

ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với ngườitham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người thamgia bảo hiểm gây ra Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảohiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêucầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác Nghĩa là, nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ

ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở

đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm

và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảohiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận

Trang 13

về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bịthiệt hại

Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củangười bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tàichính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trựctiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường Ví dụ, tạiKhoản 4 Điều 13 Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/4/2007

về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới (sau đây gọi là Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC) quy định:

“4 Trường hợp bên thứ ba hoặc hành khách vận chuyển theo hợp đồng

bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây rakhiếu nại trực tiếp đòi doanh nghiệp bảo hiểm đó bồi thường, doanh nghiệpbảo hiểm có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thườngtheo đúng các quy định tại Quy tắc này”

Tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Quy tắc này quy định :

“3 Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽvới chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới và các cơ quan chức năng ngay từđầu để giải quyết tai nạn Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phảitạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệmbảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn”

“4 Trong trường hợp xe gây tai nạn đã được bảo hiểm, chủ xe cơ giớichết, doanh nghiệp bảo hiểm phải thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp chobên thứ ba theo phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Quy tắc bảohiểm này”

Đây là những điểm mới trong Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định

số 23/2007/QĐ-BTC so với Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 14

23/2003/QĐ-BTC, quy định này đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả tai nạn,đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại; cũng như tình trạng người tham giabảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm mà không bồi thường cho người bị nạn, hoặctrường hợp chủ xe cơ giới bị chết.

Thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn

trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Để đảmbảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thứccủa người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra cácgiới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảohiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Khi gâythiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể làrất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trongphạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận Trong hợp đồng bảohiểm tài sản, trách nhiệm bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản

là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm con người điềukhoản số tiền bảo hiểm luôn được xác định cụ thể trong hợp đồng; trong bảohiểm trách nhiệm dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xác định sốtiền bảo hiểm mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảohiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu Điều này không mâu thuẫn với quy định sốtiền bảo hiểm là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm(Điểm c Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm) Trường hợp này, sốtiền bảo hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra Điều khoản số tiền bảohiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanhnghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểmphải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảohiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khidoanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm trong hợp

Trang 15

đồng không xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro được bảo hiểm xảy

ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại Vídụ: nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance viếttắt của Protection and Indemnity insurance [1]) trách nhiệm dân sự phát sinhbao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu P&I insurance rấtphong phú, nó bảo hiểm các trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình tàu hoạtđộng từ việc hồi hương thuyền viên bị ốm, tàu bị bắt giữ bởi chủ hàng dokhông giải quyết khiếu nại của chủ hàng cho đến việc di chuyển xác tàu nếutàu bị chìm nằm trong luồng lưu thông tại một địa phương nào đó Tàu nàokhông tham gia P&I isnuarnce thì không có cảng nào dám cho cập bến vì nếutàu va đập và làm hư hỏng cầu cảng hoặc làm ô nhiễm dầu hay tàu đắm tạicảng thì sẽ không có gì để bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại

Ví dụ: Tàu Đông Hà thuộc công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô, thamgia bảo hiểm P&I tại Bảo Việt từ 20/2/2006 đến 20/2/2007 Ngày 1/7/2006,thuyền viên Lưu Hải Tùng của tàu này đã bị tai nạn trượt chân ngã va hôngphải vào nắp hầm hàng ở mạn phải của tàu trong lúc đang làm việc khiếnthuyền viên đó bị thương phải đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Công ty đã

có công văn đề nghị Bảo Việt giải quyết bồi thường trách nhiệm dân sự chủtàu đối với trường hợp tai nạn của thuyền viên Lưu Hải Tùng Căn cứ vàoQuy tắc bảo hiểm của Hội Bảo hiểm miền Tây nước Anh (West of England -WOE), đơn bảo hiểm đã cấp cùng chứng từ tài liệu liên quan, tai nạn của thủythủ tàu Đông Đô thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo Việt Tổng chi bồithường mà Bảo Việt trả cho chủ tàu là 16.598,28 USD (tương đương trên 265triệu đồng Việt Nam) bao gồm các chi phí điều trị thuyền viên này tại Panjang

từ ngày 01 đến ngày 04/7/2006, tại Jakarta (Indonesia) từ ngày 04/7 đến ngày04/8/2006 và chi phí hồi hương thuyền viên từ Jakarta về Hà Nội [11]

2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trang 16

2.1 Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại:

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện

2.1.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

“1 Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điềukiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhântham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mụcđích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội”

Tại Điều 5 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (sau

đây gọi là Nghị định số 45/2007/NĐ-CP), quy định cụ thể hơn:

“1 Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc khôngđược từ chối bán bảo hiểm bắt buộc

2 Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc cónghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc”

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loạibảo hiểm nhất định và đối với những chủ thể nhất định, như:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (bác sĩ; công chứng; tư vấn phápluật; môi giới bảo hiểm; kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy, dễ

nổ trên đường thuỷ nội địa; )

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đốivới hành khách

Trang 17

2.1.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện

Ngược lại với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm tráchnhiệm dân sự tự nguyện là các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà chủ thể tham giahoàn toàn tự nguyện trong việc quyết định có tham gia hợp đồng bảo hiểm đóhay không Các chủ thể căn cứ vào khả năng tài chính của mình cũng như khảnăng rủi ro có thể xảy ra để quyết định có tham gia một loại nghiệp vụ bảohiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện hay không Ví dụ như: bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của chủ lao động với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân

sự của người sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm của mình

Trong các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện các chủthể hoàn toàn tự nguyện trong việc thoả thuận các nội dung của hợp đồng màpháp luật không quy định cụ thể

2.2 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại:

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng

2.2.1 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng

Đối tượng của loại hợp đồng này là trách nhiệm dân sự của người thamgia bảo hiểm phát sinh từ một hợp đồng khác giữa người tham gia bảo hiểmvới người thứ ba Ở đây song song tồn tại hai hợp đồng: hợp đồng thứ nhất làhợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, hợpđồng thứ hai là hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba Tráchnhiệm dân sự được bảo hiểm ở đây có thể do hai bên thoả thuận trong hợpđồng hoặc do pháp luật quy định đối với loại hợp đồng đó và bên tham giabảo hiểm vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và gây thiệt hại thì có trách nhiệmphải bồi thường cho bên kia Hay nói cách khác, các chủ thể trong trường hợpnày được xác định cụ thể Ví dụ, trong hợp đồng mua bán một lô sản phẩm

Trang 18

hai bên thoả thuận rằng nhà sản xuất phải bồi thường cho người mua toàn bộthiệt hại xảy ra do hàng hoá không đảm bảo chất lượng như đã thoả thuậntrong hợp đồng Trong trường hợp này, nếu thiệt hại xảy ra do hàng hoákhông đảm bảo chất lượng thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thườngcho người mua Nếu nhà sản xuất đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sựtrong trường hợp này thì có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thườngthay cho mình trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồngbảo hiểm.

2.2.2 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng

Trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng được thực hiện trên cơ sởnhững quy định chung của pháp luật, thiệt hại xảy ra không liên quan đến việcthực hiện một hợp đồng nào đó Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm tráchnhiệm dân sự mà trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng chủ thể thứ bakhông thể xác định được trước mà có thể là bất kì tổ chức, cá nhân nào bịthiệt hại Ví dụ như: trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe

cơ giới thì không thể xác định được có tai nạn xảy ra hay không, hoặc giả tainạn xảy ra thì không biết trước là vào thời điểm nào, ở đâu, đối với ai và gây

ra thiệt hại bao nhiêu?

2.3 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành các loại sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (được điều chỉnh bởiQuy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hànhkèm theo Quyết định số 23/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về việc ban hànhchế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới);

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I Insurance);

Trang 19

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu;

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (bác sĩ; công chứng; tư vấn phápluật; môi giới bảo hiểm; kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy, dễ

nổ trên đường thuỷ nội địa; );

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đốivới hành khách;

- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;

- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với ngườilao động;

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó;

- Các loại bảo hiểm trách nhiệm khác

3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Rủi ro khách quan luôn tiềm ẩn trong đời sống xã hội hàng ngày Thực

tế, các rủi ro này có thể do rất nhiều nguyên nhân (do thiên tai, do những hành

vi của con người hoặc do thể trạng con người) và hậu quả của nó ngày càngkhông thể kiểm soát được Ngoài những rủi ro do thiên tai mang tới còn cónhững rủi ro do chính hành vi của con người (có thể là hành vi của tổ chứchoặc cá nhân) gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người khác Pháp luậtquy định: vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Nhànước bảo hộ; bất kì tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho người khác thì phải

có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông ngày càngnhiều trong khi hệ thống đường xá của Việt Nam không đáp ứng được tiêuchuẩn an toàn kỹ thuật, khoa học, cũng như nhu cầu xã hội; ý thức chấp hànhluật lệ giao thông của người dân còn kém Do vậy, không tránh khỏi sự giatăng không ngừng các vụ tai nạn giao thông, kéo theo các vụ kiện đòi bồi

Trang 20

thường của nạn nhân hoặc gia đình họ đối với người gây thiệt hại Có tai nạn,

có kiện đòi bồi thường, rồi xác định được mức bồi thường thì vấn đề đặt ra lại

là thực tế việc bồi thường được tiến hành như thế nào? Một vấn đề kéo theo là

xã hội còn phải đối mặt với tình trạng bồi thường cho nạn nhân trong các vụtai nạn giao thông Có rất nhiều trường hợp, nạn nhân không nhận được tiềnbồi thường từ những người gây ra tai nạn, thậm chí trong những trường hợpngười gây ra tai nạn được xác định rõ ràng; lý do rất đơn giản là người gây ratai nạn không có đủ nguồn tài chính tối thiểu để thực hiện nghĩa vụ luật địnhđối với nạn nhân Trên thực tế, không phải trường hợp nào, người không may

bị tai nạn cũng được đền bù, bồi thường nhanh chóng đúng như theo luật định

và người gây tai nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ và trách nhiệm tài chính của mình đối với những thiệt hại của người bị nạn

do mình gây ra khi điều kiện tài chính không đủ để đáp ứng Tuy nhiên, nếuchủ chiếc xe đó đã tham gia mua bảo hiểm bắt buộc thì mọi việc sẽ được giảiquyết thuận lợi hơn cho cả đôi bên Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ

xe đền bù cho nạn nhân nếu được yêu cầu hoặc trong trường hợp chủ xe đãđền bù cho nạn nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại số tiền đã bồithường cho chủ xe, đảm bảo khả năng tài chính của họ

Thiệt hại xảy ra có thể là rất lớn, nó vượt quá khả năng tài chính củangười có trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống củangười có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại Bảo hiểm trách nhiệmdân sự là một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó Nhiều khi người gâythiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nênđối với người gây ra thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảmbảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho người khác; đốivới người bị thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho họ một tâm lý yêntâm khi những thiệt hại của họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bồi

Trang 21

thường thay cho người tham gia bảo hiểm; về phía doanh nghiệp bảo hiểm họ

có quyền thu phí bảo hiểm từ khách hàng song không phải lúc nào họ cũngphải đứng ra bồi thường thay cho khách hàng Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính cho người có hành vigây thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệthại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội

CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰTHEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bênbán bảo hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm)

1.1 Bên nhận bảo hiểm

Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham giabảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình Theo quy định củapháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổchức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm,được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm

Điều 6 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP cụ thể hoá điều kiện để được cấpGiấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốnthành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đápứng các điều kiện sau:

a Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều

13 của Luật Doanh nghiệp, gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sửdụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho

cơ quan, đơn vị mình;

Trang 22

- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòngtrong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân ViệtNam;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn

sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền đểquản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựhoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hànhnghề kinh doanh

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

b Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Kinh doanh bảohiểm, bao gồm:

- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quyđịnh của Chính phủ

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 củaChính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanhnghiệp môi giới bảo hiểm (sau đây gọi là Nghị định số 46/2007/NĐ-CP) quyđịnh cụ thể về điều kiện này như sau: Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góphoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Tại Điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP quy định:

“1 Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;

Trang 23

b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.

2 Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:4.000.000.000 đồng Việt Nam”

Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định mới,theo quy định của Nghị định mới về chế độ tài chính đối với doanh nghiệpbảo hiểm, môi giới bảo hiểm và quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanhbảo hiểm Theo đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinhdoanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là

600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 04

tỷ đồng Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơnmức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứngvới nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể Doanh nghiệpbảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày áp dụng quy địnhmới, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên thì trong thời hạn

03 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp phải bổ sung đủ vốnđiều lệ theo quy định Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấpgiấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng mộtphần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt độngtại Việt Nam Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi

Trang 24

- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn,nghiệp vụ về bảo hiểm.

2 Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệpbảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanhgiữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đápứng các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiếntiến hành tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất

10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tớithời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tươngđương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;

d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọngcác quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luậtkhác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 03 năm liền kềnăm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanhnghiệp bảo hiểm 100% vốn trực thuộc, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh vớidoanh nghiệp Việt Nam phải có thâm niên ít nhất 10 năm hoạt động, tính tớithời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép Đáng chú ý là doanh nghiệp đó phải cótổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ USD vào năm trước năm nộp hồ sơxin cấp giấy phép Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải bảo đảmkhông vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chínhtrong vòng 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ Những điều kiện này cũng được áp

Trang 25

dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lậpdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; trừ điều kiện phải

có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ USD Tuy nhiên doanh nghiệp đóphải kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp phép

1.2 Bên tham gia bảo hiểm

Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm mộtkhoản tiền là phí bảo hiểm Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảohiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượngbảo hiểm nhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm tự nguyện) hoặc trongtrường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sựnhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc) Nếu bên tham gia bảohiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự Năng lực hành vi dân

sự là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm soát và làm chủhành vi của mình Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Cá nhân, phápnhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…

Riêng loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&Iinsurance) thì có những điểm khác biệt Nó là một loại bảo hiểm tương hỗ,những người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) là hội viên của hội P&I, đồng thờilàm quản lý cho hội và các chủ tàu lớn sẽ bầu ra một ban gọi là Board ofDirector Ở Việt Nam loại hình bảo hiểm này có đặc thù riêng, khi Việt Nambắt đầu có tàu viễn dương thì tất cả trách nhiệm dân sự của chủ tàu đều doBảo Việt nhận bảo hiểm Các chủ tàu không trực tiếp tham gia làm hội viêncủa hội P&I mà phải thông qua Bảo Việt Hiện nay, các chủ tàu thông quaBảo Việt, Bảo Minh hay một số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác

để đến với các hội P&I [11]

2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trang 26

Hình thức của hợp đồng là phương tiện để thể hiện và ghi nhận ý chícủa chủ thể thiết lập hợp đồng Ý chí của chủ thể trong hợp đồng chính là nộidung các thoả thuận, nội dung đó bao giờ cũng phải thể hiện ra bên ngoàidưới một hình thức nhất định (lời nói, cử chỉ, hành động, văn bản) Hình thứccủa hợp đồng còn là một bằng chứng thể hiện việc tham gia hợp đồng của cácchủ thể, đồng thời là chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho các chủ thể tham gia hợp đồng đó trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.Các hợp đồng dân sự nói chung, có thể thiết lập theo ba hình thức: lời nói,văn bản thông thường, văn bản có công chứng hoặc chứng thực Theo đó,những hợp đồng mà pháp luật không quy định bắt buộc dưới hình thức nhấtđịnh thì các chủ thể giao kết hợp đồng có thể lựa chọn một trong ba hình thứctrên để giao kết Ngược lại, nếu pháp luật có quy định bắt buộc hợp đồng phảiđược giao kết dưới hình thức nhất định thì các chủ thể khi thiết lập các hợpđồng đó phải tuân theo hình thức đó.

Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng bảo hiểmphải được lập thành văn bản Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên muabảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm Giấy chứng nhậnbảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảohiểm”

Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểmphải được lập thành văn bản Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấychứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax, các hình thức khác

do pháp luật quy định”

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm phải được lậpthành văn bản, văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạngkhác nhau; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợpđồng bảo hiểm do đó cũng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hình

Trang 27

thức hợp đồng Hiện nay, đa phần các hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dướihai dạng:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Đơn bảo hiểm

2.1 Giấy chứng nhận bảo hiểm:

Trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm là bắt buộc theo quy địnhcủa pháp luật thì người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với ngườithứ ba rằng họ đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực phápluật Nghĩa là họ phải luôn mang theo bên mình một bằng chứng chứng minhhợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực Vì vậy, hình thức của hợp đồng bảohiểm này thường được thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm Ví dụ:hoạt động của các loại xe cơ giới rất dễ gây tai tạn cho người thứ ba, gây ranhững tổn thất tài chính với mức độ lớn mà nếu chỉ dựa vào sự khắc phục của

cá nhân thì tổn thất đó khó có thể được khắc phục kịp thời (người thứ ba và cảngười có trách nhiệm bồi thường đều gặp khó khăn) Pháp luật bảo hiểm nước

ta quy định chủ xe cơ giới buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự Để xe

cơ giới được lưu hành ngoài tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, cần phải có bảo hiểmcho hoạt động của xe Khi điều khiển xe cơ giới nếu không có bằng chứng vềhợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để xuất trình trước

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc cho xe đó lưu hành là vi phạm(điều khiển xe trong tình trạng không đủ giấy tờ lưu hành hợp lệ)

Tại Điều 3 Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC quy định: “Giấy chứngnhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho người tham gia bảo hiểm làbằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơgiới với doanh nghiệp bảo hiểm Nội dung chính của Giấy chứng nhận bảohiểm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC” (Phụ lục được đính kèm cuối luận văn)

Trang 28

2.2 Đơn bảo hiểm

Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện,

có thể có các dạng khác nhau và thường bao gồm nhiều trang Các thông tinghi trên đơn chi tiết, cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảohiểm: tên, địa chỉ của chủ doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; đốitượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm;điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí vàphương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; giải quyết tranh chấp Trướcđây, đơn bảo hiểm thường viết tay theo mỗi hợp đồng cụ thể và được cấp chokhách hàng bảo hiểm Ngày nay, thị trường bảo hiểm phát triển, hình thứcđơn bảo hiểm đơn lẻ không còn phù hợp nữa vì vậy trong hoạt động kinhdoanh bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm thường soạn thảo đơn bảo hiểmtương ứng với từng nghiệp vụ bảo hiểm và in sẵn Đơn bảo hiểm được thiết

kế để khách hàng điền những thông tin theo nội dung của hợp đồng, do vậynội dung của nó không thể miêu tả được hết các đặc điểm riêng của từng cánhân cụ thể Vì vậy, đơn bảo hiểm thường kèm theo các phụ lục để chi tiếthoá các thông tin đặc điểm của từng khách hàng cụ thể đồng thời giải thíchthuật ngữ trong đơn bảo hiểm

Nội dung đơn bảo hiểm gồm:

- Phần mở đầu

- Phần quy định về các điều khoản chính

- Phần quy định về các điều khoản loại trừ

- Phần quy định về các điều kiện

- Chữ ký, ghi rõ họ tên của người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm.Một vấn đề đã được đề cập và thảo luận trong nhiều năm là việc bánbảo hiểm qua mạng Internet Đây không chỉ đơn thuần là việc tiếp thị sảnphẩm hoặc cung cấp các thông tin về sản phẩm qua mạng mà thực sự là việc

Trang 29

ký kết các hợp đồng, được ký, đóng dấu và chuyển tới người mua qua mạngInternet Tuy nhiên, việc mã hoá chữ ký số (digital signature), tức là tiến trìnhkhoá các văn bản trên mạng không cho phép người ta đóng dấu trên các hợpđồng Điều này khiến nhiều người lo ngại về tính chất pháp lý của các hợpđồng mua bán bảo hiểm trên mạng [11] Chưa kể tới các vấn đề về kỹ thuật vềchữ ký số: mật mã công, mật mã tư để mã hoá chữ ký số, việc nối mạng giữacác hệ thống diễn ra khá chậm chạp và khó khăn ngay cả với những nước cónền công nghệ tin học phát triển cao Liệu ngành bảo hiểm có thích hợp vớiviệc sử dụng hình thức này đặc biệt là trong điều kiện thực tế của Việt Nam?

3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiểu theo nghĩachung nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm.Điều bắt buộc đối với một người trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại làviệc người đó phải bằng tài sản của mình gánh chịu việc bù đắp những thiệthại về vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra cho ngườikhác Mỗi chúng ta đều có thể phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạiđối với một ai đó về các tổn thất tài sản, thương tích, thậm chí cả tính mạngkhi có đủ căn cứ để xác định rằng các thiệt hại đó là do hành vi của chúng tagây ra hoặc theo luật định thì thuộc về trách nhiệm của chúng ta Trách nhiệmbồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở hành vi có lỗi của người viphạm và đã gây ra thiệt hại cho người khác Điều 604 Bộ luật Dân sự năm

2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân; xâm phạm đến uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác màgây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại” Hành vi gây ra thiệt hại có thểđược thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý đều có thể làm phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi không thực hiện

Trang 30

hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ từ hợp đồng mà người đó đang thamgia, có thể là hành vi vi phạm pháp luật mà hoàn toàn không liên quan đếnhợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia thành: trách nhiệm bồithường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ ("là loại trách nhiệm bồi thường thiệthại được hình thành giữa các bên đang có một quan hệ nghĩa vụ với nhau,trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạmnếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại"[9, tr.154]) và trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảohiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại Thực tế, cácdoanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng là quy định của luật dân sự buộc người có hành vi xâm phạmđến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền vàlợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường”[9,tr.245].

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốnyếu tố sau:

- Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tàisản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định củapháp luật Những hành vi có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thựchiện phù hợp với quy định của pháp luật thì người thực hiện những hành vi đókhông phải bồi thường Ví dụ: hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp sau:trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của tình thế cấp thiết, do

sự kiện bất ngờ

- Có thiệt hại xảy ra

Trang 31

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắcphục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại Do đó,chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác địnhxem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu “Thiệt hại lànhững tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bao gồm: những mất mát, hưhỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn,khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín,nhân phẩm, tinh thần” [9, tr.247].

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy raMột người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hạixảy ra là hậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vitrái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại đó Tuy nhiên trong một sốtrường hợp hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại không phải bồithường, như trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng hay sự kiện bấtngờ; người có lỗi gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường dù đó chỉ là nguyênnhân gián tiếp dẫn đến thiệt hại mà người trực tiếp gây thiệt hại trong giới hạnphòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ không phải bồithường

- Có lỗi của người gây thiệt hại

Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhậnthức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.Nếu luật hành chính và luật hình sự quy định cụ thể và phân định rõ ràng cáchình thức lỗi cố ý và vô ý thì luật dân sự chỉ quy định người có hành vi tráipháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường dù họ có lỗi cố ý hay lỗi vô ý Việcxác định các hình thức lỗi cố ý hay vô ý chỉ có ý nghĩa trong trường hợp thiệthại xảy ra là quá lớn so với hoàn cảnh kinh tế của người gây ra thiệt hại và

Trang 32

cần xác định xem người đó có phải bồi thường toàn bộ hay chỉ bồi thườngmột phần thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên, trong thực tế đời sống dân sự có những thiệt hại xảy ra dohành vi gây thiệt hại của con người, cũng có những thiệt hại xảy ra do nhữngnguyên nhân không phải trực tiếp do hành vi của con người gây ra và trongtrường hợp này trách nhiệm dân sự cũng được áp dụng - đây cũng là điểmkhác biệt nhất giữa trách nhiệm dân sự với các loại trách nhiệm pháp lý khác.Yếu tố lỗi trong những trường hợp này không thể xác định theo nghĩa thôngthường là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại trong nhận thức

về hành vi và hậu quả của hành vi nữa, mà được xác định là lỗi mặc nhiên Vídụ: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, quyđịnh tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005:

“3 Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồnnguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trườnghợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấpthiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

4 Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụngtrái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ tráipháp luật phải bồi thường thiệt hại

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụngnguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bịchiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”

Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định chủ sở hữu, người chiếm hữusúc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; chủ sở hữu, người đượcgiao quản lý, sử dụng cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường

Trang 33

thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gãy, đổ… gây ra; trừ trườnghợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bấtkhả kháng (Điều 625, Điều 626, Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể donguồn nguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra Song với bản chấtcủa bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồngbảo hiểm chỉ bao gồm các thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhàcửa, công trình xây dựng gây ra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành

vi cố ý gây ra Vậy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ

là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý gây ra

4 Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Các quan hệ bảo hiểm được hình thành từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm

có hiệu lực, song bên bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểmhoặc bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểmxảy ra Nghĩa là rủi ro được bảo hiểm chỉ là giả thiết xảy ra trong tương lainhưng không biết chính xác diễn biến sự kiện sẽ xảy ra ở đâu, bao giờ và cụthể là rủi ro gì, mức độ tổn thất bao nhiêu Hay nói cách khác, mua bảo hiểmchính là “phòng tránh rủi ro” trước khi nó xảy ra

Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “sự kiện bảo hiểm là sựkiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sựkiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảohiểm” Theo đó, một sự kiện xảy ra trên thực tế chỉ được coi là sự kiện bảohiểm nếu nó là sự kiện khách quan và khi sự kiện đó xảy ra đã gây ra thiệthại, tổn thất thực tế Mặt khác, bên bảo hiểm chỉ phải trả tiền bảo hiểm khi tổnthất xảy ra trong phạm vi bảo hiểm đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luậtquy định và trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm đó Hiểu mộtcách chung nhất thì sự kiện bảo hiểm là những rủi ro xảy ra, nằm ngoài ý chí

Trang 34

của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm và đã gây ra những tổn thất nhấtđịnh trong phạm vi bảo hiểm đã được xác định trước theo thoả thuận hoặctheo quy định của pháp luật Hay sự kiện bảo hiểm chính là rủi ro được bảohiểm.

Sự kiện xảy ra chỉ được coi là sự kiện bảo hiểm khi có đủ các yếu tố sau:

4.1 Phải là sự kiện khách quan

Yếu tố khách quan đòi hỏi sự kiện bảo hiểm phải là rủi ro, thiệt hại xảy

ra phải là các tai biến bất ngờ mà hoàn toàn không phải do hành vi cố ý củacác bên tham gia hợp đồng bảo hiểm gây ra đồng thời cũng không phải là cácthiệt hại biết trước là sẽ xảy ra Thiệt hại xảy ra trước hoặc trùng với thờiđiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cũng không được coi là sự kiện bảo hiểm

4.2 Phải trong giới hạn phạm vi bảo hiểm.

Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì các doanh nghiệpbảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm thuộc cácdịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp đó được phép kinh doanh theo giấy chứngnhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp Khi khai thác bảo hiểm các doanh nghiệp nàyphải đăng ký các quy tắc, điều khoản, biểu phí, điều khoản loại trừ đối với cácsản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động Trong đó, phầnphạm vi bảo hiểm phải liệt kê các rủi ro được coi là sự kiện bảo hiểm Mộtnghiệp vụ bảo hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm rủi ro do một số nguyên nhânnhất định và bên bảo hiểm chỉ bồi thường khi có thiệt hại do những nguyênnhân đó gây ra [9, tr.157] Ví dụ: Bảo Việt đã tài trợ bảo hiểm trách nhiệmcông cộng cho cuộc chạy từ thiện Terry Fox được tổ chức vào sáng chủ nhậtngày 04/11/2007 tại hồ Thiền Quang, Hà Nội Theo đó, những tổn thất xảy ratrong phạm vi cuộc chạy như: ô nhiễm môi trường, những tổn thất đối vớiđường xá, cầu cống… do những người tham gia cuộc chạy gây ra sẽ được

Trang 35

Bảo Việt bảo hiểm với mức trách nhiệm cao nhất lên tới 1 triệu đô la Canada.Bảo Việt chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại công cộngnhư trên khi những thiệt hại đó do những người tham gia cuộc chạy đó gây ra;

mà không bảo hiểm với những thiệt hại đó do những người không tham giacuộc chạy gây ra hoặc những thiệt hại do những người tham gia cuộc chạygây ra nhưng không thuộc phạm vi trách nhiệm công cộng được bảo hiểm củacuộc chạy này, như: các thiệt hại về tài sản, thương tích do những người nàygây ra cho cá nhân hoặc tổ chức; những thiệt hại trong phạm vi trách nhiệmcông cộng nhưng không phải trong thời gian diễn ra cuộc thi chạy này

4.3 Sự kiện đó phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm hay thời gian bảo hiểm được xác định theo từng hợpđồng bảo hiểm cụ thể và nếu có thiệt hại phát sinh từ sự kiện bảo hiểm xảy ratrong thời gian đó sẽ thuộc trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm Trongmột số hợp đồng bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm trùng với khoảng thời gian cóhiệu lực của hợp đồng Các thiệt hại từ rủi ro đã được thoả thuận xảy ra ở bất

kỳ thời điểm nào trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thì bên bảo hiểmđều phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại Ví dụ, trong hợp đồngbảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì thời hạn bảo hiểm làkhoảng thời gian kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm hợpđồng được coi là chấm dứt Nên các thiệt hại từ rủi ro do xe cơ giới gây ratrong thời hạn đó được coi là sự kiện bảo hiểm và bên bảo hiểm có tráchnhiệm phải bồi thường Trong một số hợp đồng bảo hiểm khoảng thời hạn bảohiểm không trùng với khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng Thời hạnbảo hiểm trong các hợp đồng này chỉ là những khoảng thời gian nhất địnhnằm trong khoảng thời hạn có hiệu lực của hợp đồng Theo đó, dù thời hạn cóhiệu lực của hợp đồng rất dài nhưng chỉ thiệt hại nào xảy ra trong khoảng thờigian đã được xác định cụ thể trong hợp đồng mới được coi là sự kiện bảo

Trang 36

hiểm Ví dụ, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụnglao động với người lao động thì chỉ những thiệt hại nào xảy ra trong thời gianngười lao động thực hiện công việc của mình, chủ sử dụng lao động mới cónghĩa vụ phải bồi thường, còn trong thời gian nghỉ phép hoặc trong lúc làmviệc cá nhân không liên quan đến công việc thì chủ sử dụng lao động không

có nghĩa vụ phải bồi thường

5 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

5.1 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chuyển giaotrách nhiệm bồi thường thiệt hại từ người tham gia bảo hiểm sang doanhnghiệp bảo hiểm, bản thân bảo hiểm không loại trừ được những thiệt hại xảy

ra nhưng thông qua đó bảo đảm việc khắc phục về mặt tài chính đối vớinhững thiệt hại đó Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bênmua bảo hiểm phải hình dung được trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình

sẽ được bảo hiểm là gì và nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ được bên bảo hiểm chitrả một lượng tài chính là bao nhiêu; ngược lại, bên bảo hiểm cũng phải xácđịnh được phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình nhận là gì vàlượng tài chính mà mình sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm khi sự kiện bảohiểm xảy ra là bao nhiêu Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là công việc khôngthể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và là một trong những nộidung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nói chung; đặc biệt đối với hợp đồngbảo hiểm trách nhiệm dân sự để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khixảy ra sự kiện bảo hiểm Bởi trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra trong đờisống dân sự rất phong phú, đa dạng; và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có nghĩa

vụ trả tiền bảo hiểm đối với những khoản tài chính mà theo quy định của phápluật người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường cho người thứ

ba bị thiệt hại, bao gồm cả những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh

Trang 37

chấp để xác định trách nhiệm bồi thường đối với người thứ ba và lãi phải trảcho người thứ ba do người tham gia bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theochỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định về giới hạn tráchnhiệm bảo hiểm:

“1 Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trảcho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luậtngười được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba

2 Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều này,doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyếttranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ

ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm

3 Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tạiKhoản 1 và Khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trườnghợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm

4 Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc

ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiệntại toà án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmphải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm”

Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có ưu điểm là làm cho nhà bảohiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh tráchnhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa trong từng tìnhhuống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể Mặt khác, nhàbảo hiểm cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhaucho phù hợp với thị trường Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy địnhgiới hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ

Trang 38

chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảohiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họphải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với ngườithứ ba

5.2 Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừtrong hợp đồng bảo hiểm trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm khôngphải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảohiểm (Khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm) Việc xác định thiệt hạikhông được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp bảo hiểm Phần loại trừ này nhằm hạn chế phạm

vi những thiệt hại có thể xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, đảm bảohiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Bởi lẽ, nếu bảo hiểm vớiphạm vi không hạn chế thì tần suất rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự kiện bảo hiểmtrong một hợp đồng luôn có thể xảy ra Thông qua phần loại trừ này, doanhnghiệp bảo hiểm giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp lý vì nếu bảo hiểm vớiphạm vi không hạn chế mức phí sẽ phải rất cao, như vậy sẽ hạn chế khả năngtham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có nhu cầu bảo hiểm

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điềukhoản bắt buộc phải có của hợp đồng bảo hiểm nói chung và đã được quyđịnh trong Luật Kinh doanh bảo hiểm Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Namcũng như pháp luật về Bảo hiểm của các nước đều quy định điều khoản loạitrừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những nội dung không thể thiếu củahợp đồng bảo hiểm Bởi vì: Điều khoản loại trừ được đặt ra nhằm mục đíchcho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc trả tiền bảohiểm (còn gọi là giải quyết quyền lợi bảo hiểm) trong trường hợp bên muabảo hiểm có ý định trục lợi bảo hiểm bằng những hành vi cố ý Nói cách khác,

Trang 39

doanh nghiệp bảo hiểm không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi chứngminh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính từ việc mua bảohiểm Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, lợi ích củacác khách hàng trung thực đồng thời bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanhbảo hiểm, cũng như đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đứctốt đẹp của con người

Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểmtrong những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng vàlàm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm Ví dụ: sóng thần,những trận động đất, núi lửa thiệt hại vô cùng lớn Nếu doanh nghiệp bảohiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm cho các trường hợp này thì rất có thể sẽ đưađến việc mất khả năng thanh toán do cùng một lúc phải chi trả một khoản tiềnquá lớn Do đó, khi tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ rủi ro thông thường doanhnghiệp bảo hiểm cần phải quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối vớitrường hợp này nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh, cũng chính là bảo vệ lợiích chính đáng của khách hàng Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểmchấp nhận bảo hiểm cả những thảm hoạ như động đất, núi nửa… là vì họ đãtính phí bảo hiểm cho rủi ro đối với những thảm hoạ này (dù trên thực tếnhững rủi ro mang tính thảm hoạ rất khó dự đoán và định lượng) Các doanhnghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng điều khoản loại trừ đối với các trườnghợp như: chiến tranh, nội chiến, bạo động, nổi loạn, các hoạt động thể thaonguy hiểm, ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnhtật, tàn tật có sẵn…

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được pháp luật quyđịnh tương ứng với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể, trên cơ sở đó cácdoanh nghiệp bảo hiểm cụ thể hoá phần loại trừ trong các hợp đồng bảo hiểm

Vì vậy, nếu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xác định điều khoản loại trừ

Trang 40

đã được pháp luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đốivới các tổn thất xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ Ví dụ:Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không liệt kêcác điều khoản loại trừ nhưng tại Điều 11 Quy tắc ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 23/2007/QĐ-BTC quy định:

Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạigây ra trong các trường hợp sau:

1 Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc củangười bị thiệt hại;

2 Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sựcủa chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới;

3 Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắtbuộc phải có giấy phép lái xe;

4 Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trịthương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;

5 Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;

6 Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;

7 Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, cácloại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt

Trong những trường hợp nói trên, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn khôngphải bồi thường thiệt hại Ngoài ra, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểmphải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm phảigiải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng Không áp dụngđiều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảohiểm vi phạm pháp luật do vô ý; bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trongviệc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảohiểm (Khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm)

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w