Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự được bảo hiểm ở đây có thể do hai bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định đối với loại hợp đồng đó và bên tham gia bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và gây thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường cho bên kia. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (được điều chỉnh bởi Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới);.

Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trên thực tế, không phải trường hợp nào, người không may bị tai nạn cũng được đền bù, bồi thường nhanh chóng đúng như theo luật định và người gây tai nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm tài chính của mình đối với những thiệt hại của người bị nạn do mình gây ra khi điều kiện tài chính không đủ để đáp ứng. Nhiều khi người gây thiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên đối với người gây ra thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho người khác; đối với người bị thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho họ một tâm lý yên tâm khi những thiệt hại của họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bồi.

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính cho người có hành vi gây thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm tự nguyện) hoặc trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự nhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc).

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm do đó cũng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hình. Khi điều khiển xe cơ giới nếu không có bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để xuất trình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc cho xe đó lưu hành là vi phạm (điều khiển xe trong tình trạng không đủ giấy tờ lưu hành hợp lệ).

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia thành: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ ("là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các bên đang có một quan hệ nghĩa vụ với nhau, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại"[9, tr.154]) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại. Thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của luật dân sự buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường”[9, tr.245]. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố sau:. - Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật. Những hành vi có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường. Ví dụ: hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp sau:. trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ. - Có thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu. “Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bao gồm: những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần” [9, tr.247]. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại không phải bồi thường, như trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng hay sự kiện bất ngờ; người có lỗi gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường dù đó chỉ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến thiệt hại mà người trực tiếp gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ không phải bồi thường. - Có lỗi của người gây thiệt hại. Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Nếu luật hành chớnh và luật hỡnh sự quy định cụ thể và phõn định rừ ràng cỏc hình thức lỗi cố ý và vô ý thì luật dân sự chỉ quy định người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường dù họ có lỗi cố ý hay lỗi vô ý. Việc xác định các hình thức lỗi cố ý hay vô ý chỉ có ý nghĩa trong trường hợp thiệt hại xảy ra là quá lớn so với hoàn cảnh kinh tế của người gây ra thiệt hại và. cần xác định xem người đó có phải bồi thường toàn bộ hay chỉ bồi thường một phần thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống dân sự có những thiệt hại xảy ra do hành vi gây thiệt hại của con người, cũng có những thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân không phải trực tiếp do hành vi của con người gây ra và trong trường hợp này trách nhiệm dân sự cũng được áp dụng - đây cũng là điểm khác biệt nhất giữa trách nhiệm dân sự với các loại trách nhiệm pháp lý khác. Yếu tố lỗi trong những trường hợp này không thể xác định theo nghĩa thông thường là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại trong nhận thức về hành vi và hậu quả của hành vi nữa, mà được xác định là lỗi mặc nhiên. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:. a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;. b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Song với bản chất của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra.

Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Các quan hệ bảo hiểm được hình thành từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm thuộc các dịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp đó được phép kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ví dụ, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động với người lao động thì chỉ những thiệt hại nào xảy ra trong thời gian người lao động thực hiện công việc của mình, chủ sử dụng lao động mới có nghĩa vụ phải bồi thường, còn trong thời gian nghỉ phép hoặc trong lúc làm việc cá nhân không liên quan đến công việc thì chủ sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải bồi thường.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại toà án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm”.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật (Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Ví dụ, theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô đối với người thứ ba của Bảo Việt Việt Nam, số tiền bảo hiểm về người là 30 triệu đồng/người/vụ và về tài sản là 30 triệu đồng/vụ nếu không có thỏa thuận thêm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tăng thêm thì khi chủ xe mô tô gây tai nạn mà thiệt hại về người và tài sản vượt quá 60 triệu đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải chi trả tối đa số tiền bảo hiểm là 60 triệu đồng; nếu có thoả thuận về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tăng thêm thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bao gồm cả phần tăng thêm đó.

Hiệu lực của hợp đồng

Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản có mức bảo hiểm là 100% giá trị tài sản bảo hiểm thì dù sự kiện bảo hiểm xảy ra và bên bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại nhưng số tiền bồi thường chưa bằng 80% giá trị của tài sản được bảo hiểm thì vẫn phải bảo hiểm cho đến khi hết hạn hợp đồng; nếu số tiền bồi thường đã bằng 80% trở lên so với giá trị tài sản được bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm đó được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên bảo hiểm đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (Khoản 2 Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm).

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Nhắc tới vấn đề ý thức mua bảo hiểm của người dân, đánh giá một cách khách quan thì phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm của mình cho các chủ xe mới mua xe vì họ cần bảo hiểm để đăng ký xe, các xe đã lưu hành thì rất khó cung cấp được dịch vụ bảo hiểm cho họ, vì chủ xe không thấy tác dụng gì của việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự; mặc dù bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã giúp bao người thoát khỏi việc truy cứu trách nhiệm tài chính. Đã xảy ra không ít các trường hợp trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như: xe gây tai nạn xong kéo xe về nhà đi mua bảo hiểm rồi mới bắt đầu khai báo tai nạn, xe tự ngã nhưng đã câu kết với chủ xe khác có mua bảo hiểm để được bồi thường… Thường là các vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện tương đối muộn sau khi xảy ra tai nạn nên cơ quan công an khó dựng lại được hiện trường để điều tra.