2.2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam 44 2.3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam 46 2.5 Giới hạn trách
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THÚY
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU BIỂN VIỆT NAM
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THÚY
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU BIỂN VIỆT NAM
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên
HÀ NỘI - 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Hà Thị Mai Hiên - cô đã tận tình hướng dẫn tôi, các thầy, cô giáo, các chuyên gia pháp lý, các cán bộ tại Cục Hàng hải Việt Nam, Tạp chí Hàng hải, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm PJICO và các thành viên webbaohiem, đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn thạc sỹ này
Trang 5MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
9
1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
1.2 Vai trò của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
biển Việt Nam
28
1.3 Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
30
1.4 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ tàu biển Việt Nam
35
Chương 2: Nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành về Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
biển Việt Nam
39
2.1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
biển Việt Nam
39
Trang 62.2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu biển Việt Nam
44
2.3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu biển Việt Nam
46
2.5 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm
57
2.5.2 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 58 2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
60
2.6.1 Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm 60
2.7 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
biển Việt Nam
87
2.7.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 87
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam và một
số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật
93
3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam nằm trên báo đảo Đông Nam Á, bên bờ Thái Bình Dương, có vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài trên 3.260 km tiệm cận với các tuyến hàng hải quốc tế xuyên Á-Âu và khu vực Với những lợi thế do tự nhiên ban tặng đó, từ lâu Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến hoạt động vận tải bằng đường biển, vì vậy, ở nước ta vận tải bằng đường biển tương đối phát triển Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giao thông vận tải chiếm một vị trí rất quan trọng, bởi đó là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, bản thân kinh tế vận tải biển cũng mang lại lợi nhuận to lớn Vì vậy, số lượng tàu biển của nước ta không ngừng tăng nhanh, Nhà nước đầu tư không ít ngân sách để xây dựng các cảng biển, cảng trung chuyển bốc xếp, vận chuyển hàng…các vùng kinh tế biển theo đó cũng phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu vận tải biển trong và ngoài nước, nhu cầu đi lại của nhân dân, tham quan du lịch
Giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường biển nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia So với các hình thức vận tải khác, giao thông vận tải đường biển có một lợi thế rất to lớn là có thể vận tải với số lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng, thời gian vận chuyển nhanh, chi phí rẻ Bên cạnh những lợi ích to lớn đó, trong quá trình vận tải, tàu biển đã gặp không ít các tai nạn, xảy ra các thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ của con người, của cải vật chất, hàng hoá và bản thân con tàu; nguy hiểm từ con tàu và thiệt hại do tàu gây ra còn nghiêm trọng hơn một số phương tiện giao thông khác do trọng lượng và giá trị của tàu biển là rất lớn
Trang 8Chủ tàu biển trong quá trình vận hành và khai thác tàu biển đã chịu không ít thiệt hại do tai nạn tàu biển gây ra, về cả chi phí sửa chữa tàu và bồi thường trách nhiệm cho bên thứ ba do tàu biển gây ra Để giảm thiểu thiệt hại và chia
sẻ rủi ro đó, đồng thời với việc hạn chế xảy ra rủi ro, chủ tàu biển tiến hành mua bảo hiểm cho tàu biển và trách nhiệm dân sự của mình đối với tàu biển
Vì vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế vận tải biển trong nước, hoạt động bảo hiểm tàu biển cũng theo đó ngày càng phát triển Hoạt động hàng hải có lịch sử lâu đời trên thế giới, bên cạnh việc gia tăng số lượng tàu, thúc đẩy phát triển thương mại hàng hải, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng và hoàn chỉnh các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải nói chung và pháp luật về bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm nói riêng
Tàu biển cũng là một tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 Hơn nữa, tàu biển là một tài sản có giá trị lớn, hoạt động đăng ký, mua bán, chuyển nhượng, đóng mới tuân theo quy định rất chặt chẽ của Nhà nước, yêu cầu tuân thủ về độ tuổi, các quy định
về đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng hải và môi trường Vì vậy, trong qúa trình hoạt động và khai thác tàu biển, chủ sở hữu tàu biển có trách nhiệm rất nặng nề đối với bản thân hoạt động của con tàu và trách nhiệm dân sự đối với hoạt động của con tàu gây ra Theo thống kê, hàng năm ở nước ta có khoảng 110-130 tàu biển gặp phải tai nạn do nguy cơ tiềm ẩn từ thiên nhiên, các rủi ro tiềm ẩn, xảy ra cháy nổ, tàu bị đắm, mất tích…
Hiện nay, mặc dù đã có quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự, các văn bản liên quan nhưng với tính chất là một tài sản có giá trị và quan trọng như vậy, nhưng trong hoạt động bảo hiểm tàu biển, có thể nói là chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam đối với tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam, mà chỉ quy định
Trang 9chung về hợp đồng bảo hiểm và một số loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể khác Vấn đề thiếu văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật Dân sự về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, thiếu hệ thống dẫn tới trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm còn gặp nhiều khó khăn, trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trong một số trường hợp xảy ra tình trạng không minh bạch, lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm gian lận bảo hiểm
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam nhằm tạo nên một khung pháp lý an toàn, giải quyết tốt nhất vấn đề ý thức trách nhiệm của chủ tàu biển Việt Nam, người bảo hiểm; nâng cao năng lực canh tranh của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế là rất cần thiết Chính vì vậy, tôi đã chọn đề
tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam theo
pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm pháp lý là một vấn đề tối quan trọng của người tham gia quan hệ hợp đồng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng và những giao dịch dân sự nói chung Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định hợp đồng bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau
Ở Việt Nam, đến nay đã có luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thị
Nhung về đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”, khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật của Trần Thị Hồi về đề tài: “Pháp luật về bảo hiểm trách
nhiệm dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện”, luận án tiến sỹ luật học của
Trang 10Lê Mai Anh về đề tài: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự”; luận án tiến sỹ luật học của Đinh
Hồng Ngân về đề tài: “Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng”; và một số nghiên cứu của các tác giả khác: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, vài nét về thực tiễn xét xử và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn
Thanh Bình, Tạp chí Kiểm sát số 5, 2003; “ Về sự tương đồng và khác biệt
giữa nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự” của tác giả Phạm Văn Tuyết,
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn có mục đích làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam Theo đó, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những cơ sở lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
- Phân tích thực trạng pháp luật dân sự về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Trang 11- Đề xuất giải pháp góp phần làm đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển nói riêng để xác định về khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, từ đó đi sâu nghiên cứu và làm rõ khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
- Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam trong những năm qua gắn với lý luận, căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự, các văn bản pháp luật liên quan; đưa ra các kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, căn cứ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển và thực tiễn áp dụng pháp luật, trong giao kết và thực hiện hợp đồng này, cụ thể là các
Trang 12khái niệm, hình thức, nội dung giao kết, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm của các bên tham gia, căn cứ pháp lý, thực tiễn áp dụng pháp luật
và vướng mắc trong quá trình áp dụng
Phạm vi nghiên cứu
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam là một loại hợp đồng bảo hiểm, là một vấn đề phức tạp không những về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn Vì vậy, luận văn này chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam dưới góc
độ hợp đồng dân sự, các điều kiện, trình tự giao kết hợp đồng, kết cấu của hợp đồng, đối tượng, hiệu lực của hợp đồng; các nguyên tắc cơ bản, đặc điểm và
cơ sở pháp lý của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam đối với tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam Trên cơ sở
đó kiến nghị một số giải pháp về cả mặt lý luận và thực tiễn dưới góc độ của pháp luật dân sự
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ra về nhà nước và pháp luật, về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những thành tựu của các khoa học: triết học, logic học, luật học… Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật Dân sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự, Luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, các quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển, các tài liệu pháp lý khác… trên cơ sở có đối chiếu so sánh với luật pháp về hàng hải quốc tế, điều lệ và quy tắc hoạt động của các hiệp hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển quốc tế… những quy
Trang 13tắc mang tính chuẩn mực cho hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển mà thế giới hiện nay đang áp dụng
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu tác giả chọn là đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp với đối chiếu so sánh, thống kê, hệ thống
5 Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn
- Là luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, từ đó nghiên cứu một loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể - hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
- Trên cơ sở lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm, luận văn làm rõ về mặt
lý luận, cơ sở pháp lý, quy định của pháp luật thực định của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, làm sáng tỏ những khái niệm, hình thức, kết cấu và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm này, quá trình thực hiện và những vướng mắc thường gặp
- Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc hoàn chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, luận văn còn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nói chung và pháp luật
về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam nói riêng, kiến nghị về đảm bảo áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay
Trang 14Xác định mối quan hệ giữa trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam với các hợp đồng bảo hiểm khác
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
Chương 2: Nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam và một số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU BIỂN VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
* Khái niệm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong cuộc sống của con người luôn tồn tại nhiều rủi ro Những rủi ro cuộc sống hàng ngày gắn liền đời sống sinh hoạt của con người, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: do thiên tai, môi trường sống của con người, thậm chí là
từ chính hành vi của con người gây nên Dù từ nguyên nhân nào, những rủi ro này đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản, các tổn thất về tài chính, thậm chí là môi trường sống của con người, quốc gia Để khắc phục những hậu quả do rủi ro mang đến, con người phải có biện pháp phòng ngừa và khắc phục, bảo hiểm là một trong những biện pháp đó
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức
và cá nhân, Nhà nước bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân Mỗi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình Khi tổ chức, cá nhân nào có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có đủ khả năng tài chính để bồi thường những thiệt hại do họ gây ra cho người khác, trong một số trường hợp việc bồi thường vượt quá khả năng của họ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ
và chính người bị thiệt hại Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ đó, đây là
cơ chế đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài chính đối với người gây thiệt hại cũng như người bị thiệt hại Tuy
Trang 16nhiên, không phải tất cả các loại trách nhiệm dân sự đều là đối tượng của bảo hiểm Vậy, trách nhiệm dân sự là gì? Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì và loại trách nhiệm dân sự nào là đối tượng của bảo hiểm?
Trách nhiệm dân sự được hiểu rất rộng, bao gồm: Trách nhiệm công khai xin lỗi, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, đăng bài cải chính và bồi thường thiệt hại đối với người đã bị họ bằng hành vi của mình xâm phạm tới uy tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng Mỗi chủ thể khi thực hiện các hành vi phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Vì vậy, khi xử sự của một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác thì
xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự Người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có xử sự trái với quy định của pháp luật dân sự phải gánh chịu một hoặc một số hậu quả pháp lý nhất định Tuy vậy, xét về mặt pháp lý, hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm thế nào là trách nhiệm dân sự Bộ luật Dân sự 2005 cũng chỉ quy định chung chung tại Khoản
1 Điều 302: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền” [16]
Như vậy, có thể hiểu rằng trách nhiệm dân sự là một loại nghĩa vụ dân sự Trách nhiệm dân sự còn có thể hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý mà chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật có nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi của mình gây ra, là sự bắt buộc của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả
Trang 17pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân
sự bị xâm phạm Song, trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại Trong chế
độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì trách nhiệm dân sự được hiểu là nghĩa vụ dân sự của người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ dân sự
đó phát sinh
Có nhiều cách hiểu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, có quan điểm cho rằng: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm cho nghĩa vụ dân sự của người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ đó phát sinh, có quan điểm khác lại cho rằng: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba phát sinh có nguyên nhân từ những rủi ro khách quan Dù với cách hiểu như thế nào, mục đích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự đều là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc bồi thường tổn thất cho người khác do hành
vi của người đó gây ra, phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại quan hệ pháp luật về bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh, còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những tổn thất do bên mua bảo hiểm gây ra cho bên thứ ba Vì vậy, dù không khắc phục được hoàn toàn tổn thất xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự góp phần bình ổn tài chính cho cả bên được bảo hiểm và bên thứ ba khi người tham gia bảo hiểm gây ra thiệt hại Bảo hiểm trách
Trang 18nhiệm dân sự chính là bảo hiểm cho những khoản tài chính cần thiết để khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại Việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là toàn bộ thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người mua bảo hiểm mà là những thiệt hại về tài chính mà người đó phải bồi thường cho người thứ ba cứ vào những tổn thất về tài chính, sức khoẻ, tính mạng mà họ gây ra cho người thứ ba Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trên cơ sở thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá thiệt hại thực hiện của người thứ ba
Vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đặc điểm khác với các loại bảo hiểm khác như thế nào? Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có một số đặc điểm sau:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có bản chất là một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm thiệt hại Bảo hiểm thiệt hại có nghĩa là bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và theo giới hạn bảo hiểm đã được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Thiệt hại mà bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ
ba có thể là thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là bảo hiểm cho những khoản tài chính cần thiết để khắc phục những hậu quả của tai nạn rủi ro cho người bị thiệt hại căn cứ vào những tổn thất về tài sản, sức khỏe, tính mạng mà người mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc quy định trong hợp đồng với số tiền tối
đa bằng với thiệt hại của người thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm hàng không…
Trang 19Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng, đó là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba Trách nhiệm dân sự của người mua bảo hiểm ở đây là trách nhiệm bồi thường về kinh tế, những khoản tài chính mà người mua bảo hiểm phải gánh chịu vì đã gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng Trách nhiệm này bằng các giác quan thông thường không thể nhìn thấy được, cảm nhận được nhưng nó tồn tại và hiện hữu, được pháp luật quy định và Nhà nước bảo đảm thực hiện
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, ràng buộc người
có hành vi gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện Các loại bảo hiểm khác có đối tượng bảo hiểm cụ thể và hữu hình Đây là đặc điểm cơ bản mà bảo hiểm trách nhiệm dân sự khác với các loại bảo hiểm khác
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, yếu tố lỗi đóng vai trò rất quan trọng Theo cách hiểu thông thường, lỗi là những sai sót trong xử sự của con người, về bản chất lỗi được pháp luật quy định giống nhau ở các ngành luật Xét về hình thức, lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý Khoản 1, Điều 308 Bộ luật Dân sự
2005 quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý hay lỗi cố ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [16] Như vậy, trong trường hợp pháp luật
không có quy định khác thì người gây ra thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự trong một số trường hợp là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi Vì vậy, nếu người gây thiệt hại chứng minh được thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền thì họ không phải bồi thường Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, yếu tố lỗi
Trang 20của người được bảo hiểm có vai trò rất quan trọng, ngoài việc xác định xem người gây thiệt hại có phải bồi thường hay không, người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hay liên đới bồi thưòng thiệt hại, từ đó xác định việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ của mình
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao giờ cũng có mối liên quan đến chủ thể thứ ba Quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm là quan hệ hợp đồng mà ở đó người bảo hiểm phải bổi thường thay cho người được bảo hiểm khi trách nhiệm dân sự của họ phát sinh, đó chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự tồn tại hai mối quan hệ: quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm và quan hệ giữa người được bảo hiểm và người thứ ba Giữa người thứ ba và người bảo hiểm không có mối quan hệ hợp đồng mà họ là bên có quyền đối với bên được bảo hiểm Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm nhận được yêu cầu phải bồi thường của người bị thiệt hại Trong trường hợp phát sinh thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người được bảo hiểm bồi thường, người được bảo hiểm không phải bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm Khi xảy ra rủi ro
về trách nhiệm, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm trực tiếp với người
bị hại Nói cách khác trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm với người thứ ba phát sinh thông qua mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm và mối quan hệ giữa người được bảo hiểm với người thứ ba, còn doanh nghiệp bảo hiểm và người thứ ba không có trách nhiệm trực tiếp nào Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, người thứ ba có thể khiếu nại trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm để đòi bồi thường thiệt hại
Trang 21Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, có thể giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn Giới hạn bảo hiểm là mức bồi thường tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Do đặc điểm đối tượng của trách nhiệm dân sự là trừu tượng, chưa thể xác định ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng, thiệt hại chưa xảy ra, có thể là nhỏ hoặc lớn, thậm chí là rất lớn Vì vậy, để đảm bảo lợi ích kinh doanh của mình cũng như nâng cao nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm có thể là rất lớn nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường toàn bộ
mà chỉ khống chế trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đã thỏa thuận trước Hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đều áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
… nhưng có một số nghiệp vụ bảo hiểm lại không giới hạn mức trách nhiệm bảo hiểm
* Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân và tổ chức tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội, để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, họ thiết lập với nhau những mối quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất, thông qua những hành vi có ý chí của các chủ thể - quan hệ đó được gọi
là hợp đồng dân sự Khái niệm hợp đồng dân sự được nhìn nhận dưới nhiều phương diện khác nhau Xét về phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự
là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau Còn về phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất
Trang 22định Bộ luật Dân sự đã định nghĩa Hợp đồng dân sự tại Điều 388 như sau:
“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự” [16] Như vậy, hợp đồng dân sự
không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó Cùng với hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà
ở, hợp đồng dịch vụ… hợp đồng bảo hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng
Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là
sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” [16] Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định
hợp đồng bảo hiểm gồm ba loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Như vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm , theo đó bên bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hợp đồng bảo hiểm nên nó ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm có tính chất đền bù và là hợp đồng song vụ nó có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách
nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng
Trang 23Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật” [12] Đây là đặc
điểm cơ bản mà hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự khác với những hợp đồng bảo hiểm khác Các hợp đồng khác có đối tượng hữu hình và cụ thể, như: hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng cụ thể là tài sản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là một người nhất định Còn đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng - là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba, đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện:
- Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba
- Có lỗi của người gây thiệt hại
- Có thiệt hại thực tế đối với các bên thứ ba
- Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, song trên thực tế không phải trách nhiệm về bồi thường thiệt hại nào cũng là đối tượng của bảo hiểm Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại Đây chính là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Trong đó, tồn tại hai mối quan hệ: Quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm và quan hệ nghĩa vụ giữa người tham gia bảo hiểm với người thứ ba bị
Trang 24thiệt hại Trong trường hợp này, người thứ ba và trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm không thể xác định cụ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà được xác định thông qua việc định trước số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người
tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn
cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
Tại Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào
do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
[16] Theo đó, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì người vi phạm phải bồi thường khi có lỗi Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thức của người đố đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện Yếu tố lỗi chưa được quy định trong pháp luật dân sự Trên thực tế, lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại không chỉ là căn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm không, mà còn là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình
Trang 25Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm
khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự luôn có mối liên quan đến chủ thể thứ ba Quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm là quan hệ mà người bảo hiểm phải bồi thường thay cho người được bảo hiểm khi trách nhiệm dân sự của họ phát sinh - đó chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho người thứ ba Tuy nhiên, không phải cứ khi nào người được bảo hiểm gây thiệt hại thì người bảo hiểm phải bồi thường mà trách nhiệm này chỉ phát sinh khi người thứ ba có yêu cầu bồi thường Tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
1 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu
người thứ ba yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm
2 Người thứ ba không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [12]
Như vậy có nghĩa là khi có thiệt hại phát sinh do người được bảo hiểm gây ra nếu người thứ ba không yêu cầu bồi thường thì người được bảo hiểm không phải bồi thường, bên bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba, đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm thay cho bên được bảo hiểm khi trách nhiệm dân sự của họ phát sinh hay chính là trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm gây ra thiệt hại cho người thứ ba và người thứ ba yêu cầu họ bồi thường Khi xảy ra rủi ro về trách nhiệm, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm trực tiếp với người bị hại Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, người thứ ba có thể khiếu nại trực tiếp người bảo
Trang 26hiểm để đòi bồi thường thiệt hại, ví dụ như trường hợp người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra mà xe cơ giới đó đã tham gia bảo hiểm
Thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
Như chúng ta đã biết, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là đối tượng trừu tượng, không hữu hình và xác định cụ thể ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng như các loại hợp đồng khác nói chung và hợp đồng bảo hiểm khác nói riêng Vì vậy, để đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Khi gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi bảo hiểm trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Tuy vậy, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có một số loại nghiệp
vụ bảo hiểm không giới hạn số tiền bảo hiểm
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nếu phân loại theo đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bao gồm những loại hợp đồng sau:
Trang 27- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ đóng tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (bác sĩ, tư vấn luật );
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó;
- Các loại bảo hiểm trách nhiệm khác
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển là một loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được pháp luật ghi nhận và cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm Hơn thế nữa, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển Việt Nam còn là một trong những sản phẩm bảo hiểm chiếm thị phần quan trọng và giá trị lớn trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước
* Khái niệm tàu biển, chủ tàu biển Việt Nam
Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu biển được định nghĩa như sau:
“Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển” [12] Tàu là cấu trúc nổi trên mặt nước, được làm từ gỗ, sắt, tôn có khả
năng di động, có động cơ hoặc không có động cơ Khái niệm tàu biển bao gồm
cả tàu, thuyền, sà lan, sà lan cẩu Tàu biển quy định trong Bộ luật Hàng hải không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá, các loại tàu này được sử dụng và có các quy định riêng, không liên quan đến hoạt động vận tải hàng hải
Trang 28Tàu biển cũng là một tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, tại Điều 163 - Bộ luật Dân sự 2005 [16] Hơn nữa, tàu biển là một tài sản có giá trị lớn, hoạt động đăng ký, mua bán, chuyển nhượng, đóng mới tuân theo quy định rất chặt chẽ của Nhà nước, yêu cầu tuân thủ về độ tuổi, các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng hải và môi trường Tàu biển hoạt động hàng hải phải đảm bảo các nguyên tắc của hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2005:
- Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, quốc phòng, an ninh, bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển môi trường và cảnh quan thiên nhiên bền vững [12]
Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam
và có quyền, nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Giấy chứng nhận đăng
ký tàu biển là bằng chứng xác thực về việc tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam
Trang 29và tình trạng sở hữu của tàu đó Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tàu đều phải đăng ký mà chỉ có một số loại tàu biển phải đăng ký, bao gồm:
- Tàu biển có động cơ với công suất máy chính từ 75 KW trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ
ký tàu biển Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng
ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam Tàu biển nước ngoài do tổ chức tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam
Như vậy, việc đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm cả đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và sở hữu tàu biển, hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, chúng ta chỉ đề cập đến hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển mang cờ quốc tịch Việt nam và đăng ký sở hữu tàu biển
Tàu biển được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển Việt Nam khi tàu có
đủ các điều kiện sau:
Trang 30- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển
đó đã được đăng ký ở nước ngoài;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng
ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
Chủ tàu là người sở hữu tàu biển Chủ tàu biển Việt Nam là tổ chức, cá nhân sở hữu tàu mang quốc tịch Việt Nam, được đăng ký sở hữu trong Sổ đăng ký tàu biển Việt Nam, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước được giao khai thác và quản lý tàu biển Bộ luật Hàng hải Việt Nam không quy định chi tiết về điều kiện của chủ tàu, nội dung này theo quy định chung của Bộ luật Dân sự Chủ tàu biển Việt Nam là một trong hai chủ thể của Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam, nội dung được thể hiện trong Chương 2 của luận văn này
* Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam
Trong quá trình khai thác, tàu biển có thể gặp nhiều rủi ro, rủi ro đó có thể do nhiều nguyên nhân như thiên tai, tai họa của biển, các tai nạn bất ngờ khác… Trong đó rủi ro do tai họa của biển là những rủi ro chính và là nguyên nhân chính gây ra tai nạn cho tàu như bị mắc cạn, chìm đắm, cháy, nổ, đâm
va vào nhau, đâm va phải đá ngầm, đâm va phải vật thể khác, tàu bị lật úp, bị mất tích… Những rủi ro này được gọi là rủi ro hàng hải Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro
Trang 31của biển, cháy nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Để đảm bảo lợi ích của mình cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro khi tàu biển gặp rủi ro, cùng với việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho con tàu, các chủ tàu biển ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải với các doanh nghiệp bảo hiểm
Bộ luật Hàng hải Trung Quốc năm 1992 thì đưa ra khái niệm “Hợp
đồng bảo hiểm hàng hải là một hợp đồng theo đó người bảo hiểm cam kết như đã thỏa thuận, bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm của người được bảo hiểm do các hiểm họa được bảo hiểm gây ra và nhận phí bảo hiểm do người được bảo hiểm trả” [12] Còn Điều 224 Bộ luật
Hàng hải 2005 quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải như sau: “Hợp đồng
bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng” [12] Hợp đồng bảo hiểm hàng hải bao gồm nhiều loại: Hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm thân tàu, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu… Bộ luật Hàng hải 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu và chưa có quy định chi tiết đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm, mà chỉ quy định chung cho hợp đồng bảo hiểm hàng hải được ghi nhận tại Chương XVI, từ Điều 224 đến
Điều 257
Pháp luật Việt Nam không định nghĩa cụ thể thế nào là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, qua nghiên cứu, tham khảo các quy định tại Chương XVI Bộ luật Hàng hải 2005, Chương II Mục 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm,
Trang 32Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu của các doanh nghiệp bảo hiểm (Bảo Minh, Bảo Việt) cũng như Quy tắc bảo hiểm P&I Class 1- 2002, chúng
ta có thể đưa ra khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu như sau: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó, người bảo hiểm thu phí bảo hiểm do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam là một loại hợp đồng bảo hiểm nên nó ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm còn có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu biển là trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba Trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở đây là trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh trong việc sử dụng tàu biển nếu chủ tàu không chứng minh được rằng đã không có lỗi gây ra tổn thất đó
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Chủ thể
của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự không phải là bất kì tổ chức, cá nhân nào tham gia vào các quan hệ hợp đồng dân sự, mà một bên phải là chủ
sở hữu của tàu biển và một bên là doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện, được thành lập theo quy định của pháp luật
Thứ ba, cách thức ký kết và hình thức hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự Cách thức ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải tuân thủ theo trình tự pháp luật quy định, quy trình ký kết hợp đồng có thể qua các bước: Người có nhu cầu bảo hiểm đề xuất yêu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ đề xuất của chủ tàu không cấp hoặc cấp cho người được bảo
Trang 33hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, sau khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm người được bảo hiểm nộp phí bảo hiểm Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng miệng, bằng văn bản, tuy nhiên đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải được ký kết dưới hình thức văn bản, bằng chứng cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm có thể là đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, telex, fax, điện báo và các hình thức khác được pháp luật quy định Khác với các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải được lập thành văn bản và Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng và là cơ sở pháp lý rằng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên mà không cần Giấy yêu cầu bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng
đủ phí bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài việc phải tuân thủ các quy định mang tính chuyên ngành trong Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm còn phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự, đặc biệt là các quy định tại Mục 11 Chương XVIII về hợp đồng bảo hiểm và Chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở đây là trách nhiệm ngoài hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hợp đồng bảo hiểm thông dụng
Trang 341.2 Vai trò của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam và yêu cầu điều chỉnh của pháp luật hiện nay
Rủi ro luôn tồn tại trong đời sống của con người, từ những nguyên nhân như thiên tai, hỏa hoạn và những rủi ro do chính hành vi của con người gây nên Đặc biệt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự tàn phá thiên nhiên của con người vì những lợi ích kinh tế trước mắt dẫn đến
sự phản ứng mãnh liệt của thiên nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần… làm gia tăng rủi ro, hiểm họa đối với đời sống của con người Những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của con người nói chung và hoạt động của khai thác, kinh doanh của tàu biển nói riêng Như chúng ta đã biết, tàu biển là một tài sản có giá trị lớn, vì vậy khi gặp rủi ro thì những thiệt hại xảy ra là rất lớn Trong nhiều trường hợp, thiệt hại quá lớn chủ tàu biển không
đủ điều kiện tài chính để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, đặc biệt
là các thiệt hại liên quan đến tổn thất chung, ôi nhiễm môi trường Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chủ tàu, đồng thời ảnh hưởng lớn đến việc khắc phục kịp thời những thiệt hại xảy ra
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ra đời đóng vai trò quan trọng chia sẻ rủi ro về tài chính cho chủ tàu, khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại, góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể liên quan trong hoạt động hành hải Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là cơ sở pháp lý đồng thời là căn cứ để xác định trách nhiệm của người được bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bảo hiểm Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu là công cụ xử lý rủi ro, bồi thường tổn thất và khôi phục lại tình trạng bình thường cho đối tượng bảo hiểm, góp phần duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù chủ tàu đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, dự báo rủi ro nhưng trên thực tế thì sự kiện bảo hiểm vẫn có thể xảy ra và gây ra các
Trang 35tổn thất cho chủ tàu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản
lý và khai thác tàu Do vậy, theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm Với việc ký kết hợp đồng bảo hiểm chủ tàu đã chuẩn bị một tâm lý an toàn khi quản lý và khai thác con tàu với đầy rẫy những hiểm họa, rủi ro
Việt Nam nằm trên báo đảo Đông Nam Á, bên bờ Thái Bình Dương, có vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài trên 3.260 km tiệm cận với các tuyến hàng hải quốc tế xuyên Á - Âu và khu vực Với những lợi thế to lớn đó, ở nước ta vận tải bằng đường biển tương đối phát triển So với các phương tiện vận tải khác, vận tải bằng đường biển có một lợi thế rất to lớn là có thể vận tải với số lượng lớn, hàng hóa cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng, chi phí rẻ Tuy nhiên, hiện tại đội tàu biển Việt Nam vừa chưa đủ về số lượng, vừa kém về kỹ thuật, chất lượng nên về cơ bản đội tàu biển Việt Nam đã tỏ ra lạc hậu, không đủ khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vì vậy, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng cách thuê tàu biển nước ngoài với lý do tàu biển nước ngoài vừa hiện đại vừa được bảo hiểm an toàn Ở các nước có ngành kinh tế hàng hải phát triển mạnh và phát triển lâu đời thì thị trường bảo hiểm hàng hải phát triển sôi nổi, khả năng chi trả nhanh, mức bảo hiểm thấp, mức chi trả cao Đối với nước ta, trước mắt cũng như lâu dài cần có chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ loại hình bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu biển nói riêng nhằm thu hút khách hàng cả trong và ngoài nước Chiến lược này không chỉ thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển mà qua đó còn tạo đà thúc đẩy ngành hàng hải phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về vận tải đường biển
Trang 36Để phù hợp với chiến lược phát triển này, cần có hệ thống pháp luật có tính quy phạm và định hướng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hàng hải Hiện nay, mặc dù đã có quy định của Bộ luật Dân sự, các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải và Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản liên quan nhưng với tính chất là một tài sản có giá trị và quan trọng như vậy, nhưng trong hoạt động bảo hiểm tàu biển, có thể nói là chưa
có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam đối với tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam, mà chỉ quy định chung về hợp đồng bảo hiểm và một số loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể khác Vấn đề thiếu văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật Dân sự về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển Việt Nam, thiếu hệ thống dẫn tới trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm còn gặp nhiều khó khăn, trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trong một số trường hợp xảy ra tình trạng không minh bạch, lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm gian lận bảo hiểm
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam nhằm tạo nên một khung pháp lý an toàn, giải quyết tốt nhất vấn đề ý thức trách nhiệm của chủ tàu biển Việt Nam, người bảo hiểm; nâng cao năng lực canh tranh của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế là rất cần thiết
1.3 Khái quát pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam qua các giai đoạn phát triển
Pháp luật về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng có lịch
sử ra đời từ rất sớm Xuất phát từ việc con người từ khi sinh ra đã phải luôn đối mặt với những nguy hiểm đe dọa như: lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến
Trang 37tranh… Vì vậy, con người luôn có nhu cầu được bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của bản thân và những người thân Ngay từ thời tiền sử, người ta đã tìm ra sự tồn tại của các Công ty tương hỗ đối với các thợ tạc đá Ai Cập cổ đại từ 4500 năm TCN Những người Babilon đã đưa ra những quy tắc trong việc tổ chức phương tiện vận tải bằng xe kéo và đặc biệt
là quy định phân chia các thiệt hại do bị mất cắp hoặc bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu Vào thế kỷ V trước công nguyên, Perilex đã tổ chức một dạng hội đoàn trong đó có hoạt động trợ giúp cho các thành viên hoặc gia đình của họ trong các tập đoàn lính có cùng nhu cầu Còn vào thời Trung cổ,
ở Châu Âu, các thợ thuyền, công nhân, nhà buôn, kỹ nghệ gia, phường buôn
đã biết tổ chức đoàn kết các thành viên của mình để khắc phục những tổn thất khi tai nạn lao động, hỏa hoạn xảy ra hoặc mất khả năng lao động do đau ốm hoặc già yếu
Những văn bản xa xưa đề cập đến sự bảo vệ chống lại những tổn thất
do các hiểm họa hàng hải bắt đầu vào những năm 215 trước Công nguyên khi chính quyền La Mã đền bù cho những nhà cung ứng các vật dụng quân sự đối với những tổn thất xảy ra khi những hàng hóa này ở trên tàu thuyền
Cũng vào thời Trung cổ, việc buôn bán bằng đường biển phát triển mạnh, tuy nhiên, việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đầy rẫy sự nguy hiểm, vì vậy những chủ lái buôn phải tìm cơ chế bảo đảm an toàn hoặc khắc phục những thiệt hại xảy ra cho chuyến đi của mình Hình thức bảo đảm cho tàu thuyền đi biển được thực hiện bằng việc cho vay Khi các nhà buôn chuẩn
bị hành trình đi biển, họ cần nhiều vốn, họ yêu cầu các chủ Ngân hàng cho vay số tiền cần thiết, nếu tàu đắm thì họ không phải hoàn trả cho chủ ngân hàng, còn nếu tàu buôn bán thành công, các chủ ngân hàng không chỉ được trả
số tiền gốc đã cho vay mà còn được hưởng một khoản chia lớn từ việc buôn bán thành công của con tàu, khoản lãi chia có thể lên đến 40%, thậm chí là
Trang 3850% Đây chính là hình thức đầu tiên của bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất so với các loại hình bảo hiểm khác Vào thế kỷ XII, cùng với sự phục hồi trao đổi thương mại, hình thức cho vay bảo hiểm này rất phát triển, kéo theo sự lạm dụng về lãi suất cho vay
Thông qua Sắc lệnh năm 1234, Giáo hoàng Gregoire IX đã nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi và như vậy hình thức cho vay này bị cấm Do đó, cần có
cơ chế giúp các chủ ngân hàng chắc chắn lấy lại được số tiền cho vay Thế là, dần dần hình thành một hệ thống kéo theo sự ra đời của bảo hiểm hàng hải Các chủ ngân hàng hoặc các nhóm buôn chấp nhận bảo đảm giá trị của con tàu và hàng hóa trong trường hợp bị tổn thất, nhờ vào một khoản tiền ấn định trả trước
Vấn đề bảo hiểm được thực hiện lần đầu tiên bởi những thương nhân thành phố Lombardy ở miền Bắc nước Ý vào khoảng năm 1250 sau Công nguyên Nhiều người trong số các thương nhân này di cư sang Anh vào thời điểm đó và đã áp dụng phương thức bảo hiểm của quê hương mình vào thành phố Luân Đôn và chẳng bao lâu được biết đến với tên gọi Phố Lombard Cho đến cuối thế kỷ XV, các thương nhân giàu có đến từ Lombardy này phải rời khỏi Luân Đôn vì họ phải chịu rất nhiều hạn chế từ sự ganh tị của người Anh Sau đó các vấn đề bảo hiểm hàng hải được chuyển sang cho các thương nhân Hanseatic nhưng rồi chính những thương nhân này cũng phải rời khỏi Luân Đôn vào thế kỷ XVI Cho đến năm 1601 thì bảo hiểm đã trở thành một vấn đề quan trọng và là nguyên nhân cho sự ra đời của Đạo luật Trọng tài vào năm
đó
Thị trường bảo hiểm hàng hải tiếp tục phát triển vào thế kỷ XVII Quán café Lloyd’s được sáng lập vào năm 1668 tại Luân Đôn được xem như địa điểm của các “nhà bảo hiểm” riêng lẻ và các Công ty đầu tiên được xem là tiên tiến đã được cấp phép hoạt động vào năm 1720 bởi đạo luật của quốc hội
Trang 39để giao dịch về các rủi ro hàng hải Đây là tiền thân của các hiệp hội bảo hiểm hàng hải, có tầm ảnh hưởng quốc tế đến các hoạt động bảo hiểm hàng hải cho đến ngày nay
Sự pháp triển của bảo hiểm hàng hải đã chịu sự ảnh hưởng và là một đáp ứng đối với sự phát triển của các thể chế pháp lý và các tập quán trong vận tải biển Vì ngành bảo hiểm hàng hải đã phát triển để phục vụ chủ tàu và hàng hóa nên sự bồi thường và cách thức hoạt động đã được quy định bởi những mối tương quan về pháp lý giữa những bên tham gia Nhìn chung, hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật về bảo hiểm, chủ yếu là hệ thống pháp luật lục địa (gồm các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản…)
và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (gồm các nước Anh, Mỹ…) Hai hệ thống này có một số nét tương đồng ở chỗ pháp luật bảo hiểm đều có nguồn gốc quan trọng của bảo hiểm hàng hải và cả hai hệ thống đều có nhiều luật bảo hiểm được ban hành dưới hình thức văn bản
Các quy tắc bảo hiểm chủ yếu của bảo hiện đại đã được hình thành và phát triển chính tại các Cảng ở Địa Trung Hải - Genes, Venise, Maseille, Barcelone, rồi các cảng ở Đại Tây Dương, Porto, Bordeaux, Bruges, Rouen Bản hợp đồng cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký kết tại Cảng Genes năm 1347 Nếu người ta không còn tìm thấy những hợp đồng cổ hơn, không
có nghĩa là trước năm 1347 việc bảo hiểm hàng hải không được ký kết bằng văn bản mà vì theo thông lệ thời kì đó hợp đồng bị hủy ngay sau khi con thuyền cập bến, có nghĩa là giao dịch bảo đảm đã kết thúc Hợp đồng bảo hiểm hàng hải từ xa xưa đã bao gồm các loại bảo hiểm cho chủ tàu, con tàu và hàng hoá
Bảo hiểm hàng hải của Việt Nam không có lịch sử phát triển lâu đời như các nước trên thế giới nhưng so với các nước ở Đông Nam Á thì bảo hiểm hàng hải Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời hơn Do địa thế tự nhiên
Trang 40Việt Nam có đường biển dài, nên nhân dân ta vốn từ lâu đã rất gần gũi và thông thạo nghề đi biển, giao lưu buôn bán với nước ngoài bằng đường biển
Do vậy, từ lâu Việt Nam cũng đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực biển, hàng hải và có sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm Trong thời kỳ Pháp thuộc, từ những năm 1920 tại cả hai miền Nam, Bắc đã có nhiều chi nhánh Công ty bảo hiểm quốc gia Pháp, sau
đó là Nhật Bản Loại hình bảo hiểm chủ yếu lúc bấy giờ là bảo hiểm hàng hải
và bảo hiểm tai nạn con người
Khi hai miền Nam, Bắc phân chia, cả hai miền đều có những văn bản điều chỉnh quan hệ hàng hải Tại Miền Bắc, năm 1965, khi Bảo hiểm Việt Nam đi vào hoạt động, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung (QTC - 1965) về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Tại Miền Nam, ngày 20/01/2972, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ban hàng Bộ luật Thương mại, trong đó có riêng một quyền số IV về thương mại hàng hải, gồm 7 chương, 315 điều, đặc biệt đã dành một số lượng lớn các điều khoản (64 điều) quy định về vấn đề bảo hiểm hàng hải
Sau ngày nước nhà thống nhất, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần VI năm
1986 về thực hiện đường lối đổi mới mở cửa thì hàng loạt các văn bản pháp luật về hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng lần lượt ra đời, có thể kể đến như: Năm 1990, Bộ Tài chính ban hàng quy tắc chung mới về bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường biển (QTC - 1990), sau đó Việt Nam đã ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển (QTC - 1995), Quyết định số 581A/TC/QĐ/TCHH ngày 01/7/1996 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tạm thời các quy định chung của hợp đồng bảo hiểm, Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ
về kinh doanh bảo hiểm… nhưng tập trung nhất và thể hiện sự phát triển