- Tài nguyên nước Nguồn nước mặt cung cấp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển ở xã Xuân Trúc chủ yếu là nguồn nước từ sông Điện Biên, sông Quảng Lãng và các nguồn nước trữ lại trong
Trang 1I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
- Xã Xuân Trúc nằm phía Tây huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Yên Mỹ
Phía Nam giáp xã Quảng Lãng
Phía Đông giáp xã Vân Du
Phía Tây giáp huyện Khoái Châu
- Xã Xuân Trúc có vị trí địa lý thuận lợi với tuyến đường: cao tốc 5B, đường bộ nối hai đường cao tốc, Tỉnh lộ 384 và Huyện lộ 62 đi qua là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài
1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Xuân Trúc nằm trong vùng Đồng bằng bắc bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, cao
độ trung bình h = 1,85 m, cao nhất 2,2 m thấp nhất là 1,5 m Nói chung nền địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế chung toàn xã
1.3 Khí hậu
Xã Xuân Trúc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền bắc Việt Nam Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa hè: Từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình từ 24-27oC, thời tiết nóng ẩm và nhiều mưa ngâu nên ảnh hưởng cho phát triển sản xuất
- Mùa đông : Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ
18-24oC , thời tiết lạnh, hanh khô
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1680-1730mm Mưa tập chung từ tháng 5 đến tháng
9, nhiều nhất là tháng 7, tháng 8 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm
- Bão : Khu vực còn chịu nhiều ảnh hưởng của bão, khi có bão gió mạnh thường kéo theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Trang 2- Độ ẩm không khí : Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%
- Nhìn chung khí hậu và thời tiết xã Xuân Trúc tương đối thuận lợi cho ngành phát triển trồng trọt và chăn nuôi
1.4 Tài nguyên, môi trường
- Tài nguyên đất
Xã Xuân Trúc có diện tích tự nhiên 761,68ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
là 539,53ha Đất đai của xã thuộc đất phù xa không được bồi Đặc điểm của loại đất
này có màu nâu tươi, hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình tới khá, thành phần cơ giới
từ thịt trung bình tới thịt nạng, độ dày tầng canh tác từ 15 đến 20cm Qua đặc điểm trên
cho thấy đất đai của xã rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt cung cấp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển ở xã Xuân
Trúc chủ yếu là nguồn nước từ sông Điện Biên, sông Quảng Lãng và các nguồn nước
trữ lại trong các hệ thống kênh mương, ao hồ, đầm rải rác trong xã tạo điều kiện khá
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống nước ngầm chưa được đánh giá, điều tra kỹ hiện tại mực nước ngầm
mạch nông xuất hiện ở độ sâu trung bình từ 2-4m tùy theo mùa, theo vùng và đang
được khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giếng khơi, giếng khoan
của các gia đình, tùy theo chất lượng nước khá tốt có thể sử dụng được
Trang 32 Kết quả tình hình nhân khẩu theo đối tượng đang sử dụng đất nông nghiệp
và tình hình sử dụng đất đai tại địa phương
2.1 Thống kê nhân khẩu theo đối tượng được giao ruộng tại thời điểm năm 1993
- Toàn xã hiện có 06 thôn,
- Tổng số nhân khẩu được giao ruộng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh Hải Hưng tại thời điểm năm 1993 là 7.992 khẩu = 2067hộ, quy đổi ra định suất bằng 7.633,95định suất Cụ thể
+ Có 7.574 khẩu, bằng 100% định suất (hưởng 100% là 01 định suất)
+ Có 09 khẩu, bằng định suất (hưởng 70% là 0,7 định suất)
2.2 Tình hình sử dụng đất
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
- Hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm năm 2014, cụ thể như sau:
- Diện tích tự nhiên của toàn xã là 761.68ha; trong đó:
tự
Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
Diện tích do
Hộ nông dân
sử dụng
Diện tích do UBND xã đang quản lý, sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên 761.68 542.75 218.93
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 516.82 461.56 55.26
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN507507.77 453.09 54.68
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.47 0.30 1.17
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.05 8.47 0.58
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 14.71 10.27 4.44
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 70.92 70.92
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
Trang 4Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
Diện tích do
Hộ nông dân
sử dụng
Diện tích do UBND xã đang quản lý, sử dụng
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 123.86 123.86
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
+ Có 39 khẩu, bằng định suất (hưởng 50% là 0,5 định suất)
+ Có 189 khẩu liệt sỹ, bằng 22,23 định suất (hưởng 0,117% là 0,117 định suất)
+ Có 181 khẩu hưu trí, bằng 10,65định suất (hưởng 0,058% là 0,058 định suất)
- Tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là hộ,
2.2.2 Tình hình sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của toàn thôn tại thời điểm năm 2014 là 97,62 ha;
- Kết quả giao ruộng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU tại thời điểm năm 1993 thì bình quân của thôn 612 m2/định suất, nay vẫn giữ nguyên theo thời điểm năm 1993 Tiểu ban dồn thửa đổi ruộng thôn Tương Cước đã tiến hành rà soát những biến động sau khi giao ruộng để có cơ sở tính toán xác định vị trí, diện tích không thực hiện DTĐR, thực hiện DTĐR trong giai đoạn hiện nay
- Theo Kết quả giao ruộng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU tại thời điểm năm 1993
và năm 2003 thì diện tích đất nông nghiệp do thôn Tượng Cước quản lý, sử dụng là 1.057.310m2;
Căn cứ theo các Hồ sơ thôn quản lý và kết quả kiểm tra hiện trạng, diện tích đất nông nghiệp của thôn Tượng Cước hiện có là 976.200m2, diện tích đất nông nghiệp xác định được vị trí tại thời điểm hiện nay là 976.200m2, diện tích đất nông nghiệp
Trang 5không xác định được vị trí là 805m2; Giảm do nhà nước thu hồi 80.305m2 vào các mục
đích sau;
- Thu hồi làm đường cầu giẽ Ninh Bình, nghĩa địa, làm đường điện 48.843m2
- Làm bãi rác; 2900 m2
- Khu ao lò gạch: 28.562m2
Việc thống kê rà soát theo hướng dẫn tiểu ban thôn đã thực hiện;
- Thống kê diện tích đất nông nghiệp hiện có của thôn - biểu số 02
- Thống kê diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân đang sử dụng - biểu số 03
- Thống kê vị trí, diện tích đất nông nghiệp do UBND cấp xã đang sử dụng - biểu số
04
- Diện tích dành cho quy hoạch vào các mục đích phi nông nghiệp - biểu số 05
Các bước tiếp theo tiểu ban DTĐR thôn đang chuẩn bị tổ chức họp nhân dân, kết
quả cụ thể tiểu ban báo cáo Ban chỉ đạo xã sau
Trên đây là Phương án DTĐR của tiểu ban DTĐR thôn Tượng Cước Đề nghị
UBND xã phê duyệt để Tiểu ban DTĐR của thôn có căn cứ thực hiện
3 Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1 Cơ cấu kinh tế:
- Giá trị sản xuất năm 2013: 110,9 tỷ đồng, trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp : 52%
+ TTCN, xây dựng : 22%
+ Thương mại, dịch vụ : 26%
- Thu nhập bình quân đầu người : 12,4 triệu đồng
- Tốc độ tăng trưởng bình quân : 11,8%
- Nông nghiệp có vị trí khá thuận lợi và quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỉ trọng 52% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp chuyển hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu nền kinh tế thị trường
Trang 6Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ là mục tiêu chủ yếu của xã Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu còn mang tính tự phát có nguy cơ thiếu bền vững
- Về tổ chức sản xuất: đã bước đầu hình thành 1 số trang trại sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình VAC phổ biến trên cả nước như chăn nuôi kết hợp ao thả cá, trồng cây ăn quả
3.2 cơ sở hạ tầng sản xuất
3.2.1 Trồng trọt
- Diện tích canh tác cả năm: 515,77ha
Trong đó :
Gieo trồng lúa: 515,53ha
Năng xuất lúa trung bình cả năm: 13,12 tấn/ha/năm
Sản lượng lương thực: 6763,75 tấn
Trồng chuyên màu: 0.24ha
Hệ số sử dụng đất: 2.04lần
Cây trồng chính là lúa cao sản,lúa cao sản,lúa chất lượng cao và rau màu các loại: ngô,khoai tây,khoai lang,su hào,bắp cải,cà chua,hành tỏi
Sản xuất trồng trọt của xã tương đối hợp lý về cơ cấu cây trồng,quy mô sản xuất,nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng đang hướng tới sản xuất hàng hóa
- Chăn nuôi
Toàn xã có 5 trang trại và 3 gia trại,vật nuôi chính gồm:
Đàn trâu bò: 405 con Đàn lợn: 2678 con Đàn gia cầm: 57,150 con
3.2.2 Thủy lơi
Toàn xã gồm có:
Sông Điện Biên,sông Quảng Lãng
5 trạm bơm, tổng công suất: 17200 m3/h
Trong đó:
Trang 7- 02 trạm bơm thuộc xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện quản lý với công
suất: 12000 m3/h
- 03 trạm bơm, tổng công suất 5200m3 /h
Hệ thống kênh xã, thôn có tổng chiều dài 28,17km chưa đc cứng hóa
23 cống, tưới tiêu
3.3 Dân số, lao động, việc làm
- Dân số: Tính đến thời điểm 12/2013, toàn xã có:
Tổng số người 9125 người
Số hộ 2595 hộ
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0,9 % Bình quân 3,51 người/hộ
- Lao động: Tính đến thời điểm 12/2013, toàn xã có :
Tổng số lao động trong độ tuổi 5338 Người, chiếm tỷ lệ % dân số xã, trong đó
Số người lao động nông nghiệp 3256 Người, chiếm tỷ lệ 61 % LĐ xã
Số người lao động CN-TTCN, XD961 Người, chiếm tỷ lệ 18 % LĐ xã
Số người lao động DV – TM 1121 Người, chiếm tỷ lệ 21 % LĐ xã
1 Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên: 761,68ha chiếm 100% trong đó:
Đất nông nghiệp: 539,53ha chiếm 70,83% diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp: 218,76ha chiếm 28,72% diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng: 3.39ha chiếm 0,45% diện tích tự nhiên
2 Đánh giá tình hình sử dụng đất
- Đất đai đã sử dụng tương đối hợp lý và phát huy tác dụng tốt Đối với đất nông nghiệp
quan hệ giữa chế độ canh tác, cây trồng và năng xuất là phù hợp, tuy nhiên để nâng cao giá trị kinh trong sử dụng cần có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nuôi tròng thủy sản với cây ăn quả hoặc trồng lúa Đồng thời tạo cơ sở phát triển với
Trang 8các ngành sản xuất khác
- Đối với đất phi nông nghiệp đã phân bổ diện tích cho các công trình công cộng như trụ
sở, y tế, bưu điện, giao thông, thủy lợi đã góp phần thuận lợi cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
- Tuy nhiên một số nhu cầu sử dụng còn chưa đáp ứng được như công trình công cộng
còn thiếu và bố trí còn bất cập như công trình giáo dục, nhà văn hóa thôn, thể thao thôn, nhu cầu đất ở, nhu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường,
do đó giai đoạn quy hoạch tới cần bố trí và tổ chức lại để phù hợp với sự phát triển toàn diện và bền vững
III CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
1 Tiến hành đo đạc xác định ranh giới, mốc giới hiện trạng sử dụng đất của các hộ
có diện tích đất ở tiếp giáp đất ruộng tại thôn Trúc Đình
- Cả nhóm đã cùng cán bộ địa chính là ông Vũ Văn Tuyển xuống thực địa (thôn Trúc
Đình) tiến hành rà soát, đo đạc đúng hiện trạng và đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2004 của các hộ dân có đất ở tiếp giáp với đất ruộng Sau đó thống kê các số liệu đo đạc được và tính toán xử lý diện tích đất dôi dư để tính tiền sử dụng đất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
- Những thuận lợi khi thực hiện:
Các hộ gia đình hợp tác rất tốt, luôn giúp đỡ cán bộ địa chính đo đạc và hoàn thành công việc
- Những khó khăn: Thời tiết đôi khi không ủng hộ cho công việc Trong quá trình đo, vì
đo đất ở giáp với đất ruộng nên địa hình không thuận lợi(có nhiều bụi rậm, tường cao cản trở việc đo đạc) Việc đo đạc bằng thước dây gây ra nhiều khó khăn trong cho công tác đo đạc và dẫn đến số liệu không được chính xác
2 Tiến hành đo lại ranh giới thửa đất của 2 hộ dân tại thôn Trúc Đình phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Đức Lý và hộ bà Phạm Thị Hoa Sau khi ông Lý nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lên UBND xã Xuân Trúc Cán bộ
Trang 9địa chính và UBND đã xuống hai nhà thực hiện các bước hòa giải Nhưng hai hộ chưa đồng ý Do vậy cán bộ chính đã xuống thực địa kiểm tra và tiến hành đo đạc lại diện tích đất của hai hộ gia đình
Quá trình đo đạc giữa hai nhà: tiến hành đo phần đất tiếp giáp giữa 2 nhà ( bằng thước dây) do hai hộ chưa đồng ý với cách đo của cán bộ địa chính do vậy hai hộ yêu cầu đào phần móng nhà của nhà ông Nguyễn Đức Lý để xác định mốc giới mà khi ông Lý làm nhà đã thỏa thuận và đồng ý với nhau
Trong quá trình đo do 2 hộ bất đồng quan điểm và có xích mích với nhau nên làm cản trở việc đo đạc Bên cạnh đó việc xác định danh giới cần phải đào sâu nên khá khó khăn
3 Giúp cán bộ địa chính nhập các tên chủ sử dụng đất trong phần mềm autocad Được làm quen với phần mềm autocad, và được hướng dẫn sợ bộ về phần mềm này
4 Tiến hành số hóa lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1993 của các thôn trong
xã Xuân Trúc
5 Tiến hành thống kê số nhân khẩu được giao ruộng theo năm 1993 (Khẩu giao 100%, 70%, 50%, khẩu liệt sỹ, khẩu hưu trí), diện tích đất dồn thửa đổi ruộng
6 Tìm hiểu về công tác dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013- 2015 của địa phương như:
- Thành lập ban chỉ đạo DTĐR xã, tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo xã và Quyết
định thành lập 06 tiểu ban DTĐR tại 06 thôn
- Đo đạc lại hiện trạng sử dụng đất của các hộ trong xã,
- Thống kê nhân hộ khẩu theo đối tượng giao ruộng tại thời điểm năm 1993
- Xác định vị trí, diện tích đối với đất dành cho quy hoạch vào các mục đích phi nông
nghiệp
- Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất thực hiện DTĐR
- Tổng hợp chung diện tích đất nông nghiệp của toàn xã sau quá trình thựchiện DTĐT.
Trang 10 Một số kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở xã Xuân Trúc:
- DĐĐT là việc làm khó vì liên quan đến nhiều đối tượng, phải có sự lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm cao thì mới hoàn thành được
- Những việc làm vận dụng mà thấy không hợp lý cần điều chỉnh giải quyết
gọn, kịp thời ngay, không để lan tỏa sang xóm khác
- Phải bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai từ đội ngũ lãnh đạo ở xã, ở xóm,
nhất là hội nghị họp dân phải có tỷ lệ đi họp cao, huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ xã đến xóm đội vào cuộc
- Làm giao thông nội đồng trước dồn điền đổi thửa Vì có đường đi lại thuận
tiện, nhân dân không bàn đến hệ số K, sẵn sàng nhận ruộng đồng xa
- Phân công cán bộ có kinh nghiệm, tín nhiệm, công tâm, có quan điểm khách
quan tham gia các ban; đồng chí cán bộ địa chính xã phải thông thạo việc
- Phải linh hoạt khi bàn bạc với dân, không cưỡng ép, có tầm nhìn rộng, không
chi tiết quá
- Phải bố trí thời gian hợp lý, thời gian giao ruộng ngoài thực địa là phức tạp
nhất phải giành nhiều thời gian cho công việc này
IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỀ
XUẤT
1 Kết quả đạt được:
- Sau khi kết thúc 2 tuần thực tập giáo trình chúng em đã hoàn thành được một số
công việc sau:
Thống kê được hiện trạng sử dụng đất của các hộ tiếp giáp đất nông nghiệp
ở thôn Trúc Đình và được tổng hợp ở bảng số 1
Hoàn thiện bảng thống kê nhân khẩu theo đối tượng giao ruộng tại thời điểm năm 1993
Hoàn thiện số hóa lại bản đồ thôn Xuân Nguyên
Trang 112 Bài học kinh nghiệm:
- Qua đợt thực tập giáo trình vừa rồi chúng em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức
về các công việc của cán bộ địa chính cấp xã, đặc biệt trong việc thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng và công tác hòa giải tranh chấp đất đai Có cái nhìn tổng quát hơn về ngành quản lý đất đai
- Được học hỏi thêm kiến thức về phần mềm autocad trong lập bản đồ địa chính
- Nhận thấy rằng giữa lý thuyết được học ở nhà trường và thực tế công việc có sự khác biệt khá lớn Trong thực tế công việc tùy theo tính chất công việc và điều kiện của địa phương cũng như các yếu tố khác tác động mà quá trình làm việc linh hoạt hơn, phù hợp hơn
- Chuyến đi thực tập này đã cung cấp cho chúng em nói chung có thêm nhiều kiến thức về công tác quản lý đất đai, biết áp dụng kiến thức lý thuyết và thực tế công việc, giúp sinh viên tự tin hơn , củng cố kiến thức tốt hơn, chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong công việc
2 Đề xuất:
- Về phía địa phương: Cần nhiều sự quan tâm hơn của cán bộ địa chính
- Đề nghị UBND Huyện hỗ trợ thêm kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc
- Do việc thực tế hóa hay áp dụng lý thuyết vào thực tế còn yếu nên chúng em kính
đề nghị ban chủ nhiệm khoa từ các khóa sau có thể tạo điều kiện về thời gian và địa điểm thực tập kéo dài hơn để chất lượng của đợt thực tập có chất lượng hơn