Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
167 KB
Nội dung
PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : /KH – THCS LT Đạ tông, ngày 14 tháng 02 năm 2011 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG – XÃ ĐẠ TÔNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020. PHẦN THỨ NHẤT CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I. Các căn cứ xây dựng kế hoạch: Căn cứ công văn số: 171/PGD&ĐT ngày 31/12/2010 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông V/v Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Trường THCS Liêng Trang được thành lập ngày 14/08/2009 theo Quyết định thành lập số 593/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông. Trường đi vào hoạt động chính thức từ tháng 8 năm 2010, trên cơ sở tách ra từ trường THPT Đạ Tông. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển nhà trường, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Liêng Trang là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS trong huyện, Trường THCS Liêng Trang quyết tâm góp phần xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục xã Đạ Tông nói riêng và huyện Đam Rông nói chung, phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. II. Đặc điểm tình hình: 1. Đặc điểm tự nhiên: Địa phương xã Đạ Tông gồm có 9 thôn, 3 trường TH, 01 trường MN, 01 THCS và 01 trường THPT. Xã Đạ Tông là một xã vùng sâu vùng xa, đã được hình thành và phát triển trong nhiều năm. Hiện tại xã Đạ Tông có số hộ dân là: 1253 tổng số dân là: 7056 nhân khẩu. Mức sống chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp là chính. Trình độ văn hoá của nhân dân còn thấp, chưa chuyển biến theo kịp xu thế phát triển chung của xã hội do đó mức sống của nhân dân còn thấp. Dân cư phân bố rải rác ở các vùng khác nhau. Dân tộc thiểu số chiếm trên 92.6% dân số, đa số là dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên. Quy mô trường lớp có chuyển biến theo từng thời gian. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 1 Kinh tế địa phương đã có sự phát triển so với những trước, nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình còn khó khăn, chưa đảm bảo điều kiện kinh tế cho con cái tham gia học tập. Việc áp dụng cải tiến kỹ thuật vào đời sống hàng ngày đã có tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn thấp so với nhu cầu hiện nay. Người dân thích đi làm ăn xa và đi phát nương làm rẫy rồi ở lại nhiều ngày trong rẫy mà chưa chú trọng tới công việc nhà. Cũng đã có nhiều hộ gia đình trồng được nhiều diện tích cà phê, cây điều … song không biết cách chăm sóc đúng khoa, thường bỏ bê nên hiệu quả hu được không cao.Việc chăn nuôi thì thực hiện theo tính bột phát rất thiếu khoa học, thường người dân chăn nuôi theo lối thả rong không có chuồng trại gây ô nhiễm môi trường và không tận dụng được nguồn phân gia súc. Thực chất, diện tích đất của mỗi gia đình hộ dân là tương đối nhiều nhưng do lối sản xuất và làm ăn manh mối nhỏ lẻ nên chưa tận dụng triệt để được các nguồn thu từ đây, thường thì chỉ thu hoạch chính vụ còn lại là để đất trống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập kinhg tế gia đình. Trình độ dân trí của địa phương còn thấp, nhiều người dân chưa có kiến thức phổ thông, cho nên còn khó khăn trong công tác giao tiếp, công tác phối hợp giáo dục. Nhận thức về tầm quan trọng trong học tập của học sinh và nhân dân còn thấp. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I. Về quy mô mạng lưới trường lớp và điều kiện học tập 1. Tỷ lệ huy động trẻ: * Mầm non: + Trẻ từ 0 – 2 tuổi: 14/423 cháu. TL: 0,3% + Trẻ 3 tuổi: 20/177 cháu. TL: 11,2% + Trẻ 4 tuổi: 86/220 cháu.TL: 39%. + Trẻ 5 tuổi: 231/231 cháu. TL 100%. ( 6 cháu chuyển từ nơi khác đến) * Tiểu học: - Năm học 2004-2005 có: 148 trẻ (6 tuổi) được tuyển vào lớp 1, tỷ lệ 98 % - Năm học 2005-2006 có: 130 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 96 % - Năm học 2006-2007 có: 143 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 95 % - Năm học 2007-2008 có:114 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 87,3 % - Năm học 2008-2009 có: 105 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 97,2 % - Năm học 2009-2010 có: 114 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 94,7 % - Năm học 2010-2011 có: 233 trẻ được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 96,3 % * Trung học cơ sở: Về tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp: - Độ tuổi 11(sinh năm 1999) là 181/224, đạt tỷ lệ 80,8 %. - Độ tuổi 12(sinh năm 1998) là 162/166, đạt tỷ lệ 97,6 %. - Độ tuổi 13(sinh năm 1997) là 143/163, đạt tỷ lệ 87,7 %. - Độ tuổi 14(sinh năm 1996) là 153/180, đạt tỷ lệ 95,6 %. 2 - Độ tuổi 15(sinh năm 1995) là 113/174, đạt tỷ lệ 64,9 %. - Độ tuổi 16(sinh năm 1994) là 123/157, đạt tỷ lệ 78,3 %. - Độ tuổi 17(sinh năm 1993) là 98/104, đạt tỷ lệ 94,2 %. - Độ tuổi 18(sinh năm 1992) là 91/94, đạt tỷ lệ 96,8 %. 2. Về phổ cập: Về tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp: - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2003-2004: 81 em đạt 100 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2004-2005: 105 em đạt 100 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2005-2006: 73 em đạt 100 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2006-2007: 146 em đạt 100 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2007-2008: 124 em đạt 87,3 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2008-2009: 116 em đạt 99 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2009-2010: 117 em đạt 100 % - Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2010-2011: 237 em đạt 100 % Về tỷ lệ tốt nghiệp THCS: - Năm học 2005-2006 có 31 em đậu tốt nghiệp 100 % - Năm học 2006-2007 có 52 em đậu tốt nghiệp 100 % - Năm học 2007-2008 có 89 em đậu tốt nghiệp 100 % - Năm học 2008-2009 có 54 em đậu tốt nghiệp 100 % - Năm học 2009-2010 có 100 em đậu tốt nghiệp 96.2 % Về chất lượng phổ cập giáo dục trong từng năm, cụ thể như sau: Năm học 2005 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 31.1% Năm học 2006 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 51.7% Năm học 2007 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70.1% Năm học 2008 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70.9% Năm học 2009 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70.7% Năm học 2010 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70.3 % 3. Về phát triển mạng lưới trường lớp: - Trước năm 1996 là trường cấp 1, 2 Đạ Tông, học tại trường Tiểu học Đạ Tông. - Năm 2001 trường được thành lập là trường THPT Đạ Tông. Tổng số lớp cấp II năm 2001 – 2002 là: 5 lớp/144 học sinh Năm 2002 -2003 Trường có 8 lớp/243 học sinh Năm 2003 – 2004 Trường có 8 lớp/243 học sinh Năm 2004 – 2005 Trường có 8 lớp/243 học sinh Năm 2005 – 2006 Trường có 8 lớp/243 học sinh Năm 2006 – 2007 Trường có 10 lớp/351 học sinh Năm 2007 – 2008 Trường có 12 lớp/357 học sinh Năm 2008 – 2009 Trường có 12 lớp/365 học sinh Năm 2009 – 2010 Trường có 15 lớp/395 học sinh - Tháng 8/2009 trường được thành lập để đầu tư xây dựng cơ bản về cơ sở vật chất. Đến tháng 8/2010 trường chính thức đi vào hoạt động với tổng số 18 lớp/619 học sinh. 4. Tình hình đội ngũ GV – CNV: * Mầm non: - Tổng số CBQL: 02, nữ: 02. Đảng viên: 01. trong đó: 3 + Hiệu trưởng: 01. TĐCM: CĐMN + P. Hiệu trưởng: 01 – nữ. TĐCM: THM.N a) Tổng số: 13 giáo viên/12 lớp. Trong đó: + Nữ: 13. Đảng viên: 02 + Biên chế: 12. Nữ:12 + Hợp đồng: 1. Nữ: 01 + Đại học: 1. Nữ: 01 + Cao đẳng: 2. Nữ: 02 + Trung cấp: 9. Nữ: 9 + Dân tộc: 7 + Sơ cấp: 01 Nữ: 01 b) Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn: - Đạt chuẩn trở lên: 12/13 giáo viên đạt tỉ lệ 92,3% - Chưa đạt chuẩn: 1/13 giáo viên chiếm 7,3%. - Tổng số: 04 nhân viên. Nữ: 03. Đảng viên: 0, dân tộc: 1 * Tiểu học: b. Trường Tiểu học Đa Kao - Tổng số CBCNV: 23 đ/c (Trong đó BGH: 02 đ/c) - Nhân viên phục vụ: 04 đ/c - Giáo viên đứng lớp: 17 đ/c c. Trường Tiểu học Đạ Tông - Tổng số CBCNV: 28 đ/c (Trong đó BGH: 02 đ/c) - Nhân viên phục vụ: 04 đ/c - Giáo viên đứng lớp: 22 đ/c d. Trường Tiểu học Đa Nhinh - Tổng số CBCNV: 20 đ/c (Trong đó BGH: 02 đ/c) - Nhân viên phục vụ: 03 đ/c - Giáo viên đứng lớp: 15 đ/c * Trung học cơ sở: - Tổng số CBCNV: 41 đ/c (Trong đó BGH: 02 đ/c) - Nhân viên phục vụ: 04 đ/c - Giáo viên đứng lớp: 35 đ/c. Trong đó: Môn Toán: 06 GV, Văn 07 GV, Lý 01 GV, CNg 01 GV, Sinh 03 GV, Hoá 01 GV, Địa 02 GV, Sử 03 GV, Tiếng Anh 03 GV, Thể dục 03 GV, Nhạc – Hoạ 02 GV, CD 01 GV, Tin học 02 GV II. Về chất lượng giáo dục: 1. Chất lượng bậc Mầm non: Năm TSHS Chất lượng giáo dục Rất tốt Tốt Bình thường Kém SL TL SL TL SL TL SL TL 2008 346 34 9,8 % 67 19,3% 231 66,7% 14 4,2% 2009 348 52 15% 78 22,5% 207 59,4% 11 3,1% 2010 353 68 19,4 90 25,5% 187 52,9% 8 2,2% 4 2. Chất lượng bậc Tiểu học: Trong những năm học gần đây tình hình chất lượng học sinh của trường có chiều hướng tiến bộ, chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm học 2009-2010 tỉ lệ học sinh chuyển lớp đạt từ 95% trở lên trong đó học sinh đạt học sinh giỏi có 10 HS đạt 2,9%; 88 học sinh đạt học sinh Tiên tiến chiếm 25,6%; học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngươi học sinh đạt 100%; duy trì sĩ số học sinh cho tới cuối năm học 2010-2011 đạt 99,7% (giảm 01/345 HS). Tuy chất lượng học sinh có được cải thiện, song thực chất so với mặt bằng chung trong toàn huyện thì vẫn còn thấp, nhà trường chỉ được xếp thư 06/14 trường tiểu học của huyện Đam Rông. 3. Chất lượng bậc THCS: *Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng và cần thiết vì đây là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trườg do vậy nhà trường luôn chú ý và chủ động, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tự học, mặt khác bố trí sắp xếp công việc hợp lý, giúp đỡ nhau luân phiên tham gia các lớp cao đẳng, đại học tại chức để nâng cao trình độ. Hiện tại trình độ chuẩn của đội ngũ giáo viên nhà trường là: 100%, trên chuẩn là: 43,9%. *Kết quả công tác giáo dục của nhà trường tại địa phương. Trường đã tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao với những kết quả ở các chỉ tiêu cơ bản sau. + Chất lượng 2 mặt giáo dục: Năm học Hạnh kiểm Học lực Tỷ lệ chuyển lớp Tốt Khá Trung bình Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 256 48,3 226 42,6 48 9,1 15 2,8 71 13,4 311 58,7 12122,8 87,2 Ngoài việc thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trong năm học, BGH còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn và cá nhân thực hiện tốt các nhiệm vụ khác của nhà trường, của ngành và địa phương. *Đánh giá học sinh: Chỉ đạo đánh giá học sinh theo đúng công văn và chỉ thị hướng dẫn của ngành, đảm bảo khách quan công bằng đúng chất lượng thực của học sinh. III. Về công tác quản lý giáo dục: 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học: - Kế hoạch được xây dựng đúng qui trình, được bàn bạc dân chủ công khai, được thảo luận và đi đến thống nhất các chỉ tiêu biện pháp, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương. - Kế hoạch được chỉ đạo thực hiện một cách cân đối toàn diện có chú ý đi sâu vào những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội là thực hiện cuộc vận động '' Hai không '', '' xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực '' 2. Quản lý hồ sơ sổ sách trường: Đúng qui định , đúng qui chế 3. Quản lý tài chính: 5 Thực hiện đúng nguyên tắc tài chính hiện hành, thu đủ, thu đúng các khoản tài chính theo qui định, chi đủ chi đúng theo nguyên tác tài chính, không có khoản thu nào ngoài qui định. Tồn tại một số khoản thu, chi, quyết toán chưa kịp thời theo kế hoạch 4. Công tác thanh tra kiểm tra: - Công tác kiểm tra : thực hiện đúng theo qui định, làm tốt kiểm tra đột xuất, và kiểm tra định kỳ. - Trong năm học đã kiểm tra đánh giá toàn bộ cán bộ công nhân viên chức, đã chú ý kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn và của cá nhân tự kiểm tra đánh giá. 5. Công tác xã hội hoá giáo dục: - Tham mưu với Đảng uỷ chính quyền địa phương huy động mọi lực lượng tham gia vào công tác giáo dục một cách toàn diện, chú ý đi sâu vào giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng văn hoá, đầu tư cơ sở vật chất nhà trường, khen thưởng động viên cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích trong giảng dạy học tập. PHẦN THỨ BA CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC 1. Kết quả đạt được: * Mầm non: Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về tay nghề đội ngũ, về CSVC, trang thiết bị dạy học nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT Huyện, sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND Xã Đạ Tông, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Giáo Dục và sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Nhà Trường cùng với sự quyết tâm cao của toàn thể CB-GV-CNVC trong đơn vị nên trong những năm học gần đây Nhà Trường luôn có sự tiến bộ và cải thiện về chất lượng đào tạo. Năm học 2009-2010 Nhà Trường đã gặt hái được một số thành quả đáng khích lệ như sau: a) Học sinh: * Chất lượng: + chất lượng bé khoẻ bé ngoan đạt 92% + Bé chăm đạt 95% + Bé Sạch 90% * Duy trì sĩ số: + 353/353 đạt 100% b) Giáo viên: + Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường: 05 + CSTĐCS: 02 + LĐTT cấp huyện: 05 * Tiểu học: Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về tay nghề đội ngũ, về CSVC, trang thiết bị dạy học nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT huyện, sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đạ Tông, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ giáo dục và sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường cùng với sự quyết tâm cao của toàn thể 6 CB-CC trong đơn vị nên trong những năm học gần đây nhà trường luôn có sự tiến bộ và cải thiện về caht16 lượng đào tạo. Năm học 2009-2010 nhà trường đã gặt hái được một số thành quả đáng khích lệ như sau: a) Học sinh: * Chất lượng: + Học sinh giỏi: 31/343 em, đạt 9,2% + Học sinh khá: 118/343 em, đạt 34,4% + Học sinh trung bình: 176/343 em, đạt 51,4% + Học sinh yếu: 18/343 em, chiếm 5% + Học sinh HTCTTH: 57/57 em đạt 100% + Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng 95% * Duy trì sĩ số: + 343/344 đạt 99.8% b) Giáo viên: + Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường: 02 + CSTĐCS: 01 + LĐTT cấp huyện: 06 + Trường được công nhận Hoàn thành nhiệm vụ năm học. * Trung học cơ sở: Qua 6 tháng hoạt động về cơ bản dần ổn định được đội ngũ. Chất lượng học kì I đạt trên 60% từ Trung bình trở lên. 01 Học sinh đạt giải nhì kỳ thi HSG cấp huyện. Học sinh tiên tiến 17% Học sinh Giỏi 2% 2. Khó khăn, tồn tại và thách thức trong thời gian tới: a. Khó khăn - tồn tại - Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng học, thiết bị dạy học, các phòng bộ môn chức năng phục vụ công tác giáo dục. - Đội ngũ giáo viên công nhân viên: một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức, vận dụng khả năng, năng lực vào công tác dạy học, quản lý, giáo dục học sinh, đội ngũ giáo viên chưa an tâm công tác tại địa phương. - Chất lượng học sinh: + Chất lượng đầu vào còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. + Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn giao phó cho nhà trường quản lý, giáo dục. b. Thách thức: - Nhu cầu xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi các điều kiện thực hiện và phục vụ dạy học chưa đảm bảo do vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường còn bị hạn chế. Đòi hỏi các cấp ngành, và nhân dân địa phương nhận thức sâu sắc về chất lượng giáo dục và nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, công nhân viên. 7 PHẦN THỨ TƯ CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 – 2015 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 * Mục tiêu tổng quát: 1. Đối với giáo dục mầm non: 1.1. Định hướng: Xây dựng Nhà Trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. 1.2. Mục tiêu: a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên (dự kiến): 19 người. Trong đó: CBQL: 02 người, Giáo Viên: 13 người, Nhân Viên (biên chế và hợp đồng): 04 người. - Đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp: 100%. Trong đó có 100% Cán Bộ quản lý có trình độ Đại học và sau Đại học; 50% Giáo Viên có trình độ Đại học và còn lại là đạt trình độ CĐM.N. - Năng lực chuyên môn của Cán Bộ quản lý, Giáo Viên và Công Nhân Viên được đánh giá khá, giỏi trở lên, hạn chế tối đa những CB-GV-NV có năng lực tay nghề yếu. - Số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin trên 50%. - Phấn đấu các tổ chuyên môn sau mỗi năm học đều được đánh giá từ Tiến tiến trở lên. Có từ 20% các giáo viên đứng lớp đạt GVG cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua các cấp. b) Học sinh: - Quy mô: + Lớp học 12 lớp. + Học sinh: 330 đến 355 học sinh. - Chất lượng học tập: + Chất lượng bé chăm 90-100% . +Chất lượng bé khoẻ ngoan 90% + Chất lượng bé sạch 85-90% - Chất lượng kênh A đạt 85-90% - Chất lượng kênh B đạt 10-15 % c) Cơ sở vật chất: - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây dựng mới, sữa chữa. Mua mới và nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. - Các phòng học đều có thiết bị để ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Có ít nhất 05 lớp được trang bị kít maùt, 1máy chiếu phục vụ cho các tiết dạy. 1.3. Giải pháp: - Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh- Sạch-Đẹp- An toàn”. - Sân chơi, bãi tập hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu học tập các môn học giáo dục thể chất của học sinh. 2. Đối với giáo dục phổ thông: 2.1. Định hướng: 8 - Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. - Cung cấp cho học sinh một sự giáo dục có chất lượng; phát triển tư chất của học sinh một cách đầy đủ nhất về trí tuệ, thể chất, đạo đức xã hội, tình cảm và thẩm mỹ; chuẩn bị tốt nhất để các em đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. 2.2. Mục tiêu: a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên (dự kiến): 30 người. Trong đó: CBQL: 03 người, giáo viên: 22 người, nhân viên (biên chế và hợp đồng): 05 người. - Đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp: 100%. Trong đó có 100% cán bộ quản lý có trình độ Đại học và sau Đại học; 50% giáo viên có trình độ Đại học và còn lại là đạt trình độ CĐTH. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trở lên, hạn chế tối đa những CB-GV-NV có năng lực tay nghề yếu. - Số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin trên 50%. - Phấn đấu các tổ chuyên môn sau mỗi năm học đều được đánh giá từ Tiến tiến trở lên. Có từ 20% các giáo viên đứng lớp đạt GVG cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua các cấp. b) Học sinh: - Quy mô: + Lớp học 17 đến 18 lớp. + Học sinh: 470 đến 500 học sinh. - Chất lượng học tập: + Trên 55% học lực khá, giỏi (trong đó 10% học lực giỏi trở lên). + Sau mỗi năm học tỷ lệ học lực khá, giỏi tăng 2 đến 5 %. + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 4%, không có học sinh yếu kém. + Tỷ lệ hoàn thành CTTH từng năm học: 98%-100%. - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống: + Chất lượng Hạnh kiểm: 95%-100% thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. 0%-5% số học sinh còn lại là chưa thực hiện đầy đủ. + Học sinh được trang bị những kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng giao tiếp, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. c) Cơ sở vật chất: - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây dựng mới, sữa chữa. Mua mới và nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. - Các phòng học đều có thiết bị để ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Có ít nhất 05 lớp được trang bị màn hình, máy chiếu phục vụ cho đầy đủ các tiết dạy. Có máy phát điện riêng phục vụ điện cho các hoạt động sư phạm của nhà trường khi mất điện lưới. - Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Có phòng hội đồng với 50 gế ngồi. - Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh-sạch-đẹp- An toàn”. 9 - Sân chơi, bãi tập hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu học tập các môn học giáo dục thể chất của học sinh. 2.3. Giải pháp: 1/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản. Thực hiện giáo dục theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của người học. Khơi dậy tính năng động, sáng tạo, tích cực của giáo viên, tập trung đầu tư cho công tác chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp dạy -học phù hợp với đặc thù của đơn vị. 2/ Xây dựng và phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ, cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 3/ Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài trên tinh thần tiết kiệm. 4/ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: Triển khai rộng rãi và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện giáo án điện tử … góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ công việc. 5/ Huy động mọi nguồn lực xã hội và hoạt động giáo dục: - Xây dựng nhà trường thực sự là một nhà văn hóa, là nơi để mọi người dân tin tưởng gửi gắm và có thể nhờ cậy về các công việc tư vấn pháp luật. thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Tranh thủ mọi sự đầu tư, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cấp trang bị nhà trường ngày một hiện đại hóa. 3. Về quy mô mạng lưới trường lớp đến 2015 và tầm nhìn đến 2020: Năm học Khối lớp Tổng toàn trường Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số lớp Tổng số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh 2010- 2011 6 224 5 145 4 124 3 102 18 595 10 [...]... về kinh tế xã hội vì thế kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung, nhưng bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở quan trọng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách thực thi và bền vững Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2002 của giáo dục địa phương xã Đạ Tông... KHCL nhà trường đã đề ra KẾT LUẬN CHUNG: Việc xây dựng kế hoạch phát triểu Giáo Dục tới năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020 của đơn vị được xây dựng theo thực tế việc điều tra và tổng hợp của từng hộ dân, số nhân khẩu trên địa bàn Nhà Trường quản lý Việc xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho đơn vị trong các năm học tiếp theo 1 Kế hoạch chiến lược giáo dục là một văn bản có... SÁU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1 Trách nhiệm của các đơn vị trường học: Cùng chia sẻ, kinh nghiệm trong công tác giáo dục: Duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục … Phổ biến rộng rãi kế hoạch phát triển giáo dục tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường 12 Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục. .. và phát triển giáo dục của nhà trường của địa phương trong tương lai, 13 giúp cho địa phương và nhà trường có những định hướng và sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm 2 Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường, xây dựng cho mình một thương hiệu và địa chỉ giáo dục tin cậy của địa phương 3 Trong quá trình phát triển, ... CB-CNVC gắn bó lâu dài tại địa phương Phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục cho các đơn vị trường học Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho trường học Quan tâm các CBGVNV công tác những vùng khó khăn Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về trường trong nhân dân địa phương Tham mưu với tỉnh tạo mọi điều kiện để trường thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách... quán triệt đầy đủ kế hoạch chiến lược đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra 2 Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Phối hợp với Nhà Trường làm tốt công tác xây dựng cơ bản, công tác tuyên truyền vận động để toàn thể nhân dân nhận biết tầm quan trọng của giáo dục giúp công tác giáo dục Nhà Trường... động giáo dục tại địa phương Quy hoạch quỹ đất cho các trường học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục Tạo các cơ chế thu hút cán bộ giáo viên công tác lâu dài với địa phương Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường 3 Trách nhiệm của UBND huyện: Đầu tư cơ sở vật chất cho Nhà Trường, xây dựng nhà công vụ cho Giáo. .. quan tâm đến nhà trường 12 Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học Tham mưu đắc lực với cấp uỷ, chính quyền địa phương, UBND huyện, ngành cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho nhà trường Thống nhất trong tập thể sư phạm, phân công trách nhiệm quán triệt theo... hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2002 của giáo dục địa phương xã Đạ Tông Rất mong được sự quan tâm xem xét của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương, để kế hoạch hoàn chỉnh và triển khai áp dụng có hiệu quả Nơi nhận: - PGD (b/c); UBND xã (b/c); Lưu VT Hiệu trưởng 14 ... 20152020 6 215 6 213 4 138 4 118 20 683 6 205 6 206 6 204 4 132 22 748 7 230 6 197 6 198 6 196 25 824 6 217 6 219 6 187 6 188 24 811 7 221 6 206 6 208 5 178 24 813 PHẦN THỨ NĂM KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo: 1.1 Mầm non: a b c d e f g Năm 2011: 1.094.007.000 Năm 2012: 1.188.000.000 Năm 2013: 1.300.000.000 Năm 2014: 1.400.000.000 Năm 2015: 1.500.000.000 Giai đoạn . dựng kế hoạch nhằm hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho đơn vị trong các năm học tiếp theo. 1. Kế hoạch chiến lược giáo dục là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát. trọng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách thực thi và bền vững. Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010. HÌNH I. Các căn cứ xây dựng kế hoạch: Căn cứ công văn số: 171/PGD&ĐT ngày 31/12/2010 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông V/v Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2015