1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm cơ sở lý luận Một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả môn Hoá học ở THPT

18 479 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

Qua thực tế tìm hiểu, trò chuyện với một số giáo viên và dự giờ tại trường THPT đã thực tập, tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý nhiều đến việc phải mở đầu một tiết học như

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới Bên cạnh những thành tựu đáng kể mà ngành giáo dục đã đạt được, còn có rất nhiều những vấn đề cần được xem xét và sửa đổi

Thực trạng dạy và học tập môn Hoá học ở THPT đang có nhiều vấn đề bất cập, đáng lo ngại Phần lớn học sinh chưa có khả năng tự học, còn lười học, mang tính chất học vẹt, học thuộc nhưng hiểu không sâu Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên phần lớn còn sử dụng lối truyền thụ một chiều, gây sự nhàm chán với học sinh Giờ học diễn ra bình thường, phẳng lặng Thái độ học sinh khi nghe giảng, một số thì ngủ gật, một số làm việc riêng trong lớp Giờ học chưa thực sự gây được hứng thú với học sinh [9]

Trong vòng 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã và đang chú trọng nhiều đến chất lượng đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học

(PPDH) Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã nhấn mạnh

vấn đề cần thay đổi về chất đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học

Điều 4 Luật giáo dục (2005) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc đổi

mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nói chung và

bộ môn Hoá học nói riêng ở trường phổ thông là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay

Đối với mỗi giáo viên, khi bắt đầu một tiết dạy mới đều phải có phần mở đầu bài giảng Qua thực tế tìm hiểu, trò chuyện với một số giáo viên và dự giờ tại trường THPT đã thực tập, tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý nhiều đến việc phải mở đầu một tiết học như thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú nhất Những công đoạn quen thuộc có thể gặp ở bất kỳ lớp học nào đó là: kiểm tra bài cũ và “hôm trước chúng ta đã học xong bài … hôm nay chúng ta học bài mới là…” Học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán với việc là

Trang 2

ngày nào, tiết học nào cũng nghe “điệp khúc” đó Từ việc nhàm chán ngay từ đầu tiết học sẽ làm giảm không khí cũng như hứng thú học tập của học sinh Một giờ học hiệu quả sẽ không thể có một mở đầu kém hấp dẫn Mở đầu mỗi tiết học là khoảng thời gian ngắn, nhưng quyết định đến hiệu quả của cả giờ học Những giáo viên làm việc hiệu quả là người biết đầu tư thời gian cho việc tổ chức và sắp xếp lớp học nhằm tạo hiệu quả cho việc học của học sinh

Có nhiều giáo viên xem nhẹ việc mở đầu bài giảng, cho rằng khi mình giảng, trước sau học sinh cũng phải chú ý vào bài Nhưng sự thật không phải như vậy, nếu giáo viên không làm cách nào đó để cuốn hút học sinh vào công việc học tập, để học sinh chủ động và tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức ngay

từ đầu thì coi như giờ học đó đã thất bại

Nhận thức tầm quan trọng của mở đầu bài giảng và mối quan hệ trực tiếp của mở đầu bài giảng với hứng thú học tập của học sinh nói chung và trong

môn Hoá học nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả môn Hoá học ở THPT”.

Có nhiều cách mở đầu bài giảng tuỳ theo mục đích của người dạy Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này, bước đầu đưa ra một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả tạo hứng thú học tập cho học sinh trong một số tiết học cụ thể môn Hoá học (phần hiđrocacbon không no, lớp 11) Đây là một vấn đề có giá trị thực tiễn đối với dạy học ở Việt Nam

2 Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa mở đầu bài giảng và hứng thú học tập của học sinh THPT dựa trên quan điểm sư phạm tương tác

- Bước đầu đưa ra một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả trong môn Hoá học nhằm tạo hứng thú học tập môn Hoá cho học sinh THPT, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá trong trường phổ thông

Trang 3

3 Nhiệm vụ của đề tài.

- Tổng hợp và phân tích các tài liệu, sách báo và các báo cáo khoa học đã

công bố về các vấn đề liên quan đến sư phạm tương tác và việc gây hứng thú học tập cho học sinh

- Điều tra và đánh giá hứng thú học tập môn Hoá học của học sinh THPT

- Đề xuất một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả môn Hoá học gây hứng thú cho học sinh

- Khảo sát tính hiệu quả của các kỹ thuật mở đầu bài giảng đã đề xuất

- Tổng kết và xử lý các số liệu

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hoá ở trường THPT

- Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ thuật mở đầu bài giảng môn Hoá học

5 Phạm vi nghiên cứu

Do yếu tố thời gian và cơ sở vật chất nên đề tài nghiên cứu trong các phạm

vi sau:

- Các kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả môn Hoá học ở THPT

- Các ví dụ đưa ra nằm trong phần hiđrocacbon không no (Hoá học lớp 11)

- Điều tra tại 3 lớp 11 trường THPT Chuyên Hưng Yên, Hưng Yên và 3 lớp 11 trường THPT Việt Đức, Hà Nội

- Khảo sát kết quả tại 3 lớp 11 trường THPT Việt Đức, Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Trang 4

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu của sư phạm tương tác và một số tài liệu và các bài báo có liên quan, đề xuất một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả gây hứng thú học tập cho học sinh THPT

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

6.2.1 Phương pháp quan sát

Dự giờ một số tiết Hoá tại trường THPT Việt Đức Bước đầu đánh giá về hứng thú học tập môn Hoá học của học sinh THPT

6.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Điều tra học sinh bằng mẫu phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi có đáp án lựa chọn và một số câu hỏi mở

- Phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên với mẫu câu hỏi đã chuẩn bị và những câu hỏi mở

6.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Triển khai một số kỹ thuật mở đầu bài giảng đã đề xuất tại 3 lớp 11 tại trường THPT Việt Đức (một lớp so sánh), phát phiếu học tập sau giờ học đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả của kết quả nghiên cứu

6.4 Phương pháp thống kê, xử lý.

Dùng phương pháp thống kê toán học xử lý các thông tin định lượng và định tính trong phiếu điều tra

***

Trang 5

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Quan điểm sư phạm tương tác với việc tạo hứng thú học tập môn Hoá học cho học sinh THPT.

1.1.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú của học sinh THPT.

Theo tâm lý học:

Húng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động

- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú

- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Vì thế cùng với nhu cầu, hứng thú là một trong hệ thống động lực của nhân cách [4]

Cũng theo tâm lí học lứa tuổi thì đối tượng học sinh THPT đã hình thành những đặc điểm khác hẳn với lứa tuổi THCS Ở đây, xin đi sâu vào đặc điểm hoạt động học tập ở lứa tuổi này Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời Do vậy thái độ có ý thức của các em với học tập ngày càng phát triển Thái độ học tập với từng môn học trở nên có sự lựa chọn hơn Càng ngày, các em càng xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó, với một lĩnh vực tri thức nhất định Hứng thú này thường liên quan đến việc chọn nghề nghiệp của học sinh Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh niên học sinh mang tính chất rộng rãi và bền vững hơn thiếu niên Thái độ học tập của học sinh lúc này được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với tuổi trước Ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa

xã hội của môn học, rồi mới đến động cơ cụ thể khác…

Trang 6

Nhưng thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là một mặt các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình Giáo viên cần làm cho các em hiểu được ý nghĩa của từng môn học đối với thực tiễn và bản thân các em [3]

1.1.2 Quan điểm sư phạm tương tác [8]

Quan điểm sư phạm tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ tồn tại giữa ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường Quan điểm sư phạm tương tác tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường Nó nhằm tạo

ra ở người học sự hứng thú, tham gia và trách nhiệm Nó gắn cho người dạy vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác Nó gán cho môi trường ảnh hưởng quan trọng đến các phương pháp riêng của người học và người dạy

Trong quá trình tiến hành bài dạy, để học sinh có được ba đòi hỏi trên thì giáo viên trước hết phải tạo được hứng thú cho học sinh, nghĩa là tác động vào hệ thống khứu não hay chính là trung tâm hứng thú Trong bất cứ việc học nào hệ thống này cũng phải được kích thích để đưa đến sự thích học Hệ thống khứu não (vùng limbique) tác động vào bất cứ việc học nào như kích thích mong muốn, từ bỏ hoặc buộc phải chấp nhận kiến thức đó Bất cứ sự phát triển nào cũng tuân theo một nhu cầu nào đó Học sinh sẽ cảm thấy càng hứng thú hơn khi việc học được hấp dẫn bằng việc đáp ứng nhu cầu của mình Giáo viên phải đặc biệt chú ý đến hứng thú của học sinh ngay từ đầu tiết học Phần mở đầu bài giảng - khoảng thời gian bắt đầu một tiết học, là thời điểm hâm nóng, thời điểm tạo tình huống, thời điểm dạo đầu lôi cuốn việc thu lượm tri thức mới Đó chính là khoảng thời gian góp phần quyết định đến sự thành bại của tiết học

Dựa trên quan điểm sư phạm tương tác, sư phạm hứng thú đã đưa ra những lý thuyết quan trọng về việc gây hứng thú ở người học

Trang 7

Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên bị cám dỗ bằng ý thức muốn nhanh chóng đưa học sinh trực tiếp vào trong quá trình học mà đã không làm cho họ biết trước tầm quan trọng, lợi ích của công việc Cùng lúc đó, giáo viên có thể bỏ qua một giai đoạn quan trọng hàng đầu và chủ yếu trong vai trò dẫn dắt hoạt động là việc gây hứng thú ở học sinh Một cách chính xác, giáo viên phải làm cho học sinh biết rằng sẽ khám phá ra ở đối tượng học một nguồn thoả mãn cá nhân mà đầu tư sự cố gắng vào đó, tham gia tìm kiếm tri thức mới và đạt mục đích cho kế hoạch học tập của họ

Làm thế nào để tạo nên ở học sinh sự hứng thú thúc đẩy họ thực hiện việc học? Chính giáo viên - người dẫn dắt hoạt động có trách nhiệm sử dụng một quan điểm sư phạm được gọi là hứng thú Quan điểm này nhằm làm cho học sinh có ý thức rằng có một mối quan hệ đầy hứng thú giữa chính bản thân người học và đối tượng học

Để đạt được mục đích này, người dạy trước hết phải gắng làm cho người học ý thức là cần học, họ phải thấy rằng mình thực sự đang thiếu tri thức mới Đối với người dạy, vấn đề là phải tạo ra và hiện thực hoá nhu cầu này, nó sẽ thúc đẩy người học phải hành động để khắc phục sự thiếu hụt trở thành một yếu tố kích thích một chuyển động thích nghi lại, bù trừ và tìm kiếm một sự cân đối mới Người học do vậy trở thành người mong muốn thoả mãn nhu cầu tri thức của mình

Giúp người đọc thật sự hiểu được yếu điểm của mình, người dạy đã thực hiện được một giai đoạn mấu chốt Phương pháp sư phạm hứng thú, thiết lập một môtíp quan hệ phù hợp giữa người đọc và đối tượng học Điều quan trọng là nhu cầu học có thể xuất hiện đối với người học dưới hình thức một lợi ích cá nhân, một lợi thế quan trọng Ý thức lúc này vào cuộc và tăng cường ở người học sự ham muốn học, bằng cách giới thiệu với người học đối tượng học là một cái gì đó có giá trị, được đánh giá cao và có lợi, vì vậy người học có thể khám phá trong đối tượng học một yếu tố tò mò, sinh ra sự lôi cuốn cái chưa biết và của sự khám phá một lợi ích cho tương của mình, và cũng còn là một cơ hội phát triển cá nhân, nó cho phép người học đạt được

Trang 8

mục đích mong muốn, vượt qua khó khăn, tự khẳng định và tuệ đánh giá mình

Cuối cùng, và cũng là giai đoạn kết thúc trong phương pháp sư phạm hứng thú, người học phải có mối quan hệ tương hợp giữa chính bản thân và đối tượng học đến mức mà nó khơi dậy ở người học một sự hứng thú thực sự, ở thời kỳ này, người học trở thành bên nhận của đối tượng học: đó là mối liên

hệ có ý nghĩa với đối tượng học Mối quan hệ tương hợp vì vậy đã đạt tới nấc cuốn hút, chuyển đổi thành động cơ hành động Sự hứng thú nội tâm mà ý thức làm nảy sinh ra dưới sức ép của cái có ích và cái dễ chịu phân cực chú ý của người học Hứng thú thực sự khởi động sự năng động, thúc đẩy người học muốn thoả mãn nhu cầu học của mình

Hình dưới đây tái tạo lại một cách hệ thống và có bài bản, những cơ sở của phương pháp sư phạm hứng thú: kích hoạt nhu cầu ở người học, sự thiếu hụt

so với đối tượng học, tìm kiếm một mối quan hệ tương hợp giữa người học và đối tượng học, mối quan hệ làm nảy sinh một mối quan hệ thực sự

Những chiến lược nào mà người dạy - người dẫn dắt hoạt động mong muốn sử dụng, khi người dạy có tham vọng khơi dậy ở người học một sự hứng thú đối với đối tượng học? Hiển nhiên người dạy sẽ loại bỏ ngay tức khắc bất cứ một phương pháp cưỡng bức nào với bất cứ một biện pháp nào

dù chúng là gì Thật vậy, sẽ là ảo tưởng để áp đặt hoặc dành sự hứng thú bằng các phương tiện xa lạ với đối tựơng học như là các phần thưởng, sự trừng phạt hoặc các dụng cụ học mới,: trong những trường hợp này, người học có thể dễ dàng chạy trốn, bằng cách hoàn toàn đơn giản là giả vờ hứng thú Nó cũng ít đòi hỏi phải phát biểu hoặc viết lên bảng mục tiêu học trong một công thức sáo rỗng sẽ không có hoặc có ít hiệu lực thần diệu có khả năng tạo nên

sự hứng thú nhất là ở những học sinh trình độ tiểu học hoặc trung học

Trang 9

Những cơ sở của phương pháp sư phạm hứng thú:

Sẽ là tốt nhất nếu thực hành một chiến lược mang tính hiện sinh trong phương pháp sư phạm tương tác Đối với ngưòi dạy - người dẫn dắt hoạt động, vấn đề là sắp xếp một tình huống thực sự có ý nghĩa đối người học Thật vậy, phải chăng là mánh khoé nếu buộc người học phải đối đầu với vấn

đề của cuộc sống hàng ngày mà họ không biết giải pháp? Vì vậy, người dạy phải gắng giúp người học, hoá giải vấn đề nhạy cảm với những mặt có ích dễ chịu và có lợi của giải pháp

Tính hiệu quả của chiến lược này, phần lớn dựa trên việc hình thành vấn

đề Trong mục đích gây nên sự tò mò thậm chí ngạc nhiên của người học, người dạy cố gắng xác định một vấn đề cụ thể chính xác, đi từ thực tế hoặc gắn với môi trường trước mắt Vấn đề cũng như giải pháp phải có một mối liên hệ chặt chẽ với đối tượng học Chẳng hạn như trong vấn đề nghiên cứu động cơ, rất nên gợi lại sự bay của các máy bay phản lực, sự chạy của các ô

tô trong các cuộc đua và thậm chí là sự di chuyển riêng của họ để đi đến trường Và trong tất cả những chuyển động này họ sẽ giải thích như thế nào? Trách nhiệm thuộc về người học là tìm ra giải pháp Nghệ thuật của người dạy - người dẫn dắt hoạt động là đưa ra được vấn đề thực mà những người dạy học muốc tìm ra giải pháp

Nó dùng làm điểm xuất phát cho bài học, điểm quy chế cho quá trình học

và sự hồi quy sau khi đã tìm ra giải pháp

Tình hình cần

Đối tượng học

Tình hình mong muốn Người học

Quan hệ tương hợp

Hứng thú

Trang 10

Tóm lại quan điểm sư phạm hứng thú rất thích hợp trong quan điểm sư phạm tương tác ở nghĩa là người dạy với tư cách là người hướng dẫn giúp người học - người thợ của quá trình học thiết lập nên một mối quan hệ hứng thú giữa chính bản thân mình với đối tượng học bằng cách thực hiện một nhu cầu thực tế, sắp xếp để vấn đề trở nên có ý nghĩa cụ thể

1.2 Một số kỹ thuật mở đầu bài giảng thông thường.

Mở đầu bài giảng là công đoạn khởi đầu cho mỗi tiết học phải đảm bảo được hai yêu cầu:

- Định hướng học tập cho học sinh (nghĩa là bài học này nhằm mục đích gì,

để trả lời câu hỏi gì, học sinh thu được gì sau tiết học này, )

- Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học, qua đó quản lý và kiểm soát lớp học thông qua các hình thức triển khai dạy học

Chúng ta biết rằng, một người giáo viên giỏi là lôi cuốn được học sinh vào bài giảng của mình, tạo hứng thú và khiến học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức Một người giáo viên giỏi là những người tạo ra môi trường lớp học thân thiện với người học sôi động, kích thích khả năng tư duy và tạo ra được những thách thức cho người học Họ làm được điều đó bởi vì họ khởi đầu với đầy đủ các bước trong quy trình quản lý lớp học

Vai trò của giáo viên là mở ra cánh cửa học tập cho học sinh Trong từng tiết học cụ thể, giáo viên lại tìm cách sao cho cánh cửa được mở ra trong sự mong chờ và đầy hứng thú của học sinh Vẫn là cánh cửa cũ kĩ, nhưng mỗi ngày chúng ta “sơn” cho nó một màu khác nhau, nó sẽ trở nên mới lạ và hấp dẫn Công việc “sơn” lại cánh cửa học tập chính là thiết kế phần mở đầu cho mỗi bài giảng

Chúng ta có ba cách thông thường để mở đầu bài giảng: mở đầu bài giảng

trực tiếp, mở đầu bài giảng với trò chơi hoặc mở đầu bài giảng bằng cách nêu vấn đề - tình huống

Và với phần mở đầu hấp dẫn, hiệu quả thì giáo viên không chỉ định hướng học tập cho học sinh mà còn kích thích tư duy học sinh, hình thành động cơ

Ngày đăng: 24/04/2015, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w