BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

28 460 0
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH o0o BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Minh Tuấn Sinh viên thực hiện: Đỗ Hà Dung MSV: CQ500388 Lớp: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 50A Hà Nội, 2012 MỤC LỤC KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần SGD: Sở giao dịch NHTW: Ngân hàng trung ương VCB: Vietcombank NHNT TW: Ngân hàng ngoại thương trung ương NHNT VN: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ HSC: Hội sở chính DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của SGD năm 2008-2010 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn: Bảng 2.3.Hoạt động cho vay trực tiếp nền kinh tế của SGD NHNTVN Bảng 2.4. tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trong năm 2011 – 2010 Bảng 2.5.Doanh số mua bán ngoại tệ tại SGD : Bảng 2.6: Doanh số thanh toán xuất khẩu: Bảng 2.7: Doanh số thanh toán nhập khẩu Bảng 2.8. Số liệu thẻ phát hành Bảng 2.9. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thẻ năm 2009 do NH TMCP VN giao của SGD Bảng 2.10. Kết quả hoạt động bảo lãnh Bảng 2.11. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 1.1.1. Giới thiệu về NHTMCP Ngoại thương Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần Ngành nghề: Ngân hàng Thành viên chủ chốt: Nguyễn Hòa Bình - chủ tịch hội đồng quản trị, Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc Sản phẩm: Dịch vụ tài chính Website: http://www.vietcombank.com.vn Thành lập ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam),trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Trong thời gian qua, Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng, các dịch vụ tài chính, tài trợ thương mại…Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân. Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, NHTMCP Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 02/06/2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như dịch vụ Internet-banking, VCB-Money (Home banking), SMS- Banking, Phone-banking… Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm: • Khoảng 11500 cán bộ nhân viên, 1 hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 78 chi nhánh và khoảng gần 300 phòng giao dịch toàn quốc. • 4 công ty con ở trong nước:  Công ty cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)  Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)  Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Vietcombank (VCBACM)  Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) • 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty tài chính Việt Nam- Vinafico- Hong Kong • 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris • 3 Công ty liên doanh:  Công ty quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)  Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina  Công ty liên doanh TNHH Vietcombank- Bonday- Bến Thành Mạng lưới giao dịch quốc tế của Vietcombank lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của một ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động tối đa hóa lợi nhuận. Vietcombank đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền… nhiều dịch vụ bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng lớn như dịch vụ ngân hàng hiện đại…từng bước khẳng định Vietcombank đang tiến dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Không ngừng nỗ lực sáng tạo, vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục thực hiện phương châm “Tăng tốc- An toàn- Chất lượng- Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, nhiều năm liền trở lại đây Vietcombank đã có những bước phát triển đột phá, đưa ngân hàng đạt các mức lợi nhuận kỷ lục, luôn dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2010, Vietcombank đã đạt lợi nhuận trước thuế là 5.479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao; ROE đạt 22,5%; nợ xấu là 2,83% ( thấp hơn mục tiêu kế hoạch đặt ra năm 2010 là dưới 3,5%) Năm 2010, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế bình chọn Vietcombank là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trên nhiều lĩnh vực hoạt động (quản lý tiền mặt, kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại ), Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế (Tổng cục thuế) bình chọn Vietcombank là ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập đứng thứ 4 cả nước, ghi nhận sự đóng góp của Vietcombank đối với ngân sách Nhà nước, đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động của Vietcombank nhiều năm qua. Hoạt động quản trị của Vietcombank cũng tiếp tục được thực thi theo quan điểm điều hành linh hoạt và quyết liệt, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, với mục tiêu chiến lược đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Sở giao dịch Địa chỉ: 31-33 NGÔ QUYỀN, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI Lãnh đạo: Nguyễn Mỹ Hào - Giám đốc Điện thoại: 04 39368547 Fax: 04 38241395/ 04 39365534 Năm 1991, Sở giao dịch (SGD) NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập, Sở giao dịch là đơn vị phụ thuộc NHNT TW (Hội sở chính), thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối giữa NHNT và khách hàng của mình. Ngày 20/1/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà nội. NHNT TW (Hội sở chính) và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này. Trong số các cơ quan thành viên của Ngân hàng Ngoại thương, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Trung ương luôn là lá cờ tiên phong đạt thành tích cao trong mọi hoạt động của Vietcombank. Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng quả trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách khỏi Hội sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống VCB, SGD cũng là một trong hai đơn vị có đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB. Tính đến ngày cuối năm 2009, tổng số vốn huy động của Sở đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 23% tỷ trọng vốn toàn bộ hệ thống. Do đi trước về công nghệ và có thế mạnh về ngoại tệ, Sở giao dịch thực sự trở thành trung tâm thanh toán clearing ngoại tệ, với rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng mở tài khoản thanh toán và thường xuyên giao dịch . SGD thực hiện đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard, thẻ tín dụng VietcombankVisa, thẻ Amex, triển khai hệ thống dịch vụ VCB Online và hệ thống giao dịch tự động (Connect 24), dịch vụ thương mại điện tử” Vietcombank Cyber Bill Payment” (V-CBP) , chấp nhận giao dịch thẻ VISA, thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự động VCB-ATM; thực hiện các nghiệp vụ quyền chọn (Option), bao thanh toán (Factoring), triển khai hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua NH… 1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy [...]... thuộc Sở giao dịch có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo đúng quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của Ngân hàng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Phòng kinh doanh dịch vụ: Phòng kinh doanh dịch vụ là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại. .. trợ thương mại hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua ngân hàng mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương. .. kết quả hoạt động của Sở giao dịch Tuy tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch đã không ngừng phát triển, thực hiện các giải pháp kinh doanh đạt kết quả toàn diện, góp phần vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương và cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện mục tiêu chính... Ngoại thương Việt Nam có chức năng trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương như: dịch vụ tài khoản, các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm huy động vốn theo đúng các quy định của Pháp luật và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Phòng khách hàng đặc biệt: Phòng khách hàng đặ biệt là phòng nghiệp vụ thuộc SGD Ngân hàng. .. nhân: Phòng khách hàng thể nhân là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có chức năng sau: - Đầu mối duy trì, phát triển và quản lý quan hệ với khách hàng là thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng - Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về pháp luật... nghiệp vụ trực thuộc SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có chức năng cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lý các sự cố hoặc đề xuất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM/DTM của Sở giao dịch NH TMCP NT VN Phòng thanh toán quốc tế: Phòng thanh toán quốc tế là nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có chức năng thực hiện công tác thanh... hiệu quả thẩm định tài chính của khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn Trong bối cảnh đó, đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được em lựa chọn nghiên cứu Em xin cảm ơn thầy giáo đã xem xét báo cáo thực tập này và hy vọng thầy giáo sẽ hướng dẫn,... kiềm chế lạm phát, hệ thống ngân hàng có nhiều biến động, hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn, Sở giao dịch NH NT VN vẫn đạt được những kết quả kinh doanh khả quan : nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay vẫn ở mức cao và có tăng trưởng Sở giao dịch hoạt động ổn định, mang lại lợi nhuân cao, góp phần mang lại một kết quả kinh doanh ổn định cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Thứ hai là công tác quản... qua của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tuy nhiên SGD vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, hệ thống dịch vụ của ngân hàng vẫn còn mang nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, công tác marketing khách hàng vẫn chưa được chú trọng đúng mức Thứ hai là trong quy trình cấp tín dụng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là các... Thứ ba, tập trung vào công tác phát triển thị trường và tiếp thị nhằm tạo lập lòng tin và thu hút đông đảo khách hàng thông qua cải thiện chất lượng dịch vụ, quan hệ khách hàng và xây dựng hệ thống dịch vụ đa dạng Mạng lưới chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới cũng cần phải được chú trọng đúng mức KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương, . THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 1.1.1 TẮT NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần SGD: Sở giao dịch NHTW: Ngân hàng trung ương VCB: Vietcombank NHNT TW: Ngân hàng ngoại thương trung ương NHNT VN: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam NH: Ngân hàng NHNN:. DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH o0o BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Minh Tuấn Sinh viên thực hiện:

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan