1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh

19 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Quá trình thực hiện chính sách sè và kế hoạch hoá gia đình ở nước sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đạt được những kết quả quan trọng. Với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng chính quyền, tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và sù hưởng ứng mạnh mẽ của toàn dân, chính sách dân số đã thực sự đi vào cuộc sống và đã giải quyết cơ bản vấn đề ổn định quy mô dân số của nước ta. Nhận thức của toàn xã hội có bước chuyển biến rõ rệt. Quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp nhận này một rộng rãi. Nhịp độ gia tăng dân số nhanh được khống chế. Số con trung bình ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ trên 3,5 con ( năm 1992 ) xuống 2,28 con ( năm 2002). Tỷ lệ dân số giảm tương ứng từ 2% còn 1,32%. Kết quả công tác dân số và KHHGĐ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT – XH góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao hơn mức sống của người dân. Với những thành tựu về công tác Dân số – KHHGĐ năm 1999 Việt nam đã được nhận Giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc. Tuy nhiên từ sau năm 2000 đến nay, kết quả thực hiện chính sách DS – KHHGĐ đã chững lại và có xu hướng giảm sút. Hai năm 2003, 2004 tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng mạnh trở lại. Đặc biệt tình trạng cán bé Đảng viên sinh con thứ 3 tăng nhiều ở hầu khắp các địa phương gây tác động tieu cực đến phong trào toàn dân thực hiện công tác DS – KHHGĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do chóng ta chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn phức tạp và lâu dài của chiến lược quan trọng này, dẫn đến chủ quan, thoả mãn với những kết quả ban đầu, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ thiếu ổn định, hoạt động kém hiệu quả. Việc ban hành Pháp lệnh Dân số và một số chính sách khác thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 Trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta chưa phát triển, quy mô dân số hiện nay khá lớn với hơn 82 triệu người. Mật độ dân sè vào hạng cao nhát thế giới, chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể. Sự gia tăng nhanh dẫn đến phá vỡ những thành quả đã đạt được cản trở sự phát triển KT – XH, làm chậm quá trình CNH – HĐH đất nước và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Vì vậy, ngày 22/3/2005. Bộ Chính trị đã ra nghị quyết số 47 – NQ/TW “ Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu . Toàn Đảng, dân kiên trì thực hiện chủ trương “Mỗi cặp vộ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, để thực hiện nuôi dạy cho tốt”. Cán bộ Đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách Dân số – KHHGĐ. Hiện nay Dân số là vấn đề mang tính toàn cầu. Đứng trước sự bùng nổ dân số trên thế giới trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam còng nh mọi quốc gia khác đang quan tâm đến việc kiểm soát sự gia tăng dân số. Dân số không chỉ đơn thuần là lực lượng sản xuất mà dân số còn là lực lượng tiêu dùng. Qui mô, cơ cấu và chất lượng dân số ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã quan tâm đến việc điều tiết tốc độ gia tăng dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Làm tốt công tác DS – KHHGĐ, thực hiện gia đình Ýt con, giảm nhanh chóng tỷ lệ tăng dân số tiến tới ổn định qui mô dân số là vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với nước ta. Mục tiêu nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta ở mức 115 – 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu. Tỷ trọng lao động nông nghiệp quá cao, năng suất lao động và trình độ dân trí vừa thấp vừa không đồng đều; Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 phong tục tập quán cổ hủ còn tồn tại ở nhiều nơi. Chỗ này chỗ khác vẫn có những gia đình muốn “ đông con đông của” năng nề tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”. Mặc dù vậy trong những năm qua được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, công tác DS – KHHGĐ từ Trung ương đến các địa phương phải cố gắng hơn nữa khẳng định được vai trò và vị trí không thể thiếu được của mình trong công cuộc đưa đất nước tiến lên trên con đường CNH – HĐH. Thời gian công tác trong ngành dân số còn rất Ýt nhưng sau 2 tháng học tập tại Viện Dân số và các vÊn đề xã hội trường Đại học KTQD Hà Nội, được các thầy cô nhiệt tình trao đổi thảo luận với các bạn đồng nghiệp, tôi xin phép được trình bày đề tài “ Truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài này gồm 3 nội dung chính: 1. Những nét khái quát về kinh tế – xã hội. 2.Thực trạng công tác truyền thông Dân số – KHHGĐ. 3. Những giải pháp và khuyến nghị cơ bản. Thời gian học tập ngắn ngủi, khả năng tiếp thu còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều vì vậy trong khoá luận này chắc chắn có nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng các bạn dồng nghiệp góp ý cho tôi để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Mục tiêu nghiên cứu: Các nội dung hoạt động của chương trình truyền thông - giáo dục về Dân sè - KHHGĐ. Thông qua phương pháp, mô hình hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông - giáo dục. Kiến nghị trong công tác quản lý phát triển các hoạt động truyền thông dân sè. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và nội dung nghiên cứu: Các báo cáo tổng kết công tác Dân sè - KHHGĐ năm 2006 đến năm 2008, kế hoạch hoạt động tuyên truyền vận động lồng ghép DS - KHHGĐ của huyện Yên Hưng. Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu: Sưu tầm các tài liệu, báo cáo, khảo sát, thăm dò thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp kinh nghiệm. Căn cứ vào các số liệu báo cáo của T.T.Dân sè - KHHGĐ, báo cáo Phòng Y tế của huyện Yên Hưng. PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Các đặc điểm tự nhiên 1. Địa lý tự nhiên: Yên Hưng là huyện ven biển phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ, phía Tây nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu, phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long, phía Tây nam giáp huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Diện tích tự nhiên của huyện là 31.119,34 ha, dân số có đến năm 2006 là 135.472 người, chiếm 5,4% diện tích tích tự nhiên và 12,7% dân số trong toàn tỉnh ( trong đó, dân số thành thị chiếm 10,5% và nông thôn chiếm 89,5%). Mật độ dân số bình quân của huyện là 415 người / km 2 . Huyện Yên Hưng có 19 đơn vị hành chính gồm 18 xã, 1 thị trấn, trong đó có 2 xã miền nói, 1 xã đảo và 1 xã thiên chóa giáo toàn tòng. Dòng sông Chanh chia huyện thành 2 khu vực chính: Khu Hà Bắc gồm 11 xã và 1 thị trấn Khu Hà Nam gồm 8 xã. Hai khu vực này có phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí không giống nhau. Thị trấn Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố và thị xã, cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thị xã Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố HảI Phòng 20 km về phía Đông. Với vị trí ven biển, nằm kề hai thành phố Hải Phòng và Hạ Long, huyện Yên Hưng có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội nói chung Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 và công nghiệp nói riêng: Đối với tỉnh, huyện Yên Hưng là không gian để mở rộng phát triển kinh tế ven biển, kết nối giao thương giữa Quảng Ninh với thành phố Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đặc biệtvới điều kiên thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu và mặt bặng thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, có tiềm năng phát triển kinh tế biển. Huyện năm trong dải hành lang kinh tế biển Quảng Ninh – Hải Phòng – cửa ngõ giao lưu thương mại quốc tế, có các tuyến giao thong quan trọng đi qua địa bàn huyện như quốc lé 18, quốc lé 10. 2. Kinh tế Yên Hưng là một huyện nông nghiệp đông dân 75% sè dân sống phụ thuộc vào đồng ruộng. Các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Công nghiệp, lâm nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , buôn bán nhỏ khoảng 20% còn lại là đánh bắt thuỷ sản và giao thông vận tải đường thuỷ. ở đây có 1 nhà máy đóng tàu Sông Chanh, 1 xí nghiệp sản xuất gạch gãi . Hàng năm việc gia tăng dân sô, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần. Năm 2005 bình quân đầu người chỉ còn 415m 2 . Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực nông thôn, giá trị sản xuất năm 2005 đạt 268,6 tỷ đồng ( giá 1994) tăng 5,9% so với năm 2004. Sản lượng lương thực đạt 53,7 nghìn tấn đưa năng suất lúa tăng lên 50,1 ta/ ha, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 35,2 triệu đồng. Nền kinh tế thị trường đã góp phần tích cực cải thiện đời sống gia đình làm ăn giỏi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện đi lại và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Bên cạnh đó vÉn còn những hộ đói nghèo chủ yếu rơi vào những gia đình đông con. Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương có nhiều biện pháp như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để giúp họ xoá đói giảm nghèo. Hệ thống đường giao thông liên xã được củng cố và nâng cấp bằng phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, đảm bảo phục vụ tốt đời sống của nhân dân trong huyện. Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 Yên Hưng đã chú trọng đến vấn đề cơ cấu giống, giúp người dân có được những giống lúa ngắn ngày có khả năng đề kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao hơn . Phong trào VAC, mở rộng diện tích vườn đồi trông cây ăn quả và cây lấy gỗ có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, đu đủ, chuối, bạch đàn, keo, thông lấy nhựa. Ngoài ra nhân dân còn chăn nuôi bò, dê, gà siêu thịt, gà siêu trứng góp phần tăng thêm thu nhập. Tất cả những điều đó đã có tác động rất lớn đến công tác Dân số – KHHGĐ trong phạm vi toàn huyện 3. Văn hoá - xã hội Tất cả 19 xã, thị trấn trong toàn huyện đều đã có điện. Cả huyện có 1 đài truyền thanh truyền hình, 19/19 xã có loa tryền thanh, 100% số xã, thị trấn có máy điện thoại. 98% số hộ gia đình có may thu hình, có rađiocatsets. So khu vực Hà Nam thì khu vực Hà Bắc có trình độ dân trí cao hơn. ở khu vực Hà Nam phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề, cá biệt vẫn có người “ đẻ đến hết trứng mới thôi !” Mạng lưới Y tế trong huyện đã được kiện toàn. Huyện có 1 bệnh viện,1 Trung tâm Y tế, phòng khám đa khoa khu vực: 2, trạm Ytế xã, T.T: 19, cán bộ Ytế 196, ngành Y 187 đ/c, Bác sỹ và trình độ cao hơn 38 đ/c, Y sỹ, kỹ thuật viên: 124, người, Y tá hộ sinh: 25 đ/c, ngành dược 9 đ/c, trong đó Dược sỹ cao cấp: 1 đ/c ,dược sỹ trung cấp: 7 đ/c , dược tá 1đ/c.Với đội ngò cán bộ nhân viên Y tế, cùng phương tiện trang thiết bị đã khám và chữa bệnh cho nhân dân trong huyện. Sức khoẻ của nhân dân được bảo vệ, các dịch bệnh nhiều năm nay không xảy ra. Công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em và dịch vụ KHHGĐ luôn được duy trì. Yên Hưng hiện nay có 3 Trường PTTH, 19 Trường THCS, 20 Trường Tiểu học, 1 Trường hướng nghiệp dạy nghề, 1 Trường Trung cấp Nông Lâm ngư nghiệp Trung ương. Nhiều trường được xây dựng cao tầng vừa đẹp vừa kiên cố nhưng còn một số trường cần nâng cấp tu bổ.Trong những năm gần đay đội ngò giáo viên đã Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 bước đầu tham gia công tác truyền thông Dân số ở các trường tiểu học và THCS, góp phần đấng kể vào việc giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. 4. Bé máy DS- KHHGĐ của huyện Yên Hưng: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Yên Hưng được thành lập theo Quyết định số 361/ QĐ- SYT ngày 6/8/2008 của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh. Về biên chế đến nay đã có 5 cán bộ chuyên trách (1 đ/c Giám đốc Trung tâm và 4 đ/c chuyên viên). Trung tâm DS KHH GĐ huyện đã sơ bộ kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ. a. Từ tháng 3 năm 2009 Ban chỉ đạo công tác Dân số – KHHGĐ huyện Yên Hưng ra đời gồm 17 đồng chí do đ/c phó Chủ tịch phụ làm trưởng ban, đ/c Trưởng Phòng Y tế phó ban ,đ/c Giám Đốc T.T DS – KHHGĐ phó ban kiêm Uỷ viên thường trực và 14 thành viên là trưởng phòng ban: Tài chính, Phòng nội vụ, Phòng văn hoá thông tin, Phòng giáo dục đào tạo, Đài truyền thanh truyền hình huyện,Tư pháp, T.T Y tế, Mặt trận tổ quốc, Ban tuyên giáo huyện uỷ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến Binh, Liên đoàn Lao động và đ/c Bí thư huyện đoàn. b. Trung tâm DS – KHHGĐ gồm 5 đồng chí : - Phó ban kiêm Uỷ viên thường trực - Cán bộ dịch vụ KHHGĐ kiêm văn thư - Cán bộ truyền thông, giáo dục kiêm thủ quỹ. - Cán bộ kế toán. - Cán bộ thống kê, tổng hợp. Trong đó 1 đồng chí có trình độ Đại học và 2 đ/c đang theo học Đại học, 2 đ/c có trình độ Trung cấp. c. Ban chỉ đạo công tác DS – KHHGĐ ở cấp xã và thị trấn gồm 10 đồng chÝ là Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đ/c trạm trưởng Y tế các xã, thị trấn làm phó ban, cán bộ chuyên trách Dân số làm phó ban tuyên truyền và các thanh viên là Cán bộ tài chính, Cán bộ văn hoá, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Chủ tịch MTTQ và đ/c Bí thư đoàn thanh niên. Ngoài ra còn 1 đội ngò cộng tác viên tình nguyện chiếm đa số là phụ nữ sống trực tiếp ở các thôn xóm, khu phố có chức năng theo dõi quản lý các đối tượng. Họ tuyên truyền, vận động, tư vấn và phân phát dịch vụ đến từng đối tượng góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân chủ yếu là đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chương Ii Thực trạng công tác truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên hưng Giai đoạn 2001 – 2010 1. Công tác truyền thông Thực hiện chủ trương chính sách dân số của Đảng; Chính phủ và của ngành trong lĩnh vực dân số, SKSS/KHHGĐ Nghị định 104/CP, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 23/CP của Thủ tướng chính phủ, Chiến lược dân số Việt Nam 2001 – 2010… Công tác Dân số – KHHGĐ huyện Yên Hưng trong giai đoạn này hoạt động có hiệu quả hơn so với giai đoạn trước, đặc biệt là công tác Truyền thông – Giáo dục. Truyền thông giáo dục có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực DS – KHHGĐ, bởi “ Truyền thông là 1 quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong hiểu biết và hành động”. Nhà bác học Anhstain đã nói: “ Phá vỡ 1 quan niệm còn khó hơn phá vỡ 1 nguyên tử”. Con người ta khi đã thay đổi được nhận thức thì tất yếu sẽ thay đổi được hành vi. Xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, chính sách DS – KHHGĐ, tiếp tục thực hiện chiến lược truyền thông, giáo dục chuyển đổi Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 hành vi về DS/SKSS /KHHGĐ giai đoạn 2006 – 2010 và Dự án Tuyên truyền chuyển đổi hành vi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia DS/KHHGĐ giai đoạn 2006 – 2010 với mục tiêu tổng quát là “ Tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực, dư luận xã hội để mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhận thức, thái độ, hành vi có lợi và bền vững về DS/KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”. Tác động vào các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (đặc biệt là các cặp vợ chồng đã có 2 con và 2 con một bề chưa thực hiện biện pháp tránh KHHGĐ); Vị thành niên, thanh niên, Dân di cư tự do; người cung cấp dịch vụ và làm công tác tư vấn; Các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và những người có uy tín trong cộng đồng, gia đình và dòng téc. Chóng ta biết rằng bản chất của chương trình DS/KHHGĐ là tính tự nguyện. Để mọi người tự giác chấp nhận và thực hiện gia đình Ýt con thì mọi người phải được cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mối quan hệ giữa DS và phát triển để họ thấy rằng thực hiện KHHGĐ là giải pháp quan trong dẫn tới cuộc sống Êm no hạnh phóc của gia đình và sự phồn vinh của xã hội. Họ cần được gới thiệu các biện pháp cần áp dụng để thực hiện KHHGĐ, có nh thế chúng ta mới huy động được mọi thành viên của cộng đồng tự nguyện tham gia vào chương trình Dân số – KHHGĐ. Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 Sơ đồ khái quát về quá trình truyền thông Kiến thức về DS – KHHGĐ là một bộ phận trong kiến thức chung của nhân loại. Đối với mỗi con người kiến thức chung của nhân loại đối với mỗi con người. Kiến thức không thể tự nhiên mà có, nhờ truyền thông giáo dục, DS - KHHGĐ mà người ta có được những kiến thức cần thiết. Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục DS - KHHGĐ hiện nay là làm thay đổi thái độ, hành vi, nhân khẩu của dân cư, để họ tự nguyện chấp nhận các biện pháp giảm sinh. Huyện uỷ Yên hưng trong các nghị quyết đều đề ra những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể, có kiểm điểm, đánh giá, chỉ đạo kịp thời đối với công tác DS - KHHGĐ. Hội đồng nhân dân huyện trong các kỳ họp đều có các nghị quyết quán triệt về mục tiêu chính sách dân số. Uỷ ban nhân dân huyện trong các buổi giao ban hàng tháng đều có kiểm điểm việc điều hành và thực hiện các mục tiêu dân số. Chính vì vậy mà thời kỳ này công tác DS - KHHGĐ, trong đó có truyền thông giáo dục đã thu được những kết quả đáng mừng. Căn cứ vào những nét đặc trưng cơ bản của địa phương như điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội, sau khi phân tích đánh giá một cách cụ thể, Huyện Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng THÔNG ĐIỆP NGƯỜI TRUYỀN NGƯỜI NHẬN KÊNH NHIỄU HIỆU QUẢ PHẢN HỒI [...]... Đài truyền thanh, truyền hình: Đài truyền thanh, truyền hình huyện cùng với mạng lưới truyền thanh của các xã thực hiện tuyên truyền theo bề rộng thông qua các tin bài được phát hàng tuần, hàng tháng có sự kết hợp của trung tâm DS – KHHGĐ huyện * Trung tâm DS – KHHGĐ huyện chịu trách nhiệm: - Tổ chức các đợt truyền thông có quy mô lớn: mỗi năm 2 đợt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ KHHGĐ,... bàn, đối tượng nên công tác truyền thông DS – KHHGĐcủa huyện Yên Hưng được tiến hành thường xuyên, liên tục, đang trên đà mở rộng và đi vào chiều sâu có chất lượng hơn hẳn những năm trước Công tác truyền thông đã thực sự đóng vai trò quan trọng làm chuyển đổi nhận thức trong 1 bộ phận Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 lớn dân cư, từng... tiêu DS KHHGĐ - Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, Ban tuyên giáo và Trung tâm Chính trị cùng phối hợp mở líp bồi dưỡng cho các bí thư chi bé, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về DS - KHHGĐ mỗi năm Phạm Thị Thuỷ Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 MỤC LỤC Chương I: Các đặc điểm tự nhiên .4 Chương Ii 8 Thực trạng công tác truyền thông. .. sè con đã có để có kế hoạch tuyên truyền cô thể với các đối tượng ở từng nhóm khác nhau Hội phụ nữ còn tham gia huấn luyện tuyên truyền viên dân số, phối hợp với trung tâm DS - KHHGĐ tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi, góp phần nâng cáo nhận thức của hội viên về DS KHHGĐ * Ngành giáo dục: vận động giáo viên trong ngành thực hiện công tác DS KHHGĐ và tham gia tuyên truyền viên dân số Giáo viên và... tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Khoá 16 Uỷ, UBND dưới sự tham mưu đắc lực của trung tâm DS - KHHGĐ huyện đã đề ra phương châm chỉ đạo chương trình DS - KHHGĐ phù hợp Ban chỉ đạo DS - KHHGĐ huyện Yên Hưng giao cho các thành viên chịu trách nhiệm tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể: * Ban Tuyên Giáo: Thường xuyên quán triệt chính sách của Đảng và Nhà Nước cho các cấp lãnh đạo ở huyện, xã và thị trấn... cao tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT góp phần làm giảm mức sinh trong huyện Nét độc đáo trong công tác truyền thông Dân số huyện Yên Hưng là ở chỗ sử dụng nguồn kinh phí truyền thông hàng năm 1 cách hiệu quả Ngoài việc xây dùng những panô, áp phích nơi công cộng…T.T Dân số – KHHGĐ huyện giành 1 phần thích đáng kinh phí truyền thông để bồi dưỡng cho những người vận động được 1 ca đặt vòng thì được... tượng thực hiện KHHGĐ Sau đây là những kết quả của công tác truyền thông Dân số huyện Yên Hưng đã đạt được trong những năm qua: HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ Nói chuyện trực tiếp Số người nghe Mít tinh ( lần) Số lần phát thanh Phạm Thị Thuỷ 2006 2007 2008 12.056 30.123 30 2152 13679 32.465 25 798 13.527 30.212 20 630 Trung tâm Dân số KHHGĐ Huyện Yên Hưng Khoá luận tốt nghiệp Líp: Dân số – KHHGĐ Số bài... nâng cao năng lực tuyên truyền cho các thành viên - Hàng năm có tổng kết, đánh giá hiệu quả của chương trình Truyền thông giáo dục - Xây dựng các cụm panô, bảng tin, khẩu hiệu, áp phích ở các xã trong toàn huyện - Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội, đội ngò làm công tác DS – KHHGĐ từ huyện đến cơ sở và đội ngò tuyên truyền viên, cộng... viên vì họ là những người tiên phong trong lĩnh vực DS - KHHGĐ và cũng chính họ đưa các mục tiêu DS - KHHGĐ trở thành một trong những mục tiêu KT – XH ở đại phương * Y tế: Là người bạn đồng hành của DS - KHHGĐ Trung tâm y tế huyện kết hợp với các trạm y tế xã có chức năng cơ bản là chăm sóc sức khoẻ nhân dân và thường xuyên đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ KHHGĐ an toàn thuận lợi Ngành y tế còn tham gia... đợt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, tuyên truyền nhân ngày dân số thế giưói và dân sè Việt Nam Hàng năm tổ chức các cuộc hội thảo về DS – KHHGĐ - Điều phối các hoạt động truyền thông giáo dục trong toàn huyện thông qua hợp đồng trách nhiệm, cụ thể là thống nhất với các ban ngành đoàn thể về nội dung chủ đề tuyên truyền, hình thức tiến hành, thời gian địa điểm thực hiện và mục . tài “ Truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh . Đề tài này gồm 3 nội dung chính: 1. Những nét khái quát về kinh tế – xã hội. 2.Thực trạng công tác truyền thông Dân số – KHHGĐ. 3 tâm DS – KHHGĐ huyện. * Trung tâm DS – KHHGĐ huyện chịu trách nhiệm: - Tổ chức các đợt truyền thông có quy mô lớn: mỗi năm 2 đợt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, tuyên truyền. làm công tác DS – KHHGĐ từ huyện đến cơ sở và đội ngò tuyên truyền viên, cộng tác viên hoạt động tích cực, bám sát địa bàn, đối tượng nên công tác truyền thông DS – KHHGĐcủa huyện Yên Hưng được

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:21

Xem thêm: Truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh

Mục lục

    Chương I: Các đặc điểm tự nhiên

    Thực trạng công tác truyền thông DS – KHHGĐ ở huyện Yên hưng Giai đoạn 2001 – 2010

    Những giải pháp và khuyến nghị

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w