Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 TUẦN 25 Ngày soạn: 7 / 3 / 2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010 Tiếng việt: SƠN TINH, THUỶ TINH I. Yêu cầu: - Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: Sơn Tinh, lũ lụt, đuổi đánh, nệp bánh chưng,… - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu - GD hs có ý thức rèn đọc tốt II .Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Yêu cầu hs nêu tên bài TĐ vừa học. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: * Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài. * Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm) ? Bài tập đọc có mấy nhân vật? ? Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn chuyện cần thể hiện như thế nào? - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu) Hướng dẫn cụ thể ở câu: VD: + Hãy đem dủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.// => Lời vua Hùng đọc với giọng dõng dạc, trnag trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật. + Thuỷ Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.// => Cần đọc cao giọng, hào hùng Đoạn 3 hki đọc chú ý nhấn giọng các từ ngữ: hô mưa, - Nêu. - Lắng nghe - 1hs đọc - Nối tiếp đọc - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. - Nối tiếp đọc từng đoạn - Nêu. - Suy nghĩ và nêu - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều) Lớp theo dõi, nhận xét Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 gọi gió, bốc,dời, nước dâng lên bao nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu,… - Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc. - Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động viên. * Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc : - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai ( Đọc diễn cảm) Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật - Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có tiến bộ. - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao? 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại bài ? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Nhận xét giờ học. - Luyện đọc lại bài. - Các nhóm luyện đọc - Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng (giỏi, khá, trung bình) Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn đọc tốt. - Đọc và trả lời. - 1 hs đọc - Nêu ý kiến. - Lắng nghe. Toán: LUYỆN 1 ĐƠN VỊ; GIẢI TOÁN 5 I. Yêu cầu: - Ôn bảng chia 5,củng cố biểu tượng 1/5 của đơn vị - Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn; 1/5 của đơn vị. - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. Phiếu BT. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ : - Gọi hs đọc bảng chia 5 - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2. Luyện tập : Bài 1: Củng cố biểu tượng 1/5 đơn vị Vẽ hình (a) (b) (c) - 2 hs - Nghe Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 d) - Gọi hs nêu yêu cầu - Yêu cầu hs nhận xét hình nào đã tô màu 1/5 hình? _ Yêu cầu hs trả lời vì sao em biết hình đó đã tô màu 1/5? ? Vì sao hình (a) không phải tô màu 1/5 ? b. Dành cho hs khá, giỏi. Hãy biểu diễn (tô màu) 1/5 các hình sau. - Phát phiếu, gọi hs đọc yêu cầu tự làm - Gọi 1 số em đính kết quả lên bảng - Chấm 1 số bài nhận xét, chữa. Bài 2: Có một số cam xếp đều trên 6 dĩa, mỗi dĩa có 4 quả. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam? Khoanh tròn trước kết quả đúng. A. 6 + 4 = 10 (quả) B. 4 x 6 = 24 ( quả) C. 4 x 6 = 28 ( quả) - Phát phiếu yêu cầu hs làm bài - Chấm bài nhận xét, chữa. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu 1 số em đọc bảng nhân 5, chia 5 - Nhận xét giờ học. - Xem lại các BT. - 1hs đọc yêu cầu - Làm bài (gọi hs trả lời) - Trả lời - Đọc, làm bài - Đính kết quả - - Làm bài , 1 em làm vào phiếu lớn- dán phiếu chữa bài. - 2 hs đọc - Nghe Thủ công: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (Tiết 1) I. Yêu cầu: - Biết cách làm dây xúc xích trang trí. - Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất ba vòng tròn. Kích thước và vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều. - Luyện bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn, óc thẩm mĩ. Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 II. Chuẩn bị: - GV: Mẵu dây xúc xích; Quy trình làm (tờ 1) - GV + HS : giấy thủ công, kéo, hồ dán III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động A. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn hs qs nhận xét: - Đính mẫu cho hs quan sát - Yêu cầu hs nhận xét mẫu: Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? Màu sắc của nó thế nào? ? Để có được dây xúc xích ta làm thế nào? 3. Hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt thành các nan giấy Lấy 3-4 tờ giấy màu khác nhau cắt thành nan rộng 1 ô dài 12 ô (1 tờ 6 nan) Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích - Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán nan th1 thành vòng tròn - Luồn nan th2 ( khác màu) vào nan th1 và dán tương tự Cứ làm như vậy cho đến hết => Chú ý: Vừa chỉ vào quy trình vừa làm mẫu 4. Thực hành: - Tập cho hs cắt nan giấy 5. Củng cố – Dặn dò: - Gọi 2 hs nhắc lại quy trình -Nhận xét tiết học. - Dặn: Tiết sau thực hành - Hát - Giấy màu, kéo, hồ dán - Nghe - Quan sát - Làm bằng giấy, 2 màu lồng nhau rất đẹp - Cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp. - Quan sát, ghi nhớ - Thực hành cắt nan giấy - Nêu - Nghe. Ngày soạn: Ngày 10 / 3 / 2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 Tập viết: CHỮ HOA T I. Yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa T, chữ và câu ứng dụng: Thẳng; Thẳng như ruột ngựa. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ. II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu T . Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng. HS: bảng con, VTV III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động A. Bài cũ: - Yêu cầu viết : S, Sáo - GV nhận xét B. Bài mới 1 Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chữ hoa S: a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ T - Chữ T cao mấy li? Rộng mấy ô? - Viết bởi mấy nét? - Nêu quy trình viết. - Viết mẫu chữ T vừa viết vừa nêu lại quy trình viết. b. Hướng dẫn HS viết bảng con: - Yêu cầu HS viết chữ T vào không trung - Yêu cầu HS viết bảng con 2 lần - GV nhận xét uốn nắn. c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giới thiệu cụm từ: Thẳng như ruột ngựa - Hát - HS viết bảng con. . - Lắng nghe - HS quan sát - 5 li - Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang. - Lắng nghe - HS quan sát - Viết không trung 1 lần. - Viết bảng - HS quan sát. Đọc. Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 ? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng? - Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng. - Viết mẫu : Thẳng lưu ý hs cách nối nét giữa chữ T và chữ h. - Yêu cầu HS viết bảng con - Nhận xét và uốn nắn. d.Viết vở - Nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết và giúp đỡ HS yếu kém. e. Chấm, nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Chỉ những người thẳng thắn, không ưa gì thì nói ngay, không để bụng. - Quan sát nêu nhận xét. - Quan sát - Viết bảng. - 1 hs đọc - HS viết vở - Lắng nghe, ghi nhớ Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Yêu cầu: - Củng cố cho hs kĩ năng nhận biết số đo thời gian: giờ, phút. - Rèn cho hs kĩ năng biết xem thành thạo giờ, phút và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày. - GD tính chăm chỉ trong học tập, biết quý thời gian. II. Chuẩn bị : - GV + HS : Mô hình đồng hồ; bảng phụ BT2, PBT III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : - 3 hs - Nghe Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 2. Thực hành : Bài 1: Luyện kĩ năng xem đồng hồ - Quay kim đồng hồ đến các thời điểm lần lượt là: 7 giờ, 7 giờ 15 phút, 7 giờ 30 phút, 8 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút…… - Gọi hs đọc số chỉ thời gianlúc đó - Yêu cầu hs trả lời: Vì sao em biết lúc này đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút - Nhận xét, tuyên dương Bài 2: Tương tự bài 1 - Treo bảng phụ - Yêu cầu hs nối mô hình đồng hồ với số chỉ giờ, phút 13 giờ 30 ph; 14 giờ; 15 giờ 30 phú; 6 giờ 15 ph ( vẽ 4 mô hình đồng hồ lên bảng) - Nhận xét, chữa Bài 3: - Yêu cầu hs lấy mô hình đồng hồ - Yêu cầu cả lớp quay kim trên mặt đồng hồ theo hiệu lệnh của GV 7 giờ, 7 giờ 15 ph , 8 giờ 30 ph, 10 giờ 15 phút, 15 giờ,… - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Xem lại các BT. - Quan sát và đọc số giờ, phút - Đọc - Kim giờ qua khỏi số 7, kim phútchỉ số - Quan sát - 1 hs lên bảng làm, lớp làm PBT - Lấy mô hình đồng hồ - Quay kim theo yêu cầu - Nghe SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu: 1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua. - Phương hướng tuần tới. - Yêu cầu hs có ý thức phê và tự phê tốt, biết khắc phục những mặt còn hạn chế để vươn lên. 2. Sinh hoạt chủ điểm: Chào mừng kỉ niệm 79 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 3.Ôn chuyên hiệu: Con ngoan; Chăm học, học giỏi. - GD hs chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. II. Tiến trình sinh hoạt: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ: - Lần lượt từng tổ trưởnglên nhận xét , đánh giá các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 3. Lớp trưởng đánh giá hoạt động chung của lớp: - Nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Xếp loại thi đua của các tổ. Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG Trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN Giáo án buổi chiều lớp 2 - Ý kiến phát biểu của các tổ. 4. GV nhận xét, đánh giá: * Ưu điểm:- Đi học chuyên cần, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả, cần phát huy. - Có ý thức tốt trong học tập (Minh, T Nhung, H Nhung, Anh, Ng Khánh, ) - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ * Tồn tại: - Vẫn còn tình trạng nói chuyện trong giờ học (Sơn) - Chữ viết chưa được đẹp (Đức, Quang) - Đọc bài còn chậm (Oanh) 5. Kế hoạch tuần tới: - Phát động phong trào học tốt dành nhiều bông hoa điểm 10. - Duy trì nề nếp tự quản.Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Có đầy đủ đồ dùng học tập. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Làm tốt công tác chăm sóc cây xanh lớp học. - Trang phục gọn gàng sạch sẽ, đúng quy định. - Học chương trình RLĐV 6. Sinh hoạt theo chủ điểm:Con ngoan; Chăm học, học giỏi. -Tổ chức cho hs hát múa, đọc thơ theo chủ điểm. Chơi 1 số trò chơi dân gian. 7. Ôn chuyên hiệu: - Cho hs tự liên hệ bản thân và nêu. 8. Nhận xét, đánh giá giờ sinh hoạt: Người thực hiện: LÂM THỊ MAI PHƯƠNG . dủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ g chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.// => Lời vua Hùng đọc với giọng dõng dạc, trnag trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ. dài bằng nhau lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp. - Quan sát, ghi nhớ - Thực hành cắt nan giấy - Nêu - Nghe. Ngày soạn: Ngày 10 / 3 / 2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 3. sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.// => Cần đọc cao giọng, hào hùng Đoạn 3 hki đọc chú ý nhấn giọng các từ ngữ: hô mưa, - Nêu. - Lắng nghe -