Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
154,5 KB
Nội dung
Bài tham luận: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC “ Tôi sinh ra không phải để họa hóa và tôi ghét phải học hóa.”. Lúc trước, tôi luôn dùng suy nghĩ ấy để cho phép bản thân mình tránh xa những tài liệu thuộc về hóa học. Và rồi bài kiểm tra một tiết của tôi là điểm số 5. Tôi rất giận mình và tự hỏi: “ tại sao bạn mình học YẾU i hóa như vậy còn mình thì không?”. Từ đó, tôi lao vào học hóa, học… học và học. Đến bây giờ, kiến thức hóa học của tôi đã tiến bộ hơn trước khá nhiều. Có người hỏi tôi: “ Bí quyết của bạn là gì?”. Thật sự là tôi không có một bí quyết gì, nhưng tôi cũng xin chia sẻ vài dòng suy nghĩ của mình về phương pháp học tốt môn hóa: Để học tốt môn tự nhiên nói chung và môn hóa nói riêng thì trước hết bạn phải học và nắm vững những kiến thức cơ bản. Thông qua việc học bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị và bộ môn hóa mang lại. Và dần dần lòng yêu thích sẽ nảy nở trong bạn lôi cuốn bạn ngồi vào bàn để học hóa. Nhưng học như thế nào? Theo tôi để đạt được hiệu quả cao nhất bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian trong một ngày: giờ nào học giờ nào chơi, giờ nào làm việc nhà… và cụ thể hóa chúng bằng một bảng biểu. Trong bảng biểu đó bạn nên dành một khoảng thời gian dài chừng 4 đến 5 tiếng để có thể tập trung thật sự vào việc học. Trong quá trình học điều đầu tiên là bạn phải nắm thật vững kiến thúc, sách giáo khoa, rồi sau đó tìm đọc thêm các sách tham khảo. Nhưng quan trọng, không phải là bạn đã đọc được bao nhiêu mà qua trang sách đó bạn đã hiểu thêm được cái gì? Khi cầm một quyển sách, bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu đúng, hiểu sâu và mở rộng được vấn đề. Cần đặt các câu hỏi: “ Tại sao ?” và tự tìm câu trả lời. Ví dụ: Tính chất đặc trưng của axit cacboxylic là gì? Tại sao axit fomic thuộc chức này nhưng lại có thể cho phản ứng tráng bạc? Ngoài ra, để nhớ bài dễ dàng hơn bạn có thể lồng ghép một số tính chất hóa học vào đời sống, như : cơm nếp có tính dẻo vì hàm lượng amilopectin cao, bản chất của bọt ngọt là mononatri glutamat, ống dẫn nước được làm từ polivinyl clorua… Khi đã nắm vững lí thuyết thì làm sao có thể vận dụng vào bài tập một cách có hiệu quả? Theo tôi, để giải một bài tập là việc không khó nhưng cái khó nằm ở chỗ phân tích đề. Tôi nghĩ đó là bước quan trọng nhất, bởi bạn phải vận dụng kiến thức của mình để phân tích tất cả các giả thiết và trả lời câu hỏi: “ Đề cho giả thuyết này để làm gì? Chỉ cần bạn hiểu đúng đề cho gì và hỏi gì thì việc tìm ra đáp số sẽ dễ dàng. Và cuối cùng, tôi nghĩ bạn nên tự cọ sát mình với nhiều dạng bài tập khác nhau và tự tìm ra những hướng giải khác nhau. Điều đó sẽ giúp bạn phát triển lối tư duy của chính mình. Tôi biết mỗi người có một phương pháp học riêng, không thể có một khuôn mẫu chung. Và trên đây chỉ là những dòng suy nghĩ của riêng tôi nhưng tôi hi vọng nó sẽ là một tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn. Người viết: Nguyễn Thị Thu An - lớp 12A 1 Bài tham luận: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến. Mọi người đều biết tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, và hiện nay, nó được sử dụng như ngôn ngữ quốc tế. Trong cơ chế kinh tế thị trường đang mở cửa như hiện nay, cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và nhiều tổ chức quốc tế tầm cỡ khác thì tiếng Anh là một ngôn ngữ thiết yếu cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực. Thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với xã hội, bộ giáo dục nước ta đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học bắt buộc để học sinh có được một nền tảng vững chắc cho con đường học tiếng Anh sau này. Nhân hội nghị học tốt hôm nay tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm và phương pháp học tiếng Anh mà bản thân tôi đã rút ra và áp dụng từ trước đến nay. Ai cũng biết, tiếng Anh được xếp vào bộ môn xã hội vì học môn này bạn không cần phải có tư duy cao như các môn ban tự nhiên mà bạn chỉ cần say mê học hỏi, siêng năng, cần cù, chịu khó tiếp thu nó là được . Có rất nhiều bạn học chưa tốt môn tiếng Anh vì các bạn cho nó là ngôn ngữ khó học hay có bạn say mê học các môn tự nhiên Toán- lý- hoá- sinh cho rằng tiếng Anh chỉ là môn xã hội là môn học bài không cần đầu tư nhiều thời gian nên ngày qua ngày bạn dần lãng quên nó, chỉ học thuộc những vấn đề được học ở lớp mà không rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho bản thân… Như tôi đã nói ở trên, môn học này không cần tư duy cao nên nếu mỗi ngày bạn chịu bỏ ra chút thời gian để học nó thì lâu dần bạn sẽ rèn cho mình được sự nhạy bén trong xử lí các bài tập, cũng như tích luỹ được vốn tiếng Anh cho mai sau. Tiếng anh trong trường THPT được dạy theo chương trình tiếng Anh giao tiếp nghĩa là bạn phải rèn luyện đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Muốn nghe tốt bạn phải luyện nghe nhiều qua băng, đĩa, đài,các chương trình Tivi…. Để nói tiếng anh được thành thạo bạn phải thường xuyên tập nói tiếng anh với bạn bè ở lớp, tập giao tiếp bằng tiếng anh. Cũng như muốn đọc và viết tốt thì bạn phải thường xuyên rèn luyện chúng qua các bài tập đọc hiểu, viết luận, đặt câu… Nhưng cái cốt lõi nhất mà bạn phải học là cấu trúc ngữ pháp và từ vựng. Cấu trúc là các công thức được đua ra theo các thì, các cấu trúc biến đổi câu cơ bản của tiếng anh để chúng ta vận dụng đặt câu và sử dụng trong đứng tình huống và mục đích giao tiếp. Vì thế muốn giao tiếp tốt bạn cần học thuộc và hiểu rõ các công thức ấy, không có phương pháp học công thức nào hiệu quả hơn là áp dụng chúng vào bài tập. Bạn cũng có thể tự đặt câu ví dụ cho từng cấu trúc đã học, ngoài ra bạn nên có một quyển sổ tay nhỏ để ghi hết các cấu trúc học được để dễ dàng tra cứu…. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm bài tập. Nếu việc học cấu trúc ngữ pháp là rất quan trọng trong việc nói đúng, viết đúng thì việc học từ vựng lại càng quan trọng hơn vì có từ vựng bạn mới có thể đặt câu để nói, để viết văn, có từ vựng bạn mới hiểu những bài nói tròng băng đĩa hay trong các bài tập đọc hiểu, vì thế có thể nói từ vựng là mảng quan trọng nhất trong tiếng anh. Là ngôn ngữ biến hình, đa dạng, phong phú, trừu tựng và xa lạ với nước mình nên muốn học tốt tiếng anh thì trước tiên bạn phải có một quyể từ điển kha khá. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng hai tiếng đồng hồ để học từ vựng trong sách giáo khoa. Tuỳ vào cách tiếp thu của mỗi người mà bạn có thể áp dụng những cách học từ vựng khác nhau như: Mỗi ngày chỉ học 10 từ, chép đi chép lại cho nhớ hoặc ghi từ vựng kèm theop câu ví dụ vào giấy, dán lên tường ỏ những nơi trong nhà mình thường đi qua để có thể học mọi nơi mọi lúc…. Khi gặp một từ vựng mới bạn nên tra cứu từ điển cẩn thận để biết nghĩa chính xác, từ loại, cách đọc, cách bỏ nhấn trọng âm, cách dùng trong từng tình huống, có như thế bạn mới rèn luyện tốt được khả năng nghe và nói của mình và có thể tự tin dung tiếng anh để giao tiếp. Ngoài ra hằng ngày bạn có thể trau dồi từ vựng bằng cách làm các bài tập đọc hiểu, các dạng bài tập trắc nghiệm…, bạn cũng có thể học từ vựng ngay trong lúc giải trí: nghe đài, đọc báo, nghe nhạc nước ngoài, đọc truyện, tham gia các câu lạc bộ tiếng anh, học tiếng anh qua các chương trình trên Tivi… Chúng sẽ giúp bạn nâng cao được bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rất nhanh chóng. Hơn nữa trên thị trường có bán rất nhiều sách về tiếng anh bạn có thể mua về tham khảo và mạng Internet cũng là một phương tiện hỗ trợ rất đắc lực cho việc học tiếng anh của bạn vì ở đó có nhiếu chương trình cũng như bài tập hay giúp bạn học tiếng anh một cách chủ động hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm học tiếng anh của bản thân tôi đã tích luỹ được từ trước đến nay. Tôi mong nó có thể giúp các bạn học tốt hơn và hy vọng bản thân mỗi bạn sẽ tìm thấy phương pháp học tốt tiếng anh phù hợp cho riêng mình. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng học tập tốt môn tiếng anh này nhé ! Xin cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em : Nguyễn Thị Hoài Duyên lớp 12D1 Bài tham luận BÍ QUYẾT HỌC TỐT MÔN SINH HỌC Sinh học là một môn thuộc ban khoa học tự nhiên, nhưng nó mang những đặc điểm riêng biệt.Việc học và thi môn sinh học cũng đòi hỏi những kĩ năng đặc thù. Để học tốt và thi tốt môn sinh, bạn cần phải lưu ý không chỉ chú ýhọc ở trên lớp mà cần cố gắng tự học ở nhà. VỀ PHẦN LÝ THUYẾT * Không áp dụng kiến thức theo kiểu học thuộc lòng.Chúng ta cần lĩnh hội kiến thức ở các mức độ khác nhau và được thể hiện ở 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng. Môn Sinh có khối lượng kiến thức lý thuyết khá nhiều nên hầu hết các bạn đều dành nhiều thời gian choc việc học thuộc lòng.Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng.Có thể đọc thuộc vanh vách, trả lời trơn tru khi được hỏi về một phần kiến thức cụ thể, nhưng cũng phần đó, khi không hỏi xuôi nữa ma hỏi ngược lại, ngay lập tức có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn. Ví dụ: khi làm bài tập về di truyền ,nói lai cái này với cái kia thì các bạn sẽ trả lời được ngay là tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn.Nhưng hỏi ngược lại là cho một tính trạng X nào đó , làm thế nào để biết tính trạng đó là lặn hay trội thì nhiều bạn lúng túng. Đó là vì các bạn nhờ kiến thức mà chưa biết xử lí nó. Muốn làm được nhưn vậy trước tiên bạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận, ghi những vấn đề chính mà thầy cô giảng, về nhà cần nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa.Ngoài ra bạn cũng nên ghi thành một dàn bài, ghi những chú ý cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, sử dụng bút nhiều màu để phân biệt, để nhớ những phần đánh dấu. Hay ghi dàn bài ra giấy, sổ nhỏ để bỏ túi… Sau khi môn sinh kết thúc một chương, một kì, bạn hãy tổng kết và nắm vững các ý chính của từng bài trong chương đó.Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy rối lên vì nhiều kiến thức. Muốn học tốt thì đừng chỉ biết học thuộc lòng mà hãy biết đặt câu hỏi “tại sao?” khí đó kiến thức mới vững.Môn sinh đề cập đến hang chuỗi các mối quan hệ giữa các khái niệm.Vì thế các em cần nắm chắc các khái niệm, tìm mối quan hệ giữa chúng ta và giải thích nó thì sẽ có thể hệ thống hóa kiến thức một cách tốt hơn.Ví dụ:trên lá cây vạ niên thanh tái sao lá có trắng đốm xan lẫn xanh; tại sao một số cây bàng, cây sấu lại rụng lá vào mùa đông; tại sao ở người có một số hiện tượng di truyền chỉ có ở nam mà không có ở nữ … VỀ PHẦN BÀI TẬP Bài tập sinh học có rất nhiều tuy nhiên bạn cần phân biệt được các dạng bài để có được những cách giải chính xác và độc đáo.Theo đó, bài tập Sinh gồm có hai dạng cơ bản là: Thứ nhất:Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị.Đối với dạng bìa này, chỉ cần nắm vững công thức là bạn sẽ giải quyết rất nhanh và chính xác. Thứ hai: Bài tập về quy luật di truyền ( bài tập về phép lai ) thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với dạng bài tập này, cần nắm vững lý thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài theo hai bước là biện luận và viết sơ đồ lai. Để biện luận một bài tập lai cần chú ý các bước sau: 1.Xác định tính trội, tính lặn của gen. 2.Quy ước kiểu gen 3.Tìm quy luật di truyền. 4.Xác định kiểu gen bố mẹ. 5.Viết sơ đồ lai. Biện luận xong bắt tay vào viết sơ đồ lai và kiểm tra kiểu hình xem đã chính xác chưa. Em : Dương Nguyễn Ngọc Danh - lớp 12A1 Bài tham luận BÍ QUYẾT HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ Kính thưa quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh. Hôm nay em xin đại diện cho tập thể lớp 12D1 thông qua hội nghị học tốt để nói về kinh nghiệm học môn Địa lí. Các bạn thân mến! Trái đất của chúng ta hình thành cách đây hàng tỉ năm, từ một vụ nổ bigbong cho đến những cuộc vận động kiến tạo, tồn tại và phát triển theo qui luật thời gian đã hình thành nên bề mặt trái đất chúng ta ngày hôm nay với bao điều kì lạ và bí ẩn, mà con người không thể nào khám phá hết được. Nhưng để hiểu một phần nào đó về sự bí ẩn ấy chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua môn học Địa lí. Đây là một môn học thu hút những học sinh thực sự có niềm đam mê muốn tìm hiểu, khám phá vạn vật xung quanh với sự chuyển biến và vận động của chúng. Thế nhưng vì đặc thù là môn thuộc ban khoa học xã hội với lượng kiến thức cơ bản nhiều, vấn đề đọc hiểu, nắm vững kiến thức đó không phải là một điều dễ dàng và cũng bởi các bạn học sinh của chúng ta không có phương pháp học tập hợp lí. Vậy nên hôm nay chúng tôi đã viết ra bài tham luận này với một mục đích duy nhất là chia sẻ chút kinh nghiệm về việc học môn này với các bạn để mong các bạn học tập tốt hơn và yêu thích môn này hơn. Với kinh nghiệm của riêng tôi, Địa lí là môn học chủ yếu nghiên cứu về hai vấn đề chính: - Về tự nhiên: Điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình, các nguồn tài nguyên,… - Xã hội: Dân cư, kinh tế, các vấn đề xã hội,… Vì vậy các bạn phải đọc nhiều, nghe nhiều, tích lũy nhiều…Cho nên để học tốt môn này các bạn cần phải có một lượng kiến thức xã hội khá rộng và sâu sắc mới có thể hiểu được mọi vấn đề và điều này có được là phải nhờ vào chính tinh thần tự học của các bạn, học thông qua Tivi, báo, đài và đặc biệt là công cụ hữu ích mà được nhiều bạn trẻ ưa chuộng là Internet. Các bạn biết không kiến thức xã hội giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, các câu hỏi mà thầy, cô giáo đặt ra? Và các bạn nên có một quyển sổ nhỏ để ghi lại những thông tin, số liệu mà các bạn vừa cập nhật được như: Chỉ số tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người hiện nay, hay tình hình xuất-nhập khẩu,… khi có những số liệu này rồi thì các bạn đem so sánh chúng với nhau và tập cho mình cách nhận xét….Nhưng các bạn đừng nên cố nhớ tất cả những số liệu đó làm gì, bởi đầu chúng ta đâu phải là một cái máy, thay vì cố nhớ tất cả các bạn hãy cố gắng đọc hiểu và nắm vững quyển Atlat địa lí. Đây là quyển sách bổ ích có đầy đủ các số liệu và thông tin mà các bạn cần. Và quan trọng nhất là nó được sử dụng khi các bạn vào phòng thi… Để học tốt môn này cũng không thể thiếu kỉ năng về biểu đồ, đây cũng là một phần quan trọng khi chúng ta học môn này. Các bạn phải phân tích , chọn lọc khi xây dựng biểu đồ, biết xử lí và nhận xét các số liệu. Phải biết phân tích tổng hòa các yếu tố trong mối liên hệ tổng thể giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội thì mới có kết quả cao. Điều đầu tiên khi có bảng số liệu thì các bạn hãy trả lời các câu hỏi như: Số liệu ấy nói về vấn đề gì? Những biến động của các con số này nói lên điều gì? Và hãy giải thích tại sao lại có diễn biến như thế? Hãy liên hệ sách giáo khoa với những kiến thức đã học cùng với thực tế xã hội thì các bạn sẽ trả lời được các câu hỏi vì sao? Đặc biệt nhất các bạn không nên bỏ giở, làm việc riêng không nghe thầy cô giáo giảng bài. Bởi khi chúng ta chú ý lắng nghe thì các bạn sẽ hiểu bài và có thể nắm bài ngay tại lớp chỉ cần về nhà đọc thêm sách là các bạn có thể nắm vững được bài giảng. Các bạn nên khắc phục, không nên có tâm lí không muốn học vì cho rằng môn học này nhàm chán, khó học,…như thế thì các bạn không bao giờ học được môn gì chứ không riêng gì môn Địa lí. Tóm lại qua bài viết này, tôi cũng muốn làm chút gì đó để thay đổi suy nghĩ của các bạn về môn học này, và cũng chia sẻ chút kinh nghiệm mà bao năm qua tôi đã đúc kết được để mong các bạn hãy dựa vào đây mà sáng tạo ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân mình. Nhưng các bạn ơi hãy nhớ rằng “có công mài sắt, có ngày nên kim”, hãy phát huy tinh thần tự học của mình là chính chứ dù có phương pháp học tập có tốt, có hay đến đâu mà các bạn không biết vận dụng, chủ quan, ỷ lại… thì nó là vô nghĩa. Xin cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong hai kì thi quan trọng sắp tới của mình! Câu hỏi tình huống: 1. Nhiều bạn cho rằng Địa lí là môn học khoa học xã hội, rất dễ học chỉ cần học thuộc bài là xong, nên bỏ bê chỉ quan tâm đến những môn học khác. Theo bạn phải làm như thế nào để thay đổi cách suy nghĩ ấy? 2. Theo bạn học địa lí là học về vấn đề gì? Em Nguyễn Thị Trúc Ly – Lớp 12D1 Bài tham luận: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC Kính thưa quý thầy, cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”. Đây là những lời tâm huyết nhất mà Bác Hồ kính yêu dành cho học sinh chúng ta. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc học. Vậy chúng ta phải học như thế nào? đó là một câu hỏi lớn. Mỗi học sinh đều có những thế mạnh riêng, có bạn học tốt các môn tự nhiên nhưng ngược lại cũng có nhiều bạn lại học tốt môn xã hội. Điều gì đã tạo nên thế mạnh ấy ?Chính là do các bạn ấy có phương pháp học đúng đắn. Đối với từng bộ môn ta lại có những phương pháp học khác nhau. Vậy theo các bạn phương pháp nào để học tốt Văn? Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn thông qua hình tượng nghệ thuật phản ánh thế giới hiện thực, giao lưu với bạn đọc tìm sự đồng cảm, sẻ chia, tác động đến bạn đọc về nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, …Học văn , người đọc đóng vai trò là bạn đọc, tức mỗi chúng ta là đối tượng tác động của nhà văn qua tác phẩm văn chương. Đọc một tác phẩm, theo dõi cuộc đời, số phận của nhân vật ta như cùng vui, buồn, đau… với nhân vật. Tiếp xúc một hình tượng thơ lòng ta như sống dậy cả một khung cảnh, cả một thế giới muôn màu, muôn vẻ, sống động, đa dạng. Các bạn thấy đó, khi ta muốn học tốt bất cứ môn học nào thì ta phải yêu thích chúng và đặc biệt đối với môn Văn thì tình yêu đó lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Có lòng yêu thích ta sẽ có động lực để cố gắng học tập, siêng năng, chăm chỉ hơn. Khi đó ta sẽ cảm văn một cách sâu sắc và sẽ đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Văn là một môn học nhạy cảm, dễ đi vào lòng người, nó có thể khuấy động thế giới nội tâm của mỗi con người. Nó có thể biến một con người có trái tim băng giá, khô khan cũng trở nên lãng mạn, dịu dàng hơn. Văn làm ta đôi lúc biết mộng mơ, thấu hiểu cho nhau nhưng cũng đôi lúc làm cho ta giận dỗi, bực tức thay cho nhân vật. Tại sao bạn lại cảm giác ấy? Bởi lẽ bạn là một con người, cũng có tình cảm, sự chia sẻ, thấu hiểu với đồng loại. Bạn cảm thấy vui với niềm vui của nhân vật, buồn với nỗi buồn của nhân vật, trăn trở, suy nghĩ cho nhân vật như chính bản thân mình. Khi ấy bạn đã biết cảm văn, hiểu rõ được môn văn, nguồn gốc của vấn đề. Khi bạn cảm thấy đồng cảm với nhân vật, bạn biết thương, biết ghét, biết quan tâm, chia sẻ thì chúng tỏ bạn và nhân vật đã trở thành là một, tâm hồn bạn đã đồng điệu với nhân vật. Đó chính là cái đặc biệt mà không môn học nào khác có thể có được. Bạn càng hiểu nhân vật, càng hiểu tác phẩm thì khi viết chắc chắn bạn đã nắm đầy đủ ý, khi ấy bạn sẽ có cách làm bài đúng đắn. Văn có nhiều phân môn là tác phẩm văn chương, tiếng việt, tập làn văn và mỗi phân môn lại có những phương pháp học khác nhau. Vì vậy bạn cần phải biết cách lựa chọn phương pháp học cho phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đối với tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm là tâm huyêt, là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn, mang đậm tình cảm, phong cách của tác giả. Và mỗi nhà văn lại có cách biểu đạt, phản ánh vấn đề khác nhau. Bởi lẽ, văn chương là một hoạt động tinh thần phong phú, độc đáo, sáng tạo…. Trong “Đời thừa” Nam Cao đã từng viết: “Sự cẩu thả trong bất kỳ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong avwn chương thì thật là đê tiện”. Câu nói của Nam Cao quả thật đúng đăn. Văn chương có sức lan tỏa rất lớn, nó có thể xâm nhập rất nhanh vào đời sống tinh thần của mỗi người. Nó có thể lưu lại trong tâm trí của ta rất lâu, đọng lại trong tâm hồn của mỗi người những dấu ấn khó phai. Học tác phẩm văn chương không phải là dễ, có những tác phẩm khi ta mới đọc thì ta không thể nào hiểu được, không đọng lại trong ta một chút ấn tượng nào. Nhưng khi ta đọc nhiều lần, nghiền ngẫm, phân tích nhiều khía cạnh, đặt tác phẩm và không gian, thời gian lịch sử, phong cách sáng tác của mỗi nhà văn ta sẽ hiểu kĩ, hiểu rõ và không bao giờ quên. Như tác phẩm “Chí Phèo ”của Nam Cao. Mới đọc tác phẩm, tiếp xúc với nhân vật Chí Phèo – Cảm nhận của ta về Chí: là một nhân vật khó hiểu, khó xác định được tính cách và cũng không dự đoán được dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật này là gì? Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi, với hành động rạch mặt ăn vạ, với ngoại hình đầy quái dị. Nhưng khi đọc kĩ ta sẽ hiểu: chính cách giới thiệu nhân vật đầy ấn tượng này lại chuyển tải được tư tưởng nhà văn. Cái dáng vẻ, cái tính cách là kết quả của bảy – tám năm Chi bị giam trong nhà tù thực dân, kết quả của sự bóc lột, đẩy con người tới bước đường cùng, lưu manh tha hóa của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Người đọc cùng căm giận với nhà văn và cảm thương biết bao cho số phận những con người như Chí. Đã biết bao lần đọc tác phẩm nhưng lần nào tôi cũng rơi nước mắt ở hình ảnh Chí cuối truyện với hành động giết Bá Kiến kẻ thù hủy hoại cuộc đời mình và tự sát bởi không thể trở lại làm người lương thiện được nữa. Đối với phân môn Tiếng việt : Mục đích hướng đến của bạn khi học phân môn này là nói viết đúng, nói viết hay, là cơ sở để các bạn tiếp cận với tác phẩm văn học. Kiến thức tiếng việt không thể cảm mà học để nắm bắt , phải có tư duy logic để có thể rút ra công thức vận dụng và đạt mức độ cao hơn là sáng tạo trong vận dụng ; ứng dụng vào việc đọc hiểu văn bản, trình bày ý kiến. phân tích lập luận trước một vấn đề xã hội, văn học hay một yêu cầu cụ thể. Hơn thế nữa, các bạn cần phải nắm thật chắc lí thuyết và phải biết vận dụng lí thyết ấy vào thực hành thì mới hiểu được hết giá trị của văn bản. Khi biết cách vận dụng ta sẽ thực hành tốt vào đọc hiểu văn bản và làm văn. Bạn hiểu câu thơ sau như thế nào? “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” Nắm lí thuyết biện pháp tu từ ta có thể nhận diện câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ. So sánh A –B ẩn A để từ B suy ra A. Khi đặt vào văn cảnh ta có thể hiểu được điều nhà thơ muốn nói. Tác dụng, hiệu quả biểu đạt của hình thức ẩn dụ là thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Lí tưởng cộng sản là kim chỉ nam soi sáng cho hành động của tác giả. Không có gì là phức tạp nếu chúng ta biết hướng tiếp cận và những gì khó hiểu sẽ trở nên hiểu hơn và còn thú vị hơn thế nữa. Với phân môn làm văn , ngay cái tên các bạn có thể hiểu đây là phân môn giúp các bạn cách thức làm văn. Trong chương trình 12 thì các bạn phải viết được một bài nghị luận, theo các bạn phân môn này có công thức không? Có đấy các bạn ạ. Trước một đề văn nghị luận , các bạn sẽ giải quyết như thế nào? Thứ nhất, các bạn tìm hiểu để tức tìm vấn đề cần nghị luận then chốt nhất, lựa chọn phương pháp lập luận cho phù hợp và tư liệu sử dụng. Dự kiến hệ thống ý để triển khai. Vì sao phải có thao tác này? Thao tác này sẽ giúp ta tránh được việc lạc đề, việc sử dụng sai phương pháp lập luận và có một hệ thống ý vững chắc. Thứ hai, các bạn cần lập dàn ý,. Theo các bạn có nên lập dàn ý không? Không ít bạn cho việc làm ấy là không có tác dụng gì mà còn mất thời gian. Theo tôi, đây là bước quan trọng nhất, bắt buộc phải làm trong quá trình làm văn .Bởi vì: Khi lập dàn ý bạn sẽ có hệ thống ý đầy đủ , logic cho bài văn. Bạn có điều kiện để thay đổi , sữa chữa , bổ sung, sắp xếp hợp lí. Mà những yếu tố này là yếu tố thuyết phục người đọc nhất. Vậy ta nên dành thời gian cho phần này là bao nhiêu để đảm bảo lượng thời gian làm bài: Không nhiều, khoảng 10 phút là đủ. Các bạn chỉ cần vạch ý. Khi ta đưa dẫn chứng thì yêu cầu phải dúng và có chọn lọc, có dung lượng vừa phải, ít quá sẽ thiếu cơ sở để thuyết phục người đọc nhiều quá thì bài sẽ dàn trải lan man, không đi vào trọng tâm . Để lí lẽ sắc bén , thuyết phục thì yêu cầu cơ bản là phải xác thực. Khi làm bài cần nên tránh cách nói chung chung không sai mà cũng không sát nội dung nghị luận; suy diễn theo kiểu khẩu hiệu hay cảm nhận chung. Khi viết, tất cả vấn đề nghị luận đều đặt vào hoàn cảnh cụ thể để suy nghĩ, nhận thức, hướng người đọc đồng ý, đồng cảm, đồng điệu với nhân vật . Khi đó người tiếp nhận văn bản không chỉ đồng ý mà còn vỡ ra bao điều mới mẻ mà người viết đã khám phá , phát hiện, đạt được. Như thế bài viết đã thành công. Dù bất cứ phân môn nào muốn học tốt thì bạn cần phải tìm hiểu bài ở nhà, khi ấy bạn đã làm quen được với bài học và bạn sẽ dễ tiếp thu hơn. Điều quan trọng nhất là chú ý nghe thầy cô giảng bài. Khi nghe thầy cô giảng bài bạn nên ghi lại những ý chính mà có lẽ những ý đó không có trong quá trình chép bài. Ta càng chú ý nghe giảng thì ta sẽ càng tiếp thu bài tốt hơn, bởi lẽ, thầy cô giáo là những người đi trước, đã tiếp xúc nhiều lần với tác phẩm, nắm được cái hay, cái đặc sắc . Chính vì thế khi truyền đạt chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, Các bạn cũng nên mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài . Khi bạn có những ý kiến hay, những điều thắc mắc bạn nên mạnh dạn đóng góp. Dù đúng hay sai bạn cũng sẽ thấy tự tin hơn. Khi đúng bạn cũng sẽ cảm tấy vui, phấn khởi, cố gắng học tốt hơn nữa. Còn nói sai thì bạn khác và thầy cô sẽ chỉnh sửa và bạn không còn mắc lỗi sai ấy nữa. Nếu cứ giữ khư khư ý kiến trong đầu thì bạn sẽ cảm thấy phân vân, không biết ý kiến của mình là đúng hay là sai. Bạn sẽ thụ động và mất tự tin đó. Ngoài ra, việc đọc nhiều sách báo, tư liệu tham khảo sẽ cho bạn tư liệu viết bài, học bài phong phú vì đây là những nguồn tư liệu chính xác , bổ ích nhất để phục vụ cho việc học Văn tốt hơn, Bạn cũng cần thường xuyên viết Văn để rèn luyện khả năng tư duy, cách sắp xếp ý, sự sáng tạo của bản thân,. Viết văn là cách tốt nhất giúp cải thiện việc học văn. Ngày nay, công nghệ thông tin cũng là một phương tiện hiệu quả nhất giúp chúng ta tìm tư liệu, giải đáp những thắc mắc, đọc nhiều bài viết tham khảo , khi đó bài viết sẽ có sức lôi cuốn hơn. Đặc thù của bộ môn đã quy định phương pháp học tập. Không thể ngày một ngày hai rèn luyện ta có thể học tốt Văn được. Lại càng không thể có một phương pháp tối ưu để áp dụng cho tất cả các bạn được. Tuy nhiên, khi bạn yêu thích môn Văn, có ý thức, cách học tập hợp lý và quan trọng nhất là lòng kiên trì, không ngại khó, ngại khổ thì bạn sẽ thấy môn Văn học thú vị – tức bạn đã học Văn khá trở lên rồi đấy. Các bạn hãy cố gắng làm theo lời Bác dạy và lấy đó làm phương châm học tập “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Mong rằng, với bài tham luận này phần nào đã gợi ý cho các bạn những bước cơ bản để có hướng học Văn tốt hơn,. Chúc các bạn đạt được kết quả như mong muốn. Xin cám ơn quý đại biểu và các bạn đã chú ý lắng nghe! Em Trương Thị Bích Diễm – Lớp 12D1 Bài tham luận: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ Vật lý là một môn khoa học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý trong nhà trường là một môn hoc lý thú, giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, theo tôi cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý : - Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè… - Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý. Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm học tập môn Vật lý như sau: 1/. Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học - có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó. 2/. Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay. 3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa. 4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao - không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công! Em Trương Dươnng Tỉnh – Lớp 12A1 . bắt tay vào viết sơ đồ lai và kiểm tra kiểu hình xem đã chính xác chưa. Em : Dương Nguyễn Ngọc Danh - lớp 12A1 Bài tham luận BÍ QUYẾT HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ Kính thưa quý thầy, cô giáo cùng toàn