Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Thiên đô chiếu (遷 都 詔 ) hay Chiếu dời đô vỏn vẹn 214 chữ Hán, tương truyền do vua Lý Thái Tổ (974–1028), người khai sáng vương triều Lý (1010- 1225), ngồi trên ngai vàng 18 năm (1010–1028) viết, nhằm giải thích về lý do và quyết sách của triều đình mới trong việc dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội). Văn kiện này được xem là tác phẩm mở đầu cho nền văn học thời Lý và cũng là áng văn đặc biệt vừa có giá trị văn chương, chính trị, địa lý và lịch sử Việt Nam, vừa có ảnh hưởng tích cực đến vận mệnh đất nước và dân tộc từ thế kỷ X trở đi. Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010-1225), khai sáng Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa rồi được giới tăng sĩ ủng hộ, tôn phò làm vua. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, Hà Nội ngày nay. Việc Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thời đại, của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tầm nhìn xa rộng và kế sách lo toan cho con cháu muôn đời sau. Lý Công Uẩn làm vua 18 năm. Trong thời gian ấy ông đã làm được một số việc mà quốc sử ghi chép như là những việc trọng đại. Thứ nhất, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành Thăng Long có quy mô bề thế, bao gồm cung điện và một hệ thống các điện Càn Nguyên (làm chỗ thiết triều), điện Tập Hiền, điện Giảng Võ… cùng kho tàng, hào lũy. Bốn mặt thành mở 4 cửa Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc (phía Tây), Đại Hưng (phía Nam), Diệu Đức (phía Bắc). Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, mà khi đó Phật giáo là Tôn giáo được tầng lớp quý tộc, cung đình cũng Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 1 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu như dân chúng tôn sùng, Lý Công Uẩn đã cho xây cất nhiều chùa, như ở phía Nam kinh thành, ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ). Lý Thái Tổ là người đặt nền móng vững vàng cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý. Thứ ba, khi vương triều Lý được thành lập, ở một số địa phương, đặc biệt là ở vùng biên giới phía Bắc, có những thế lực nổi dậy cướp phá, cát cứ. Nhằm dẹp yên các cuộc khởi loạn và nắm được quyền uy của vương triều Lý trên toàn lãnh thổ quốc gia, Lý Thái Tổ tiến hành những cuộc chinh phạt có hiệu quả ở châu Ái, châu Diễn, châu Vị Long, châu Thất Nguyên… Thứ tư, về đối ngoại, Lý Thái Tổ đã thiết lập được quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với triều Tống. Bên cạnh những thành tích lớn trên, Lý Thái Tổ còn có công bước đầu xây dựng một bộ máy có quy chủ từ triều đình xuống tới châu, huyện, hương, ấp; bổ nhiệm một hệ thống quan chức Thái úy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thái bảo, Thái phó, Tả hữu kim ngô, Tả hữu võ vệ, Ngự sử đại phu, Đô đốc Thượng tướng quân và Viên ngoại lang. Đồng thời, Lý Thái Tổ sau khi lên làm vua, đã sớm ban bố chiếu lệnh buộc những người trước kia trốn tránh phải trở về quê cũ sản xuất; định lệ thuế khóa các loại… Trong chính sách thuế, ông có sự chiếu cố đối với người già yếu, kẻ mồ côi, tàn tật, góa bụa. Các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư khen Lý Thái Tổ “là người khoan từ nhân thứ”. Sử gia Ngô Thì Sĩ khi đánh giá nhà Lý, nhà Trần có viết: “Triều Lý nhân ái, triều Trần anh hùng”. Nền nhân chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái tổ Lý Công Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, với 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam có những ông vua anh hùng cứu nước và khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 2 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Khi khảo cứu về chế độ, điển chương thời Lý, Lê Quý Đôn cũng như Phan Huy Chú đều nói, vì thời Lý cách xa quá lâu, tài liệu mất mát, thiếu thốn nhiều, song dựa vào các nguồn tài liệu sách vở, văn kiện hiện còn, chúng ta thấy những dấu ấn văn hóa khá rực rỡ của triều Lý vẫn in khắc sâu trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ về cơ cấu tổ chức Nhà nước, về quan chế Phan Huy Chú đã khảo cứu chức “Á tướng” đời Lý là Tả hữu Tham tri chính sự là chức ở trong Chính phủ, dưới chức Tướng quốc. Hoặc như Lục bộ, theo Phan Huy Chú, ở nước ta chức Thượng thư đặt ra bắt đầu từ thời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ. Đời Trần theo phép ấy của nhà Lý đặt chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra Thượng thư các bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình). Về quân sự, nhà Lý buổi đầu mô phỏng binh chế đời Đường… đời Tống, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo, trong đó cách hành quân, cách tác chiến chính người Tống lại phải học tập nhà Lý. Những chiến tích quân sự bất diệt của đời Lý đã chứng minh nền quốc phòng và quân sự đương thời là vô cùng mạnh mẽ, tài giỏi. Cùng với thành tích quân sự, nền ngoại giao triều Lý cũng giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng cỏi, vương triều Lý đã buộc nhà Tống phải nể trọng, nên trong việc giải quyết về các vụ tranh chấp đất đai ở khu vực biên giới giữa nhà Lý với nhà Tống, phía nhà Lý thường chiếm ưu thế, bởi vậy, lãnh thổ đất nước được bảo vệ chắc chắn, toàn vẹn. Về phát triển kinh tế, dưới triều Lý còn có nhiều bước tiến bộ quan trọng, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó công trình đắp đê Cơ Xá (sông Hồng, Thăng Long). Nghề dệt, nhất là nghề làm đồ gốm đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công nghiệp. Ngoại thương phát đạt. Việc giao lưu buôn bán giữa nhà Lý với các nước vùng Đông Nam Á như Xiêm La, Giava, Tam Phật Tề (Palembang) khá sôi nổi. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam khi đó. Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 3 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Trong lịch sử văn minh Việt Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những cái mốc văn hóa mang ý nghĩa trường cửu. Phật giáo du nhập nước ta từ rất sớm. Giao Châu từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời cổ. Nhưng phải đến thời Lý, người Việt Nam mới xây dựng được một đạo Phật mang đặc điểm dân tộc rõ nét, đánh dấu bằng sự ra đời của Thiền phái Thảo Đường (1096-1205) với các thế hệ Lý Thánh Tông (1054-1017), Không Lộ, Giác Hải, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo Thiền Tông, ở thời Lý, kiến trúc nghệ thuật xây chùa, tháp, đúc tượng đạt thành tựu rực rỡ. Văn học, đặc biệt là thơ Thiền đời Lý, đã trở thành một di sản quý giá trong kho tàng văn chương Việt Nam. Khi nói đến sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Đại La, tức Thăng Long là phải nói đến Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) do Lý Công Uẩn tự tay viết. Chiếu dời đô, vừa là một văn kiện lịch sử, chính trị, vừa là một áng văn bất hủ, mở đầu 1000 năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội. I. Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam 1. Khái niệm Xuất hiện và phát triển trong chế độ phong kiến, chiếu là một loại hình văn bản hành chính có vai trò rất lớn. Ở mọi triều đại, trong mọi thời kì, chiếu luôn được coi là một trong những loại hình văn bản hành chính quan phương nhất, bởi nó trực tiếp thể hiện những mệnh lệnh, những ý kiến, những suy nghĩ của nhà vua và được ban bố rộng rãi cho quần thần và dân chúng. Nhưng mặt khác đây cũng là một thể loại văn học quan trọng ra đời từ thời cổ. Ở Việt Nam, chiếu cũng xuất hiện tương đối sớm và được ghi chép lại khá nhiểu trong sử sách. Đặc biệt là hai bộ sử lớn của Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Nam thực lục do Quốc sử Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 4 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu triều Nguyễn soạn. Để đưa ra một khái niệm thống nhất về chiếu, chúng tôi tiền hành tìm hiểu thông qua các bộ từ điển: Trong Từ nguyên chính tục biên bản hợp đính, quyển 1, Thương vụ ấn thư quán, năm 1947, trang 1376, một trong những định nghĩa về chiếu như sau: “Chiếu, chiếu thư dã. Cổ thời thượng mệnh kì hạ giai viết chiếu. Tần Hán dĩ hậu thiên tử xưng chi”. Hán thư: “Bệ hạ phất đức âm, hạ minh chiếu” nghĩa là: Chiếu tức là chiếu thư. Thời xưa người trên ra lệnh cho người dưới thì đều gọi là chiếu. Từ đời Tần Hán trở về sau khi dùng cho thiên tử mới dùng từ này. Sách Hán thư: “Bệ hạ mở đức, hạ minh chiếu”. Để làm sáng tỏ hơn định nghĩa này, cũng trong cuốn Từ nguyên chính tục biên trên, chúng tôi xin trích định nghĩa về chiếu thư như sau: “Chiếu thư, cựu chế dã. Quốc gia đại chính sự bố cáo dân giả viết chiếu thư, dụng ngạnh hoàng chỉ mặc thư”. Độc đoạn: “Đế chi hạ thư hữu tứ, tam viết chiếu thư), nghĩa là: Chiếu thư là chế cũ. Các việc chính sự lớn mà bố cáo cho dân chúng thì gọi là chiếu thư, dùng chỉ vàng cứng và mực đen để viết. Sách Độc đoạn nói rằng: “Thư nhà vua ban xuống cho dân có 4 thứ, thì 3 cái gọi là chiếu thư”. Trong Từ hải, bản hợp đính, quyển 1 trọn bộ do Trung Hoa thư cục tái bản năm 1948, trang 1241, chữchiếu cũng có rất nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa như sau: Chiếu, chiếu thư dã. Sử kí Tần Thủy Hoàng kỉ: “Mệnh vi chế, lệnh vi chiếu”, Hán thư “Đổng Trọng Thư truyện: “Bệ hạ phát đức âm, hạ minh chiếu”), nghĩa là: “ Chiếu, tức là chiếu thư. Tần Thủy Hoàng bản kỉ trong sách Sử kí: “Mệnh là chế, lệnh là chiếu.” Sách Hán Thư: “Bệ hạ mở đức, hạ minhchiếu”. Và cũng trong cuốn Từ Hải này, chữ chiếu thư được định nghĩa như sau: Hoàng đế bố cáo thần dân chi thư viết chiếu thư. Độc đoạn: Đế chi hạ hữu tứ, tam viết chiếu thư, chiếu thư giả, chiếu cáo dã), nghĩa là : thư nhà vua ban xuống cho Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 5 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu dân có 4 thứ, thì ba cái gọi là chiếu thư, chiếu thư tức là chiếu cáo. Qua hai bộ từ điển lớn là Từ nguyên và Từ hải trên, chúng ta có thể thấy chữ chiếu không có một định nghĩa riêng cụ thể mà nó chỉ được xếp chung vào chiếu thư, do người trên mệnh cho người dưới, do Hoàng đế bố cáo cho thần dần những chuyện quốc gia đại sự. Trong Trung văn đại từ điển do Trung Quốc Văn hóa Viện xuất bản năm 1968, trang 36182.1 – 36187.7, chữ chiếu bao gồm 13 nghĩa, trong đó có một nghĩa như sau: “Chiếu, thiên tử chi chiếu lệnh, vương ngôn viết chiếu, hoàng hậu thái tử viết lệnh”, nghĩa là: Chiếu, tức là chiếulệnh của thiên tử. Lời của nhà vua là chiếu, còn lời của hoàng hậu và thái tử là lệnh. Theo Đại từ điển tiếng Việt, chiếu là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước, viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thanh hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn và có về đối ở từng cặp câu. Theo Từ điển Văn học (bộ mới), chiếu lệnh là một hình thức văn chương của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông thời cổ, dùng để gọi chung các văn từ mệnh lệnh do nhà vua ban bố cho quần thần, bao quát các thể văn sách, chiếu, mệnh, lệnh, chế, cáo… vốn không thống nhất về thể loại cũng như tên gọi. Trong Thơ văn Lý – Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục,1996, tác giả Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra định nghĩa về chiếu như sau: “Chiếu là loại văn bản hành chính của triều đình nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều”. Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa chung cho văn chiếu như sau: Chiếu là văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại, nhằm công bố cho thần dần trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều và Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 6 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn , có vế đối ở từng cặp câu. Có các loại chiếu như: tức vị chiếu (chiếu kế vị), di chiếu (chiếu dặn lại trước khi qua đời), ai chiếu, phục chiếu, mật chiếu, thủ chiếu, khẩu chiếu. Thư tịch cổ Trung Quốc còn lưu lại những bài Chiếu thề hiện tư tưởng lớn trong việc trị nước đáng làm mẫu mực cho các Hoàng đế đời sau như: Cao đế cầu hiền chiếu (Chiếu cầu người hiền của Hán Cao Tổ), Văn đế nghị tá bách tính chiếu (Hán văn đế đề nghị các đại thần nghĩ cách giúp đỡ trăm họ), Cảnh đế lệnh nhị thiên thạch tư chức chiếu (Hán Cảnh đế lệnh cho các quan phải thực hiện đúng chức trách), Vũ đế cầu mậu tài dị đẳng chiếu (Hán Vũ đế cầu người tài xuất chúng để lập chiến công lừng lẫy). Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không phải chỉ có lý lẽ, mà phải thể hiện hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm hồn cao cả. Nhiều bài chiếu có lý lẽ xác đáng, lời văn sáng sủa, gãy gọn, mạnh mẽ được trân trọng lưu truyền. 2. Lịch sử hình thành , phát triển của văn bản chiếu Chiếu là một loại hình văn bản hành chính đặc biệt đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời cổ và được truyền sang các nước phương Đông thuộc vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ đặc biệt vì đó là một trong những loại hình văn bản hành chính có tính quan phương nhất của nhà nước đã ra đời từ rất lâu, tồn tại trong suốt thời kì phong kiến. Trong tác phẩm Lịch sử văn hóa Trung Quốc được tác giả Nguyễn Phạm Hùng trích dẫn trong cuốn Văn học Lí – Trần nhìn từ thể loại, Đàm Gia Kiện đã viết về nguồn gốc của văn chiếu như sau: Chiếu là “cáo của triều đình ban bố gọi chung là chiếu lệnh, bắt nguồn từ thể cáo trong Thượng thư, thời Xuân Thu gọi là mệnh, thời Chiến Quốc gọi là lệnh. Sau khi Tần thống nhất, đổi mệnh thành chế, đổi lệnh thành chiếu. Đầu đời Hán mệnh chia làm bốn loại, danh mục, công dụng Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 7 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu khác nhau. Chiếu là cáo với bách quan…” Như vậy, chiếu vốn được bắt nguồn từ thể cáo trong sách Thượng thư, được gọi là chiếu lệnh, trải qua các tên gọi khác nhau, đến đời Tần mới có tên gọi là chiếu như hiện nay. Thực chất, nó là loại văn bản hành chính của triều đình nhằm công bố cho thần dân biết và thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến đời sống xã hội, dân tộc, hoàng triều. 3. Một số đặc trưng của văn bản chiếu: Chiếu không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi của văn bản hành chính của thời kì Trung đại mà còng là một thể loại có nhiều đóng góp cho nền văn học mỗi nước trong thời kì này. Đó là một thể loại văn học có chức năng cao, phục vụ cho việc giao tiếp có tính quan phương. Tùy vào mỗi triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếucó những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếu có những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, từng thời kì đó. Nhưng về cơ bản, đặc trưng của thể loại này, xét về nội dung là mệnh lệnh của vua chúa đối với thần dân; xét về hình thức thì đó là sự vận dụng phổ biến các cách diễn đạt của văn xuôi cổ thể, của biền văn, tản văn, và cả vận văn nữa, trong đó phổ biến nhất là hình thức biền văn. Từ ngữ được sử dụng trong văn chiếu cũng rất đa dạng, phong phú. Điều này nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của văn chiếu: vừa đảm bảo tính bác học vừa đảm bảo tính phổ cập, vì phải để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu được. Các nhà lí luận văn học cổ xem chiếu là một hình thức văn học quan trọng. Trong Văn tâm điêu long, Lưu hiệp đã xếp thiên Chiếu sách vào thiên thứ 19. Ông viết: “Duy có chiếu sách hồ Hiên Viên, Đường, Ngu gọi là mệnh, giáng cập thất quốc tịnh xưng lệnh. Tần cải lệnh vi chiếu Cổ chi chiếu từ giai dụng tản văn, cố năng thâm hậu , nhĩ nhã, cảm động hổ nhân”. Duy có chiếu sách vào thời Hiên Viên, Đường, Ngu được gọi là mệnh ban xuống cho 7 nước thì gọi là lệnh, về sau Tần sửa mệnh thành chiếu Lời chiếu thời cổ đều dùng tản văn, cho nên ý tứ thâm Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 8 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu sâu, điển nhã, cảm động lòng người ” Chiếu thuộc kiểu giao tiếp cộng đồng, lấy số đông làm đối tượng. Tất nhiên trong một số trường hợp, nhà vua có thể ban di chiếu riêng cho một số người. Nhưng về cơ bản, đó vẫn là sự giao tiếp giữa vua và thần dân, giữa triều đình phong kiến và dân chúng, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Sự tồn tại của văn học chiếu gắn bó với sự tồn tại của các triều đại phong kiến, chính vì thế, khi chế độ phong kiến sụp đổ, loại hình văn hành chính này cũng sẽ không còn lí do để tồn tại. 4. Hệ thống văn bản chiếu trong lịch sử Việt Nam Nhằm phần nào tái hiện diện mạo khái quát nhất về hệ thống văn bản chiếu Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và lọc các bài chiếu trải qua các thời lịch sử chủ yếu trong hai bộ chính sử đáng tin cậy (Đại Việt sử kí toàn thư Và Đại Nam thực lục) cũng như một số nguồn tư liệu khác (Nguyễn Trãi toàn tập, Tổng tập văn học Việt Nam, Thơ văn Lí Trần). Chúng tôi đã lập bảng thống kê số lượng chiếu trong các thời kì lịch sử Việt Nam dưới đây. Bảng thống kê số lượng chiếu các thời trong lịch sử Việt Nam (Qua một số nguồn tư liệu) Stt Tên nguồn tư liệu Số lượng chiếu Lý Trần Lê Nguyễn 1 Đại Việt sử kí toàn thư 24 23 56 0 2 Đại Nam thực lục 0 0 0 191 3 Nguyễn Trãi toàn tập 0 0 6 0 4 Tổng tập văn học Việt Nam 0 0 0 0 5 Thơ văn Lý Trần 6 0 0 0 Tổng 30 23 56 191 Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 9 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Căn cứ vào bảng trên chúng ta có thể đi đến một vài nhận xét: Trải dài thời kì Trung đại, thời đại nào cũng có các văn bản chiếu. Song Nguyễn là thời kì có số lượng văn bảnchiếu nhiều nhất. Điều đó hoàn toàn có thể giải thích được bởi lí do khách quan về thời gian, khí hậu, chiến tranh cũng như vì ý thức của con người mà số lượng chiếu của các thời Lí, Trần, Lê đã bị mai mốt nhiều. Qua việc khảo sát chúng tôi thấy rằng các văn bản chiếu ngày càng hoàn thiện dần đạt tới độ ổn định cho loại văn hành chính mang tính chất quan phương này. Như vậy qua khái quát về tình hình chiếu của Việt Nam qua các thời kì ta thấy chiếu là văn bản hành chính quan phương xuất hiện từ thời cổ ở Trung Quốc, tồn tại song hành cùng với sự phát triển của các vương triều phong kiến. Khi chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành thì các văn bản chiếu cũng lập tức được lựa chọn và sử dụng. Hiện nay văn bản chiếu sớm nhất được xác định là Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn sáng tác vào năm 1010 và bản chiếu cuối cùng là Thoái vị chiếu của vua Bảo Đại (tháng 8 năm 1945). Văn bản chiếu sau cùng này cũng đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn vai trò của văn bản chiếu trong chế độ phong kiến Việt Nam đã tồn tại lâu đời. II. “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn) – Văn bản chiếu mẫu mực Nguồn sử tịch sớm nhất chép bài văn Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý Công Uẩn là Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479, dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (nửa sau thế kỷ XIX) cũng có bài Chiếu dời đô. Ngoài ra, còn có một số sách khác cũng chép bài Chiếu dời đô, thí dụ Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818). Sau khi đối chiếu các văn bản Chiếu dời đô được chép ở ba bộ sách vừa dẫn trên, chúng tôi chọn Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 10 [...]... do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 12 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Đinh Lê nhị thị” đến “bất đắc bất tỉ” phê phán hai nhà Đinh Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là sai lầm và bắt buộc phải dời đô Trong đoạn một của phần một, đầu tiên Lý Công Uẩn nêu ra những bài học về việc dời đô trong. .. hành vi đó.” Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 15 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Nếu vua Lý Thái Tổ là người theo đạo Nho hay Nhất thần giáo thì thiên mệnh” trong Chiếu dời đô có thể hiểu là giới hạn của chủ nghĩa định mệnh trong chính trị Đằng này, vua Lý Thái Tổ là người theo đạo Phật, nên khái niệm thiên mệnh” có thể là thuật “chơi chữ” với hai... và được làm vua nhờ vào sự sắp xếp tài tình của thiền sư Vạn Hạnh, vua Lý Thái Tổ không thể có và không thể chấp nhận thế giới quan Nho giáo hay bất kỳ Nhất thần giáo nào, rằng thế giới này do thượng đế tạo ra và vận mệnh quốc gia và con người là công trình độc quyền của thượng đế Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 14 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu. .. kì này, Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định xâm chiếm nước ta Việc Lý Công Uẩn – một tài năng Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 21 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu quân sự - vẫn quyết định định đô ở Đại La chứng tỏ ông hoàn toàn không nể sợ phương Bắc, tin tưởng vào khả năng của đất nước Định đô là một quyết định trọng đại của dân tộc, một trong những... Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 19 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Về mặt địa lý, Lý Công Uẩn đã nhận ra đất Đại La rộng mà bằng phẳng Đây là trung tâm của đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, nhất là vào thời ấy khi đất đai mới được khai thác, chưa đắp đê ngăn lũ như hiện nay Đại La ở vào thế đất cao mà sáng sủa, khá sâu trong đất liền... tổng kết việc dời đô theo quy luật là để tìm nơi trung tâm, mục đích là tính kế lâu dài cho sự phát triển của dân tộc và yêu cầu phải được ý trời, hợp lòng dân, căn cứ vào điều kiện, thế phát triển của đất nước Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 13 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Sau khi khái quát quy luật dời đô, Lý Công Uẩn đi vào giải thích nguyên... Bắc trong việc cai trị nước ta và đối với một số chính quyền tự chủ của người Việt Đó là cơ sở đưa đến sự phát triển của vùng đất này, đặt tiền đề cho quyết định dời đô của Lý Công Uẩn sau này Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 25 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Khi nhà Lý dời đô về nơi đây, nhà Lý bắt đầu cho xây dựng một số cung điện làm nơi ở và. .. Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 26 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Lịch từ Bưởi đến Ô Cầu Giấy, phía nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, đến Ô Đống Mác Thành Đại La đời Lý mở các cửa: Triều Đông (dốc Hòe Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), Vạn Xuân (Ô Đống Mác) Thành Đại La được bao bọc... mối cả các con đường bộ Bắc Nam, Đông - Tây, nhất là đường thủy vì nằm bên con sông lớn nhất trăm sông trong miền chia nước: sông Cái - sông Hồng Sông Cái lại như con hào tự nhiên mênh mang che chở mạn Bắc thành lũy, khi có nạn giặc ngoài Rõ là thế đất đế đô Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 18 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu của thời mở mang, hưng... Trần Từ năm 1397 đến năm 1407: là Đông Đô của nhà Hồ Từ năm 1407 đến năm 1427: là thành Đông Quan của nhà Minh Từ năm 1428 đến năm 1789: là Đông Kinh của nhà Lê Sơ, nhà Mạc, nhà Trịnh Từ năm 1789 đến năm 1801: là trấn Bắc Thành của Tây Sơn Nguyễn Huệ Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 22 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Từ năm 1802 đến năm 1840: là . của Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Nam thực lục do Quốc sử Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 4 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu triều. Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 9 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Căn cứ vào bảng trên chúng ta có thể đi đến một vài nhận xét: Trải dài thời kì Trung đại, . do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Nguyễn Thị Mơ – Lớp Văn học Việt Nam – Cao học Văn K55 Page 12 Thể chiếu trong văn học trung đại Việt Nam và Thiên đô chiếu Đinh