Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
217,5 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI 1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Thế giới A. LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến Cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào Cách mạng Việt Nam và quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ 20. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991), Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của Cách mạng Việt Nam”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 – 2001) một lần nữa khẳng định lại điều này. Đây là một sự tổng kết sâu sắc, bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta và là một quyết định quan trọng có ý nghĩa lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Cách mạng nước ta, tình cảm nguyện vọng của toàn Đảng toàn quân, toàn dân ta. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thân quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, trong khi giai cấp phong kiến, tiêu biểu là triều đình Huế đã từng bước nhượng bộ, đầu hàng rồi làm tay sai cho thực dân Pháp, khi các cuộc đấu tranh yêu nước, chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã lần lượt thất bại, rơi vào tình thế "dường như trong đêm tối không có đường ra". Điều này thể hiện mâu thuẫn giữa sức sống, tinh thần đấu tranh anh dũng, bền bỉ của dân tộc với sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, nổi lên là các vấn đề chủ yếu: lực lượng cách mạng; giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; con đường cách mạng;… Trong khi ấy phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn liên tục diễn ra. Đồng thời, phong trào của công nhân ngày càng lớn mạnh, như "cánh én báo hiệu mùa xuân". Việc giải quyết vấn đề được đặt ra trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam vào thời điểm lúc bấy giờ, giai cấp nào lãnh đạo cách mạng - không thể tách với tình hình quốc tế đang ngày càng ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và Hồ Chủ Tịch nói riêng. Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi với lòng nồng nàn yêu nước. Năm 1920, bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản, người chiến sĩ quốc tế xuất sắc, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc duy nhất đúng cho dân tộc Việt Nam. Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Ở đây, chúng ta sẽ làm rõ phần nào nhận định đúng đắn của Đảng ta về tư tưởng vĩ đại của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau… Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi… Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm. Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay cả khi tiếp thu lý luận Mác - Lênin - đỉnh cao của trí tuệ nhân loại - cũng phải trên nền tảng của giá trị truyền thống. Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn - thù. Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù. Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung về Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến Cách mạng Xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn, bất diệt và đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc, có sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Bởi vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá, tư tưởng “vĩnh cữu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Tính sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: vừa trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Người đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ, và ngày nay, tư tưởng đó đang soi sáng con đường cách mạng Việt Nam! 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. “Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam” là nhiều quan điểm liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ tính liên tục, nhất quán. “Toàn diện” là bao quát nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao. Đại hội IX chỉ rõ, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. “Toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, nghĩa là không phải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu Cách mạng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về mục đích Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về lực lượng Cách mạng, toàn dân tộc lấy công – nông làm gốc, đoàn kết quốc tế; về nên tảng lí luận, chủ nghĩa Mác – Lênin; về tổ chức Cách mạng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Mặt trận đoàn kết toàn dận; về phương pháp cách mạng: Động viên toàn dân, tổ chức toàn dân, Tóm lại, đó là “giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng vô sản”. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nói rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Rõ ràng là khái niệm cho ta biết Hồ Chí Minh nắm chắc chủ nghĩa Mác – Lênin và hiểu rõ điều kiện nước ta. Điểm chốt ở đây là “điều kiện cụ thể của nước ta”. Hồ Chí Minh từng cảnh báo: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Điều kiện nước ta không giống các nước khác, ít nhất trên hai điểm: Truyền thống lịch sử, văn hóa, con người và nước thuộc địa thời cận đại. Hai điểm này không hoàn toàn tách bạch, mà có sự tiếp nối. Nhưng cũng có nội dung chỉ có trong thời kì thuộc địa. Nhận thức như vậy để thấy rằng Hồ Chí Minh không viết lại, nói lại các bậc thầy, những bậc tiền bối và những gì trong truyền thống dân tộc mà ngược lại, Người đã khắc phục những hạn chế của truyền thống và thiếu hụt trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Hạn chế lớn nhất của giá trị truyền thống là lý luận khoa học. Thiếu hụt lớn nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin là những tư liệu lịch sử của các nước thuộc địa phương Đông. Hồ Chí Minh đã lấp đầy những khoảng trống đó. Nếu Hồ Chí Minh không vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng hệ thống lý luận Cách mạng soi đường cho Cách mạng Việt Nam thì làm sao chúng ta có thể thắng lợi nhanh gọn trong thời gian chưa đầy hai tuần của tháng Tám năm 1945. Và tiếp theo là thắng lợi trong cuộc kháng chiến quá độ lên Xã hội chủ nghĩa khi cả nước có chiến tranh với tư duy “chủ nghĩa xã hội thời chiến”. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về giải phóng dân tộc Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc, về độc lập dân tộc gắn liền với Xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh về thời đại. Về sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, về đạo đức Cách mạng, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ ách mạng cho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. II. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi. Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân và khẳng định tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải phối hợp chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc; cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tính độc lập, tự chủ và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong phân tích của Người: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra" Cũng như vậy, Cách mạng phải có sự phối hợp ở cả chính quốc và thuộc địa, giống như một con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc. Sự diễn đạt cụ thể và giản dị trên đây đã hàm chứa tư tưởng về tính triệt để của cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, thực dân và tính tất yếu của sự phối hợp phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ðó là biểu hiện lập trường cách mạng triệt để và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh đã nhận rõ, đối với những người lao động và vô sản ở khắp mọi nơi, dù màu da có khác nhau nhưng họ đều có chung một kẻ thù và cũng có chung một mục tiêu tranh đấu. Ðế quốc thực dân, ở đâu đâu cũng là ác quỷ, phải đánh đổ nó đi. Còn anh em vô sản ở đâu đâu cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau. "Trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản." Người đề cập tới tình hình Ðông Dương và những cơ sở cho sự chín muồi Cách mạng ở đó. Ðó vừa là những khẳng định khoa học, vừa là những dự báo chính trị mẫn cảm. Người đã từng viết: "Người Ðông Dương không chết, người Ðông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Ðông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Ðộ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Ðông Dương". Theo đánh giá của Người: "Ðằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Ðông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi". Cho đến khi, Luận cương Lê-nin được Người hấp thụ như tìm thấy cẩm nang, Người đã xác định rõ ràng con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản, có thể giành được thắng lợi trước, nếu biết dựa trên nội lực của chính dân tộc mình. Đới với tư tưởng của Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, đứng vững trên nền tảng ý thức hệ của giai cấp công nhân, vượt qua ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời và cũng vượt qua những hạn chế của ý thức hệ tư sản. Giải quyết vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, theo ý thức hệ của giai cấp công nhân nên cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu giành độc lập dân tộc phải do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Cũng do đó, con đường tiến lên của dân tộc và của xã hội Việt Nam chỉ có thể là con đường xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội bằng cách quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở ra con đường phát triển tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng lý luận cho cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, đã chấm dứt cuộc khủng hoảng triền miên từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 về đường lối cứu nước, đường lối phát triển ở nước ta, đã tìm thấy con đường phát triển đúng đắn, hợp lý, có triển vọng nhất, phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của nhân loại và xu thế phát triển của thời đại. Cũng nhờ vào tư tưởng có lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh, nhân dân và dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, đưa dân tộc ta vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thế giới, đã xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta. Hồ Chí Minh, như đã nói, đã bổ sung và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác một cách tiếp cận cũng đồng thời là quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Ðó là tiếp cận đạo đức học. Người đã dự cảm từ rất sớm một vấn đề, [...]... tư ng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ luôn tồn tại, sống mãi với cách mạng Việt Nam cũng như đối với cách mạng Thế giới ĐỀ TÀI 2 VẬN DỤNG NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY A LỜI MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng Sản Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã ra đi mãi mãi Song, những tư. .. định, với những giá trị to lớn của mình, tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng, cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như trên thế giới Theo các đại biểu, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành “kim chỉ nam đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng Tư tưởng và tấm gương đấu tranh bất khuất cho độc lập, tự do của Hồ Chí. .. III GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG THẾ GIỚI 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của thời đại C.Mác khái quát: “Mỗi thời đại xã hội đều cần những con người vĩ đại của nó và nếu không có những con người vĩ đại như thế thì thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam mà... ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn còn nguyên giá trị và sức sống, tạo nên sự liên kết gắn bó giữa các thế hệ người Việt Nam, giữa Việt Nam với thế giới Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, nhân kỷ niệm lần thứ 120 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới đã... trong sáng và là di sản quý giá đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân ba nước Campuchia, Việt Nam, Lào và nhân dân tiến bộ trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam; đồng thời cũng là một lãnh tụ thiên tài trong số những nhà lãnh đạo thế giới đã có những đóng góp tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc và cuộc... Song, những tư tưởng của người luôn sống mãi với thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức, bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa... đã làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước 2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ với tự mình” Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh Cũng... dân vì dân do đảng Cộng sản lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực Trong đó có hai vấn đề: Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công... tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân của thế giới Người là biểu tư ng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản; không chỉ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Thế giới đã và sẽ còn thay đổi, nhưng những giá trị tư tưởng. .. trong đói rách và lầm than Cách mạng Việt Nam là 1 điển hình cho cả thế giới thấy 1 dân tộc nhỏ bé, lạc hậu, thô sơ nhưng có thể tự giải phóng mình khỏi 3 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới Các dân tộc khác sẽ lấy đó làm cảm hứng để dành độc lập và tự do cho dân tộc mình Trong lòng nhân dân thế giới , Hồ Chủ tịch là bất diệt Bạn bè năm châu khâm phục và coi Hồ Chí Minh là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”, . mạnh. II. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam. ĐỀ TÀI 1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Thế giới A. LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của. vai trò động lực của dân chủ đối với tiến bộ và phát triển, đối với chủ nghĩa xã hội. III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG THẾ GIỚI 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của