Xác định đúng vai trò, vị trí của cá nhân

Một phần của tài liệu Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Thế giới (Trang 29)

II. VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1.1.Xác định đúng vai trò, vị trí của cá nhân

Đạo đức hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng… được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với sự nghiệp, giữa con người với nhau và giữa con người với xã hội. Xuất

phát từ bản chất, con người luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người, vì vậy ai cũng phải tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức.

Riêng đối với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”, là cái cầu nối các thế hệ – “người tiếp sức

cách mạng cho thế hệ già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Chính vì vậy, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm giáo dục

đạo đức, chăm lo rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một

anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì có ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa.Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”.

Một phần của tài liệu Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Thế giới (Trang 29)