II. VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2.3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng
viên trường Đại học Thương Mại nói riêng
Là sinh viên trường Đại học Thương Mại, chúng tôi nghĩ rằng, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương Bác, nhưng trước hết, chúng ta phải thức hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.
Sinh viên Thương Mại cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung
với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí, Công, Vô, Tư; Lòng yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng, v.v…
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, sinh viên chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương thầy cô, bạn bè xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của sinh viên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp sinh viên chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngay hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống sinh viên: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử.
Sinh viên Thương Mại cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa, đầy đủ hơn nữa những hy sinh to lớn của ông cha để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính.
Ngoài ra cũng cần xác định đúng vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân. Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là học tập thật tốt, chúng ta phải phấn đấu để rèn luyện và tu dưỡng bản thân, làm theo những bài học quý báu mà Bác Hồ truyền lại cho thế hệ trẻ. Cần rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên, tránh xa các tệ nạn xã hội, xác định nhiệm vụ của mình là học để sau này cống hiến và phục vụ cho lợi ích đất nước.
Sinh viên trường Đại học Thương mại cần tích cực hơn khi tham gia các hoạt động xã hội của nhà trường hay các đoàn thể tổ chức như y tế, tình nguyện, hiến máu nhân đạo, hay các chương trình vì môi trường… Tham gia các hoạt động đoàn thể không chỉ giúp chúng ta rèn luyện tu dưỡng đạo đức mà còn tạo nên những mối quan hệ mới tốt đẹp. Cùng với đó là những trải nghiệm sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Tìm hiểu, quan tâm các vấn đề xã hội và rút ra những bài học cho bản thân và bạn bè tránh những cạm bẫy ngoài xã hội. Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Thanh niên sinh viên là những người chủ tương lai của nước nhà, là cầu nối dìu dắt giữa các thế hệ “người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Muốn đảm nhiệm tốt sức mạnh cao cả là làm sao cho Việt Nam văn minh, hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc trên khắp năm châu, thì phải không ngừng tu đức, luyện tài. Đạo đức và tài năng phải luôn gắn bó với nhau, trong đó cái đức là gốc của con người.
C. KẾT LUẬN
Chuẩn mực đạo đức là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Xây dựng con người Việt Nam không thể coi nhẹ việc xây dựng đạo đức lối sống
Sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã và đang đặt ra yêu cầu cho các trường, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng hiện nay là phải đào tạo nguồn nhân lực trẻ có kiến thức chuyên môn cao, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề khoa học kĩ thuật, sản xuất, đạo đức, lối sống, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Tuy nhiên, thực trạng đạo đức, lối sống của Học sinh – Sinh viên hiện nay đang nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại. Đó là một bộ phận Học sinh – Sinh viên sống thiếu niềm tin, phai nhạt lí tưởng, chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lọc những lối sống từ bên ngoài. Để phát huy tính tích cực và điều chỉnh những lệch lạc trong suy nghĩ, trong hành động của Học sinh – Sinh viên, nhằm giáo dục đào tạo họ trở thành người lao động có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp cách mạng hết sức vẻ vang nhưng cũng đầy khó khăn thử thách của đất nước, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội ngoài việc chăm lo giáo dục tri thức chuyên môn, cần phải tăng cường quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện, xây dựng văn hóa đời sống, đặc biệt là đạo đức cách mạng cho Học sinh – Sinh viên theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Vì vậy, việc xây dựng con người với đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa đối với học sinh, sinh viên - những chủ nhân trẻ tuổi, một nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước, đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là giai đoạn hiện nay.