1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour

107 443 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 708,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Danh mục các từ viết tắt MICE: viết tắt của Meeting- Incentive- Conference- Exhibition, gọi chung loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởngdu lịch sự kiện, triển lãm. WTO: viết tắt của World Trade Organization- Tổ chức Thương mại thế giới. PR: viết tắt của Public Relation- hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng. IB: viết tắt của Inbound- khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam OB: viết tắt của Outbound- khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Lí do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Du lịch không chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người mà còn góp phần “ phát triển văn hóa, văn minh thông qua giao lưu với bè bạn và các nền văn hóa khác nhau trên Thế giới ”. Cùng với sự hội nhập du lịch sẽ giúp con người học hỏi những nét tinh hoa của nền văn hóa khác nhau, văn minh nhân loại làm phong phú thêm cho nền văn hóa quốc gia, dân tộc. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, sự phát triển của nền kinh tế Thế giới, du lịch đã được coi như một ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu vô hình” để thu về nguồn ngoại tệ. Hoạt động du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế và đang phát triển nhanh với xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa. Cùng với thế giới, ngành du lịch Việt Nam được xem một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm giàu cho đất nước. Tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam phong phú, đa dạng, giàu bản sắc giúp chúng ta có nhiều điều kiện phát triển tiềm năng với nhiều loại hình du lịch khác nhau với một không gian và thời gian ít hạn chế. Do đó mà lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch không ngừng phát triển. Trước những thách thức to lớn về nhu cầu của khách du lịch ngày một gia tăng với yêu cầu đa dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh du lịch luôn phải cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời mở rộng và phát triển thêm các loại hình du lịch mới, hấp dẫn và cao cấp hơn. Do đó mà trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng thu hẹp dần khoảng cách đối với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Cho đến thời điểm hiện nay, du lịch văn hóa và du lịch giải trí hai loại hình Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 3 Chuyên đề tốt nghiệp được ưa chuộng nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, một thị trường du lịch mới MICE cũng rất tiềm năng. Thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu được từ thị trường du lịch MICE trên toàn thế giới hằng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra trị giá gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Ở Việt Nam hình thức du lịch này cũng đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ bởi ngoài việc được đánh giá một điểm đến an toàn và thân thiện, Việt Nam còn điểm đầu tư hấp dẫn. Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE ở nước ta, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn về loại hình du lịch MICE và nếu phát triển nó thì Việt Nam sẽ đối thủ cạnh tranh lớn của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Các công ty du lịch đã khai thác loại hình kinh doanh này và bước đầu đã có những kết quả khả quan. Sau một thời gian thực tập ở Vietran tour em nhận thấy công ty có mong muốn thu hút nhiều hơn nữa đối tượng khách Mice đặc biệt đối tượng khách đi du lịch khuyến thưởng. Do đó em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm thu hút khách các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour” mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào xây dựng chiến lược dài hạn của công ty. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh cùng tập thể cán bộ nhân viên công ty Vietran tour, những người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề của mình. Phạm vi nghiên cứu: - Thị trường khách du lịch khuyến thưởng của công ty trong vòng 3 năm - Toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty có liên quan đến thị trường khách du lịch khuyến thưởng Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích tổng hợp dữ liệu - Phương pháp điều tra phỏng vấn quan sát Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Mục tiêu nghiên cứu: - Hoạt động thu hút thị trường khách du lịch khuyến thưởngcác giải pháp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH KHUYẾN THƯỞNGCÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH 1.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh lữ hành 1.1.1 Định nghĩa kinh doanh lữ hành Đã từ lâu, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một tất yếu khách quan đối với sự phát triển của ngành du lịch giữ vị trí trung gian, thực hiện vai trò phân phối sản phẩm du lịch và sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Do đó việc định nghĩa hoạt động kinh doanh lữ hành một công việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ở đây có hai cách tiếp cận về lữ hành. Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Tiếp cận theo cách này thì kinh doanh lữ hành được hiểu doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hoá thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Ví dụ sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kì dịch vụ du lịch nào khác; tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi quốc gia; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia cho thuê dịch vụ vận chuyển, dịch vụ trong quá trình tiêu dùng của du khách… Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này định nghĩa về lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam. “Lữ Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 5 Chuyên đề tốt nghiệp hành việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” 1 . Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện: “1. Có đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. 2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành” 2 . Kinh doanh lữ hành quốc tế việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện: “1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở trung ương cấp. 2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được qui định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này. 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. 4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. 5. Có tiền kí quỹ theo quy định của Chính phủ” 3 . Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành chương trình du lịch. Ngoài ra trong luật du lịch còn quy định rõ kinh doanh đại lí lữ hành. “Kinh doanh đại lí lữ hành một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch để hưởng hoa hồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lí lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du lịch” 4 . 1 Điều 4 Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr.12 2 Điều 44 Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.38 3 Điều 46 Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr.39 4 Điều 53 Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr. 45. Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 6 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2 Phân loại kinh doanh lữ hành. Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lí lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp. - Kinh doanh đại lí lữ hành hoạt động chủ yếu làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để hưởng hoa hồng theo mức % của giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Các doanh nghiệp thuần tuý thực hiện loại hình này được gọi các doanh nghiệp lữ hành bán lẻ. - Kinh doanh chương trình du lịch hoạt động theo phương thức bán buôn, liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành và hướng dẫn. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi các công ty du lịch lữ hành. - Kinh doanh lữ hành tổng hợp có nghĩa đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ, vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ, vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi các công ty du lịch. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp. - Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội địa, loại kinh doanh mà hoạt động chính của tổ chức thu hút Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 7 Chuyên đề tốt nghiệp khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành gửi khách được gọi công ty gửi khách. - Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa, loại kinh doanh mà hoạt động chính của xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịchtổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này được gọi các công ty nhận khách. - Kinh doanh lữ hành kết hợp có nghĩa kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi các công ty du lịch tổng hợp. Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam có các loại 5 - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam. - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài. - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. - Kinh doanh lữ hành nội địa. 1.2 Chương trình du lịch khuyến thưởng 1.2.1 Khái niệm du lịch khuyến thưởng Trong những năm gần đây loại hình du lịch Mice đang được mở rộng và được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quan tâm khai thác. Du lịch Mice gì mà tại sao lại có được sức hút mạnh mẽ đến như vậy? MICE- viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Du lịch MICE du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởngdu lịch sự kiện, triển lãm. Đó loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE không phải 5 Điều 47, Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr. 40. Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 8 Chuyên đề tốt nghiệp loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Hội họp, cho ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị . đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế . những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khuyến thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịchthưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, lại cũng chính khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. Loại hình du lịch MICE chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1990 và đã có bước phát triển nhanh chóng. Ðối tượng khách đến Việt Nam khá phong phú. Không chỉ khách quốc tế, các tập đoàn nước ngoài, công ty liên doanh đang hoạt động ở Việt Nam, mà có cả khách từ các doanh nghiệp trong nước. Những thuận lợi để thị trường du lịch MICE phát triển mạnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập, chuẩn bị gia nhập WTO, có quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế, tạo ra các chương trình hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân đến từ các nước. Việt Nam tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, đặc Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 9 Chuyên đề tốt nghiệp biệt hội nghị ASEM 5, đã được luận quốc tế đánh giá rất cao trong khâu tổ chức phục vụ khách. Việt Nam thị trường đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới tìm hiểu để đầu tư kinh doanh. Ðồng thời, với truyền thống văn hóa lâu đời, người dân hiền hòa, thân thiện, hiếu khách và giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với các danh lam, thắng cảnh, di sản thế giới cùng những bãi biển đẹp, thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch, Việt Nam có sức hấp dẫn du khách. Đây cũng một trong những điểm đến mới của du lịch MICE quốc tế, vì loại hình du lịch này thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức hằng năm, nhằm tạo sự mới lạ, thoải mái cho khách tham dự, nhất những tập đoàn, tổ chức lớn. Với thế mạnh tiềm năng và những cơ sở thuận lợi nêu trên, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nước ta đang đẩy mạnh kinh doanh du lịch MICE, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam cũng có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trước hết cơ sở hạ tầng hạn chế, vẫn còn thiếu các trung tâm triển lãm, hội nghị quốc tế ở các thành phố. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so với nhu cầu thực tế. Việc tham gia các hội chợ chuyên ngành MICE chưa được đầu tư và tổ chức tốt, hình thức mờ nhạt, không gây ấn tượng do tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá không cao. Khâu phối hợp giữa các ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp nhằm thu hút khách chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chào bán cho khách. Việt Nam cũng chưa có những ưu đãi đặc biệt trong các thủ tục cấp thị thực, xuất, nhập cảnh đối với khách dự hội nghị, hội thảo tại Việt Nam. Do đó hiện nay du lịch Việt Nam khai thác phần lớn du lịch khen thưởng, hội họp và hội nghị khách hàng, mức độ còn thấp, trong khi triển lãm dường như không có, hoặc với qui mô quá nhỏ để có thể gọi tầm cỡ quốc tế và thu hút khách MICE. Trần Thuý Quỳnh Lớp: Du lịch 46B 10

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Khác
2. PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, Bài giảng Marketing du lịch Khác
3. TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
4. Ths. Trần Thị Hương, Ths. Phạm Thị Thu Thủy (2006), Nghệ thuật kết nối với khách hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
5. Tùng Linh, Nghệ thuật chăm sóc khách hàng (2005), NXB Từ điển bách khoa Khác
6. Quy định của công ty Vietran tour (Lưu hành nội bộ) Khác
7. www.vietnamtourism.com 8. www.vietnamnet.vn Khác
9. www.vietrantour.com.vn 10. www.tuoitre.com 11.www.baodulich.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1:  Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm du lịch của công ty lữ hành - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Sơ đồ 1 Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm du lịch của công ty lữ hành (Trang 22)
Sơ đồ 2:  Cơ cấu tổ chức của trụ sở chính của Vietran tour  tại Hà Nội - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của trụ sở chính của Vietran tour tại Hà Nội (Trang 32)
Bảng 1: Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 1 Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất (Trang 37)
Bảng 1: Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 1 Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất (Trang 37)
Bảng 2: Số lượng cỏn bộ nhõn viờn tại cỏc phũng ban - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 2 Số lượng cỏn bộ nhõn viờn tại cỏc phũng ban (Trang 38)
Bảng 2: Số lượng cán bộ nhân viên tại các phòng ban - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 2 Số lượng cán bộ nhân viên tại các phòng ban (Trang 38)
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của cụng ty trong cỏc năm qua - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 3 Kết quả kinh doanh của cụng ty trong cỏc năm qua (Trang 39)
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm qua - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 3 Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm qua (Trang 39)
Qua bảng trờn ta cú thể thấy du lịch Outbound của Vietrantour chớnh là thế mạnh của cụng ty - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
ua bảng trờn ta cú thể thấy du lịch Outbound của Vietrantour chớnh là thế mạnh của cụng ty (Trang 42)
Bảng 6: Kết quả khai thỏc thị trường khỏch du lịch khuyến thưởng của cụng ty trong 3 năm - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 6 Kết quả khai thỏc thị trường khỏch du lịch khuyến thưởng của cụng ty trong 3 năm (Trang 52)
Bảng 6:  Kết quả khai thác thị trường khách du lịch khuyến  thưởng của công ty trong 3 năm - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Bảng 6 Kết quả khai thác thị trường khách du lịch khuyến thưởng của công ty trong 3 năm (Trang 52)
Sơ đồ 3:  Kênh phân phối sản phẩm của công ty. - Giải pháp nhằm thu hút khách là các hãng, tổ chức, công ty trong nước đi chương trình du lịch khuyến thưởng của công ty Vietran tour
Sơ đồ 3 Kênh phân phối sản phẩm của công ty (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w