Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
106,5 KB
Nội dung
Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG TỔNG QUAN VỀ VÀNG Khái niệm Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Là 1 kim loại quý, dùng để đúc tiền Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức. Khái quát lịch sử ra đời của vàng Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Các đồ tạo tác bằng vàng ở Balkans xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Các đồ tạo tác bằng vàng như mũ vàng, đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên trong thời kỳ đồ đồng. Việc khai thác vàng được cho là đã bắt đầu từ thời Midas, và vàng ở đây đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng tiền đúc đầu tiên tại Lydia khoảng năm 610 trước Công Nguyên. Từ thế kỷ 6 hay thế kỷ 5 trước Công nguyên, Nhà Chu đã cho sử dụng Ying Yuan, một kiểu đồng tiền xu vàng. Người La Mã bắt đầu phát triển các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn bằng các phương pháp như khai mỏ thủy lục, đặc biệt tại Tây Ban Nha từ năm 25 trước công nguyên trở về sau và tại Romania từ năm 150 sau công nguyên. Đế chế Mali tại chậu Phi nổi tiếng khắp thế giới về trữ lượng vàng vô cùng lớn. Dù giá của một số nhóm kim loại platinum cao hơn nhiều, vàng từ lâu vẫn luôn được coi là kim loại đáng them muốn nhất trong các kim loại quý, và giá trị của nó 1 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế đã được sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ trong lịch sử. Vàng đã được sử dụng như một biểu tượng cho sự thanh khiết, vương giả, sự giàu sang và danh vọng. Vàng thời cổ đại về mặt địa chất khá dễ để có được, tuy nhiên 75% tổng lượng vàng này đã được khai thác từ năm 1910, và trữ lượng này ngày càng giảm do nhu cầu của phát triển. Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử, đa số vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu hành dưới hình thức này hay hình thức khác. Chế độ bản vị vàng Khái niệm Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ trong đó đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 hàm lượng vàng nhất định theo pháp luật Đặc điểm - Dưới chế độ bản vị Vàng, quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng, sẵn sàng mua bán vàng ở mức giá quy định không hạn chế. Ví dụ trong trường hợp của Mỹ, giá của 1 troy ounce vàng nguyên chất là 20.67 USD, do đó sở đúc tiền Mỹ sẵn sàng không hạn chế mua vàng vào và bán ra ở mức giá này. Bản vị vàng giữa 2 đồng tiền trở thành tỷ lệ trao đổi giữa chúng. - Dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được tự do chu chuyển giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. - Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trị một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này nhằm đảm bảo cho NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ 1 trở ngại nào. Tiền do NHTW phát hành được đảm bảo 2 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế bằng vàng 100%. Quy định này buộc NHTW khi muốn mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào NHTW”. Khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn trong tay người cư trú. Như vậy trong chế độ bản vị vàng, NHTW chỉ có vai trò là người mua vàng và thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông, do đó đã hạn chế sự năng động của NHTW. Chế độ bản vị vàng cổ điển 1880-1914 - Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thế kỷ 19, nhưng nhìn chung chế độ này vẫn chưa được áp dụng 1 cách phổ biến cho tới những năm 1870. Hầu hết các nước châu Âu, mà dẫn đầu là Đức đã chuyển sang chế độ bản vị vàng trong thập niên 1870. Năm 1880, bản vị vàng từ 1 số ít quốc gia đã phát triển thành hệ thống tiền tệ quốc tế. Cho đến 1914, khi chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, bản vị vàng bị bỏ rơi. Như vậy trong hơn 30 năm từ 1880-1914, hệ thống bản vị vàng đã thống trị ở hầu khắp các nước, liên kết chặt chẽ các quốc gia lớn với nhau. - Chế độ bản vị vàng 1880-1914 được nhìn nhận là hệ thống hoạt động hoàn hảo, trong đó các quy tắc lưu thông tiền tệ trên được áp dụng tương đối phổ biến và triệt để. - Tuy vậy vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, 1 số nước đã từ bỏ hoặc né tránh áp dụng chế độ này một cách hoàn toàn. Khủng hoảng tiền tệ argentina, Mexico và các nước Mỹ La Tinh đã làm cho bức tranh lý tưởng về chế độ bản vị vàng bị bóp méo. - Ưu điểm: + Chế độ bản vị vàng 1880-1914 có tính đặc trưng của một hệ thống tiền tệ quốc tế có trật tự. Hệ thống tiền tệ các quốc gia luôn hoạt động thống nhất bên cạnh nhau, có trật tự. 1 số quốc gia đã neo giá trị đồng tiền của mình với bàng Anh và thực hiện dự trữ ngoại hối để hỗ trợ bản vị vàng 3 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế + Không có sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong suốt thời kỳ 1880-1914. Các nguyên tắc được áp dụng một cách khá triệt để đã kích thích tăng trưởng thị trường vốn quốc tế - Hạn chế: +Nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định do phải điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua giá cả, lãi suất, + Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn trong khi quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán lại phải trải qua thời kỷ lạm phát. + Trữ lượng vàng quyết định cung ứng tiền tệ của quốc gia, trở thành nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế. Những phát hiện về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, là nguyên nhân làm tăng lượng cung ứng tiền, tăng lạm phát đột biến. + Tồn tài luồng vàng ròng di chuyển giữa các quốc gia Chế độ bản vị vàng hiện đại 1925-1931 - Chế độ bản vị vàng sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, biến dạng không giống như bản vị vàng nguyên thủy 1980-1914. - Là chế độ bản vị hối đoái vàng: Tiền giấy không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng mà phải thông qua một ngoại tệ khác. Ngoại tệ đó phải đảm bảo: + Được chuyển đổi tự do và không hạn chế ra vàng +Được tin cậy làm phương tiện trong thanh toán quốc tế, được chấp nhận rộng rãi - Hoạt động không ổn định như chế độ vàng cổ điển 1880-1914 - NHTW thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế, chuyển từ vàng sang nắm giữ ngoại tệ được chuyển đổi ra vàng như bảng Anh và ngày càng nhiều bằng Đô la - Sau cuộc Đại suy thoái kinh tế 1931: chế độ bản vị vàng hối đoái sụp đổ Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng 4 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế, sư gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ thị trường. Điều đó dẫn đến các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã không thể duy trì. Ở đầu thế chiến I, các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng ít hơn để phục vụ chiến tranh. Sau thế chiến thứ II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới hủy bỏ, thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền cuối cùng của mình với vàng, vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia nhập quỹ tiền tệ quốc tế năm 1999 Ứng dụng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một tiêu chuẩn trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lý tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỷ 20 như một kim loại công nghiệp thiết yếu Trao đổi tiền tệ Vàng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, bằng cách phát hành các đồng xu vàng hoặc thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng (bản vị vàng) theo đó tổng giá trị tiền được phát hành tương ứng với một lượng vàng dự trữ. Vàng đã đáp ứng đầy đủ các đặc tính đầy đủ của một đồng tiền hàng hóa: sự khan hiếm, tính bền, có thể chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền. Gía trị của vàng được thừa nhận rộng rãi, và ổn định tương đối so với các hàng hóa khác, chất lượng của chúng có thể được kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia công nhận 5 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Vàng nguyên chất quá mềm để có thể được sử dụng như tiền tệ hàng ngày và nó thường được làm cứng them bằng cách them đồng, bạc hay các kim loại cơ sở khác. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng cara(k). vàng nguyên chất được định là 24k, các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 đến năm 1930 là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k gọi là vàng hoàng gia. Cất giữ của cải Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén hay thanh như một công cụ cất giữ của cải. Vàng được thừa nhận giá trị, và có giá trị tương đối ổn định so với các hàng hóa khác 1.1.4.3 Trang sức Do vàng nguyên chất mềm, vàng thường được kết hợp với các kim loại khác để làm các đồ nữ trang cho con người. Lĩnh vực dùng vàng vào ngành trang sức ngày càng phát triển, và gia tăng vị trí của nó trong các ngành chế tác ứng dụng vàng. 1.1.4.5 Y tế Các hợp kim vàng được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng. Vàng keo được sử dụng trong nghiên cứu ý khoa, sinh học và khoa học vật liệu 1.1.4.6 Công nghiệp Hàn vàng được dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng chất hàn cứng nhiệt độ cao hay đồng thau. Vàng có thể được chế tạo thành sợi chì và được dùng trong thêu thùa Vàng có thể chế tạo thành lá vàng Vàng cũng được ứng dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xanh và xám trong công nghệ ảnh. Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước 6 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế - Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng Troy, trong đó 1 troy ounce(ozt) tương đương 31.1034768gram - Ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây hoặc chỉ. Một cây vàng nặng 37.5 gram. Mỗi chỉ bằng 1/10 cây vàng Tuổi vàng được tính theo thang độ K(karat). Một karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99.99% tương đương với 24 K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75% • Thị trường vàng thế giới o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng o 1 lượng = 1.20556 ounce • Thị trường vàng trong nước o Đơn vị yết giá: VND/lượng o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND 1.2. THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.2.1 Khái niệm - Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán vàng 1.2.2 Đặc điểm chung của thị trường vàng Thị trường vàng không nhất thiết phải tập trung ở 1 vị trí địa lý xác định mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua ván vàng, do đó nó còn được gọi là ” thị trường không gian” Thị trường vàng là thị trường toàn cầu, không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực nên thị trường vàng diễn ra suốt ngày đêm 7 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Các nhóm thành viên thị trường duy trì quan hệ liên tục với nhau thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại, mạng vi tính, telex và fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau, nhưng vẫn như đang hoạt động dưới một mái nhà chung - Thị trường nhạy cảm với chính sách tiền tệ của các quốc gia, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý. 1.2.3 Phân loại 1.2.3.1 Thị trường vàng giao ngay Thị trường vào giao ngay là thị trường mà ở đó việc mua và bán vàng được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau 2 ngày kể từ thời điểm thỏa thuận. Các nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở giá vàng giao ngay, giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch 1.2.3.2 Thị trường vàng kỳ hạn Thị trường vàng kỳ hạn là thị trường mà ở đó việc mua bán vàng sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận. Thị trường vàng kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chổng rủi ro khi giá vàng biển đổi bất thường. Hợp đồng mua bán vàng kỳ hạn được sử dụng để cố định giá mua hoặc bán vàng theo một mức giá cố định đã biết trước mà không cần tính đến sự biến động của giá vàng trên thị trường. 1.2.4 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác 1.2.5 Các nhân tố tác động đến giá vàng và thị trường vàng - Trên thế giới: biến động USD, biến động giá dầu, tình hình lạm phát - Ở Việt Nam: giá vàng thế giới, cung cầu vàng, chính sách về vàng của nhà nước Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế tăng cao, những người đầu cơ thường mua USD để mang lậu vàng vào, áp lực giảm giá đối với tiền đồng ngày một lớn hơn. 8 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Giá vàng tăng cao khiến hoạt động gửi tiền không còn hấp dẫn, người gửi tiền chuyển từ nắm giữ tiền đồng Việt Nam sang vàng. Điều này có thể khiến áp lực lạm phát tăng cao. Ngoài ra, người Việt Nam thường tính giá bất động sản theo vàng. Giá vàng tăng cao đẩy giá bất động sản tăng, giá các loại hàng hóa khác cũng lên theo. !"#"$% "&!'(!) CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 2010 ĐẾN NAY 2.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 2.1.1. Năm 2010 Biến động giá vàng năm 2010: Năm 2010 là năm đánh dấu đỉnh cao của một thập kỉ liền tăng giá liên tục. Hiệp hội vàng thế giới ngày 3/1 cho biết giá vàng đã tăng tới 1430,25 USD/ounce vào ngày 7/12/2010 và tính cho cả năm giá vàng tăng tới 30%. Diễn biến giá vàng trong cả năm 2010 khá phức tạp: đầu năm giá vàng thế giới chưa tới 1.100 USD/ounce, nhưng tới tháng 8/2010 lên cao vượt ngưỡng 1.200USD/ounce; tháng 9/2010 tới ngưỡng 1.300 USD/ounce; tháng 11/2010 vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce và tháng 12/2010 giá vàng tăng leo lên 1.430,9 USD/ounce vào ngày 7/12/2010. Gía vàng tuy có hạ nhiệt sau đó, nhưng giá vàng thế giới vẫn dao động ở mức 1.300-1.400 USD/ounce. Nguyên nhân: Trong năm 2010 , nguồn cung vàng thế giới chỉ tăng 2% trong khi nhu cầu tăng 9% và đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 3812,2 tấn, riêng nhu cầu vàng 9 Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế trang sức tăng 17% nhờ sức mua tăng mạnh tại hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung quốc, tổng nhu cầu ở 2 quốc gia này chiếm hơn 1 nửa nhu cầu vàng trang sức thế giới. Sau Ấn Độ va Trung Quốc lượng mua vào của các ngân hàng trung ương( NHTW) trên thế giới lần đầu tiên trong 21 năm qua đã vượt lượng bán ra, nguyên nhân đẩy vàng tăng giá và đạt mức kỷ lục. Qúy 4 năm 2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30% sau 2 năm bị kìm nén, sức mua tăng bất chấp giá vàng cao nhằm mục tiêu tránh thuế do chính phủ Ấn Độ đã quyết định nâng thuế nhập khẩu vàng bắt đầu từ ngày 28/2/2011. Ở Trung Quốc, nhu cầu vàng tại quốc gia này tăng 70% so với năm trước riêng nhu cầu vàng trang sức đạt con số kỷ lục 428 tấn, đưa quốc gia này trở thành thị trường vàng lớn thứ 2 thế giới. Các NHTW các nước đang phát triển như Trung Quốc, Nga và Thái Lan đã tăng cường mua vàng nhằm bảo tồn và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. Một số NHTW ở châu Âu bắt đầu bán ra khi giá vàng tăng, nhưng sau đó lại mua vào khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công và lo ngại rủi ro. Theo đánh giá của Cục Dự Trữ liên bang Mỹ, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh sau thời kỳ suy thoái và sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Sự thiếu phối hợp giữa các nền kinh tế hàng đầu trong việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu sẽ làm thiết lập một mặt bằng giá mới, trong khi USD tiếp tục mất giá. Rối loạn Lybia, và tình hình căng thẳng khu vực Trung Đông đã gây tâm lý lo âu về bất ổn trên phạm vi toàn cầu Trong khi đó trên thế giới tình hình khu vực đồng euro chưa sáng sủa, quan hệ thương mại Mỹ- Trung còn căng thẳng, giá cả lương thực và nguyên nhiên liệu tiếp tục leo thang do nhu cầu ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi. Tóm lại, lạm phát tiếp tục hoành hoành, bạo đồng xã hội còn u ám, nhu cầu vàng tại Ấn Độ có thể hạ nhiệt, nhưng nhu cầu vàng tại Trung quốc và một số nước châu 10 [...]... tăng tương ứng Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD 2 Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ... 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nước tăng 46% Sự biến động của TTV đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng Bài toán vàng, lạm phát lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến? Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới Giá vàng thế giới đã có... bất ổn kinh tế – xã hội, NHNN đã yêu cầu bãi bỏ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức Đồng thời, NHNN cũng huỷ bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các NHTM vì mức rủi ro của hoạt động này rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn Sau các biện phát siết chặt nguồn cung vàng thật” và cấm kinh. .. hạn ngạch nhập khẩu vàng, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu khi giá vàng trong nước tăng quá nóng Thứ hai là đóng cửa các sàn vàng trong nước và bãi bỏ việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các NHTM: Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh sàn vàng cho thấy: hoạt động này không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tiềm ẩn... 2010 Nhu cầu vàng nữ trang ở Việt Nam quý I/2011 tương đương với 5.5 tấn, trong khí đó vàng đầu tư tăng 1%, tương ứng 14.2 tấn 2.1.3.Tình hình nhập khẩu vàng - 95% trữ lượng vàng tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu Nhập khẩu chiếm quy mô gần tuyệt đối trong thị trường vàng Việt Nam Do vậy mọi biến động về giá vàng quốc tế đều gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thị trường vàng Việt Nam... thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20% Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư,... cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng) Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt... lại hoạt động của sàn vàng nhưng có sự quản lý chặt chẽ hơn Năm 2011, Mặc dù trong tháng 6, giá vàng có những biến thái chậm chạp nhưng nhiều chuyên gia đã dự đoán giá vàng sẽ còn tăng trong thời gian tới Trong 6 tháng đầu năm, giá vàng tăng giảm trong biên độ vừa phải, tuy nhiên những biến động này chỉ mang tính nhất thời do ảnh hưởng của giá vàng thế giới hơn là nhu cầu giao dịch thực của các nhà đầu... lực Khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, thì thị trường vàng trong nước và quốc tế sẽ quan hệ với nhau như thế nào cần phải được tính đến Sự chêch lệch vô lý giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước trong thời gian qua là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý đầu cơ và sự chảy máu ngoại tệ do nhập khẩu lậu vàng qua biên giới Cách đây 10 năm Thái Lan cũng quản lý xuất nhập khẩu vàng bằng quota... viên của sàn vàng Điều tiết hoạt động Sàn vàng bằng các giải pháp kỹ thuật như: Đối tượng tham gia, tỷ lệ ký quỹ, quy mô trạng thái mở qua đêm được phép duy trì, dư nợ ín dụng tại Sàn vàng và quan trọng là các chế tài xử lý Ngân Hàng Nhà Nước xem xét tổ chức thi và cấp chứng chỉ kinh doanh vàng cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành vàng, tương tự như chứng chỉ kinh doanh chứng khoán Người . quỹ tiền tệ quốc tế năm 1999 Ứng dụng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo. tăng vị trí của nó trong các ngành chế tác ứng dụng vàng. 1.1.4.5 Y tế Các hợp kim vàng được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện. Nam: giá vàng thế giới, cung cầu vàng, chính sách về vàng của nhà nước Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế tăng cao, những người đầu cơ thường mua USD để mang lậu vàng vào,