CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ứng dụng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội (Trang 28 - 35)

- Mức tăng giá vàng trong nước lớn hơn thế giới

- Biến động giá vàng mạnh mẽ và không ổn định

- Sự phát triển của thị trường vàng không cùng chiều với thị trường thế giới 2.4 Mối liên hệ giữa thị trường vàng thế giới và thị trường vàng Việt Nam

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển thị trường vàng Việt Nam.

Rõ ràng vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ chiến lược và chính sách hợp lý, chứ không thể chỉ dựa vào quota hoặc cấm đoán như hiện nay. Phải coi vàng như một ngoại tệ, như một dòng vốn để xây dựng cơ chế quản lý giám sát hữu hiệu theo nguyên tắc thị trường và có thể khai thác thị trường này nhằm tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế có lẽ là tư duy chính sách đúng đắn, trái lại nếu hạn chế, cấm đoán bằng hành chính chẳng những không mấy tác dụng khi quy mô thị trường đã rất lớn, mà còn tạo ra các giao dịch ngầm không thể kiểm soát được, nhất là trong bối cảnh giá vàng thế giới còn diễn biến rất phức tạp.

3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam 3.2.1. Lấy vàng làm công cụ để hoán đổi ngoại tệ

Vẫn biết rằng việc chuyển hóa vốn huy động vàng thành tiền Việt Nam là không đúng nhưng cũng không nên hạn chế hay cấm huy động, cho vay vàng bởi sẽ làm lãng phí một nguồn lực lớn của xã hội. Mà cần tìm được phương án khả thi cho nguồn vốn vàng, chẳng hạn như chuyển vàng thành ngoại tệ. Bộ Tài chính huy

động vàng của dân thông qua trái phiếu vàng, sau đó NHNN đưa số vàng này ra nước ngoài để hoán đổi lấy ngoại tệ, dạng như cầm cố để lấy vốn cho đầu tư.

Phát hành trái phiếu bằng vàng để huy động vốn vàng trong dân vừa tăng thanh khoản vàng, vừa giúp ngân sách nhà nước có thêm vốn để triển khai các dự án, tăng dự trữ ngoại hối, giảm lượng ngoại tệ để nhập vàng. Khi đó, thay vì phải cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng thì có thể mua trực tiếp từ chính phủ.

Do đó, trước mắt các ngân hàng nên chuyển hình thức huy động vàng bằng sổ tiết kiệm sang chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, tuy nhiên lãi suất thì không đổi. Người dân sẽ mạnh dạn gửi tiết kiệm vàng vì vừa an toàn vừa được hưởng lãi

3.2.2.Quản lý xuất nhập khẩu vàng

Việt Nam trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại để việc xuất nhập khẩu vàng đồng thời, nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hayvàng miếng thay vì chỉ là vàng nguyên liệu hoặc nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập giá đã cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếng lại thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy định này gây tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng.

- 3.2.3 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế:

Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường quốc tế. Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy

mạnh lưu thông vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường quốc tế và giúp việc xuất nhập được dễ dàng.

3.2.4. Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

NHNN nên phối hợp cùng với Vụ quản lý ngoại hối và Hiệp hội kinh doanh vàng ngồi lại cùng soạn thảo những quy định và chế tài riêng để áp dụng cho các tổ chức đang kinh doanh vàng trên tài khoản này để tránh rủi ro và thiệt hại cho nhà đầu tư

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nước khỏi phải thông qua các tổ chức nước ngoài (Option, Future, Mua bán khống…)

- NHNN cũng nên tổ chức tập trung và cho ra đời Trung tâm giao dịch dànhcho vàng để các ngân hàng k ý gửi và giao dịch, tránh phải vận chuyển tới lui, trung tâm giao dịch này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay chính phủ khi gặp khó khăn thanh khoản. Quy định tách riêng hoạt động quản lý và kinh doanh để tránh mâu thuẫn quyền lợi với nhà đầu tư.

- NHNN cũng nên xem xét lại việc dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dựtrữ nhằm can thiệp bình ổn tỷ giá, giá vàng khi cần thiết và tránh rủi ro biến động USD khi đồng tiền này có nguy cơ mất giá trên thị trường.

3.2.5. Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

- Kinh doanh vàng trạng thái:

Nếu có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, việc kinh doanh vàng trạng thái tại các ngân hàng sẽ đem đến nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng mặc dù không tránh khỏi nhữngrủi ro.

+ Thay vì duy trì số dư ngoại tệ trên một số ngân hàng nước ngoài thì nên chuyển một phần qua vàng để tăng thu nhập khi có biến động giá. Mua vàng khi

giá thấp để cho vay hoặc đầu tư và bán vàng khi giá cao hoặc bán nguồn vàng huy động được của khách hàng với giá cao và muavào trả lại vào lúc giá thấp – kinh doanh trạng thái này tuy chứa đựng rủi ro nhưng đem đến lợi nhuận vô cùng hấp dẫn.

- Kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái:

+ Ngân hàng có thể vay vàng hoặc lấy vàng huy động để bán kết hợp với việc mua một quyền chọn mua (call option) trong tương lai hoặc muavàng kết hợp với việc mua một quyền chọn bán (put option) trong nhữngthời điểm phù hợp. Việc kinh doanh này không tồn tại trạng thái, ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán trạng thái trong thời gian dài để kiếm lời.

+ Đồng thời, phát huy nghiệp vụ Option khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng vàng, tránh trường hợp nhà đầu tư không đủ khả năng trả nợ khi giá vàng biến động quá lớn.

3.2.6. Tổ chức lại thị trường giao dịch vàng, thành lập trung tâm giao dịch vàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, vàng cũng chỉ là một tài sản, một kênh đầu tư tương tự như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản. Khi kênh đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận thì dòng tiền sẽ dồn vào đấy. Sự tồn tại của thị trường giao dịch vàng là điều tất yếu. Vấn đề là sẽ quản lý thế nào để thị trường hoạt động quy củ, bài bản và không gây rủi ro cho nền kinh tế? Có chăng nên xây dựng Sở Giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia, thay thế cho thị trường vàng vật chất tự do. Và khi quản lý tập trung thì Nhà nước sẽ quản lý được. Nhà nước sẽ kiểm soát khối lượng doanh thu vàng trong năm là bao nhiêu, các nhà đầu tư phải trả thuế gì và con số là bao nhiêu. Hiện tại nhà nước đang bỏ ngỏ thuế doanh thu vì không quản lý được. Khi có sàn vàng vật chất cấp quốc gia, người dân muốn đầu tư vàng phải đem vàng

vào. Để tránh tình trạng đầu cơ thì tỷ lệ ký quỹ có thể là 90% thậm chí là 100%. Như vậy, khi lượng vàng để trong két sắt của người dân được đem đến giao dịch và thông kê qua sở giao dịch vàng vật chất thì Nhà nước sẽ trả lời được chính xác lượng vàng trong dân là bao nhiêu.

Thành lập Sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia đồng nghĩa với việc phải xác định được những thành phần tham gia thị trường, mối quan hệ của các thành phần này với các cơ quan quản lý nhà nước và sở giao dịch cấp quốc gia. Các thành viên của sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia có thể là các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng, các ngân hàng thương mại... Tuy nhiên đây phải là những đơn vị kinh doanh lớn có đủ năng lực.

Khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, thì thị trường vàng trong nước và quốc tế sẽ quan hệ với nhau như thế nào cần phải được tính đến. Sự chêch lệch vô lý giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước trong thời gian qua là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý đầu cơ và sự chảy máu ngoại tệ do nhập khẩu lậu vàng qua biên giới. Cách đây 10 năm Thái Lan cũng quản lý xuất nhập khẩu vàng bằng quota xuất nhập khẩu, bằng các mệnh lệnh hành chính nhưng không ngăn nổi tình trạng buôn lậu vàng gia tăng. Đến năm 2000 Thái Lan đã bỏ cách làm này và thực hiện quản lý theo tín hiệu thị trường. Nếu có thị trường vàng thông suốt gắn với thị trường vàng thế giới, sẽ triệt tiêu được buôn lậu - chứ không phải là tăng cường các biện pháp hành chính. Khi còn để chêch lệch giữa giá vàng thị trường trong nước và thị trường thế giới thì tình trạng buôn lậu sẽ không tránh khỏi.

Năm 2009 Chính phủ đã cấm “tổ chức thực hiện kinh doanh sàn vàng trên tài khoản dưới mọi hình thức” do chưa có cơ quan quản lý sàn vàng, chưa có các quy định, chế tài cụ thể và thiếu cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế kỹ thuật, hoạt động đầu tư trên sàn thiếu chuyên nghiệp.Như vậy có thể thấy rằng, việc đóng cửa sàn

vàng này chỉ có tính chất tạm thời bởi lẽ việc xuất hiện các sàn giao dịch vàng và hàng hóa là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế, thúc đẩy sự lưu thông vàng trên thị trường.

Nhưng nếu lặp lại hình thức kinh doanh vàng ký quỹ qua tài khoản thì không thể giải quyết được vấn đề hiện nay của thị trường vàng. Sàn vàng nên là một bộ phận trực thuộc Sở giao dịch hàng hóa (giống như Comex thuộc Nymex), tức xem vàng là một loại hàng hóa. Nhà nước đóng vai trò quản lý tập trung, các ngân hàng/doanh nghiệp là thành viên của sàn vàng.

Điều tiết hoạt động Sàn vàng bằng các giải pháp kỹ thuật như: Đối tượng tham gia, tỷ lệ ký quỹ, quy mô trạng thái mở qua đêm được phép duy trì, dư nợ ín dụng tại Sàn vàng và quan trọng là các chế tài xử lý.

Ngân Hàng Nhà Nước xem xét tổ chức thi và cấp chứng chỉ kinh doanh vàng cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành vàng, tương tự như chứng chỉ kinh doanh chứng khoán...

Người dân đi mua vàng và găm giữ là có tâm lý bất ổn. Nếu kinh tế phát triển, ổn định, doanh nghiệp ăn nên làm ra, quản lý của các cơ quan chức năng về thị trường tốt thì người dân sẽ chọn kênh đầu tư khác chứ không phải là vàng.

3.2.7. Liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng.

Xuất nhập khẩu vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì quota như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho nhà nước. do không kiểm sóat được lượng vàng xuất nhập khẩu nên sẽ không có thông tin chính xác về cung – cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ chế quota xuất nhập khẩu

vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.

Liên quan tới thuế xuất nhập khẩu vàng cũng không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của vàng rất cao. thực tế, quí I/2009, việt nam đã có xuất siêu nhờ xuất siêu vàng. thuế xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi thông đầu ra, qua đó phát triển công nghịêp khai thác vàng và công nghiệp chế tác vàng trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

A. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực kinh tế lớn, cùng với vấn đề khủng hoảng nợ ở Châu Âu và khả năng vỡ nợ của Mỹ sẽ làm các quốc gia khác ảnh hưởng không nhỏ, giá dầu thô và các loại hàng hóa tăng cao chưa có dấu hiệu giảm, đồng thời giá vàng cũng diễn biến thất thường, đòi hỏi Việt Nam cũng phải chuẩn bị những phương án, giải pháp đối phó với các tình huống có thể xảy ra.

Hội nhập ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu. Trong đó hội nhập về tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính bên ngoài là không nhỏ. Tìm hiểu thị trường vàng thế giới và tác động đến thị trường vàng Việt Nam không chỉ là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức về vàng và kinh doanh vàng, từ đó có thể dự đoán xu hướng và đưa ra giải pháp hữu hiệu cho ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam.

Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển thị trường vàng. Theo đó, vàng với hàm lượng vàng cao nên được quản lý với tích chất của một công cụ tiền tệ. Nhà nước cần phải nắm quyền và có các công cụ hữu hiệu để điều chỉnh cung – cầu vàng, chủ động quản lý có hiệu quả, hiệu lực tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quản lý vàng với tính chất của một công cụ tiền tệ, cần có lộ trình cụ thể cho việc phát triển phát triển theo thông lệ quốc tế, đa dạng hoá các kênh đầu tư, liên thông thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w