Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
1,2 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -oOo TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA) Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Võ Lê Phú TS Võ Thanh Hằng Sinh viên thực hiện MSSV Lê Thị Vân Anh 1912575 Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC HÌNH 3 DANH MỤC VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 6 1 Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp 6 2 Khái niệm Nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA) 7 3 Ứng dụng CSA với ngành nông nghiệp 8 4 Những khó khăn, thách thức khi áp dụng CSA vào nông nghiệp 14 5 Đề suất phương hướng khắc phục các hạn chế 15 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Lựa chọn công nghệ CSA phù hợp cho việc xây dựng nông nghiệp 9 2 DANH MỤC HÌNH Hình 1 Dự báo thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa của Việt Nam vào năm 7 2050 Hình 2 CSA hướng tới đồng thời các mục tiêu ANLT, thích ứng BĐKH và 8 giảm thiểu BĐKH Hình 3 Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA 12 đối với canh tác lúa Hình 4 Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA 13 đối với chăn nuôi Hình 5 Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA 13 đối với trồng điều Hình 6 Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA 14 đối với trồng cao su 3 ANLT DANH MỤC VIẾT TẮT BĐKH CSA An ninh lương thực Biến đổi khí hậu CSV Climate Smart Agriculture- Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến ĐBSC đổi khí hậu L Thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu KNK Đồng bằng sông Cửu Long Khí nhà kính 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ đã làm thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của Việt Nam: cải thiện tình hình an ninh lương thực, giảm đói nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp và tạo sinh kế cho gần một nửa lực lượng lao động cả nước Năng suất một số cây trồng như lúa, ngô, cà phê, cao su, điều, chè và hạt tiêu của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.(CIAT; World Bank, 2017) Tuy nhiên, nông nghiệp vừa là nguyên nhân cũng vừa là hướng giải quyết cho biến đổi khí hậu (BĐKH) Nguyên nhân đến từ các hoạt động lạm dụng phân bón hóa học (phát thải N2O), thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp sử sụng nhiên liệu hóa thạch, đã khiến cho ngành nông nghiệp trở thành lĩnh vực phát thải khí nhà kính (KNK) lớn thứ hai sau ngành năng lượng Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, các đợt lạnh tăng cường ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn hán ở Tây Nguyên cho thấy hậu quả của BĐKH ngày càng rõ rệt hơn ở Việt Nam Chúng ta cần có những quan điểm về định hướng phát triển mới, chuyển đổi mô hình phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam là thích hợp Do vậy, việc ứng dụng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate Smart Agriculture - CSA) với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể giúp đạt đồng thời đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển bền vững hướng tới ba mục tiêu chính là: Đảm bảo tăng năng suất và thu nhập từ nông nghiệp bền vững, xây dựng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu và giảm hoặc loại bỏ phát thải nhà kính được xem là cấp thiết nhất hiện nay 5 NỘI DUNG 1 Ảnh hưởng BĐKH đến ngành nông nghiệp Tác động của BĐKH ngày càng biểu hiện rõ ràng hơn ở Việt Nam Kể từ năm 1971, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,26°C mỗi thập kỷ, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu (MONRE, 2016) Theo báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam do UNFCCC ban hành vào năm 2014, mực nước biển dọc theo bờ biển Việt Nam đã tăng hơn 20 cm trong 50 năm qua Lượng mưa hàng năm giảm ở miền Bắc và tăng lên ở miền Nam, khiến cho tình trạng hạn hán diễn biến khác nhau ở các vùng khí hậu (vùng sinh thái nông nghiệp) khác nhau (MONRE, 2014) Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên gần đây là ví dụ rõ ràng về tác động bất lợi của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp BĐKH là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ tăng cao, tình trạng sâu bệnh và hạn hán nghiêm trọng hơn được dự đoán sẽ làm sản lượng lúa gạo trong giai đoạn 2016-2045 giảm 4,3% so với mức sản lượng khi không có biến đổi khí hậu Sự gia tăng mực nước biển và xâm nhập mặn dự kiến sẽ làm thay đổi vùng sản xuất lúa gạo Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), BÐKH làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/héc-ta vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050 Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/héc-ta vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… dự báo đến năm 2100, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 89.473 héc-ta, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỷ lệ đói nghèo…(Huyen Dieu, 2022) 6 Hình 1: Dự báo thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa của Việt Nam vào năm 2050 (Ramírez J; Jarvis A, 2008) BĐKH dự kiến làm giảm khoảng 12% diện tích sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và 24% ở đồng bằng sông Cửu Long (World Bank, 2010) Nếu mực nước biển dâng 1 mét sẽ có khoảng 38,9% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập; các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62% diện tích bị ngập), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%) Việc này sẽ làm khoảng 17,6% diện tích bị ngập vào năm 2050 và 52% diện tích ngập vào năm 2100 Các tỉnh ven biển chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn trong khoảng thời gian từ nửa cuối tháng 12 (bắt đầu mùa khô) đến cuối tháng 4 (khi bắt đầu mùa mưa) Gần đây, xâm nhập mặn có xu hướng xảy ra sớm hơn, tăng cao hơn về nồng độ mặn, thời gian kéo dài hơn và xâm lấn nhiều hơn vào nội đồng (CIAT; World Bank, 2017) Trước tình hình nông nghiệp bị tác động từ BĐKH ngày càng có xu hướng gia tăng thì nhu cầu cần có biện pháp thích ứng và giảm nhẹ các ảnh hưởng xấu này Do vậy, việc tìm ra các giải pháp tối ưu, có sự liên kết cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế sinh thái hơn để phát triển bền vững là cần thiết, trong đó ứng dụng công nghệ mới CSA không thể không được nhắc đến 2 Khái niệm Nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH (CSA) 7 Khái niệm về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) hướng đến cải thiện sự hòa hợp giữa phát triển nông nghiệp và ứng phó với BĐKH Mục tiêu của CSA là đảm bảo an ninh lương thực (ANLT), xây dựng năng lương thích ứng BĐKH và giảm thiểu phát thải KNK hoặc tăng cường trữ lượng carbon Hình 2: CSA hướng tới đồng thời các mục tiêu ANLT, thích ứng BĐKH và giảm thiểu BĐKH (IIRR, ICRAF, CCAFS, 2016) Khái niệm CSA đối với Việt Nam còn mới mẻ và vẫn đang dần hoàn thiện tuy nhiên nhiều thực hành được coi là CSA đã tồn tại từ lâu và được nông dân nhiều nước sử dụng để ứng phó với các rủi ro trong sản xuất (FAO, 2013) Nhân rộng CSA đòi hỏi phải tập hợp các thực hành đang triển khai và có triển vọng trong tương lai cũng như có các cơ chế tài chính và môi trường thể chế phù hợp nhằm khuyến khích phát triển CSA 3 Ứng dụng CSA với ngành nông nghiệp Trên thế giới có tới hàng trăm công nghệ và phương pháp tiếp cận được xếp loại là CSA Các công nghệ/thực hành sản xuất sau đây là những chiến lược hoặc giải pháp cho nông dân Việt Nam nhằm giải quyết một số thách thức cơ bản do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: tình trạng hạn hán và thiếu nước gia tăng, nước biển dâng và xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên hơn, khí hậu nóng lên, cường độ mưa và lũ lụt nghiêm trọng hơn, tỷ lệ sâu bệnh và dịch bệnh tăng cao hơn Bảng 1: Lựa chọn công nghệ CSA phù hợp cho việc xây dựng nông nghiệp (Khatri- Chhetri, 2016) Công nghệ Giải thích Công nghệ quản lý Công nghệ quản lý nước mưa (Rainwater Harvesting - RH): 8 nước thông minh Thu gom nước mưa để không cho thất thoát và sử dụng (Water-smart) trong nông nghiệp ở những nơi hạn hán hoặc ít mưa Công nghệ tưới nước nhỏ giọt (Drip irrigation - DI): Tưới nước trực tiếp, có kiểm soát, trực tiếp vào gốc cây để giảm thiểu tổn thất nước Công nghệ quản lý thoát nước (Drainage management - DM) loại bỏ việc dư thừa nước (lụt) thông qua cấu trúc kiểm soát nước Công nghệ phủ đất (Cover crop method - CCM) giảm việc bốc hơi nước từ đất Công nghệ quản lý Canh tác tối thiểu/ canh tác zero (Zero tillage/Minimum năng lượng thông tillage - ZT/MT): Giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá minh: các công nghệ trình chuẩn bị đất, cải thiện việc thấm nước và chất hữu cơ nâng cao hiệu quả sử vào trong đất dụng năng lượng Dinh dưỡng thông Công nghệ quản lý dinh dưỡng tích hợp thông minh phù hợp minh: các công nghệ với các đối tượng cụ thể (Nutrientsmart site specific cải thiện việc sử integrated nutrient management - SINM): Tối ưu hóa việc dụng hiệu quả chất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng theo thời gian và dinh dưỡng không gian phù hợp với các yêu cầu của thời vụ với đúng sản phẩm, tỉ lệ, thời gian và địa điểm Công nghệ phân xanh (Green Manuring GM): Trồng cây họ đậu trong hệ thống cây trồng Carbon thông minh Công nghệ trồng rừng (Agro Foresty AF) thúc đẩy việc hấp Thời tiết thông minh thụ các bon bằng việc quản lý sử dụng đất và trồng rừng bền vững Công nghệ quản lý thức ăn trong chăn nuôi gia súc (Concentrate Feeding for Livestock CF) thiểu phát thải GHG Công nghệ quản lý hóa chất trong nông nghiệp (Fodder Management FM) để giảm sử dụng hóa chất Nhà thông minh cho gia súc phù hợp thời tiết (Climate smart housing for livestock CSH): Bảo vệ gia súc khỏi những thời 9 Tri thức thông minh: điểm thời tiết cực đoan (stress nóng/lạnh) Sử dụng kết hợp Hệ thống tư vấn nông nghiệp, thời vụ dựa trên thời tiết khoa học và tri thức địa phương (Weather based crop agro advisory CA): cung cấp tư vấn về nông nghiệp giá trị gia tăng trên cơ sở thông tin về thời tiết Bảo hiểm mùa màng (Crop insurance CI): Bảo hiểm thời vụ theo thời tiết cụ thể để bồi thường tổn thất thu nhập do bất thường của thời tiết - Lập kế hoạch dự phòng (Contingent crop planning CC) – Lập kế hoạch quản lý rủi ro do thời tiết để đối phó các rủi ro như hạn hán, lụt, sốc nóng, lạnh trong thời vụ Nâng cao đa dạng cây trồng vật nuôi (Improved crop varieties ICV): đa dạng cây trồng vật nuôi có sức chịu đựng với những biến đổi thời tiết như hạn hán, lũ lụt, ngập mặn, sốc nóng, lạnh Ngân hàng giống và thức ăn (SFB): Bảo quản hạt giống và thức ăn cho gia súc để hạn chế rủi ro thời tiết Các công nghệ/ phương pháp nói trên cần kết hợp một cách phù hợp sẽ góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng phục hồi của nền nông nghiệp cũng như giảm thiểu phát thải GHG Để CSA chỉ có ý nghĩa ứng dụng khi nó phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể tại địa phương (điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, thị trường cũng như văn hóa, tập quán, trình độ và khả năng đầu tư của nông dân, đặc biệt là nhu cầu của địa phương về phát triển sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản) Chính vì vậy, cần phải lựa chọn các ứng dụng CSA phù hợp trong từng bối cảnh cụ thể Để có thể được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Phân tích, xác định các tác động của kỹ thuật Bước 2: Xác định xem việc mở rộng ứng dụng kỹ thuật có phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương hay không Bước 3: Xác định xem các điều kiện ở địa phương có phù hợp để nông dân ứng dụng được kỹ thuật một cách hiệu quả hay không Bước 4: So sánh với các kỹ thuật CSA khác và xếp thứ tự ưu tiên các kỹ thuật CSA cần được ưu tiên đầu tư mở rộng ứng dụng 10 Một ứng dụng CSA tại Việt Nam: Quản lý phân chuồng thông minh với khí hậu tại Làng Mạ ở Miền Bắc Việt Nam: Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm và nuôi cá là một trong những nguồn sinh kế chủ yếu của người dân làng Mạ Tuy nhiên, quản lý chất thải chăn nuôi không hợp lý là một hạn chế trong những năm vừa qua Thông thường, nông dân sẽ đổ các chất thải và phân gia súc không được xử lý ở nơi nào đó gần nhà Điều này vừa không tận dụng được giá trị một số nguồn lực của nông trại vừa gây nên các hậu quả tiêu cực như ô nhiễm không khí và nguồn nước, lây lan các bệnh liên quan đến động vật và tăng phát thải KNK Nhóm CSV ở Làng Mạ đã nhận thấy sự thiếu hụt của hệ thống quản lý chất thải hiệu quả và khuyến nghị áp dụng hệ thống làm phân ủ hoai mục và phân trùn quế Trong 2 tháng đầu năm 2016, cùng với hội phụ nữ làng Mạ, nhóm CSV đã thiết kế và thực hiện các buổi tập huấn về ủ và làm phân trùn quế cho các hộ nông dân quan tâm trong làng Đối với hộ nông dân, việc áp dụng các kỹ thuật này đã giúp cải thiện sản xuất đáng kể Ví dụ, phân hữu cơ từ phân gia súc, phụ phẩm nông nghiệp (ví dụ: rơm, cỏ dại, mùn cưa) và chất thải gia đình hiện nay được sử dụng để sản xuất phân bón chất lượng cao cho cây trồng Sử dụng phân bón hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn cắt giảm chi phí sử dụng phân bón hóa học và làm giảm tổng lượng phát thải KNK Hơn nữa, quản lý phân chuồng hợp lý giúp cải thiện môi trường chăn nuôi và làm cho hệ thống chăn nuôi vệ sinh hơn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và năng suất vật nuôi Lượng chất thải thấp sẽ giảm các tác động môi trường lên hệ thống sản xuất và tăng hiệu quả về mặt sinh thái Ông Hoàng Quốc Việt là nông dân đầu tiên triển khai sản xuất phân trùn quế ở làng Mạ Sau khi tập huấn, ông không còn đốt chất thải như trước mà dùng vi sinh vật hữu ích để xử lý chất thải, làm tăng các chất vi lượng và đa lượng trong phân bón Giun đất được nuôi trong phân, có thể làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà và làm phân bón hiệu quả cho lúa và sắn Nhờ ủ phân, ông Hoàng Quốc Việt hiện tiết kiệm được chi phí phân bón và thức ăn cho gà (CCAFS, 2016) Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA hàng đầu đang diễn ra theo hệ thống sản xuất được triển khai tại Việt Nam Canh tác lúa (77% diện tích thu hoạch) 11 Hình 3: Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA đối với canh tác lúa (CIAT; World Bank, 2017) Chăn nuôi lợn Hình 4: Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA đối với chăn nuôi lợn (CIAT; World Bank, 2017) 12 Trồng điều (3% diện tích thu hoạch) Hình 5: Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA đối với trồng điều (CIAT; World Bank, 2017) Trồng cao su (6% diện tích thu hoạch) 13 Hình 6: Đánh giá chi tiết về mức độ thích ứng đối với các hoạt động CSA đối với trồng cao su (CIAT; World Bank, 2017) 4 Những khó khăn, thách thức khi áp dụng CSA vào nông nghiệp Tại Việt Nam, hầu hết các công nghệ CSA đều có tỷ lệ áp dụng ở mức thấp hoặc trung bình ( ~60%) bao gồm canh tác tôm-lúa ở ĐBSCL (đối với hộ nông dân quy mô nhỏ) và sử dụng các giống chịu ngập ở Đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Bắc (quy mô nhỏ, vừa và lớn), những hộ áp dụng thực hành CSA chủ yếu là nông dân sản xuất quy mô vừa và nhỏ Trong khi đó, hộ nông dân quy mô lớn sử dụng công nghệ CSA thường phổ biến hơn trong chăn nuôi lợn (ở Miền Trung, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng), sản xuất cà phê (Tây Nguyên), cao su (Tây Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ), lúa (sông Hồng hoặc ĐBSCL) và tiêu (Tây Nguyên) (CIAT; World Bank, 2017) Mức độ áp dụng các thực hành ở hộ nông dân tương đối thấp cho thấy một số thách thức và rào cản đối với việc áp dụng Các rào cản cản trở nông dân mở rộng ứng dụng CSA chủ yếu liên quan đến những vấn đề dưới đây: Chi phí và rủi ro trong thời gian đầu khi ứng dụng CSA Ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin đối với nông dân Tiếp cận của nông dân về thông tin và thị trường Sở hữu, quản lý đất đai và tài sản chung của cộng đồng 5 Đề suất phương hướng khắc phục các hạn chế Để mở rộng ứng dụng kỹ thuật CSA, nông dân cần hiểu rõ về kỹ thuật; với trình độ của nông dân để họ có thể hiểu và ứng dụng; nông dân có đủ tiền để mua đủ vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên liệu cần thiết; nông dân chủ động trong tiếp cận thị trường để mua các vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết; nông dân bán được sản phẩm, có thu nhập và lợi nhuận tăng Các đề suất giúp đạt được các điều kiện này, cũng chính là vượt qua được các rào cản Một là, lựa chọn và chuyển giao các gói kỹ thuật phù hợp cho nông dân Hai là, hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn tài chính, tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trường Ba là, thúc đẩy các hoạt động tập thể ở cấp cộng đồng Bốn là, cải thiện việc tiếp cận hệ thống thông tin và liên kết thị trường nông nghiệp 14 Năm là, tạo môi trường chính sách và huy động vốn hỗ trợ nông dân ứng dụng CSA Sáu là, mở rộng thực hành ứng dụng CSA 15 KẾT LUẬN Nhìn chung, với nền nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như hiện nay, Việt Nam cần chủ động đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu, để kịp thời có những giải pháp ứng phó, phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp và bền vững, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu Trong đó việc áp dụng CSA cũng mang lại khá nhiều sự tích cực cho thích ứng biến đổi khí hậu Tuy nhiên, sự xung đột giữa các mục tiêu, mâu thuẫn giữa lợi ích lâu dài của CSA và lợi ích trước mắt về tăng trưởng nông nghiệp là những yếu tố hạn chế phát triển CSA trên quy mô rộng ở Việt Nam Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức hơn về nông nghiệp thông minh và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất Bên cạnh đó, nên có các hoạt động tập huấn phổ biến rộng rãi để người nông dân làm quen hơn với việc sử dụng Công nghệ thông tin Đồng thời, tạo nhiều điều kiện khuyến khích đầu tư hỗ trợ các viện nghiên cứu trong nước cho các công ty công nghệ, đặc biệt là các đơn vị, tổ chức ứng dụng CSA trong nông nghiệp để nhằm đạt được các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Arun Khatri-Chhetri (2016) “Farmers’ prioritization of climate-smart agriculture (CSA) technoloscen” Agricultural Systems,Volume 151, February 2017, 184–191 CCAFS (2016) Eco-efficient waste management in Ma Climate-Smart Vchangea, viewed 2/4/2023, from : CIAT; World Bank (2017) Climate-Smart Agriculture in Viet Nam CSA Country Profiles for Asia Series International Center for Tropical Agriculture (CIAT); The World Bank Washington, D.C 28 p De Silva SS; Soto D (2009) Climate change and aquaculture: Potential impacts, adaptation and mitigation In: Cochrane K; De Young C; Soto D; Bahri T (eds.) Climate change implications for fisheries and aquaculture: Overview of current scientific knowledge, FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper, Rome, pp 530 IIRR, ICRAF, CCAFS (2016) Understanding Climate Change and its impact on Agriculture, from: Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) (2010) Climate- smart agriculture: Policies, practices and financing for food security, adaptation and mitigation,viewed 2/4/2023, from: Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) (2013) Climate- smart agriculture sourNation, viewed 2/4/2023, from:< https://www.fao.org/3/i3325e/i3325e.pdf> 17 Huyen Dieu (2022) Agricultural development adapting to climate change, viewed 2/4/2023, from: Ministry of Natural Resources and Environment (2014) The Initial biennial updated report of Vietnam to the United Nations Framework Convention on Climate Change Vietnam Publishing House of Natural Resources, Environment and Catography Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) (2016) Climate change and sea-level rise scenarios for Viet Nam Summary for policymakeNa, viewed 1/4/2023, from:< http://www.imh.ac.vn/files/doc/KichbanBDKH/KBBDKH_2016.pdf> Ramírez J; Jarvis A (2008) High-resolution statistically downscaled future climate surfaces International Center for Tropical Agriculture (CIAT); CGIAR Research Program on Climate Change; Agriculture and Food Security (CCAFSc, Cali; Colombia 18