Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
234,5 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI : "PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN SỬ DỤNG QUY LUẬT XÁC SUẤT TRONG MÔN SINH HỌC” Phần I. Phần mở đầu I.Lý do chọn đề tài: Trong chương trình học nói chung, môn sinh học nói riêng việc giải các bài tập (toán) có vai trò rất quan trọng, nó có tính chất thực hành,tổng hợp và sáng tạo, là kết quả của nhiều phân môn, nó huy động được nhiều vốn kiến thức, kỷ năng vận dụng kiến thức cơ bản, vì bài tập là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Khi giải được bài tập, người học đã tìm được kiến thức mới , rèn luyện kỹ năng xác định mối quan hệ, sử dụng được những điều kiện cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức vừa nắm vững, mở rộng kiến thức. Bài tập là phương tiện để rèn luyện, phát huy tư duy. Khi giải bài tập người học phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm, đòi hỏi phải suy luận lôgíc, phải luôn suy nghĩ , do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm lời giải mà lôi cuốn , thu hút học sinh thực hiện nhiệm vụ nhận thức, làm học sinh luôn cố gắng, tích cực, tự lực. Qua việc giải bài tập mà giáo viên và học sinh kiểm tra và tự kiểm tra được kết quả học tập của mình.Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải tìm cách sử dụng và giải bài tập là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Bài toán xác suất luôn là những bài toán thú vị, hay nhưng khá trừu tượng nên phần lớn là khó. Giáo viên lại không có nhiều điều kiện để giúp HS làm quen với các dạng bài tập này chính vỡ thế mà khi gặp phải cỏc em thường tỏ ra lúng túng, không biết cách xác định, làm nhưng thiếu tự tin với kết quả tỡm được. Nhận ra điểm yếu của HS về khả năng vận dụng kiến thức toán học để giải các dạng bài tập xác suất, bằng kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm giảng dạy phần DTH ở cấp THPT, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. II.Mục đích nghiên cứu Xác định được quy luật chung trong việc giải bài tập nhằm phát triển tính năng động ,sáng tạo cho học sinh qua phương pháp sử dụng quy luật xác suất trong các quy luật di truyền . III.Nhiệm vụ nghiên cứu 1 - Nghiên cứu các bài toán có liên quan - Tìm hiểu quy trình giải toán - Đề xuất cách giải - Tiến hành thực nghiệm để tìm kết quả theo quy trình IV. Đối tượng nghiên cứu Phát triển kỹ năng sáng tạo trong việc giải bài tập cho học sinh thông qua phương pháp sử dụng quy luật xác suất . V. Phương pháp nghiên cứu Thông qua các bài tập có sẵn hoặc tự đề ra để kiểm tra đánh giá khả năng và vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh thể hiện qua các thao tác, việc làm trong các giờ học.Từ đó tạo cơ sở xây dựng quy trình giải toán sử dụng quy luật xác suất. 2 Phần II. Nội Dung Để tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình, số kiểu gen, số kiểu tổ hợp… trong các dạng toàn quy luật di truyền ta cần sử dụng quy luật xác suất để giải thì sẽ tìm ra kết quả nhanh hơn. Sau đây là một số ví dụ về các dạng toán sử dụng quy luật xác suất giúp các em học sinh vận dụng linh hoạt để giải nhanh và hiệu quả. I.Dạng toán 1: Bài toán tìm số kiểu gen ở đời con Cách giải: Trước hết phải nắm vững từng phép lai một cặp tính trạng, cụ thể là: Aa x Aa > F: 1AA : 2Aa :1aa ứng với 3 kiểu gen(AA,Aa,aa) Bb x bb > F : 1Bb : 1bb ứng với 2kiểu gen ( Bb,bb) cc x cc > F: 1cc ứng với 1 kiểu gen (cc) …………………………………………………. sau đó dưạ vào phép lai từng cặp gen ta nhân xác suất với nhau thu được kết quả. • Các bài toán vận dụng: 1.Bài toán 1: Trong quy luật di truyền của menđen, nếu các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn thì cơ thể có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn với nhau sinh ra đời con có số kiểu gen là bao nhiêu? Bài giải: Theo bài ra ta có phép lai P: AaBbCc x AaBbCc áp dụng quy luật xác suất cho từng cặp tính trạng ta có đời con sinh ra có số kiểu gen = 27333 =∗∗ kiểu gen 2.Bài toán 2: Nếu các gen phân li độc lập,và trội hoàn toàn thì phép lai AABbCcDDeeFf x AaBBCcddEEff thì đời con tạo ra có số kiểu gen bao nhiêu? Bài giải: Dựa vào quy luật xác suất trên cho từng cặp gen ta có: số kiểu gen đời con tạo ra là 2 * 2*2*3*1*1*2 =24 KG 3.Bài toán 3: Không cần lập bảng ,hãy tính số kiểu gen được tạo ra trong phép lai AabbCcDdEeFf x aabbccDDEeFf. Bài giải: Dựa vào quy luật trên ta có: số kiểu gen được tạo ra = 2*1*2*2*3*3= 72 KG 4. Bài toán 4: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Thì số kiểu gen ở F 1 là bao nhiêu? Bài giải Theo cách giải trên ta có: 3 Số kiểu gen ở F 1 là = 3*2*3 =18 (KG) II.Dạng toán 2: Bài toán về tìm số kiểu tổ hợp ở đời con Cách giải: Cách 1: Trước hết ,ta tìm số loại giao tử của bố và mẹ ,sau đó đem nhân cho nhau thu được số kiểu tổ hợp (2 n *2 n = 4 n ,trong đó n là số cặp gen dị hợp tử) Cách 2: Xét phép lai cho từng cặp gen để tìm số kiểu tổ hợp cho mỗi cặp gen đó,cụ thể là: Aa x Aa > F : 1AA :2 Aa :1aa ứng với 4 tổ hợp Bb x bb > F : 1 Bb :1bb ứng với 2 tổ hợp cc x cc > F: 1cc ứng với 1 tổ hợp ………………………………………. Sau đó,dựa vào mỗi cặp gen trong phép lai đem nhân xác suất cho nhau thu được kết quả. • Bài toán vận dụng: Bài toán 1: Nếu các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai AabbCcDD x aaBbCcDd sinh ra đời con có số kiểu tổ hợp bao nhiêu? Bài giải: Cách 1: P: AabbCcDD x aaBbCcDd G: 2 2 2 3 F 1 : có số kiểu tổ hợp là 2 2 * 2 3 = 32 kiểu tổ hợp Cách 2 : P: AabbCcDD x aaBbCcDd F 1 : Có số kiểu tổ hợp là 2*2*4*2 = 32 kiểu tổ hợp Bài toán 2: ở đậu hà lan,hạt vàng là trội so với hạt xanh,thân cao là trội so với thân thấp .cho cây thân cao,hạt vàng thuần chủng lai với cây thân thấp ,hạt xanh được F 1 . cho F 1 tự thụ phấn tạo F 2 có số kiểu tổ hợp bao nhiêu? Bài giải: Quy ước: A- thân cao. a - thân thấp B - hạt vàng b- hạt xanh Cách 1: P t/c : AABB x aabb F 1 : AaBb F 1 x aabb: AaBb x aabb G: 2 2 x 2 1 F 2 : Có số kiểu tổ hợp = 2 2 x2 1 = 4 kiểu Cách 2: F 1 : AaBb x aabb F 2 : có số kiểu tổ hợp là: 2 *2 = 4 kiểu Bài toán 3: Theo qui luật phân li của Menđen ,cho phép lai : P: AabbCcDdEeFF x aaBbCcddEeff. đời con sinh ra có bao nhiêu kiểu tổ hợp? Bài giải; Cách 1: Số kiểu tổ hợp được sinh ra là: 2 4 x 2 3 = 128 Cách 2: số kiểu tổ hợp là: 2*2*4*2*4*1 = 128 4 Bài toán 4: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. thì số kiểu tổ hợp giao tử ở F 1 là bao nhiêu? Bài giải: Theo cách giải trên ta có : Cách 1: Số kiểu tổ hợp ở F 1 = 2 3 * 2 2 = 32 Cách 2: Số kiểu tổ hợp ở F 1 = 4*2*4 = 32 III.Dạng toán 3: Bài toán về tìm tỉ lệ kiểu gen ở đời con Cách giải: xét riêng từng cặp gen trong phép lai ta rút ra được tỉ lệ kiểu gen tương ứng Cụ thể là: Aa x Aa > F 1 : aaAaAA 4 1 , 4 2 , 4 1 Bb x bb > F 1 : bbBb 2 1 , 2 1 cc x cc > F 1 : 1 cc …………………………… Sau đó nhân xác suất tỉ lệ từng cặp gen với nhau ta đợc kết quả cần tìm • Các bài toán vận dụng Bài toán 1: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp gen alen qui định , trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn.Nếu 2 người có cùng kiểu gen AaBbCc kết hôn với nhau thì xác suất đẻ con da trắng có kiểu gen aabbcc với tỉ lệ là bao nhiêu? Bài giải: Theo cách giải trên ta có: P : AaBbCc x AaBbCc F 1 : aabbcc = 64 1 4 1 * 4 1 * 4 1 = Bài toán 2: Theo qui luật phân li độc lập của Menđen ,thì phép lai P: AaBbCcDDEe x aaBbCcddEE sinh ra kiểu gen AabbCcDdEE có tỉ lệ bao nhiêu? Bài giải: Theo cách giải trên ta có: tỉ lệ Kiểu gen AabbCcDdEE = 64 2 2 1 *1* 4 2 * 4 1 * 2 1 = Bài toán 3 : Cho phép lai P t/c : AABBCC x aabbcc ,tạo F 1 , cho F 1 tự thụ phấn tạo F 2 .không cần lập bảng ,hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen AaBbcc, AaBbCc,Aabbcc ở F 2 ,biết các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định một tính trạng. Bài giải Theo bài ra ta có: F 1 : AaBbCc x AaBbCc 5 F 2 : AaBbcc có tỉ lệ = 64 4 4 1 * 4 2 * 4 2 = AaBbCc có tỉ lệ = 64 8 4 2 * 4 2 * 4 2 = Aabbcc có tỉ lệ = 64 2 4 1 * 4 1 * 4 2 = Bài toán 4: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Thì tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AaBbdd,aaBBdd là bao nhiêu? Bài giải: Theo cách giải trên ta có: Tỉ lệ kiểu gen AaBbdd = 16 1 32 2 4 1 * 2 1 * 4 2 == Tỉ lệ kiểu gen aaBBdd = 0 4 1 *0* 4 1 = IVDạng toán 4 : Bài toán về tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời con Cách giải: xét riêng từng cặp gen trong phép lai ta rút ra được tỉ lệ kiểu hình tương ứng Cụ thể là: Aa x Aa > F 1 : aaAaAA 4 1 , 4 2 , 4 1 => aaA 4 1 ; 4 3 − => lantroi 4 1 : 4 3 Bb x bb > F 1 : bbBb 2 1 , 2 1 => lantroi 2 1 : 2 1 cc x cc > F 1 : 1 cc => 100% lặn ………………………………………… Sau đó nhân xác suất tỉ lệ từng cặp gen ứng với tỉ lệ kiểu hình với nhau ta được kết quả cần tìm. • Bài toán vận dụng: Bài toán 1; Cho phép lai P t/c : AABB x aabb ,tạo F 1 , cho F 1 tự thụ phấn tạo F 2 .không cần lập bảng ,hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình A-B-, aaB- ở F 2 ,biết các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định một tính trạng. Bài giải Theo bài ra ta có: F 1 : AaBb x AaBb F 2 : Tỉ lệ kiểu hình của A-B- = 16 9 4 3 * 4 3 = Tỉ lệ kiểu hình của aaB- = 16 3 4 3 * 4 1 = Bài toán 2:Theo qui luật phân li độc lập của Men đen thì phép lai P: AaBbCcDdee tự thụ phấn tạo F 1 .không cần xác định ,hãy xác định 6 tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee , aabbccD-ee,A-bbC-ddee, aabbccddee. Bài giải: Ta có:P AaBbCcDdee x AaBbCcDdee F 1 : Có tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee = 256 81 1* 4 3 * 4 3 * 4 3 * 4 3 = Có kiểu hình aabbccD-ee = 256 3 1* 4 3 * 4 1 * 4 1 * 4 1 = Có kiểu hình A-bbC-ddee = 256 9 1* 4 1 * 4 3 * 4 1 * 4 3 = Có kiểu hình aabbccddee = 256 1 1* 4 1 * 4 1 * 4 1 * 4 1 = Bài toán 3: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Thì tỉ lệ xuất hiện kiểu hình A-B-D-, aabbDd là bao nhiêu ? Bài giải áp dụng cách giải trên ta có Kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ = 4 3 * 2 1 * 4 3 = 32 9 Kiểu hình aabbDd có tỉ lệ = 32 2 4 2 * 2 1 * 4 1 = V.Dạng toán 5: Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp nhiều cặp gen dị hợp PLĐL, tự thụ a. Cách giải: GV cần lưu ý với HS là chỉ ỏp dụng đối với trường hợp các cặp gen PLĐL và đều ở trạng thái dị hợp - Gọi n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n - Số tổ hợp gen = 2 n x 2 n = 4 n - Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a → Số alen lặn ( hoặc trội) = 2n – a - Vỡ cỏc cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có: (T + L) (T + L) (T + L) = (T + L) n (Kí hiệu: T: trội, L: lặn) n lần - Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C 2n a *TỔNG QUÁT: Nếu có n cặp gen dị hợp, PLĐL, tự thụ thỡ tần số xuất hiện tổ hợp gen cú a alen trội ( hoặc lặn ) = C 2n a / 4 n b. Bài toán: Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định: - Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội. - Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm Giải 7 * Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C 2n a / 4 n = C 6 1 / 4 3 = 6/64 tổ hợp gen có 4 alen trội = C 2n a / 4 n = C 6 4 / 4 3 = 15/64 - Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm → có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm ) * Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C 6 3 / 4 3 = 20/64 VI.Dạng toán 6: Xác định tổng số KG, số KGĐH, KGDH trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen Cách giải: Để xác định tổng số KG, số KGĐH, KGDH trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen, GV cần phải cho HS thấy rừ: * Với mỗi gen: Phân tích và chứng minh số KGDH, số KGĐH, số KG của mỗi gen, chỉ ra mối quan hệ giữa 3 yếu tố đó với nhau và với số alen của mỗi gen: - Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt chỉ 2 trong số các alen đó. - Nếu gọi số alen của gen là r thỡ số KGDH = C r 2 = r( r – 1)/2 - Số KGĐH luôn bằng số alen = r - Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 * Với nhiều gen: Do các gen PLĐL nên kết quả chung = tích các kết quả riêng Vỡ vậy GV nờn gợi ý cho HS lập bảng sau: GEN SỐ ALEN/GEN SỐ KIỂU GEN SỐ KG ĐỒNG HỢP SỐ KG DỊ HỢP I 2 3 2 1 II 3 6 3 3 III 4 10 4 6 . . . . . . . . . . . . . . . n r r( r + 1)/2 r r( r – 1)/2 ( Lưu ý: thay vỡ tớnh r( r + 1)/2, cú thể tớnh nhanh 1 + 2 + 3 +… +r ) b. Bài toán: Gen I và II lần lượt có 2, 3 alen. Các gen PLĐL. Xác định trong quần thể: - Có bao nhiêu KG? - Có bao nhiêu KG đồng hợp về tất cả các gen? - Có bao nhiêu KG dị hợp về tất cả các gen? - Có bao nhiêu KG dị hợp về một cặp gen? 8 - Có bao nhiêu KG ít nhất có một cặp gen dị hợp? Giải Dựa vào công thức tổng quát và do các cặp gen PLĐL nên kết quả chung bằng tích các kết quả riêng, ta có: * Số KG trong quần thể = r 1 (r 1 +1)/2 . r 2 (r 2 +1)/2 = 2(2+1)/2 . 3(3+1)/2 = 3.6 = 18 * Số KG đồng hợp về tất cả các gen trong quần thể = r 1 . r 2 = 2.3 = 6 * Số KG dị hợp về tất cả các gen trong quần thể = r 1 (r 1 -1)/2 . r 2 (r 2 -1)/2 = 1.3 = 3 * Số KG dị hợp về một cặp gen: Kí hiệu : Đ: đồng hợp ; d: dị hợp Ở gen I có: (2Đ+ 1d) Ở gen II có: (3Đ + 3d) → Đối với cả 2 gen là kết quả khai triển của : (2Đ + 1d)(3Đ + 3d) =2.3ĐĐ + 1.3dd+ 2.3Đd + 1.3Đd - Vậy số KG dị hợp về một cặp gen = 2.3 + 1.3 = 9 * Số KG dị hợp về ít nhất một cặp gen: Số KG dị hợp về ít nhất một cặp gen đồng nghĩa với việc tính tất cả các trường hợp trong KG có chứa cặp dị hợp, tức là bằng số KG – số KG đồng hợp về tất cả các gen ( thay vỡ phải tớnh 1.3dd+ 2.3Đd + 1.3Đd ) -Vậy số KG trong đó ít nhất có một cặp dị hợp = số KG – số KG đồng hợp = 18 – 6 = 12 VII.Dạng toán 7: Xác định số trường hợp thể lệch bội khi xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều đột biến lệch bội a.Cách giải: Nếu bài toán là xác định số các trường hợp thể lệch bội khi xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều đột biến, từ cách phân tích và chứng minh tương tự ở trên; GV nên gợi ý cho HS để đi đến tổng quát sau: Gọi n là số cặp NST, ta có: DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ TRƯỜNG HỢP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẶP NST Lệch bội đơn C n 1 = n Lệch bội kép C n 2 = n(n – 1)/2 Có a thể lệch bội khác nhau A n a = n!/(n –a)! b. Bài toán: Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định: 9 - Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3? Giải * Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 24→ n = 12 Trường hợp này đơn giản, lệch bội có thể xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n = 12. Tuy nhiên GV nên lưu công thức tổng quát để giúp các em giải quyết được những bài tập phức tạp hơn . Thực chất: số trường hợp thể 3 = C n 1 = n = 12 * Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra: HS phải hiểu được thể 1 kép tức đồng thời trong tế bào có 2 thể 1. Thực chất: số trường hợp thể 1 kép = C n 2 = n(n – 1)/2 = 12.11/2 = 66 * Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3: GV cần phân tích để HS thấy rằng: - Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST. - Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST cũn lại. - Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST cũn lại. Kết quả = n(n – 1)(n – 2) = 12.11.10 =1320. Tuy nhiên cần lưu ý cụng thức tổng quỏt cho HS. -Thực chất: số trường hợp đồng thời xảy ra 3 thể lệch bội = A n a = n!/(n –a)! = 12!/(12 – 3)! = 12!/9! = 12.11.10 = 1320 10 [...]... mục tiêu của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối với học sinh ( ra câu hỏi cho học sinh làm việc; làm sao để học sinh biết rõ mình phải làm gì , phải làm thế nào ?) + Bước 2: Khai thác nội dung tranh Đầu tiên nên yêu cầu học sinh mô tả tranh ( nên có câu hỏi định hướng cho học sinh mô tả, hoặc cho trước một số từ hay một tập hợp từ để học sinh mô tả theo đúng ý đồ của giáo viên) sau đó nhấn mạnh... nội dung mô hình Đầu tiên nên yêu cầu học sinh quan sát kỹ mô hình, ra câu hỏi cho học sinh làm việc ; làm sao để học sinh biết rõ mình phải làm gì ? phải làm như thế nào? nên có câu hỏi định hướng cho học sinh mô tả, hoặc thao tác với mô hình ) sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên mô hình cần quan tâm để có câu hỏi tập trung chú ý của học sinh vào đó Nếu học sinh gặp khó khăn thì có thể gợi ý hoặc... thể quần xã hệ sinh thái - sinh quyển Sau đó giáo viên giảng giải thêm và kết luận Sử dụng tranh ( sơ đồ hệ tuần hoàn ) để dạy bài 18, SGK sinh học 11 chuẩn Giáo viên treo tranh, giới thiệu tên tranh , nêu rõ mục đích của việc quan sát 17 tranh là nhằm cho học sinh thấy được đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn, thấy được sự giống và khác nhau của hệ tuần hoàn ở mỗi loài sinh vật như thế... dụng tranh " Các cấp tổ chức của thế giới sống" để dạy bài 1 , SGK sinh học 10 chuẩn Giáo viên treo tranh , giới thiệu và khai thác nội dung rồi cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Học sinh quan sát tranh, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải nêu được: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ... yêu cầu học sinh quan sát kỹ mô hình kết hợp với nội dung SGK để trả lời câu hỏi: AND có cấu trúc như thế nào ? để học sinh biết và thấy được axít nuclêic do đơn phân nào cấu tạo nên, một đơn phân có mấy thành phần; cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của nó Giáo viên chia học sinh thành những nhóm nhỏ rồi hướng dẫn cho học sinh tự quan sát, phân tích, tổng hợp để trình bày được học sinh quan sát... chọn hai phương pháp khác nhau cho lớp 10 và lớp 11 ở trường GDTX cấp THPT Bài 1 Phương pháp sử dụng tranh để dạy bài 28" Điện thế nghỉ " sinh học lớp 10 chuẩn a) Thiết kế giáo án A Mục tiêu: - Giúp học sinh từ sơ đồ nêu được điện thế nghỉ - Qua sơ đồ giúp học sinh trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ - Rèn luyện cho học sinh kỷ năng quan sát, phân tích,khái quát hoá phát hiện kiến thức mới... chúng Muốn học sinh phát huy được tính năng động, sáng tạo thì người giáo viên phải dạy cho học sinh biết quan sát, khám phá, nhận xét phát hiện được những kiến thức như thế nào từ đối tượng Học sinh phải biết sử dụng các giác quan của mình để quan sát đối tượng, bởi có quan sát kỹ lưỡng và tinh tế mới có thể phát hiện được CHƯƠNG II Phát triển tính năng động, sáng tạo, tự chủ cho học sinh qua việc... triển óc quan sát cũng như kỹ năng, kỷ xảo cho hoc sinh Chúng tôi tìm hiểu , phân tích các phương tiện, thiết bị dạy học đã có sẵn hoặc các thiết bị tự làm ra và đồng thời khái quát về phương pháp dạy học chúng như thế nào ở trường THPT hiện nay II PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG GDTX CẤP THPT Như chúng ta dã biết tranh ảnh, mô hình, biểu... phương pháp, dạy học để phù hợp với từng đối tượng của học sinh Với phương pháp dạy giải toán sử dụng quy luật xác suất trong các môn học nói chung và môn sinh học nói riêng, học sinh vừa rèn luyện được kỷ năng lập luận, phân tích tìm tòi ra được những kiến thức mới từ đối tượng, vừa phát triển được tính năng động, sáng tạo, tính tự lập cho học sinh Mặc dầu vậy, những gì mà tôi đã trình bày trong đề tài... PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG GDTX CẤP THPT I Đặc điểm của phương tiện, thiết bị dạy học ở trường THPT 1 Phương tiện, thiết bị dạy học là gì? Là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh đó là nguồn tri thức phong phú, sinh động, là các phương tiện giúp chúng lĩnh hội tri thức và rèn . đối với học sinh ( ra câu hỏi cho học sinh làm việc; làm sao để học sinh biết rõ mình phải làm gì , phải làm thế nào ?) + Bước 2: Khai thác nội dung tranh . Đầu tiên nên yêu cầu học sinh mô tả. SGK sinh học 10 chuẩn. Giáo viên treo tranh , giới thiệu và khai thác nội dung rồi cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Học sinh. yêu cầu học sinh quan sát kỹ mô hình, ra câu hỏi cho học sinh làm việc ; làm sao để học sinh biết rõ mình phải làm gì ? phải làm như thế nào? nên có câu hỏi định hướng cho học sinh mô tả, hoặc