Phân tích chiến lược marketing quốc tế sản phẩm cá tra- cá basa của công ty Agifish
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN HUỲNH VỮNG PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ SẢN PHẨM
CÁ TRA – CÁ BASA CỦA CÔNG TY AGIFISH
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Lớp: DH9KD
BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
Long Xuyên, tháng 3 năm 2011
Trang 2GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AGIFISH
- Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN
GIANG
- Tên giao dịch đối ngoại: AN GIANG FISHERIES IMPORT & EXPORT JOINT
STOCK COMPANY
- Tên giao dịch viết tắt: AGIFISH Co
- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, P Bình Đức, Tp Long Xuyên, Tỉnh An Giang
- Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783 Fax: (84.76) 852 202
- Email: agifishagg@hcm.vnn.vn Website:www.agifish.com.vn
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là Xí nghiệp
Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987
Năm 1990, do Công ty Thủy sản An Giang bị giải thể, Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được sáp nhập vào Công ty Xuất Nhập khẩu Nông Thủy sản An Giang (AFIEX)
và được đổi tên là Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản, được phép hạch toán theo cơ chế tự hạch toán, tự cân đối đầu vào và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và tiềm năng nguyên liệu của địa phương
Tháng 10 năm 1995, Công ty XNK Thủy sản An Giang được thành lập trên cơ
sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang)
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001
Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang
(gọi tắt là Agifish) được tổ chức vào ngày 28 tháng 07 năm 2001 Đại hội đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, các phương án hoạt động kinh doanh của Công ty; bầu
ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên (2001 – 2002) và đồng ý tham gia niêm yết cổ phiếu của Công ty trên Thị trường Chứng khoán Ngoài ra, từ khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán (02/2002), Công ty Agifish là công ty niêm
Trang 3yết có uy tín đối với các nhà đầu tư cổ phiếu AGF và có tính thanh khoản cao trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Đến 3/2010, Agifish trở thành công ty con của Công ty cổ phần thủy sản Hùng
Vương, sự hợp nhất giữa Agifish và Hùng Vương chính là để tận dụng lợi thế của
nhau về thị trường xuất khẩu, vùng nuôi cá, nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động,
tận dụng thiết bị nhà xưởng sẵn có của cả hai bên, đặc biệt vào thời điểm Hùng Vương đang có nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất trong khi thiết bị nhà xưởng của Agifish lại chưa tận dụng hết Agifish có 4 nhà máy chế biến nhưng công suất sử dụng mới chỉ đạt 50%, sự hợp nhất này sẽ nâng công suất của các nhà máy lên 80-100%
Các thành tích Công ty đã đạt được:
Agifish được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Basa, cá Tra Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá Basa sinh sản nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào ngày 20 tháng 05 năm 1995
Từ năm 1997, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
HACCP, GMP, SSOP và hiện nay Công ty đã được cấp 4 code vào EU là DL07, DL08, DL09 và DL360
Năm 2000, Công ty được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”
Ngày 01/08/2002, Công ty được Tổ chức quốc tế SGS công nhận hợp chuẩn hệ
thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 Tháng 4/2003, các sản phẩm chế biến
của Công ty đã được đại diện Ban Hồi Giáo tại Việt Nam cấp chứng nhận HALAL mở
ra một thị trường tiêu thụ mới cho cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước
Từ năm 2006, Công ty được công nhận hợp chuẩn các hệ thống quản lý chất
lượng Safe Quality Food 1000, Safe Quality Food 2000, British Retail Consortium (BRC), ISO 14000 Ngoài ra, Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xử
lý nước thải công suất 800m3/ngày đêm tại Xí nghiệp đông lạnh 8
Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2010 Ngoài ra, Agifish là doanh nghiệp duy nhất
trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu "Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value)
Hoạt động kinh doanh và thị trường xuất khẩu:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy, hải sản đông lạnh, nông thực phẩm và vật tư nông nghiệp Tận dụng nguồn thủy sản dồi dào của nước ta nên sản phẩm của Công ty rất đa
Trang 4dạng và phong phú Các sản phẩm đó được chế biến từ cá tra, cá basa và một số loại thủy sản khác như: mực, tôm, cá rô phi, cá thác lác, ghẹ, lươn… Nhưng do điều kiện thuận lợi của tỉnh nên cá tra và cá basa là hai sản phẩm chế biến và xuất khẩu chính của Công ty và được chế biến thành nhiều sản phẩm như:
- Sản phẩm chỉ được sơ chế: basa fille, basa cắt khoanh, basa cắt đôi,…
- Sản phẩm giá trị gia tăng: Cá viên basa, chả giò basa, chả quế basa, nấm đông
cô nhân basa, lẩu basa, đầu cá basa, basa phi lê, bao tử basa, basa kho tộ, basa muối sả
ớt, cà chua dồn basa, ốc bươu nhồi basa, basa fille sốt cà, basa nguyên con sấy khô,
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2010:
Sơ đồ tổ chức Công ty Agifish:
Ban
công
nghệ
và
chất
lượng
Phòng
tổ
chức
hành
chánh
Phòng
kế toán
Phòng
kế hoạch
&
điều
độ SX
Cty Agifish USA tại Hoa
Kỳ
XN dịch
vụ thủy sản
XN đông lạnh AGF 360
XN đông lạnh AGF 9
XN đông lạnh AGF 8
XN đông lạnh AGF 7
CN tại
TP HCM
Thư
ký Cty
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Tổng Giám Đốc
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Trang 5PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh của Công ty:
Agifish có một vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản, là đơn vị đầu tiên ở vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa
Fillet Có thể nói, quá trình phát triển của Công ty, cũng là quá trình mà các sản phẩm
độc đáo từ con cá Tra, cá Basa liên tục ra đời và phát triển, bởi vậy mà Công ty cũng
đã xây dựng được niềm tin vững chắc của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với
thương hiệu của mình Từ nhiều năm nay, hoạt động đầu tư và phát triển luôn được
Công ty quan tâm và đầu tư xuyên suốt, Công ty là đơn vị đầu tiên tham gia hợp tác
nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Tra, cá
Basa thành công, tạo ra bước ngoặc phát triển nghề nuôi và chế biến cá Tra, cá Basa ở ĐBSCL Đồng thời, Công ty cũng là đơn vị đầu tiên của ngành thủy sản có mô hình
sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống đến thành phẩm
Hàng năm, Công ty đều tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, để
thông qua đó, có thể tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời nghiên
cứu và tạo ra những sản phẩm mới có giá trị cao hơn và phù hợp với xu hướng của thị
trường Về hoạt động quản lý chất lượng, Công ty luôn tích cực kiểm soát các hoạt
động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, sai hỏng trong quy trình sản xuất, đồng thời xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu Công ty đã đầu tư, trang bị cho phòng thí nghiệm Ban Công nghệ các thiết bị
hiện đại kiểm tra dư lượng kháng sinh và hóa chất cấm sử dụng như: Hệ thống sắc ký
lỏng cao áp (HPLC), kiểm tra dư lượng Malachite green, hệ thống ELISA kiểm tra
Cloramphenicol, Nitrofuran chủ động kiểm tra nguyên liệu đầu vào, nhanh chóng
phục vụ yêu cầu sản xuất Vì vậy mà sản phẩm của Công ty luôn đáp ứng được các
tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới, đặc biệt là thị trường EU,
Mỹ, Nhật và Công ty cũng đã đạt và giữ vững các tiêu chuẩn về chất lượng như ISO
9001:2000, HACCP, HALAL, BRC Food,…
Về vị trí địa lý, các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty đều được bố trí ở các vị trí thuận lợi cho cả việc vận chuyển bằng đường thủy lẫn đường
Trang 6bộ, hơn nữa, với vị trí như thế cũng giúp Công ty tiếp cận nguồn nguyên liệu một cách
dễ dàng với chi phí thấp Mặc khác, do gia nhập ngành từ khá lâu nên Công ty có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu cũng như tích lũy được một số lượng
khách hàng thân thuộc khá lớn, uy tín và tên tuổi của Công ty cũng được nhiều thị trường thế giới biết đến
Tóm lại những điểm mạnh chủ yếu của Công ty là: thương hiệu mạnh; khả năng nghiên cứu và phát triển tốt; hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu; thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu
Các điểm yếu của Công ty:
Agifish được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng thủy sản và thực tế Công ty cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trên thị trường nhưng cách thức quản trị doanh nghiệp của Công ty lại không ổn Quản trị doanh nghiệp không được đổi mới, không theo kịp với cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh
vực xuất khẩu thuỷ sản, đã vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng vọt trong khi lợi nhuận thì không tăng Đúng như nhận định của Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Hùng Vương: “Agifish có nền tảng của một
doanh nghiệp tốt, có cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh doanh số xuất khẩu Điểm yếu là cách quản trị doanh nghiệp của Agifish, dẫn đến hiệu quả làm ăn thấp”
Ngoài ra, Công ty cũng chưa chủ động hoàn toàn về nguyên liệu sản xuất của
mình với lại công suất hoạt động của các nhà máy hiện nay chỉ khoảng trên 50%, chưa
đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Đồng thời, khả năng dự báo và thu thập thông tin thị trường của Công ty còn thấp
Các cơ hội:
Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách,
chương trình nhằm hỗ trợ ngành thủy sản phát triển và lớn mạnh, mới đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm
2020 theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 và WWF ký biên bản thỏa thuận hợp tác đưa cá Tra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu
Trang 7Nguồn thủy sản nước ta rất dồi dào và cá Tra, cá Basa cũng là nguồn thực phẩm được ưa chuộng trên thị trường thế giới Nên nhìn chung, cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu, mặc khác, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản ở An Giang cũng thừa hưởng được những lợi thế rất lớn, do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc nuôi cá Tra, cá Basa chất lượng cao với quy mô lớn và diện tích nuôi cũng tăng dần qua các năm
Hiện nay, bên cạnh các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và EU vẫn được giữ vững và có xu hướng tăng trưởng thì Việt Nam còn có
cơ hội mở rộng thị trường sang các nước Đông Á, có tiềm năng lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc Hàn Quốc đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng, còn Trung Quốc đang chuyển hướng từ xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến Ngoài ra, nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh, trong khi nguồn cung thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước sụt giảm và thủy sản đang trở thành thức ăn
bổ dưỡng, thay thế cho các nguồn thực phẩm khác đang có nguy cơ dịch bệnh Đó sẽ
là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá Tra và cá Basa
Tháng 02/2011 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên 20.693 VND/USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +3 xuống +1 Việc thay đổi này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, giúp cho hoạt động bán hàng được dễ dàng hơn, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu với sản phẩm của nước ngoài
Chung quy lại, có những cơ hội chủ yếu như sau: chính sách rộng cửa, thị trường rộng mở, nguồn lợi thủy sản dồi dào và phần nào đó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng hưởng được lợi từ sự thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước
Các mối đe dọa:
Từ đầu năm 2010, thuỷ sản chính là ngành chịu tác động lớn nhất đối với các quy định của WTO, đặc biệt là đối với cá da trơn Hiện Mỹ và một số nước đang làm rất “căng” đối với mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Mở đầu cho những thách thức chính là sự kiện Bộ Thương mại Mỹ (DOC), dưới áp lực của Hội người nuôi cá Mỹ (CFA) đã đưa ra kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần 6 về việc áp dụng thuế trên 100% đối với cá tra, basa fillet đông lạnh
Trang 8nhập khẩu từ Việt Nam nhằm bảo hộ cho thị trường nội địa Đây là hành động thiếu
công bằng và gây không ít sóng gió cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trong khi chờ quyết định cuối cùng của DOC thì ngày 19/11/2010, sáu thành
viên WWF ở châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào danh mục đỏ (khuyến cáo không nên
dùng) trong cuốn cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010-2011 Nhưng sau
đó không lâu, ngày 15-12, ông Mark Powell, đại diện WWF quốc tế đã đến đối thoại
với phía Việt Nam và đồng ý sớm nhất trong ngày 16-12, sẽ đưa cá tra ra khỏi danh
mục đỏ, đồng thời khuyên người tiêu dùng châu Âu sử dụng sản phẩm này Mặc dù đã được “giải oan” nhưng điều này cũng để lại nhiều dư âm không tốt đối với các sản
phẩm từ cá tra của Việt Nam trên thương trường quốc tế
Bên cạnh đó, cạnh tranh thương mại đang gia tăng với nhiều chiêu phá giá, đánh thuế cao, cho là sản phẩm không bảo đảm vệ sinh,… cũng khiến cá tra, cá basa của Việt Nam long đong trên thị trường thế giới Gần đây, tại thị trường truyền thống Nhật Bản, việc các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có chứa hoạt chất trifluralin vượt mức cho phép đã làm cho nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng thủy sản Việt Nam giảm mạnh Đồng thời, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippine
nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như:
Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung Ngoài ra, báo chí ở một số nước như Italia, Spain, Norway và New Zealand thay nhau đưa tin không trung thực về sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng cũng đã làm giảm nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm này
Đối với riêng công ty Agifish hiện Công ty cũng đang đối mặt với những sự
cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành ở địa bàn tỉnh An Giang cả về đầu vào lẫn đầu ra như Anmyfishco, Ntaco, Afiex,…
Trang 9CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA AGIFISH
Trong nhiều thập kỷ qua, Marketing quốc tế đã có sự phát triển nhanh chóng Tham gia vào một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đặc biệt là khi xu hướng
quốc tế hoá nền kinh tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, công ty Agifish đã không ngừng hoàn thiện các hoạt động Marketing quốc tế của mình Những hoạt động đó nhằm mục đích thâm nhập vào những thị trường mới, nâng cao doanh số bán hàng và uy tín của thương hiệu Agifish trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, hoàn thiện hoạt động Marketing là bước khởi đầu quan trọng giúp Agifish có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường sản thủy sản, cụ thể là sản phẩm cá tra, cá basa fillet của Công ty Như đã nêu ở trên, Công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa, mà đặc biệt là cá tra fillet, do vậy, phần chiến lược 4P này cũng chỉ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các hoạt động của Công ty đối với cá tra, cá basa mà không phải là các sản phẩm từ tôm hay mực
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Trong hoạt động Marketing quốc tế, các quyết định về sản phẩm quốc tế rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới các chiến lược giá, phân phối và xúc tiến quốc tế
cũng như sự thành công hay thất bại của công ty trên thị trường quốc tế So với các
quyết định sản phẩm ở thị trường trong nước, các quyết định marketing quốc tế sẽ
Trang 10phức tạp hơn do sự khác biệt từ các thị trường, sự khác biệt về nhu cầu, sở thích đối
với các đặc tính của sản phẩm, chất liệu bao bì, cách thức đóng gói, tiêu chuẩn,…
Như vậy, tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm là rất lớn và sản phẩm cũng
chính là hình ảnh của công ty trên thị trường Vì thế, chính sách sản phẩm quốc tế của một công ty phải luôn theo kịp các nhu cầu, thị hiếu, các quy định, tiêu chuẩn luôn
thay đổi cao hơn và khắt khe hơn Để làm được điều này thì nghiên cứu và phát triển
sản phẩm là hoạt động cần thiết đối với các công ty Hoạt động nghiên cứu và phát
triển đã được Công ty Agifish quan tâm và đầu tư xuyên suốt từ nhiều năm nay Hàng
năm, công ty tham gia đầy đủ các đợt hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, thông
qua đó để tìm hiểu, nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm mới Trong những năm từ 2003 – 2010, Công ty đã cho ra đời nhiều mặt hàng giá trị gia tăng (GTGT) phù hợp với yêu
cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng các công nghệ mới để làm ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, đa dạng hơn
Lăn lộn trên thương trường thế giới nên Agifish đã sớm thấy được chất lượng
sản phẩm là yếu tố sống còn và quyết định sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp Do đặc điểm ngành hàng kinh doanh luôn đòi hỏi phải đáp
ứng những yêu cầu khắt khe về số lượng, chủng loại và tiêu chuẩn kỹ thuật ở các thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản Nên công ty đã đào tạo cán bộ quản lý chất
lượng và công nhân trực tiếp sản xuất, về các yếu tố cấu thành của chất lượng, các mức chất lượng,… Công ty đã thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,
GMP, SSOP, ISO và BRC
Sản phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại dựa trên kích cỡ và cách đóng gói khác nhau:
+ Kích cỡ: cá Basa và cá Tra thường phân ra các cỡ loại: 60 – 120, 120 – 170,
170 – 220, 220 – 300, 300 – UP, 170 – UP (1) (gr/miếng cá)
+ Đóng gói: sản phẩm cá Basa và cá Tra được đóng gói dưới hai hình thức chính là đông rời (IQF) và đông khối (BLOCK) Đông rời: cho 1 kg thành phẩm vào
túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp 10 túi cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai
nẹp 2 ngang 2 dọc Đông khối: cho mỗi khối 5 kg vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp
hai khối cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc
Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm còn được đóng gói theo