1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn học hiện đại 2

82 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 452,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ÐOẠN 1930-1945 I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Một giai đoạn lịch sử tuy chỉ 15 năm , nhưng trải qua bao biến cố, gồm bao sự kiện quan trọng, tác độüng mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người . 1.1: Sự ra đời của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương 03-02-1930: Sự ra đời của Ðảng cộng sản đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, đã chấm dứt tấm bi kịch của những người yêu nước mà không tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Do vai trò độc quyền cách mạng của Ðảng, do đường lối chiến lược sách lược vững vàng sáng suốt của Ðảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó: Ngay sau khi Ðảng ra đời 3-2-1930 cao trào Xô Viết 1930-1931. Chính quyền cách mạng được thành lập, bước đầu thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Mặt trận dân chủ Ðông Dương được thành lập năm 1936-1939. Tháng 6-1940 Pháp đầu hàng Ðức. Tháng 91940 chúng mở cửa Ðông Dương cho Nhật vào. Hai tên đế quốc tàn bạo cùng một lúc đàn áp bóc lột nhân dân ta làm cho đời sống nhân dân kiệt quệ, dẫn đến nạn đói khủng khiếp 1945. Nhưng chính thời kì này phong trào cách mạng lên cao hơn bao giờ hết. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng tháng 9-1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy. Tháng 11-1940 khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Tháng 5-1941, Mặt trận Việt minh thành lập, một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8-1945, cách mạng thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp, Nhật, thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa. 1.2: Khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Thực dân Pháp ra sức bòn vét bóc lột dân thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến tranh: tăng sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, mở công thải, lạc quyên, lạm phát giấy bạc .v.v Ðông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa ế của chính quốc, kể cả lúa mì năm 1933, Ðông Dương phải bỏ ra 1500 triệu Frăng để mua 50 vạn tấn lúa mì ế của Pháp. (báo Ðàn bà mới-1934). 1.3: Cách mạng Tư sản thất bại, ngày 09-02-1930: Giai cấp tư sản Việt Nam phát triển khó khăn yếu đuối. Giai cấp này một mặt mâu thuẫn với đế quốc Phong Kiến, mặt khác lại phụ thuộc vào chúng. Ðịa vị kinh tế non yếu, mỏng manh khiến tư sản dân tộc mất hết khả năng chiến đấu, nếu không có một lực lượng nào thực sự lãnh đạo thì họ chỉ còn có một thái độ là thỏa hiệp với đế quốc (Lê Duẫn-Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam-trang 31). Giai cấp tư sản Việt Nam chủ trương chính trị trước sau là chủ nghĩa cải lương Tư sản dân tộc Việt Nam phần lớn là do địa chủ chuyển thành hoặc dính liền với địa chủ thành một thứ tư sản địa chủ khiến cho thái độ chống Phong kiến của nó cũng không dứt khoát Giai cấp tư sản Việt Nam làm cuộc bạo động Yên Bái ngày 9-2-1930 nhưng thất bại, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hoang mang tới cao độ, họ cùng với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp với thực dân, hoặc chỉ còn thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương. 1.4: Cách mạng Vô Sản khi cao trào lúc thoái trào: Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Do những điều kiện khách quan, chủ quan chưa đầy đủ, phong trào bị thất bại. Bọn đế quốc một mặt điên cuồng khủng bố, dùng cả máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình, mặt khác ra sức xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, nói xấu và vu khống Liên Xô hòng chia rẽ quần chúng với Ðảng. Từ cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kì thoái trào. Từ cuối năm 1932, phong trào lại dần dần hồi phục. Cuối năm 1933, bóng đen chiến tranh phát xít đe dọa nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của quốc tế cộng sản, một phong trào rộng rãi chống phát xít và chiến tranh lan rộng trên thế giới. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân thành lập và dành được thắng lợi trong kì tuyển cử tháng 5-1936. Lợi dụng thời cơ đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, mặt trận thống nhất Ðông Dương ra đời, tạo nên một phong trào dân chủ sâu rộng chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc bao gồm công, nông, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức v.v và một số tư sản. Bọn đế quốc phải nhượng bộ. Hàng nghìn tù chính trị được trả lại tự do, luật lao động được ban hành, báo chí tiến bộ được công khai xuất bản. Tháng 9-1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mặt trận dân chủ tan vỡ. Lợi dụng tình thế đó, bọn thống trị Ðông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được. Ðảng phải rút vào bí mật. Thời kì này phong trào cách mạng lên cao, một phong trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo của Ðảng cách mạng Việt Nam dành được thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 2. Một xã hội rối ren, đen tối về kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng. 2.1: Nền kinh tê kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến: Chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến. Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945, hai triệu người bị chết đói. 2.2: Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau: Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến. Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản. Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân. 2.3: Những lực lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn 3. Chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa vô cùng xảo quyệt của thực dân ngày càng nhào nặn xã hội Việt Nam vào cái khuôn khổ có lợi cho chúng. Thực dân Pháp tiếp tục khai thác nền kinh tế nước ta. Thực dân Pháp tiếp tục chính sách ngu dân, số người mù chữ chiếm đến 90% dân số. Chế độ kiểm duyệt gắt gao, cấm đoán tất cả sách báo tiến bộ trong và ngoài nước. Thực dân Pháp đưa vào nước ta đủ thứ rác rưởi của văn hóa Tư Sản phản động phương Tây, cùng với cặn bã phong kiến, chúng gọi là kết hợp Văn minh Âu Mỹ với Quốc hồn quốc túy An Nam. 4. Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn. 4.1: Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản: Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây. Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất. Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp. 4.2: Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị hoang mang, dao động, xoay ra đấu trang về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân: Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê v.v Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT Quá trình phát triển văn học trong 15 năm: có 2 bộ phận (bộ phận văn học vô sản và bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản nằm trong phạm trù ý thức hệ tư sản). Có 3 thời kỳ: 1. Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Ngệ Tỉnh. Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới. Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài. 2. Thời kỳ 1936-1939 2.1. Văn học vô sản khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân đạo mới mẻ: Thể loại phóng sự, ký sự phát triển. Thơ ca cách mạng phát triển. Một loạt nhà thơ cách mạng đã xuất hiện: sóng Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu. Văn học cách mạng thời kỳ này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng hiện đại hóa. 2.2:- Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này 2.3:- Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau. Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút chót. Thời kì này, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cô đơn lạc lõng và càng sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu). 3. Thời kỳ 1939-1945: 3.1 Văn học vô sản rút vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thơ ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển. Văn học vô sản nói nhiều tới tương lai, một tương lai rực rỡ đang tiến gần. Thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng như tập Từ ấy. Tập Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời kì này. Thời kì này thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng thấm thía, sâu sắc hơn. Hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh xuất hiện trên các báo chí của Ðảng vào thời kì này cũng có nhiều giá trị văn học. Văn học vô sản trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng vào cuộc vận động cách mạng của Ðảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành thắng lợi trong những ngày tháng 8 lịch sử 1945. 3.2 Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa: Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng); Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố. Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm. Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao. Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động. 3.3 Văn học lãng mạn: cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa. _ Tự lực văn đoàn: Mang một tâm trạng. Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luân, đó là tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh và tác phẩm Thanh đức của Khái Hưng. Thạch Lam miêu tả những sinh hoạt nâng lên thành nghệ thuật như nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường. Thời kì này Thế Lữ-thành viên của Tự lực văn đoàn đi vào truyện trinh thám đường rừng, truyện ma quỷ như truyện Cái đầu lâu. Thời kì này Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế. _ Thơ mới: Khủng hoảng nghiêm trọng. Ðủ các thứ biểu hiện hỗn loạn. Thơ điên, thơ loạn, thơ say càng phát triển mạnh. Ðủ các thứ đạo: đạo của Giatô, của Thích Ca, của Trang Tử. Tất cả đều là những hình thức bế tắc cùng đường của chủ nghĩa cá nhân Thời kì này nhóm Xuân thu nhã tập xuất hiện. Người ta làm thơ bằng một thứ ngôn ngữ đối lập với tiếng nói của đồng loại, với ý thức kiên quyết không cho ai hiểu được mình: Mi thơm chanh trĩu nặng buồn da Rượu tóc loang tháng đậm mùa ngà B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT 1. Ðổi mới rõ rệt theo khuynh hướng hiện đại hóa. Phá bỏ hệ thống ước lệ của văn học cổ điển. Khuynh hướng hiện đại hóa đã chi phối việc chọn lựa đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng, cốt truyện, thi pháp, việc sử dụng các hình thức tu từ, mỹ từ và ngôn ngữ văn học nói chung. Văn học được lái dần đúng hướng trên tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng Văn xuôi và tiểu thuyết được nâng lên địa vị quan trọng nhất trong đời sống văn học và thật sự phát triển mạnh làm thay đổi diện mạo văn học. Xuất hiện công chúng rộng rãi đông đảo. Công chúng có nhu cầu thẩm mỹ mới là một điều kiện thúc đẩy văn học phát triển. Sự phát triển phong phú về thể loại: Tiểu thuyết Truyện ngắn Bút kí Phóng sự Kịch Nhiều xu hướng, trào lưu văn học phát triển mạnh. Tình hình đó đưa đến sự phát triển của ngành phê bình, lí luận và nghiên cứu. 2. Hình thành và phát triển với hai bộ phận phân biệt rõ rệt về ý thức hệ: văn học tư sản, tiểu tư sản và văn học vô sản. Văn học cách mạng vô sản: tinh thần vững chắc và đoàn kết của tinh thần vô sản, của tính đảng cộng sản. Ðặc điểm bao quát của văn học lãng mạn là tính chất phức tạp của nó. Văn học hiện thực phê phán và tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản nghèo, các nhà văn hiện thực có điều kiện gần gũi với đời sống nhân dân. C. SỰ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG CỦA CÁC XU HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP, PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC 1. Chuyển biến mau lẹ của các xu hướng: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn- văn học hiện thực phê phán-văn học cách mạng. 2. Sự trưởng thành và phát triển của nhiều phương pháp sáng tác. Phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa. Phương pháp sáng tác hiện thực phê phán. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. 3. Phát triển về mặt thể loại: Tiểu thuyết. Truyện ngắn. Phóng sự. Kịch. D. NGÔN NGỮ VĂN HỌC THỜI KỲ NÀY CŨNG ĐƯỢC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ Lối văn biền ngẫu và chữ Hán trở nên lạc hậu. Ngôn ngữ văn xuôi trở nên sáng sủa, giản dị hơn. Tóm lại, lịch sử phát triển 15 năm của xã hội cũng là sự phát triển của văn học 1930- 1945. Với hai bộ phận và ba dòng văn học, nền văn học Việt Nam có sự chuyển biến mau chóng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng có lúc nhanh, lúc chậm, nhưng trong hoàn cảnh nào văn học giai đoạn 1930- 1945 cũng là tiền đề phát triển cho nền văn học Việt Nam sau này. CHƯƠNG 2 : VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 - 1945 I. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN 1. Khái niệm lãng mạn: Theo chiết tự lãng : sóng; mạn: phóng túng), lãng mạn tức là phóng túng không chịu một sự ràng buộc nào, không theo đường lối nào. Khái niệm lãng mạn từ khi xuất hiện đã gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu, lí luận như ở Nga, ở Pháp, ở Việt Nam Vì vậy, để xác định được nội dung chính xác của khái niệm lãng mạn là một điều khó khăn và phức tạp. + Ở Nga, nhà thơ Puskin ghi nhận: Những tranh cãi nóng hổi về chủ nghĩa lãng mạn, tranh cãi thì nhiều mà làm sáng tỏ vấn đề chẳng được bao nhiêu. Hay trong một bức thư gửi bạn 25/3/1825 Puskin viết: Tôi nhận thấy rằng tất cả chúng ta( và cả bạn nữa đều quan niệm rất mơ hồ về chủ nghĩa lãng mạn) Hai mươi năm sau cũng ở Nga, nhà phê bình Biêlinxki cũng đi đến kết luận: Về tất cả vấn đề này chưa có gì là sáng tỏ và chủ nghĩa lãng mạn vẫn còn là một đối tượng bí ẩn và đầy ước đóan + Ở Pháp: cuộc tranh cãi còn náo động hơn khi vở kịch Hernani của Victor Huygi, các phái ủng hộ và chống đối cũng đấu khẩu và đấu đá, đóng góp vào lịch sử văn học Pháp thuật ngữ trận chiến Hernani. + Ở Việt Nam: tranh cãi về thơ cũ, thơ mới vào những năm 1932_1935 rất sôi nổi. Tranh cãi về văn xuôi lãng mãn và hiện thực cũng rất hăng hái. Trong một tác phẩm văn học có yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Cuộc sống hàng ngày nảy sinh ra vấn đề hiện thực và vấn đề lãng mạn. Bộ văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945, gồm 8 tập, gần 100 tác phẩm, khoảng 3.000 trang, có truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Gọi là văn xuôi lãng mạn nhưng tỷ lệ tác phẩm lãng mạn thấp hơn so với tác phẩm khác còn lại. Có thể những người xuất bản lấy tên lãng mạn cho dễ xuất bản, tiêu thụ. Nhưng nó cũng có nguyên nhân: Vấn đề lãng mạn và hiện thực ở văn chương là rất phức tạp, dễ dẫn đến sự sắp xếp tùy tiện . Ngay giáo sư Nguyễn Hoành Khung chủ biên bộ sách cũng phải thừa nhận rằng: Trước hết là cái tên lãng mạn không phù hợp với nhiều tác giả, tác phẩm mà nó định thu gom Sự phân biệt đối lập giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán trong khu vực hợp pháp không phải luôn luôn rõ rệt nên việc vạch ra đường ranh giới rõ rệt giữa hai dòng hiện thực và lãng mạn là không thể làm được và thực tế không có một ranh giới như vậy.( Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945, tập VIII, NXB khoa học xã hội trang 548, 549.) Trong lời bạt cho bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945 nhà thơ Huy Cận cũng tỏ ra hoài nghi với cách phân loại như vậy: lanîg mạn hay hiện thực cũng đành theo một cách phân loại đã quen dùng. Nhưng chúng ta không quen tính ước lệ nhiều trong cách phân loại ấy. Ông viết tiếp: cho hay những tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô hoặc nói đúng hơn là cái đẹp cái hay đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn Nhà thơ Chế Lan Viên không phản đối việc chia ô nào là hiện thực, ô nào là lãng mạn mà cốt phê phán cách xử lý máy móc, đem đối lập chúng với nhau, hạ thấp cái này đề cao cái kia: Về văn học trước cách mạng chia ra nào lãng mạn nào hiện thực thì cũng đúng và cũng nên nhưng chia ra để làm gì ? Nếu chỉ nói là chúng không chống nhau, nam nữ thọ thọ bất thân, nội bất đắc xuất, ngoại bất đắc nhập thì nguy khiếp lắm. Cho dù đồng sàng dị mộng thì cũng có lúc gác chân lên nhau qua lại chứ _ Sao không nghĩ chúng cùng thời với nhau, chúng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, có khi chống đối, có khi bổ sung, có lúc thỏa hiệp chứ đâu chỉ có quan hệ lườm nguýt mới là quan hệ (Bài ca thôn Vĩ Dạ, trang 10-11) Ở Việt Nam văn xuôi 1930_1945 rất khó phân biệt giữa hiện thực và lãng mạn. Những truyện ngắn của Thạch Lam, Trần Tiêu, yếu tố hiện thực lại nổi lên rất rõ. Có người cho rằng truyện ngắn Nhà mẹ Lê còn hiện thực hơn Kép tư Bền của Nguyễn Công Hoan và Tắt đèn của Ngô Tất Tố Chủ nghĩa hiện thực thì nghiêng về phản ánh, chủ nghĩa lãng mạn nghiêng về bộc lộ. Chủ nghĩa hiện thực thì thấy thế nào miêu tả thế ấy bằng phương pháp điển hình hóa. Chủ nghĩa lãng mạn cảm và suy nghĩ thế nào viết thế ấy. Chủ nghĩa hiện thực nghiêng về xu hướng hướng ngoại. Chủ nghĩa lãng mạn lại nghiêng về xu hướng hướng nội. Một bên xem cuộc sống là đối tượng khách thể để miêu tả,một bên lấy cái Tôi làm trung tâm để thể hiện Tóm lại tác phẩm văn chương ít nhiều có chứa đựng yếu tố hiện thực và lãng mạn 2. Phân biệt giữa lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực Trong bài Tôi đã học viết như thế nào ? Goocki đã gặp tư tưởng Lênin, thấy cần thiết phải phân biệt trong văn học lãng mạn có hai loại: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực Lãng mạn tiêu cực hoặc đưa con người thỏa hiệp với thực tại hoặc tô vẻ thực tại , hoặc tách con người ra khỏi thực tại đi vào thế giới nội tâm với những ý tưởng về những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái Tôi Ðặc điểm của xu hướng lãng mạn là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối địch với lý trí, sự thoát li thực tại và quay về quá khứ ( trung cổ), dựa vào tôn giáo dựa vào trí tưởng tượng môt cách bệnh hoạn, thích thú với cái hoang đường kỳ ảo. Xu hướng này gọi là lãng mạn tiêu cực( hay lãng mạn bảo thủ phản động) . Vì nó chống lại mọi sự tiến bộ của xã hội, quay lưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân Lãng mạn tích cực: tìm thấy vào những năm 1810_1830 ở Châu Âu lúc mâu thuận sâu sắc giữa giai cấp Tư sản với chế độ phong kiến. Khi cách mạng Tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu là muốn giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn phải sống ách nô lệ và sự kiểm soát của một chế độ mới. Các nhà lãng mạn tích cực phủ nhận thực tại xã hội, những sáng tác của họ phù hợp với lợi ích của nhân dân Cả hai xu hướng này có điểm gặp nhau. Ðặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn sự lí giải thường là chủ quan về các hiện tượng đời sống, gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sĩ mơ ước được thấy. Do đó các nhà lãng mạn không có nhận thức chính xác, mà có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử. Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội. Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ . đã xuất hiện: sóng Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu. Văn học cách mạng thời kỳ này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng hiện đại hóa. 2. 2:- Văn học hiện thực. ghét thì văn học lãng mạn suy tôn cái tôi, đề cao bản ngã. Văn học cổ điển đề cao cổ đại thì văn học lãng mạn hướng về lịch sử dân tộc, lấy cảm hướng nhiều ở văn học dân gian cũng như thời đại mà. SÁNG TÁC CỦA THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC 1. Chuyển biến mau lẹ của các xu hướng: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn- văn học hiện thực phê phán -văn học cách mạng. 2. Sự trưởng thành và phát triển

Ngày đăng: 23/04/2015, 20:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân:Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm Mới và Hội nhà văn Xbh, 1984 Khác
2. Trường Chinh: Về văn hoá và nghệ thuật - Nxb Văn học. H.1985 Khác
3. Trương Chính: Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn, tạp chí văn học, số 5-1990 Khác
4. Nguyễn Ðình Chú - Lê Trí Viễn: Lịch sử văn học Việt Nam - Nxb Giáo dục, H.1978 Khác
5. Nguyễn Duy Diễn - Bằng Phong: Luận đề về Hoàng Ðạo - Khai Trí xuất bản - S.1960 Khác
6. Xuân Diệu: Lời giới thiệu: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải - Nxb Văn học - H.1984 Khác
7. Nguyễn Ðức Ðàn: Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khải Hưng-Hai nhà văn tiêu biểu trong Tự Lực Văn Ðoàn, TCVH.9-1958 Khác
8. Phan Cự Ðệ: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập) - Nxb Ðại học và Trung học chuyên nghiệp- H.1978 Khác
9. Phan Cự Ðệ: Phong trào Thơ mới - Nxb Khoa học xã hội - H.1982 Khác
10. Phan Cự Ðệ: Tác phẩm văn học 1930-1945 - Nxb Khoa học xã hội - H. 1990 Khác
11. Phan Cự Ðệ: Tự Lực Văn Ðoàn - Con người và văn chương - Nxb Văn học - H.1990 Khác
12. Hà Minh Ðức: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại- Nxb Khoa học Xã hội- H.1974 Khác
13. Hà Minh Ðức: Lời giới thiệu: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 28A - Nxb Khoa học xã hội...H.1994 Khác
14. Vu Gia: Khái Hưng, nhà tiểu thuyết - Nxb Văn hóa- H.1993 Khác
15. Vu Gia: Thạch Lam, thân thế và sự nghiệp - Nxb Văn hóa - H.1994 Khác
16. Vu Gia: Nhất Linh trong tiến trình hiện đại văn học - Nxb Văn hoá - H.1995 Khác
17. Vu Gia: Hoàng Ðạo, nhà báo-nhà văn, Nxb Văn hóa, H.1997 Khác
18. Tô Hoài: Cát bụi chân ai - Nxb Hội nhà văn - H.1992 Khác
19. Nguyễn Hoành Khung: Lời giới thiệu: Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945 - Nxb Khoa học xã hội-H.1989 Khác
20. Lê Ðình Kỵ: Thơ mới những bước thăng trầm - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh-1989 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w