Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 2 (Trang 66)

IV. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NHẬT KÍ TRONG TÙ.

c. Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường

Tình thương người lòng yêu đời, yêu nước trong thơ Bác về một mặt là kế tục truyền thống thơ xưa, nhưng mặt khác lại không giống thơ xưa, nó là tâm tình của một người Cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Bác từng nói rất rõ:

"Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)

Ý chí sắt đá và tinh thần rèn luyện cao độ, Bác đã giữ vững qua muôn vàn khổ cực và cũng đã từng nói lên được trong những hình ảnh nên thơ:

"Gạo đem vào giã bao đao đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông"

(Nghe tiếng giã gạo)

Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn, tràn đầy sức sáng tạo. Nhật ký trong tù không thể nào sánh được với toàn bộ bài thơ lớn ấy. Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác văn thơ chỉ là chuyện phụ.

Trong cuộc sống nghèo nàn ấy, Bác đã tìm đủ đề tài cho hơn một trăm bài thơ. Cơ hồ như đối với Bác chuyện gì cũng thành thơ.Chuyện núi non trăng hoa thành thơ mà chuyện dưa cà mắm muối cũng thành thơ. Bác làm thơ vì một cái răng, một cái gậy, kể cả những chuyện rất ít nên thơ cũng thành thơ. Cho nên khi Bác nói trong thơ nên có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng."Không phải chỉ nói chuyện thép và giọng thép mới là có tinh thần thép". Trong thơ văn cũng như trong cuộc đời cái điều quan trọng nhất vẫn là cái thực chất của con người Nhật ký trong tù ít có những lời hô to nói lớn:

"Giọng của người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước"

(Sáng tháng năm)

Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà toàn bộ tập thơ toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một anh hùng bất khuất, luôn luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu.

Sống trong tù lúc nào Bác cũng thể hiện được phong thái ung dung, bình tĩnh, phảng phất thơ văn của nhà nho xưa đầy khí tiết. Nhưng cái ung dung ngày trước có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời: trả áo mũ về sống ẩn dật, hay bất chấp mọi nỗi thăng trầm của thế sự. Bác hoàn toàn không phải như vậy. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói:"Hồ Chủ tịch là hình

ảnh của sức mạnh bình tĩnh không khiếp sợ, không hoảng hốt, đó là sức mạnh của những người sống một nhịp với trào lưu của thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử. Chính Bác cũng đã nói :

"Sự vật vẫn xoay đà định sẳn Hết mưa là nắng ửng lên thôi"

(Trời hửng)

Nhật ký trong tù chúng ta tìm thấy một sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt ở Bác. Nhà tù đã đày đọa thân thể Bác, chúng giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò

"Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm không ngủ Bốn tháng không giặt giũ Bốn tháng không thay quần áo"

Bị giam lâu, chân mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác tập leo núi ngay để chờ lúc băng núi rừng về nước. Ðó là cái gương cương nghị ở Bác.

Bài thơ "Bốn tháng rồi" đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt:

"Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần "

(Bốn tháng rồi)

Nhờ có tinh thần thép mà mọi gian nguy, hiểm nạn Bác đều vượt qua. Nhờ có tinh thần thép mà mọi thiếu thồn về vật chất Bác đã đẩy lùi. Bác là tinh hoa của lịch sử, khí phách dân tộc, và tâm hồn thời đại.

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 2 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w