Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG GIẢI BÀI TẬP ĐỂ CỦNG CỐ & VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC TRONG VIỆC HỌC TẬP CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ ( LỚP 9 ) A. MỞ ĐẦU: 1. Lí do: Thực tế cho thấy, từ khi vận dụng phương pháp mới theo chương trình thay sách, phần trình bày trong SGK hiện hành thì việc giải bài tập nhìn chung vẫn chưa được xem trọng. Chẳng hạn, ở chương II : (NST); việc xác đònh về: + Số lượng NST, Tâm động, Crômatic qua các kì Nguyên phân, Giảm phân. + Quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Trong thực tế cho thấy, kết quả là HS chỉ biết tiếp thu lí thuyết, giải những bài tập cơ bản trong SGK, thiếu hẳn phần luyện tập nâng cao. Trên cơ sở đó, bản thân tôi là GV giảng dạy môn Sinh Học lớp chín, cũng muốn góp một chút ít kinh nghiệm nhằm giúp HS học tốt chương này (NST). Hoặc chí ít cũng giúp HS đạt tối thiểu mức trung bình trở lên, cố gắng hạn chế lượng HS yếu kém. Hoặc cũng có thể góp phần làm nền tảng vững vàng, tạo đà cho HS học tốt ở chương trình Sinh Học ở cấp Phổ thông trung học. Với phương châm: “ Thầy là người hướng dẫn, HS chủ động tiếp thu kiếân thức ở trên lớp và qua quá trình rèn luyện ở lớp và ở nhà”. 2. Nhiệm vụ: - Thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập, giúp thầy và trò cùng cố nâng cao được kiến thức đã học trong chương: + Nguyên phân. + Giảm phân. + Quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. 3. Phương pháp - Cơ sở – Thời gian: a. Phương pháp: Giải bài tập ứng dụng và giao một số bài tập về nhà cho HS tự rèn luyện. b. Cơ sở: - Thầy tóm tắt lí thuyết đã học (trọng tâm) - Hướng dẫn giải bài tập. - Trò tái hiện kiến thức cũ,vàv ận dụng kiến thức cũ giải bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. c. Thời gian tiến hành: Năm học 2006-2007 B.KẾT QUẢ: I- Tình trạng sự việc: GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 1 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 Trước đây, nếu chỉ giảng dạy trên cở sở SGK,ø giải bài tập và trả lời câu hỏi ở SGK thì cũng chỉ phần nào giúp cho HS nắm được lí thuyết một cách đơn thuần, máy móc, không linh hoạt,……… Vả lại, ai cũng đều công nhận rằng chương trình Sinh Học 9 hiện nay là khó so với trình độ, lứa tuổi của HS. Do đó, đã dẫn đến kết quả một số HS yếu, kém còn quá nhiều, dạng HS khá giỏi thật sự không cao… II- Nội dung giải pháp: 1/ Quá trình nghiên cứu: a- Hoạt động của thầy và trò: - HS :phải thật sự tích cực trong việc học tập, tự tìm hiểu thông qua việc giải bài tập, tích cực trong hoạt động trao đổi, thảo luận. - Thầy: tổ chức thêm các buổi học phụ đạo(nếu có thì cần tiến hành các hoạt động ngoại khóa) để thầy hướng dẫn, trò hoàn thành các dạng bài tập đã được thầy giao trước. b-Các dạng bài tập dành cho chương NHIỄM SẮC THỂ: - Dạng trắc nghiệm : Hãy đánh dấu X vào các câu đúng: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào? a- Tế bào sinh dưỡng b- Tế bào sinh dục c- Tế bào sinh dục sơ khai Sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở? a- Kì đầu b- Kì trung gian c- Kì giữa d- Kì sau e- Kì cuối Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở: a- Kì trung gian b- Kì sau c- Kì đầu d- Kì cuối e- Kì giữa Nguyên phân là một quá trình: a- Giúp gia tăng số lượng tế bào làm cơ thể đa bào lớn lên. b- Bổ sung cho những tế bào già và chết, tế bào bò tổn thương của cơ thể. c- Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào. d- Cả a, b, c đều đúng. Đặc điểm nào chỉ có trong quá trình giảm phân: a- Một lần nhân đôi NST và một lần tạo thoi vô sắc. b- Một lần nhân đôi NST và hai lần tạo thoi vô sắc. c- Tách tâm động NST ở kì giữa. d- Tách cặp NST đồng dạng ở kì giữa. e- Phân chia NST tạo bộ đơn bội. Đặc điểm có trong quá trình hình thành giao tử cái là gì? a- Một lần nhân đôi NST và hai lần phân chia. GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 2 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 b- Giao tử mang bộ NST đơn bội n. c- Tạo một giao tử lớn và 3 thể đònh hướng. d- Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. Thụ tinh đảm bảo điều gì? a- Sự trao đổi đoạn tương đồng trên NST. b- Phục hồi lại bộ NST của loài. c- Di truyền ổn đònh bộ NST của loài qua các thế hệ. d- Tạo nên các tổ hợp tính trạng mới, tăng tính đa dạng cho sinh vật. .Dạng tìm kết qủa qua ghép câu cho sẵn: Sắp xếp những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân tương ứng với mỗi kì: Các kì Ghi kết quả Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 1………………………………… 2………………………………… 3………………………………… 4………………………………… a- Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. b- Các NST kép đóng xoắn cực đại. c- Từng cặp NST kép tách nhau ra qua tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. d- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi vô sắc ở tâm động. e- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, hình thái rõ rệt. f- Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng mảnh dần thành chất nhiễm sắc. .Dạng bài tập điền từ: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: Những diễn biến cơ bản của NST ở ……………………… là: Sự tiếp hợp của các NST kép …………………………… ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng …………………… và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li……………………………… và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về cực tế bào. Kết thúc phân bào, 2 tế bào mới được tạo thành có bộ NST ………………………… ( n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc. GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 3 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 .Dạng bài tập so sánh: So sánh quá trình nguyên phân với giảm phân theo bảng sau: Nguyên phân Giảm phân Giống nhau Khác nhau .Dạng bài tập suy luận & tính toán bằng phép tính: Xác đònh số lượng NST, tâm động, crômatit qua các kì nguyên phân. Phương pháp: - Bước 1: Xác đònh bộ NST 2n. - Bước 2: Xác đònh số lượng NST, Crômatit. Ví dụ1: Bộ NST 2n ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi ở kì sau của nguyên phân thì số lượng NST trong tế bào là bao nhiêu? Giải: Kì sau: mỗi NST kép tách rời ở tâm động 2 NST đơn đi về 2 cực tế bào. Do đó: Số NST đơn: 2(2n) = 2x8 = 16 Số tâm động: 2(2n) = 2x8 = 16 Ví dụ 2: Ở lúa nứớc có bộ NST 2n =24. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số lượng NST đơn, crômatit, tâm động là bao nhiêu? Giải: Kì giữa: các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng đạo của thoi phân bào. Do đó: + NST đơn = 0 + Crômatit: 2(2n) = 4n = 24 x 2 = 48 + Tâm động: 2n = 24 Ví dụ 3: Khi người ta quan sát một tế bào sinh dưỡng của một vòt nhà ở kì giữa nguyên phân, đếm được 160 crômatit. a- Tế bào nguyên phân 4 đợt liên tiếp. Tính số tế bào con. b- Một trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu NST trong quá trình phân bào trên? GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 4 Bộ NST đơn NST kép Số crômatit Số tâm động Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 0 0 2(2n)=4 2n 2n 2n 0 0 2(2n) = 4n 2(2n) = 4 0 0 2n 2n 2(2n) = 4 2n Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 Giải: a- Gọi k là số lần phân bào thì tổng số tế bào con sinh ra sau k lần phân bào là 2k. Số crômatit ở kì giữa: 2(2n) = 160 bộ NST của vòt nhà là 2n = 160 :2 = 80 số tế bào con hình thành = 2 k =2 4 = 16 b. Tổng số NST đơn môi trường nội bào cung cấp là: 2n(2 k –1) = 80 x 2 4 –1 = 1200 NST 2- Dạng bài tập: Xác đònh số lượng NST, tâm động, crômatit qua các kì giảm phân. - Bước 1: Xác đònh bộ NST 2n - Bước 2: Xác đònh số lượng NST, Crômatit. Cung cấp cho HS bảng tóm tắt: Số NST đơn NST kép Số Crômatit Số tâm động Kì đầu1 Kì giữa 1 Kì sau 1 Kì cuối 1 0 0 0 0 2n 2n n n 2(2n) = 4 2(2n) = 4 2n 2n 2n 2n n(1 cực) n Kì đầu 2 Kì giữa 2 Kì sau 2 Kì cuối 2 0 0 2n n n n 0 0 2n 2n 0 0 n n 2n n Ví dụ1: lúa nước có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 . Hãy xác đònh a) Số tâm động của kì sau 1 của giảm phân. b) Số NST ở kì giữa 1 của giảm phân. c) Số NST ở kì cuối 1 của giảm phân. d) Số NST ở kì cuối 2 của giảm phân. Giải : a) Các NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. số tâm động = 24.(n+n) b) Các cặp NST tương đồng xếp thành cặp trên mặt phẳng đạo của thoi phân bào. Số NST kép = 24 ( 48 crômatic) c) Tế bào mang các NST kép bộ NST kép (n) GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 5 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 Số NST kép = 12 d) Tế bào mang các NST đơnbộ NST đơn bội (n) Số NST đơn = 12 Ví dụ 2: Ruồi dấm có bộ NST 2n=8. Hỏi số lượng NST đơn ,NST kép, crômatíc, tâm động trong tế bào là bao nhiêu ở các kì sau 1, kì giữa 2 của giảm phân? Giải: - Kì sau 1: các cặp NST tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào số NST đơn = 0, số NST kép = 4, crôma tic =8, tâm động = 4 - Kì giữa 2: các cặp NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Số NST đơn = 0, số NST kép = 4, Crôma tic =8, Tâm động = 4. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3 -Dạng bài tập : Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số tinh trùng , số trứng, số thể đònh hướng. Phương pháp: Bước 1: Tính số lượng - Tế bào mầm nguyên phân tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh trứng. - Tế bào sinh tinh có bộ NST (2n); tế bào sinh trứng có bộ NST (2n) - Tế bào sinh tinh 4 tinh trùng; tế bào sinh trứng 1 trứng + 3 thể đònh hướng - Một tinh trùng thụ tinh với một trứng 1 hợp tử. Bước 2: Suy ra kết quả: Ví dụ 1 ï : Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp sau: a- 4 tế bào sinh tinh. b- 8 tế bào sinh trứng. Giải: a- 4 tế bào sinh tinh: Mỗi tế bào 4 tinh trùng. số tinh trùng tạo thành: 4 x 4 = 16 tinh trùng b- 8 tế bào sinh trứng: Mỗi tế bào sinh trứng 1 trứng và ở thể đònh hướng. số trứng tạo thành: 8 x 1 = 8 trứng số thể đònh hướng : 8 x 3 = 24 thể đònh hướng Ví dụ 2: Tính số lượng tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng trong các trường hợp: a- Số tinh trùng là 512: số tế bào sinh tinh = 512: 4 = 128 GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 6 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 b- Số thể đònh hướng 192: 192 : 3 = 64 c- Số hợp tử tạo thành là 64. Hiệu suất thụ tinh là 50%: 64 hợp tử = 64 tinh trùng thụ tinh với 64 trứng. Hiệu suất thụ tinh là 50% số trứng là: 64 x 2 = 128. Vậy số tế bào sinh trứng là : 128. Số tế bào sinh tinh là: 64 : 4 = 16. Qua mỗi dạng bài, GV cung cấp cho HS một số bài tập luyện tập ( đã sưu tầm được ở một số tài liệu tham khảo ) để HS về nhà tự luyện tập. GV kiểm tra và hướng dẫn giải ( nếu HS cần ). - GV cũng cần kiểm tra việc ôn tập lí thuyết của HS. Trứơc khi đi vào một dạng bài mới nào, GV cũng cần tóm tắt lại lí thuyết để củng cố cho HS. Sau đó hướng dẫn giải bài tạp về nhà. Nghiệm thu: Kết quả của quá trình thực hiện ở TRƯỚC KHI THỂ NGHIỆM Khối Giỏi Khá T.bình Yếu Kém T.Bình trở lên 9 (234) 62 26,5% 34 14,5% 80 34,2% 22 9,4% 36 15,4% 176 75,2% SAU KHI THỂ NGHIỆM 9 (170) 25 14,7% 46 27.1% 72 42.4% 15 8.8% 12 7.1% 143 84.1% C. KẾT LUẬN: Từ kết quả nhận được qua thể nghiệm, cho thấy phần nào cách làm trên cũng đã góp phần làm giảm số HS yếu, kém, tăng số HS khá và trung bình lên. Tuy nhiên, điều đó có thể chưa hẳn là hoàn hảo, đúng đắn trong việc đi tìm hướng đi tích cực, nhằm giúp cho HS đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập và rèn luyện, đặc biệt là các nội dung đã nêu trên. Bản thân tôi rất mong BGH nhà trường cùng các đồng nghiệp, đồng chí góp ý xây dựng để ý tưởng này được hoàn thiện, và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tây Phú, ngày 21 tháng 3 năm 2008 Người thực hiện GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 7 Trường THCS Tây Phú Sáng kiến- kinh nghiệm năm học 2008 Nguyễn Văn An GV soạn: Nguyễn Văn An Trang 8