1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

52 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 724,01 KB

Nội dung

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG Mã số mô đun: MĐ 04 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung công việc ch

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

MÃ SỐ: MĐ 04

NGHỀ: BẢO TỒN, TRỒNG

VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rừng trong chương trình đào tạo nghề: Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng được biên soạn từ chương trình Voctech do chính phủ Hà Lan tài trợ Tài liệu này được xây dựng từ năm 2009 Tháng 12 năm

2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam rà soát lại các chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Chính Phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và đã giao cho trường Cao đẳng nghề Công nghệ

và Nông lâm Nam Bộ chỉnh sửa lại

Được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, Nhóm chỉnh sửa căn cứ vào: sơ

đồ Đa cum, phiếu phân tích nghề của nghề: Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và sự hợp tác, phản biện của các chuyên gia đã tiến hành chỉnh sửa Mô đun Trồng và chăm sóc rừng

Mô đun Trồng và chăm sóc rừng bao gồm 4 bài:

và chăm sóc rừng nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích rừng Tài liệu này sau khi chỉnh sửa đã được sự góp ý của tập thể giáo viên khoa nông lâm, phản biện của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp và được biên tập lại

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Ban quản lý chương trình Voctech; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thầy Phan Minh Đức – chuyên gia phát triển chương trình, cùng chuyên gia phản biện và tập thể giáo viên khoa Nông lâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tài liệu chắc chắn còn nhiều thiếu sót Nhóm biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, chuyên gia và các tổ chức để giáo trình được hoàn thiện hơn

Tham gia biên soạn

1 Chủ biên Ông Nguyễn Thanh Nhàn

2 Ông Nguyễn Châu Tuấn

Trang 5

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

Mã số mô đun: MĐ 04

Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG RỪNG

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị đất trồng rừng;

- Thực hiện được các công việc trong nội dung chuẩn bị đất trồng (phát dọn thực bì, làm đất, đào hố, bón phân, ) đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn lao động;

- Nghiêm túc, có ý thức bảo vệ rừng

A Nội dung:

1 Xác định vị trí trồng rừng ngoài thực địa

1.1 Xác định vị trí địa lý

Liên hệ với cán bộ địa chính ở địa phương xác định chính xác diện tích ta

đã nhận ngoài thực địa có đúng, đủ các tiêu chí giao nhận đất trồng rừng của chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Sau khi có đủ cơ sở pháp lý; Người được giao làm công việc đó, liên hệ với cán bộ địa chính ở nơi ta thực hiện dự án đi xác minh diện tích đó

- Ta dùng dụng cụ chuyên dùng đo diện tích có các bước sau;

- Đo tổng thể, đo chi tiết, lên bản đồ và sơ đồ trồng rừng cụ thể cho từng khoảnh,

2 Xác định mật độ trồng

2.1 Khái niệm về mật độ trồng rừng

Trang 6

Mật độ trồng rừng là chỉ số cây lúc đem trồng (Mỗi hố trồng một cây hoặc lượng hạt gieo thẳng trên một đơn vị diện tích (ha) hoặc chiều dài (km) )

2.2 Ý nghĩa của mật độ trồng rừng

Khi rừng chưa khép tán, mật độ có tác dụng đối với sự cạnh tranh cỏ dại và ảnh hưởng đến giá thành Khi rừng đã khép tán nếu là rừng để lấy gỗ thì mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, phẩm chất gỗ và tỉ lệ sử dụng gỗ Đối với công tác trồng rừng bảo tồn, do quá trình chọn lọc giống, sản xuất cây con và kỹ thuật trồng đảm bảo nên tỉ lệ sống sau khi trồng cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển thuận lợi hơn rừng tự nhiên

Vì vậy mật độ trồng rừng nếu xác định quá dày hay quá thưa dễ phát sinh những ảnh hưởng không tốt

2.3 Nguyên tắc xác định mật độ trồng rừng

- Xác định mật độ trồng rừng đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài cây Loài cây khác nhau có yêu cầu ánh sáng, dinh dưỡng, nước khác nhau Vì vậy đối với cây ưa sáng, mọc nhanh cần trồng mật độ thưa, cây chịu bóng mọc chậm nên trồng dày hơn

- Xác định mật độ trồng rừng phải dựa vào điều kiện nơi trồng rừng Cùng một loài cây, trồng trên lập địa khác nhau thì mật độ trồng cũng khác nhau Nơi có khí hậu thuận lợi, đất tốt thì trồng mật độ thưa vì cây sinh trưởng nhanh hơn, rừng mau khép tán Ngược lại nơi khí hậu, đất đai xấu thì nên trồng dầy để tăng cường

sự hỗ trợ và hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời giảm được công trồng dặm

Trang 7

Phát dọn thực bì phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Triệt để lợi dụng khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất có độ dốc lớn

1 Cưa phát quang 2 Cưa đơn 3 Búa

4 Dao tay 5 Dao phát

Trang 8

Tùy theo đặc tính của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng mà chọn phương pháp xử lý sao triệt để nhất

Tùy theo đặc tính của loài cây trồng (Cây ưa sáng hay cây chịu bóng) và phương pháp trồng mà chọn cách xử lý thực bì theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng và bảo vệ được đất

4.2 Phương pháp phát dọn thực bì

Tùy theo loại thực bì, mật độ che phủ, địa hình dốc nhiều hay ít, đặc tính loài cây trồng, phương pháp làm đất và mức độ thâm canh mà quyết định một trong các phương pháp dọn thực bì sau

4.2.1 Phương pháp phát dọn toàn diện

Phương pháp này thường được áp dụng những nơi độ dốc thấp, không có mưa lớn kéo dài, nơi trồng nhiều cây ưa sáng hoặc cần cải tạo trồng lại rừng trên toàn diện tích hay ở những nơi thực hiện nông lâm kết hợp

Phát từ chân dốc phát lên, phát sát gốc thảm tươi dây leo, cây bụi, chặt cây nhỏ trước, cây lớn sau tận dụng hết gỗ cũi Băm nhỏ cành nhánh thành dạng dài không quá 1m rãi đều trên diện tích Nơi độ dốc lớn phải chừa lại thực bì trên đỉnh đồi để chống xói mòn Khi cành nhánh khô đều phải tiến hành đốt, trước khi đốt phải làm đương băng cản lửa rộng từ 10 - 12m, khi đốt phải châm lửa cuối gió sau khi đốt phải dọn những cây cháy không hết, xếp thành đóng nhỏ hoặc thành hàng

để tiện cho việc làm đất Phương pháp đốt toàn diện đỡ tốn công dọn nhưng gây tác hại đến kết cấu đất, xói mòn mạnh một số sinh vật có lợi trong đất cũng bị tiêu diệt (do đó cần hạn chế phương pháp dọn thực bì theo phương pháp đốt toàn diện)

Nơi dễ gây ra cháy rừng hoặc độ dốc lớn thì dọn thực bì theo băng Thực bì sau khi phát để cho khô rụng hết lá dọn thành băng, theo đường đồng mức, sao cho không ảnh hưởng đến việc làm đất sau này

Ví dụ nếu cự ly hàng cây là 3m thì bề rộng của băng xếp thực bì nên từ 1 – 1,5m Phương pháp này đất ít bị xói mòn

4.2.2 Phương pháp phát dọn cục bộ

Phương pháp này thường được áp dụng những nơi có độ dốc lớn, xa khu

vực dân cư, thiếu nhân lực, kinh phí thấp và trong làm giàu rừng

- Phát dọn theo đám rộng 1 x 2m; 2 x 2m hoặc 10 x 10m, 20 x 20m (thường áp dụng trong làm giàu và bảo tồn rừng )

- Phát dọn theo rạch rộng 1,5m; 2,3m chạy theo đường đồng mức (vành nón)

- Phát dọn theo băng áp dụng trồng rừng trên đất rừng thứ sinh nghèo kiệt, nơi có

độ dốc lớn Băng phát tùy theo việc bố trí cây trồng, đặc tính loài cây mà có bề rộng 10 – 30m chạy theo đường đồng mức

Trang 9

Phát dọn thực bì theo băng thường tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Phát luỗng thảm tươi, dây leo, cây bụi, những cây có đường kính dưới 6cm, phát thấp gốc dưới 10cm băm thành đoạn ngắn 1m

Bước 2: Khai thác tận dụng gỗ củi, chặt những cây gỗ còn lại, tùy theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt khúc (theo quy trình khai thác)

Bước 3: Xếp gạt cây đã phát băng chừa (hoặc thu lại xếp đóng rồi đốt) không để cháy lan sang băng chừa

5 An toàn lao động khi phát dọn thực bì

Để đảm bảo an toàn lao động, đạt năng suất cao cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Trước khi bước vào làm việc phải kiểm tra độ bền vững, độ sắc bén của dụng

cụ Đối với cưa phát quan phải kiểm tra các bộ phận của máy, cho máy chạy không tải, khi đạt độ an toàn mới đưa vào sản xuất

- Nơi đất có độ dốc lớn, phải chọn vị trí đứng an toàn, nhất là khi sử dụng công

cụ cơ giới

- Nơi thực bì phức tạp, dây leo, cây bụi nhiều có xen lẫn cây gỗ, phải cắt bỏ dây leo, chặt cây bụi trước, chặt hạ cây gỗ sau, khi chặt hạ gỗ lớn tuân theo quy trình khai thác gỗ

- Tổ chức phát dọn thực bì theo nhóm, tổ sản xuất phải chú ý cự ly hoạt động của mỗi người để phòng tránh dao phát va vào nhau, và dao phát sút cán bay ra gây tai nạn Chú ý quan sát khi làm việc đề phòng rắn, rết, ong trong các bụi rậm, hốc cây

6 Phương pháp làm đất

6.1 Mục đích của việc làm đất

Công việc làm đất nhằm đảm bảo cho đất tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc trồng cây, hạn chế thực bì chèn ép cây con, tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt

6.2 Các phương pháp làm đất

Căn cứ vào điều kiện đất đai, tình hình xói mòn, đặc điểm cây trồng, mức

độ đầu tư

6.2.1 Phương pháp làm đất toàn diện

Trên diện tích đất trồng rừng dùng dụng cụ thủ công hoặc cơ giới, cày toàn

bộ diện tích Nếu dùng dụng cụ thủ công, người cuốc hoặc trâu bò cày lật đất ở độ sâu 10 – 15cm Nơi không có đá lộ đầu, gốc cây lớn, có thể dùng máy cày để làm

Trang 10

đất, kết hợp với làm đất bằng công cụ thủ công, cày ngầm độ sâu 50 – 70cm hoặc cày lật đất ở độ sâu 20 – 30cm sau đó cuốc hố, kích thước cự ly, mật độ thiết kế Phương pháp này áp dụng nơi có độ dốc dưới 15o, nơi có điều kiện thâm canh hoặc thực hiện nông lâm kết hợp

Làm đất toàn diện có tác dụng: Cải tạo lớp đất mặt, giữ ẩm cho đất, tiêu diệt hầu hết cỏ dại, cây bụi, nhưng lớp đất mặt thường bị xói mòn Hạn chế áp dụng ở nơi độ dốc lớn

 Cày ngầm theo băng song song với đường đồng mức thường áp dụng nơi đất

có tầng kết cứng, độ dốc dưới 15o, băng cày rộng 150cm, sâu 60 -70cm, cự giữa 2 băng theo thiết kế, sau đó thiết kế trồng cây

 Nơi có tầng đất sâu trên 80cm, có điều kiện san ủi tạo bậc thang rồi cày ngầm sau đó đào hố trồng cây

 Làm đất tạo băng bằng thủ công: Cuốc hạ băng rộng 120cm, mặt băng được hạ bằng và chạy theo đường đồng mức, nhặt sạch cỏ, gốc cây, đá, sau đó đào hố trồng cây theo thiết kế

Trang 11

 Làm đất theo hố là phương pháp được áp dụng phổ biến trong trồng cây bảo tồn hiện nay, áp dụng nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn, những nơi xa xôi hẻo lánh, không có điều kiện làm đất theo băng Hố được bố trí hàng chạy theo đường đồng mức, giữa các hố bố trí hình nanh sấu, khoảng cách giữa các hàng

và giữa các hố theo thiết kế

 Kích thước hố phụ thuộc vào tính chất đất, đặc điểm loài cây trồng và mức độ đầu tư Trồng rừng bảo tồn thường có kích thước hố lớn hơn trồng rừng sản xuất hay thực nghiệm

 Yêu cầu hố đúng cự ly, đúng kích thước, không cuốc hố hình chữ “ V ” Khi cuốc lớp đất màu để sang một bên, lớp đất dưới kéo lên làm gờ giữ nước

6.3 An toàn lao động trong làm đất

Sử dụng công cụ làm đất, để đảm bảo an toàn và đạt năng suất cao cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu sau:

Cần xem xét khu vực làm đất và những nhu cầu kỹ thuật để sử dụng công

Kích thước hố phụ thuộc vào tính chất đất, đặc điểm loài cây trồng và mức độ

đầu tư Trồng rừng bảo tồn thường có kích thước hố lớn hơn trồng rừng sản xuất

hay thực nghiệm

Yêu cầu hố đúng cự ly, đúng kích thước, không cuốc hố hình chữ “ V ” Khi cuốc lớp đất màu để sang một bên, lớp đất dưới để sang một bên

8.2 Bón lót

Trang 12

Bón lót bằng phân hữu cơ hoặc vô cơ tùy theo điều kiện kinh tế và tính chất trồng cây

8.3 Lấp hố

Cuốc hố, bón lót xong ta có thể lấp hố ngay, hoặc sau thời gian 1 -3 tuần mới lấp Dùng cuốc đập nhỏ lớp đất màu đưa xuống hố trước, sau đó vạc cỏ quanh miệng hố, kéo cỏ, rể cây, đá lẫn ra ngoài, cuốc đất bổ sung đập nhỏ, nhặt sạch đá lẫn rễ cây rồi lấp cho đầy hố hoặc cao hơn mặt hố 10 – 15cm Sau khi lấp đất hố

có dạng hình mâm xôi, để khi mưa đất lún xuống là vừa

Nơi đất trũng, hoặc trên mặt dốc có dòng chảy (khi mưa) phải làm rãnh thoát nước

Làm đất theo hố kỹ thuật đơn giản, ít tốn công, hạn chế xói mòn, tuy nhiên làm đất theo hố cải tạo đất không triệt để không đảm bảo kích thước hố, sẽ gây trở ngạy cho việc sinh trưởng và phát triển của cây sau này

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện làm 300 – 500 m2 đất theo đám để chuẩn bị trồng rừng?

Trang 13

Bài 2: TRỒNG CÂY

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Lựa chọn đúng loài cây trồng, thời vụ trồng rừng phù hợp với từng địa phương;

- Trình bày được nội dung công việc trồng cây và trồng dặm;

- Thực hiện công việc: Chọn cây tiêu chuẩn, vận chuyển cây, trồng cây đúng

kỹ thuật, đạt định mức quy định theo từng loài cây, đảm bảo tỷ lệ cây sống trên 85%;

Trang 14

- Thực hiện được công việc kiểm tra cây trồng và trồng dặm;

- Tiết kiệm cây giống, vật tư phục vụ trồng rừng;

- Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

A Nội dung:

1 Chọn loài cây trồng

1.1 Ý nghĩa và nguyên tắc chọn loại cây trồng

Chọn loại cây trồng là công việc quan trọng quyết định sự thành bại của công tác trồng rừng nói chung và trồng cây bảo tồn nói riêng Chọn cây thích hợp với đất trồng thì nó sinh trưởng phát triển nhanh cho nhiều sản phẩm, có tác dụng cải tạo đất, phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn Ngược lại chọn cây không thích hợp thì việc sử dụng đất trong thời gian dài bị lãng phí, còn gây tốn kém đầu

tư và không đạt được mục đích trồng rừng Vì vậy chọn loại cây trồng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Cây trồng phải sống tốt, bảo vệ môi trường và đảm bảo đáp ứng cho công việc bảo tồn

- Nguyên tắc đó quan hệ chặt chẽ với nhau

1.2 Căn cứ chọn loại cây trồng

- Căn cứ vào loại cây cần trồng để bảo tồn

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên để chọn loại cây trồng

2 Chuẩn bị cây giống

2.1 Chuẩn bị cây giống theo diện tích

- Cây giống rễ trần: Chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng và đủ diện tích

- Cây giống có bầu: Chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng và đủ diện tích

2.2 Chuẩn bị cây giống trồng dặm

- Cây giống rễ trần, chuẩn bị từ 15 - 20%

- Cây giống có bầu, chuẩn bị từ 07 - 10%

Trang 15

Lấp đất lần 2 phủ kín cổ rễ từ 1 – 2 cm và vun thành hình mâm xôi

4 Trồng cây con có bầu

* Kỹ thuật trồng cây

Các bước công việc trồng cây con có bầu

Hình 2 8 Các bước công việc trồng cây con có bầu

1 Tạo hố 2 Rạch vỏ bầu 3 Đặt cây xuống hố

Trang 16

Lần 2: Phủ kín bầu tiếp tục nén đất quanh bầu

Lần 3: Phủ kín mặt hố (Trên cổ rễ 1 -2 cm) vun đất tạo mặt hố có hình mân xôi, mặt hố phẳng tùy theo đặc điểm của từng loại cây

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Mỗi học viên thực hiện trồng 40 cây con có bầu?

C Ghi nhớ

Hình 4.5 Các lỗi kỹ thuật khi trồng cây có bầu

1 Đặt bầu nghiêng 2 Nén đất làm vỡ bầu

3 Lấp đất còn hở bầu 4 Đáy hố không phẳng

Trang 17

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Trình bày được thời điểm trồng dặm phù hợp;

- Lựa chọn thời điểm trồng xen và loài cây trồng xen;

- Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây trồng xen;

- Tổ chức thực hiện được việc trồng xen đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Chăm sóc cây trồng xen kết hợp với cây trồng chính;

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;

- Tích cực thực hiện nông lâm kết hợp trong sử dụng đất

b Xác định thời gian kiểm tra

Ngay sau khi trồng 1–2 tuần, thực hiện việc kiểm tra để tiến hành trồng dặm Kiểm tra và trồng dặm từ 1 đến 3 lần (nếu cây chết một khoảng lớn có thể trồng lại vào vụ sau)

Trang 18

Hình 4.6 Rừng trồng bảo tồn

1.2 Điều tra số lượng cây chết

a Điều tra toàn diện

Kiểm tra toàn bộ diện tích để biết tỷ lệ cây sống, cây chết và đưa ra giải pháp Áp dụng cho cây trồng diện tích nhỏ và những loài cây có giá trị kinh tế cao

b Điều tra ngẫu nhiên

- Dùng phương pháp đặt ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, ô tiêu chuẩn có dạng hình tròn bán kính R = 5,64 m diện tích ô : S =100 m2

1.3 Xác định vị trí cây chết

Cây trồng bị chết có thể thành từng khu vực hoặc rải rác cho nên khó phát hiện Khi đi kiểm tra cây trồng, đối với những khu vực cây bị chết nhiều nên đánh dấu trên sơ đồ hoặc trên thực địa để người trồng dặm dễ nhận biết mà thực hiện, tránh trường hợp bị bỏ quên

1.4 Vận chuyển cây trồng dặm

Cây trồng dặm phải vận chuyển xa và vị trí trồng dặm rải rác trong khu vực trồng rừng Cho nên trong quá trình vận chuyển thường áp dụng phương pháp thủ công như dùng giỏ xách hay dùng quang gánh, không được cầm cây để mang đi Trong lúc vận chuyển phải nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu và gãy ngọn

1.5 Trồng cây

Để đảm bảo chất lượng trồng dặm đạt tỷ lệ sống cao phải chọn đất đủ ẩm, thời tiết râm mát hoặc có mưa nhỏ, chọn cây có phẩm chất tốt đúng tiêu chuẩn, có cùng tuổi với cây đã trồng và trồng cây mật độ theo thiết kế

2 Trồng xen cây dưới tán rừng

2.1 Xác định khu vực trồng xen

2.1.1 Khái niệm

Trang 19

- Trồng xen là phương thức nông lâm kết hợp trong đó cây nông nghiệp được trồng xen vào giữa những cây lâm nghiệp, công nghiệp (cây lâu năm)

2.1.2 Các loại trồng xen

a Trồng xen theo hàng

- Cây nông nghiệp được trồng theo các hàng mà giữa chúng là những loài cây lâm nghiệp lâu năm

- Phương pháp này phải tuân thủ thời gian quy định và xén tỉa theo định kỳ

- Phải chọn cây trồng có sự hỗ trợ nhau

Hình 4.8 Trồng xen ngô trong rừng bảo tồn

b Trồng xen theo băng

Bố trí những cây ngắn ngày (Cây hàng năm) trồng xen kẽ với những cây dài ngày Sao cho phù hợp với đặc tính và yêu cầu đất đai của các loài cây đó và đảm bảo được thu hoạch đều đặn

Băng chính rộng 4 - 6 m theo độ dốc, nếu đất dốc mạnh thì băng hẹp (4 m) Nếu dốc nhẹ thì băng rộng (6 m) Các băng đó được trồng theo đường đồng mức Trồng cây nông nghiệp (lạc, đỗ, ngô, chanh, chuối, cacao…), cây lâm nghiệp (keo lai, keo dậu, muồng hoa pháo, muồng 3 lá, cốt khí…)

Mép băng trồng cây cố định đạm tạo hàng rào xanh giữ đất chống xói mòn, làm phân xanh, cải thiện và bảo vệ đất

2.2 Lựa chọn loài cây trồng xen

a Mục đích trồng xen

Trang 20

Trồng xen nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt, che phủ đất, phòng chống xói mòn, hạn chế cỏ dại và cải tạo đất

b Lựa chọn loại cây trồng xen

* Đối với đất dốc trồng cây cải tạo đất và phòng chống xói mòn:

Trồng cây Keo lai, cây muồng, cây chè, cây cà phê

* Đối với đất tương đối bằng phẳng và có nguồn nhân lực:

- Trồng rau xanh, đậu xanh, đậu phộng, đậu nành, lúa, ngô, khoai lang, cây khoai mì, cây mía…

2.3 Trồng và chăm sóc cây trồng xen

a Trồng xen

Trồng xen cây đúng thời điểm, mùa vụ và loại cây trồng xen không làm ảnh hưởng nhiều đến cây trồng chính, bố trí khoảng cách từ cây trồng xen đến cây trồng chính hợp lý

b Chăm sóc

Cây trồng xen được chăm sóc theo từng giai đoạn, trong quá trình chăm sóc kết hợp chăm sóc cho cây trồng chính Kiểm tra và cắt tỉa những cây trồng xen làm ảnh hưởng đến cây trồng chính Cây trồng xen được chăm sóc tốt tạo ra sản phẩm có chất lượng và đem lại thu nhập trước mắt cho người dân

2.4 Thu hoạch sản phẩm trồng xen

Sản phẩm trồng xen sau khi thu hoạch được để gọn theo hàng hoặc để vào gốc cây trồng chính để làm phân đối với cây đậu xanh, đậu phộng…, cắt gốc để gọn thành đống hoặc mang ra ngoài để phòng chống cháy vào mùa khô cây lúa cạn, cây ngô…) Trong quá trình thu hoạch sản phẩm cây trồng xen hạn chế ảnh hưởng đến cây trồng chính

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1 Phân nhóm, mỗi nhóm 3 học viên điều tra và tính tỷ lệ cây sống,

cây chết của rừng trồng diện tích 10 ha

Bài tập 2 Phân nhóm, mỗi nhóm 3 học viên vận chuyển va trồng dặm 200

cây keo lai, thời gian thực hiện: 4 giờ

Bài tập 3 Phân tổ, mỗi nhóm 5 học viên thực hiện công việc chuẩn bị đất

và trồng xen cây ngô trong rừng trồng bảo tồn theo băng, thời gian thực hiện: 8 giờ

Trang 21

C Ghi nhớ

- Diện tích của ô tiêu chuẩn

- Khoảng cách từ cây trồng chính đến vị trí cây trồng xen

- Cây trồng xen không làm ảnh hưởng đến cây trồng chính

Trang 22

Bài 4: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Lựa chọn đúng thời vụ chăm sóc rừng, bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực;

- Thực hiện công việc: phát thực bì, làm cỏ, xới đất đúng kỹ thuật, đạt định mức qui định;

- Bón phân cho cây trồng đúng kỹ thuật;

- Tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn lao động;

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

A Nội dung:

1 Phát chăm sóc

1.1 Xác định thời gian phát chăm sóc

a Đối với khu vực làm đất toàn diện

Rừng trồng làm đất toàn diện được dọn sạch thực bì, cỏ dại cho nên thực bì phát triển chậm Phát dọn thực bì 2 lần trong năm đầu, lần đầu sau khi trồng 2 tháng, lần 2 trước khi kết thúc mùa mưa

b Đối với khu vực làm đất cục bộ

Làm đất cục bộ theo hàng, theo đám thường làm thủ công cho nên thực bì phát triển rất nhanh Sau khi trồng thường xuyên theo dõi để phát dọn thực bì, hạn chế trường hợp cỏ dại và cây bụi chèn ép không gian ánh sáng của cây trồng

1.2 Cắt gỡ dây leo

Cắt gỡ dây leo để cho cây trồng không bị dây quấn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây Có nhiều trường hợp dây leo phát triển mạnh che phủ hay làm gãy cây trồng

Dùng dao hay kéo để cắt dây leo, tốt nhất sau khi cắt nên gỡ hết dây leo và tránh làm ảnh hưởng đến cây mục đích

1.3 Phát cỏ dại và cây bụi

Căn cứ vào địa hình và điều kiện chăm sóc để áp dụng phương pháp phát toàn diện, phát theo băng hay phát theo đám Sau khi phát không làm ảnh hưởng

Trang 23

đến cây mục đích, cỏ dại và cây bụi được phát đứt tạo không gian ánh sáng cho cây mục đích Gốc phát cao 10 – 15 cm và đường kính phát từ 1,5 – 2 m, phát theo hàng rộng từ 1,2 – 1,6 m

1.4 Tỉa cành nhánh

Trong canh tác nông lâm kết hợp người ta thường tỉa thưa cành nhánh để hạn chế ảnh hưởng đến cây trồng xen và bị gãy đỗ do gió bão Khi tỉa thưa cành nhánh dùng dao sắc hoặc kéo cắt cành để tỉa, dao cùn sẽ làm dập, xước cành, xước cây Chặt cành nhánh phải cách xa gốc cây 3 - 5 cm, chặt phía dưới trước phía trên sau

Hình 4.9 Tỉa cành nhánh 1.5 Dọn thực bì

Cành nhánh, chồi sau khi phát được dọn, nếu vào đầu mùa mưa thì chặt ngắn thành từng đoạn khoảng 30 - 40 cm và để tại chỗ Nếu phát dọn vào cuối mưa thì phải thu gom và mang ra ngoài hoặc xử lý tại chỗ để phòng chống cháy

2 Rẫy cỏ

2.1 Dọn vệ sinh xung quanh gốc cây

Dùng cuốc hoặc cào để dọn những cành nhánh và cây bụi xung quanh gốc cây

2.2 Rẫy cỏ xung quanh gốc cây

Rẫy cỏ xung quanh gốc cây được tiến hành ngay sau khi trồng rừng từ 1 đến

3 tháng nơi nào có cỏ mọc nhanh có thể làm sớm hơn từ 2 đến 3 tuần Cần làm cỏ

Trang 24

đúng thời điểm, đúng thời vụ, nếu để cỏ mọc tốt sẽ lán át cây trồng và tốn nhiều công chăm sóc Trong ba năm đầu, mỗi năm làm cỏ từ hai đến ba lần, yêu cầu làm

cỏ sạch xung quanh gốc cây với đường kính từ 80 - 100 cm

Dùng cuốc để rẫy cỏ xung quanh gốc cây, cỏ được rẫy thành từng lớp tránh hiện tượng rẫy cỏ không đứt và không đưa lớp đất mặt ra ngoài

Hạn chế rẫy cỏ vào lúc trời sắp mưa to, hoặc lúc đất đang bị ướt vì cỏ dễ bị sống lại và hiệu quả không cao

2.3 Nhổ cỏ gần gốc cây

Cỏ dại và cây bụi mọc sát vào gốc cây và chèn ép gốc cây Dùng tay để nhổ

vì dùng cuốc dễ rẫy vào gốc cây Những cây trồng còn nhỏ, gặp những cây cỏ lớn cần phải cẩn thận trong lúc nhổ, nếu không sẽ nhổ luôn cây trồng

2.4 Nhặt cỏ dại và rễ cây

Sau khi rẫy cỏ cỏ được tách ra tuy nhiên những chỗ cỏ nhiều, thường kết với đất thành từng tảng, dùng cuốc đập đất để tách cỏ dại và rễ cây, dùng cào để gom lại và đưa ra ngoài

3 Bón phân

3.1 Đánh giá sinh trưởng của cây trồng

Trong thâm canh rừng bón phân cho cây từ 1 đến 3 năm đầu là một biện pháp quan trọng nhằm: tăng thêm dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh trong thời

kỳ đầu, nhanh chóng vượt khỏi giai đoạn cỏ dại lấn át và tăng sức đề kháng cho cây sau khi làm cỏ xới đất, hoặc có thể kết hợp làm cỏ với bón phân tốt nhất nên bón ngay sau lần chăm sóc đầu tiên và tập trung bón trong năm thứ nhất

b Bón thúc

Dùng phân NPK để bón Liều lượng: Cây keo lai, cây bời lời 50 gam/ cây Cây sao, dầu, cây pơ mu 100 gam/ cây

Trang 25

3.4 Phương pháp bón phân

a Bón lót: Căn cứ vào điều kiện về nhân lực, vật lực và mục đích trồng rừng để bón phân Sau khi tạo hố trồng bón phân chuồng hoặc phân vô cơ vào đáy hố theo liều lượng Lấy đất trộn đều với phân ở 1/3 đáy hố, sau đó dùng đất mặt lấp đầy miệng hố

b Bón thúc: Đầu mùa mưa rẫy cỏ xới vun gốc và bón phân cho cây, dùng cuốc tạo 3 hố xung quanh gốc cây, hố sâu 10cm bón phân vào hố và dùng đất lấp lại,

có thể cuốc đất theo hình vành khăn phía dưới tán lá của cây

Những nơi trồng rừng thâm canh cao có điều kiện về nhân lực, có thể xới đất toàn diện (với địa hình bằng phẳng) Nơi đất dốc, xới đất theo băng hoặc xới xung quanh gốc cây

Độ sâu lớp đất xới tuỳ theo từng loài cây, tuổi cây mà xới cho thích hợp, thông thường từ 8 - 13cm càng xa gốc độ sâu xới càng tăng, đường kính xới từ 80 – 100 cm để không làm tổn thương đến hệ rễ bàng của cây

4.3 Vun gốc

Vun gốc nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ của cây trồng phát triển và phòng tránh ngã đỗ trong mùa mưa Vun đất theo hình mâm xôi đường kính vun từ 0,6 - 0,8 m Trong quá trình vun gốc hạn chế làm tổn thương đến bộ rễ và thân cây

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hành phát chăm sóc, rẫy cỏ, bón phân, xới đất, vun gốc

C Ghi nhớ

- Sử dụng dụng cụ sắc bén để tỉa cành, chặt phía dưới trước phía trên sau

- Bón phân cho cây trồng đúng liều lượng và vị trí

Trang 26

- Trong quá trình rẫy cỏ không kéo đất mặt ra ngoài

Ngày đăng: 23/04/2015, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w