Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
118,53 KB
Nội dung
0 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 03 PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUỸ HƯU TRÍ 05 1.1 Khái niệm quỹ hưu trí 05 1.2 Quá trình hình thành và phát triển 06 1.3 Mục đích thành lập 08 1.4 Cách thức tạo lập 09 1.5 Hình thức hoạt động quỹ hưu trí 09 1.6 Quỹ hưu trí đối với thị trường tài chính phi ngân hàng 11 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUỸ HƯU TRÍ VN 14 2.1 Nội dung hoạt động quỹ hưu trí Việt Nam 14 2.2 Kết quả hoạt động quỹ hưu trí Việt Nam 15 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 2 2.3 Thách thức đối với quỹ hưu trí Việt Nam 16 2.4 Nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí ở Việt Nam 16 2.5 Nguồn quỹ hưu trí sắp cạn kiệt 19 2.6 Vấn đề liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện 22 PHẦN III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ HƯU TRÍ 26 3.1 Triển vọng phát triển quỹ hưu trí trên thế giới 26 3.2 Triển vọng phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam 27 3.3 Kiến nghị 29 LỜI MỞ ĐẦU Các quỹ hưu trí là một phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia. Davis (1995a) trong một nghiên cứu của mình đã định nghĩa: "Các Quỹ hưu trí là một dạng nhà đầu tư có tổ chức, tiến hành thu, tập hợp và đầu tư các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động để phục vụ cho các lợi ích khi nghỉ hưu của người lao động". Quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai. Với các điều kiện hiện tại, dự báo quỹ lương hưu sẽ cạn kiệt vào năm 2029. 3 Khuyến nghị trên là một phần báo cáo do ILO (tổ chức lao động Quốc tế) công bố tại hội thảo “Đánh giá tài chính Quỹ Hưu trí ở Việt Nam - Kết quả dự báo và những khuyến nghị” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cùng ILO vừa tổ chức tại Hà Nội. Theo báo cáo của ILO, chỉ khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (theo số liệu năm 2009, có 9,3 triệu người đóng góp cho quỹ hưu trí và tử tuất trong tổng số 48,5 triệu người trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ này có thể tăng trong thời gian trước mắt khi Việt Nam đang bước vào “thời kỳ dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm tới 58,5% cơ cấu dân số (số liệu năm 2010). Tuy nhiên, quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai. “Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam” - ông Carlos Galian, chuyên gia của ILO tại Việt Nam cho biết. Cũng theo chuyên gia, chế độ hưu trí hiện tại được đánh giá còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu tương đối sớm, đặc biệt là đối với nữ giới, và một bộ phận người lao động được phép về hưu trước tuổi quy định, trong bối cảnh tuổi thọ trung bình được nâng cao và tỷ lệ sinh giảm rõ rệt. Đứng trước thực trạng vấn đề trên nhóm 1 lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động và triển vọng phát triển của các quỹ hưu trí ở Việt Nam hiện nay”. Đây cũng là chủ đề đang rất nóng trên các trang báo thông tin truyền thông và cũng là chủ để được thảo luận của nhân dân và các phiên họp thường kỳ của quốc hội khi đưa ra chủ trương phát triển quỹ hưu trí tự nguyện ở nước ta hiện nay. Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 4 Bố cục của đề tài này gồm 3 phần chính bao gồm: Phần I: Lý thuyết chung về Quỹ hưu trí Phần II: Thực trạng hoạt động Quỹ hưu trí ở Việt Nam Phần III: Triển vọng phát triển Quỹ hưu trí Việt Nam PHẦN I 5 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUỸ HƯU TRÍ 1.1 Khái niệm quỹ hưu trí Các quỹ hưu trí cho phép các cá nhân tích lũy các khoản tiết kiệm của mình trong suốt thời gian làm việc nhằm đảm bảo cho những nhu cầu tiêu dùng khi về hưu dưới dạng chi trả một khoản tiền trọn gói, hoặc những khoản tiền cố định hàng tháng. Ngoài ra, các quỹ hưu trí còn tạo nguồn vốn cho những người/tổ chức có nhu cầu như các doanh nghiệp, các hộ gia đình và Chính phủ dưới dạng các khoản đầu tư hoặc tiêu dùng. Trong bản Hướng dẫn về cấp phép cho các quỹ hưu trí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2008, quỹ hưu trí được định nghĩa là một tập hợp tài sản được đóng góp vào quỹ nhằm mục đích tài trợ cho những lợi ích hưu trí của người hưởng lợi (beneficiaries). Các thành viên của quỹ có quyền lợi hợp pháp đối với các tài sản của quỹ. Các quỹ hưu trí có thể được tổ chức dưới dạng một quỹ tín thác (một quỹ độc lập có tư cách pháp nhân) hoặc một quỹ không có tư cách pháp nhân do một Công ty quản lý quỹ (QLQ) hoặc một tổ chức tài chính thay mặt cho các thành viên của quỹ quản lý. Các quỹ hưu trí thường được đóng góp bởi người sử dụng lao động (các công ty, tập đoàn, hoặc công đoàn) và người lao động. Tài sản của quỹ có thể được quản lý nội bộ hoặc được thuê quản lý. Các khoản chi trả cho thành viên của quỹ hưu trí phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính hoặc tỷ lệ sinh lời tùy thuộc vào mô hình của quỹ là đóng góp xác định (DC) hay có mức hưởng xác định (DB). Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 6 Các quỹ hưu trí đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây ở nhiều nước, cả về quy mô so với GDP và so với hệ thống ngân hàng. Do các khoản đóng góp vào quỹ thường không được phép rút ra sớm, nên quỹ hưu trí luôn có nguồn tài sản dài hạn để đầu tư và nắm giữ các tài sản tài chính, kể cả những tài sản có độ rủi ro cao và tỷ lệ lợi nhuận cao. Thông thường, tài sản của các quỹ hưu trí được dùng để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu chính phủ (TPCP), bất động sản (BĐS), tài sản nước ngoài, các công cụ trên thị trường tiền tệ và các khoản tiền gửi. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thời kỳ trước năm 1945 Việt Nam chưa có pháp luật về BHXH, do đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ, đời sống nhân dân khổ cực, khi gặp rủi ro, hoạn nạn sự hỗ trợ giúp đỡ chủ yếu dựa vào truyền thống tương thân, tương ái cưu mang của gia đình, dòng họ, bản làng, “lá lành đùm lá rách” (có thể coi là một hình thức BHXH sơ khai). Thời kỳ từ năm 1945 – 1954 Tháng 08/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12/1946, Hiến pháp đầu tiên đã xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già. Ngày 12/03/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20/05/1950, Người tiếp tục ký 02 Sắc lệnh số 76, 77 quy định về chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Do trong hoàn cảnh kháng chiến nên việc thực hiện chế độ BHXH còn hạn chế, tuy nhiên đó là cơ sở cho sự phát triển của BHXH sau này. Giai đoạn miền Bắc được giải phóng, xây dựng CNXH, pháp luật BHXH được hình thành và phát triển nhanh. Ngày 27/12/1961, Điều lệ BHXH tạm thời được ban hành. Đây là văn bản gốc về BHXH đối với cán bộ, 7 công nhân viên chức Nhà nước, gồm có 06 chế độ và quy định Quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước, do các cơ quan, đơn vị đóng góp. Đến năm 1964, Điều lệ đãi ngộ đối với quân nhân được ban hành. Trong khi đó tại miền Nam, BHXH cũng được thực hiện đối với người làm công, ăn lương và binh lính làm việc cho chính thể chính quyền cũ. Thời kỳ từ 1975 – đến trước 1995 BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ, chính sách BHXH trong thời kỳ này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc điểm của BHXH giai đoạn này, là gắn với nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp; đối tượng chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang; nguồn chi trả các chế độ từ ngân sách nhà nước thường chậm, thiếu chủ động, tổ chức bộ máy thực hiện phân tán. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các chế độ BHXH, cũng như mô hình quản lý BHXH, không còn phù hợp nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, chính sách BHXH trong thời kỳ này đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Thời kỳ từ năm 1995 – 2006 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách BHXH đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bộ Luật Lao động được ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 01/01/1995, dành 01 chương về BHXH, quy định về đối tượng được mở rộng; hình thành Quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước, do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước; thành lập cơ quan chuyên Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 8 trách để quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH. Ngày 16/02/1995, chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam, trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ về BHXH của Bộ LĐ- TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về chính sách BHXH, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo Điều lệ BHXH áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu. Thời kỳ từ năm 2007 đến nay Ngày 29/06/2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc; từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện; từ 01/01/2009 đối với BHTN. Các quy định của Luật BHXH về chế độ hưu trí được kế thừa từ các quy định trước đây; có phát triển, mở rộng về đối tượng, loại hình BHXH tự nguyện… Các chế độ BHXH được quy định cụ thể có lợi hơn cho người lao động như quy định chặt chẽ về quản lý, sử dụng, đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH, trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, quản lý, giám sát việc quản lý và Quỹ BHXH công khai, minh bạch, góp phần bảo đảm An sinh xã hội. 1.3 Mục đích thành lập Giúp cho người lao động khi về hưu có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans). Các chương trình lương hưu này quy định những khoản đóng góp định kỳ của những người tham gia vào chương trình trong thời gian những người này còn 9 đang làm việc để khi về hưu họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần khi về hưu hoặc trả định kỳ đều đặn cho tới khi chết. Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả các chủ thuê lao động và thậm chí là chính phủ. Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Do số tiền mà các quỹ phải chi trả hàng năm có thể dự đoán với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình vào các công cụ đầu tư dài hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay mua trả góp bất động sản… Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như: tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành. => Do vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn. 1.4 Cách thức tạo lập <PHẦN ĐÃ SỬA> Các chương trình lương hưu được chia làm hai cách thức tạo lập sau: Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (A defined – contribution plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó. Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (A defined – benefit plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp, mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Loại chương trình này có hạn chế là có thể xảy ra Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 10 trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho số tiền mà họ sẽ nhận được sau khi về hưu. Ngoài ra các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham gia đóng góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó. Sự phát triển của các quỹ trợ cấp hưu trí nhận được sự hổ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Ví dụ: Các khoản đóng góp vào chương trình lương hưu của cả người lao động và chủ thuê lao động đều được miễn trừ thuế thu nhập. Ở nhiều nước như Đức, Nhật, Mỹ Chính phủ còn cam kết tài trợ để số tiền lương tối thiểu lên tới một mức nhất định. 1.5 Hình thức hoạt động Quỹ hưu trí <PHẦN ĐÃ SỬA> Các quỹ trợ cấp lương hưu hoạt động dưới 2 hình thứ: Thứ nhất: Là các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân: Các chương trình này do các công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty, sẽ do một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm: các hoạt động thu tiền đóng góp, chi trả lương hưu và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ. Các chương trình này cũng có thể được ủy thác cho các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý. Hoạt động của các chương trình này luôn gặp rủi ro không đủ tiền để trả lương do khoản đóng góp không đủ để tài trợ cho việc chi trả (với trường hợp lương hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp) hoặc do yếu kém trong việc đầu tư gây thất thoát tiền quỹ. Chính vì vậy, Luật các nước thường quy định việc báo cáo định kỳ theo những tiêu chuẩn nhất định về hoạt động của các quỹ, đưa ra những quy định về số năm tối thiểu phải tham gia chương trình, những giới hạn về phạm vi được đầu tư của quỹ, cũng như giao trách nhiệm giám sát cho một cơ quan chức năng (ví dụ Bộ Lao động). Thậm chí ở nhiều nước còn thành lập các tổ chức trực thuộc Chính phủ [...]... của quỹ lương hưu có ý nghĩa sâu sắc tiềm năng cho sự phát triển bền vững kinh tế thế giới 3.2 Sự phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam Theo dự báo của các chuyên gia thì: Trong những năm tới số người hưởng hưu trí sẽ tăng mạnh đây chính là lý do chính cho sự phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Từ năm 2007-2012, Bảo hiểm xã hội Việt. .. thời hạn hợp đồng bảo hiểm hưu trí kéo dài hàng chục năm, để đưa ra tỷ suất đầu tư vào cuối mỗi năm tài chính, sẽ gây khó khăn cho DN bảo hiểm trong quá trình thiết kế sản phẩm, đồng thời khó tạo sự linh hoạt trong triển khai hoạt động đầu tư cho quỹ hưu trí tự nguyện PHẦN III TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ HƯU TRÍ VIỆT NAM 3.1 Sự phát triển Quỹ hưu trí trên thế giới Quỹ hưu trí, trong cả hai thị trường... nghĩ Việt Nam đã nhiều năm trước đưa ra rồi nhưng làm không có hiểu quả, làm không được, phải nói thẳng như vậy Trong lúc 65 là tuổi nghỉ hưu ở các quốc gia phát triển, tại Việt Nam độ tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ Tính theo thực tế, tuổi hưu bình quân của Việt Nam là 53 Với tình trạng tuổi hưu thấp như vậy thì suy ra thời gian đóng không bao nhiêu mà thời gian hưởng lương hưu thỉ... OECD, tổng tài sản của các quỹ hưu trí chiếm hơn 50% GDP năm 2003 và gần 50% năm 2004, chỉ đứng sau các công ty đầu tư Đối với các nước phát triển, quỹ hưu 13 trí là nhà đầu tư tổ chức năm giữ lượng tài sản rất lớn Tại Mỹ, Pháp, các quỹ hưu trí là nhà đầu tư tổ chức có lượng tài sản lớn thứ nhì, chỉ đứng sau các công ty đầu tư (quỹ đầu tư) Công cụ tài chính mà các quỹ hưu trí nắm giữ chủ yếu là TPCP... 2003) Ngoài ra, quỹ hưu trí còn nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp nước ngoài, trái phiếu nước ngoài, BĐS và tiền mặt, tuy nhiên, tỷ lệ không cao Tính đến năm 2011, trong số các nước công nghiệp phát triển, Hà Lan và Thụy Sỹ là hai nước có tổng giá trị tài sản của các quỹ hưu trí chiếm 133% và 115% GDP, so với Anh (101% GDP) và Mỹ (107% GDP) PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUỸ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM 2.1 Nội... mất cân đối quỹ hưu trí Việt Nam Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, từ năm 2007 – 2012, mỗi năm có trên 100.000 người nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng; tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi (nam 55,1 tuổi, nữ 51,6 tuổi); số người nghỉ hưu đúng tuổi chiếm tỷ lệ thấp (40,5%), do suy giảm khả năng lao động 61% trở lên chiếm tỷ lệ trên 52%; thời gian tham gia BHXH bình quân là 30,8 năm (nam 17 32,4... quản lý quỹ Các quy định gây khó cho công ty quản lý quỹ Có khá nhiều quy định chưa rõ, thậm chí được cho là bất hợp lý trong dự thảo Thông tư, khiến công ty quản lý quỹ dễ gặp khó khi được thuê quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện Cụ thể, dự thảo quy định, để quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, công ty quản lý quỹ phải có tối thiểu ba 3 cán bộ có kinh nghiệm quản lý quỹ đầu... kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư dài hạn Ở đây, phải hiểu kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư dài hạn thế nào cho đúng? Quy định không rõ ràng này có thể tạo ra ngáng trở cho công ty quản lý quỹ khi tham gia quản lý danh mục của quỹ hưu trí tự nguyện Mặt khác, dự thảo quy định, DN bảo hiểm phải uỷ thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, hoặc thuê công ty quản lý quỹ để quản lý danh... lương hưu bình quân là 70% (nam 68,5%, nữ 71,4%) Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 18 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk Từ năm 1995 - 2012, hàng năm số thu vào Quỹ Hưu trí, tử tuất đều lớn hơn số chi Tuy nhiên, trong tương lai, số người nghỉ hưu hưởng từ Quỹ BHXH càng nhiều Dự báo đến năm 2023, Quỹ Hưu trí, tử tuất sẽ có số thu bằng số chi Từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong năm, phải trích... 15/10/2013 Có rất nhiều luồng thông tin về thông tư này của Bộ như: Quỹ hưu trí tự nguyên là ích nước, lợi người lao động” hay “Bắt buộc chưa xong, mong gì tự nguyện” Nói chung: Các quy định về Quỹ hưu trí tự nguyện còn nhiều mập mờ (!) Góp ý cho dự thảo Thông tư hướng dẫn thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện và triển khai bảo hiểm hưu trí mà Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến, nhiều ý kiến nhìn nhận, . 1.6 Quỹ hưu trí đối với thị trường tài chính phi ngân hàng 11 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUỸ HƯU TRÍ VN 14 2.1 Nội dung hoạt động quỹ hưu trí Việt Nam 14 2.2 Kết quả hoạt động quỹ hưu trí. nhưng mức sinh lời cao hơn như cổ phi u và trái phi u của công ty. 1.6 Quỹ hưu trí đối với thị trường tài chính phi ngân hàng Có thể thấy, theo định nghĩa, quỹ hưu trí có đầy đủ các đặc điểm của nhà. 2 2.3 Thách thức đối với quỹ hưu trí Việt Nam 16 2.4 Nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí ở Việt Nam 16 2.5 Nguồn quỹ hưu trí sắp cạn kiệt 19 2.6 Vấn đề liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện 22