Sự phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng Quỹ hưu trí tại Việt Nam (Trang 28)

Theo dự báo của các chuyên gia thì: Trong những năm tới số người hưởng hưu trí sẽ tăng mạnh đây chính là lý do chính cho sự phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Từ năm 2007-2012, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất hàng tháng cho hơn 735.000 người, số nghỉ hưu mới hàng năm tăng bình quân 3.200 người. Đối tượng hưởng chế độ hưu hàng năm tăng nhanh, so với năm 2007 thì năm 2012 tăng 1,78 lần, số tiền chi lương hưu tăng 4,11 lần. Bảo hiểm xã hội tiếp nhận giải quyết hơn 2,4 triệu người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, bình quân hơn 400.000 người/năm. Bà Đỗ Thị Xuân Phương cho rằng: Những năm tới, số người nghỉ hưu hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội càng nhiều, số chi cho quỹ sẽ tăng nhanh và tương lai gần cần phải phát triển quỹ hưu trí. Từ 2024 trở đi, để đảm bảo chi chế độ hưu trí tử tuất, ngoài số thu trong năm phải sử dụng thêm số kết dư mới đảm bảo thu chi.

Do đó trong tương lai sẽ phát triển mạnh các loại hình quỹ hưu trí như:

29

Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

Quỹ hưu trí tự nguyện, Bảo hiểm hưu trí bổ sung...

3.3 Kiến nghị

Trước xu hướng già hoá dân số, biến đổi khí hậu và biến động của nền kinh tế thị trường, để bảo đảm An sinh xã hội một cách bền vững, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật BHXH. Hiện đại hóa quản lý BHXH, nâng cao năng lực quản lý, chất lượng dịch vụ, thực hiện minh bạch, công khai các thủ tục thực hiện BHXH, giảm phiền hà cho người tham gia và thụ hưởng. Tăng cường quản lý nhà nước về BHXH, thực hiện tốt hơn sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và BHXH các cấp; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH.

Trước mắt, trên cơ sở tổng kết 06 năm thực hiện Luật BHXH, tìm ra vướng mắc, bất cập để đề xuất sửa đổi cho phù hợp. Ví dụ như nghiên cứu, sửa đổi quy định về đóng - hưởng BHXH sao cho hợp lý, khoa học nhưng bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng như cân đối đủ khả năng chi trả trong dài hạn cho Quỹ hưu trí, tử tuất. Hay quy định về nghỉ hưu trước tuổi ở Điều 50 Luật BHXH hiện hành, cần sửa theo hướng bám sát bản chất của chế độ hưu trí (là chế độ trợ cấp tuổi già), không thể quy định chưa đến 40 tuổi thậm chí 36, 38 tuổi đã nghỉ hưu! Nên chăng, áp dụng nâng trần tuổi nghỉ hưu sớm (ít nhất 50 tuổi đối với nữ, 55 tuổi đối với nam); nâng điều kiện về thời gian đóng BHXH lên từ đủ 25 năm (hiện là 20 năm) trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi; nâng tỷ lệ % trừ cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi lên ít nhất là 2% (hiện là

30

Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

1%); bỏ quy định bù lương hưu bằng mức lương tối thiểu chung đối với những trường hợp lương hưu thấp; hạn chế việc giải quyết chế độ hưu trí do tinh giản biên chế hoặc do bầu cử, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; quy định chặt chẽ hơn việc hưởng BHXH một lần.

Về lâu dài, tập trung nghiên cứu để nâng tuổi nghỉ hưu đối với cả lao động nam - nữ theo nhóm đối tượng và lộ trình phù hợp, nghiên cứu bổ sung chế độ hưu xã hội trên cơ sở hoàn thiện chế độ trợ cấp người cao tuổi như quy định hiện hành; quy đinh về trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong quản lý, cung cấp thông tin về việc thành lập, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, vi pháp pháp luật đối với đối tượng doanh nghiệp, đơn vị, người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; người hưởng BHXH hàng tháng trên địa bàn; phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác BHXH, BHYT, BHTN, góp phần bảo đảm An sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng Quỹ hưu trí tại Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w