tiểu luận Biểu hiện của việc kết thúc chiến tranh lạnh

10 838 1
tiểu luận Biểu hiện của việc kết thúc chiến tranh lạnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bản chất của chiến tranh lạnh là sự đối đầu giữa hai cường quốc Xô-Mỹ, đồng thời đại diện cho hai khối Đông – Tõy. Cuộc chiến này diễn ra gần nửa thế kỷ (1947-1989) và sự kết thúc của nó cũng là việc gạt bỏ những sự tranh chấp sống còn giữa 2 cực thế giới sau đại chiến thứ 2. 1. Biểu hiện của việc kết thúc chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh kết thúc không chỉ trong một đêm mà là cả một quá trình, có nhiều ý kiến nhất trí rằng từ nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX chiến tranh lạnh đã bắt đầu thời kỳ dần tiêu vong. Vậy những biểu hiện của nó là gì. Có thể hiểu ngay rằng khi một cái kiềng được dựng trên ba cái chõn, và cái kiềng đó không còn là cái kiềng vững chãi theo đúng nghĩa của nó nữa là khi một trong ba cái chõn bị gẫy. Vậy thì, chiến tranh lạnh chỉ thực sự sụp đổ khi một trong hai cực của nó biến động, lung lay và thay vào sự đối đầu giữa hai cực là sự đối thoại, là sự hợp tác, nhượng bộ lẫn nhau. Vậy khi nói chiến tranh lạnh dần tiêu vong vào cuối thập niên 80 tức lúc đó xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau: Một là, sự biến đổi mạnh mẽ của khối các nước xã hội chủ nghĩa, điển hình là Liên Xô và Đông Âu. Từ đầu năm 1989 cục diện chính trị Đông Âu xảy ra các sự kiện lớn. Bắt đầu là Ba Lan. Tháng 1-1989, Đảng Công nhõn thống nhất Ba Lan đã thông qua hai quyết định: một là thực hiện đa nguyên về chính trị và đa nguyên hoá công đoàn, hai là thừa nhận một cách “có điều kiện” Công đoàn là một tổ chức hợp pháp. Sau đó, Đảng công nhõn thống nhất Ba Lan cùng với những đảng phái, đoàn thể xã hội và giáo hội tiến hành Hội nghị bàn tròn, đạt kết quả thoả hiệp là Ba Lan sẽ thực hiện chế độ tam quyền phõn lập và chế độ nghị viện dõn chủ, tự do tuyển cử thượng 1 nghị viện. Trong cuộc bầu cử tháng 6/1989, Đảng cộng sản Ba Lan không giành được ghế nào trong Thượng Nghị viện. Trên thực tế từ đó Đảng công nhõn thống nhất Ba Lan đã mất đi quyền lãnh đạo đất nước và trở thành phe thiểu số trong chính phủ. Nghị viện Ba Lan dưới sự khống chế của Công đoàn đoàn kết cuối năm 1989 thông qua văn bản sửa đổi Hiến pháp, loại bỏ những điều khoản có liên quan tới quyền lãnh đạo của Đảng công nhõn thống nhất Ba Lan và tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Tiếp đó chính phủ mới của Ba Lan lại chính thức chấp nhận nền kinh tế thị trường, thực hiện tư hữu hoá vào đầu năm 1990. Đảng cộng sản Ba Lan tuyên bố giải tán vào năm 1990, còn một bộ phận của Đảng công nhõn thống nhất thành lập ra Đảng Xã hội dõn chủ Ba Lan. Hungari trong thời gian này cũng có những biến động. 2/1989, Hungari quyết định thực hiện chế độ đa đảng và tạo ra “mô thức mới của chủ nghĩa xã hội dõn chủ”. Ngày 18/9 Đảng cộng sản Hungari cùng phe chống đối quyết định loại bỏ vị trí lãnh đạo của Đảng công nhõn xã hội chủ nghĩa đối với đất nước, đổi tên nước thành Cộng hoà Hungari. Tháng 10, Đảng công nhõn xã hội chủ nghĩa Hungari đổi thành Đảng xã hội Hungari (về sau đổi thành Đảng dõn chủ xã hội). Đảng cộng sản Hungari vì thế đã thay đổi hẳn tính chất. Làn sóng cải cách của Hungari và Ba Lan nhanh chóng lan sang các nước Đông Âu khác là Cộng hoà dõn chủ Tiệp Khắc, Bungari, Rumani. Đảng cộng sản ở các nước này không chỉ mất đi quyền lãnh đạo mà còn có những thay đổi lớn về tên gọi và cương lĩnh của đảng, một đảng cầm quyền giờ đõy đã bị phõn hoá thành nhiều Đảng. Quá trình biến đổi chính trị của các quốc gia Đông Âu năm 1989 dù không giống nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là đảng cộng sản cũ mất đi chính quyền, chế độ kinh tế, 2 chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước nảy sinh những thay đổi căn bản. Cùng với việc biến đổi chính trị theo hướng “phi xã hội chủ nghĩa”, các nước Đông Âu cũng có những chuyển biến quan trọng về chính sách đối ngoại. Sáu nước Đông Âu đều có xu hướng “quay trở về chõu Âu”, tức là từ thõn Liên Xô sang tăng cường quan hệ hoà hảo với các nước phương Tõy. Điều này khiến Liên Xô mất đồng minh ở Đông Âu, nó kéo theo sự tan rã của khối Hiệp ước Vacsava và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV. Tiếp đó là sự sụp đổ của bức tường Berlin (được xõy dựng từ năm 1961) - được coi là biểu tượng của chiến tranh lạnh, cho mối quan hệ đối đầu giữa Đông và Tõy sụp đổ cùng với sự thống nhất của Đông Đức và Tõy Đức đã đánh dấu sự chấm dứt tình trạng phõn liệt ở chõu Âu. Liên Xô, người anh cả của khối các nước XHCN cũng lõm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng với những thay đổi to lớn trong nội bộ. 3/1990, ba nước vùng Bantich của Liên Xô tuyên bố độc lập. 12/1990, Đại hội đại biểu nhõn dõn Nga đã thông qua tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia. 12/1990, lần lượt 9 nước cộng hoà ra tuyên ngôn chủ quyền tạo ra thách thức nghiêm trọng với chính quyền trung ương Liên Xô. 8/12/1991, lãnh đạo 3 nước Nga, Ucraina và Belarutxia ký Hiệp định hợp thành Cộng đồng các quốc gia độc lập. 25/12/1991, Goócbachôp từ chức, quốc kỳ Liên Xô trên nóc điện Kremli bị hạ, Liên Xô bị giải thể hoàn toàn, một phía chiến tranh lạnh không còn nữa, chiến tranh lạnh lúc này đã kết thúc hoàn toàn triệt để. Vậy những chất keo quan trọng kết dính các nước của hệ thống XHCN nay không còn tác dụng. Hai là, quan hệ hoà dịu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Quan hệ hai khối các nước phương Đông – phương Tõy mà điển hình là Xô - 3 Mỹ đã có những biến đổi hết sức to lớn theo chiều hướng tốt đẹp từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX hướng Hai nước này từ hạn chế vũ trang đến việc cắt giảm quõn bị. Năm 1897, Liên Xô và Mỹ ký hiệp định tên lửa tầm trung quy định loại bỏ và tiêu huỷ toàn bộ tên lửa hạt nhõn có tầm bắn từ 500 đến 5000 km của hai bên. Đầu thập kỷ 90 Liên Xô và Mỹ đạt thoả thuận về việc cắt giảm 50% vũ khí chiến lược, ngừng sản xuất và tiêu huỷ vũ khí hoá học. Liên Xô đơn phương quyết định cắt giảm quõn đội, chi phí quõn sự, rút quõn khỏi Đông Âu và các nước thế giới thứ ba. Mỹ cũng có những quyết định tương ứng như giảm vũ khí quõn sự, cắt giảm quõn đội và đóng cửa một số căn cứ quõn sự ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Liên Xô và Mỹ thực hiện rộng rãi và tích cực trong vấn đề giải quyết những tranh chấp quõn sự bằng biện pháp chính trị. Như Cuba rút quõn khỏi Angôla; Liên Xô ngừng viện trợ quõn sự cho chính phủ Sađinô của Nicaragoa và để cho đất nước này được tiến hành tự do bầu cử, cùng thừa nhận cả Nam và Bắc Triều Tiên, thực hiện chính trị ở Campuchia…Do sự hợp tác Xô-Mỹ mà nhiều khu vực nóng trên thế giới đã được hạ nhiệt và việc tranh giành ảnh hưởng tại các nước thế giới thứ ba từ căng thẳng đã đi đến chỗ dần được giải quyết. 2. Nguyên nhõn dẫn tới sự kết thúc 2.1. Căn bệnh của mô hình XHCN Trong quá trình xõy dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bên cạnh những thành tựu to lớn thì có những nhược điểm, sai lầm chậm được phát hiện và sửa chữa dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài và cuối cùng đẩy hàng loạt các nước XHCN vào khủng hoảng. Sai lầm này thể hiện ở: 4 Thứ nhất là về lý luận, tư tưởng là thái độ giáo điều chủ nghĩa đối với chủ nghĩa Mác Lênin, việc đưa ra những chính sách không xuất phát từ thực tiễn, thậm chí trái với quy luật phát triển của xã hội XHCN như nóng vội, chủ quan “đốt cháy giai đoạn”. Đặc biệt, trong một thời gian dài, Liên Xô đã tuyệt đối hoá, mô hình hoá kinh nghiệm xõy dựng XHCN quá cứng nhắc đối với các nước Đông Âu, bỏ qua xuất phát điểm về điều kiện kinh tế, văn hoá, địa lý, lịch sử, xã hội…thủ tiêu tính năng động và sáng tạo của mỗi nước. Thứ hai là về mặt kinh tế, là cơ chế quản lý tập trung, mệnh lệnh và bao cấp tuy cần thiết trong một điều kiện lịch sử nhất định nhưng do duy trì quá lõu nên không tạo điều kiện phát huy được động lực và tính sáng tạo cá nhõn của người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đã có những biến đổi sõu sắc về khoa học kỹ thuật hiện đại thì cơ chế quản lý này đã làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng tụt hậu xa hơn về lực lượng sản xuất so với các nước tư bản phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, sản xuất ngưng trệ, các vấn đề xã hội nóng bỏng nổi lên. Cuối những năm 70 đầu những năm 80: năng suất nông nghiệp của Liên Xô là 1/4, công nghiệp là 1/2 so với các nước tư bản phát triển, mức sống của nhõn dõn Liên Xô từ vị trí thứ 5 thế giới xuống vị trí 55. Về chính trị, là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền. Tư duy giáo điều máy móc về bá quyền lãnh đạo cách mạng, dẫn tới sự biến dạng của bộ máy Đảng, biến Đảng thành cơ quan siêu quyền lực, đứng ngoài sự kiểm soỏt của pháp luật. Hệ thống cán bộ thì đào tạo phiến diện, thiếu năng lực nhưng lại độc đoán chuyên quyền, thiếu tính dõn chủ… 2.2. Tư duy mới của Goocbachop 5 3/1985, Goocbachop được tiến cử lên vị trí lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước Liên Xô. Mục tiêu hàng đầu của Goócbachôp là cải cách mô thức CNXH truyền thống. Vào giai đoạn đầu, nội dung chủ yếu là cải cách kinh tế, nhưng sau đó phương hướng cải cách đã có sự cải biến về chất, mục tiêu là xõy dựng CNXH dõn chủ kiểu Bắc Âu, thực hiện đa nguyên hoá chính trị, phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô. Cuộc cải cách này không những không đạt được mục tiêu về mặt kinh tế, mà còn làm cho kinh tế Liên Xô thêm trầm trọng, mức sống của người dõn giảm sút, dẫn đến bùng nổ sự bất mãn đối với xã hội, khiến cho địa vị, lòng tin và danh dự của Đảng, chính phủ Liên Xô và bản thõn Goocbachop cũng bị giảm sút nhanh chóng làm cho quá trình chia rẽ dõn tộc được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Bên cạnh cải cách chính trị, kinh tế trong nước, Goocbachop còn có những cải cách về mặt ngoại giao. Giống như việc đề ra những chính sách ở trong nước thì chính sách đối ngoại của Liên Xô cũng có những thay đổi căn bản. Quan niệm về an ninh của Goocbachop không còn là vấn đề chiến tranh và hoà bình trong thời đại vũ khí hạt nhõn mà ông cho rằng an ninh của Liên Xô chỉ được bảo đảm khi thông qua những biện pháp chính trị chứ không phải là biện pháp quõn sự. Vì vậy Liên Xô không nên theo đuổi ưu thế quõn sự mà nên cắt giảm vũ trang, giảm thấp mức đối kháng Đông Tõy và giải quyết xung đột khu vực. Ông chỉ ra rằng giữa các quốc gia của hai hệ thống nên suy nghĩ nhiều hơn về sự hợp tác lẫn nhau hơn là sinh ra mõu thuẫn về ý thức hệ. Trong quan hệ với các nước XHCN khác, Liên Xô dưới thời Goocbachop thừa nhận “tính đa dạng” của phong trào cộng sản quốc tế, thể hiện sự tôn trọng sự tôn trọng, bình đẳng, tự chủ của các nước XHCN. Qua những cải cách trên thái độ của 6 Liên Xô đối với chiến tranh lạnh đã khác, và nó cũng là một nhõn tố mạnh mẽ trực tiếp tác động nhanh chóng vào sự giải thể của Liên Xô và cải cách ở các nước Đông Âu. Về một mặt nào đó có thể nói rằng: “Goocbachôp đã làm cho chiến tranh lạnh kết thúc”. 2.3. Hiệu quả của chính sách ngăn chặn Có học giả người Mỹ đã cho rằng “những thay đổi của Liên Xô và Đông Âu gắn liền với những nỗ lực của Mỹ và phương Tõy”. Điều này cũng không phải là hoàn toàn sai lầm và chính sách của các nước phương Tõy mà đứng đầu là Mỹ không phải không có tác động đến Liên Xô. Nó được thể hiện ở các mặt dưới đõy: Thứ nhất, việc Mỹ và các đồng minh phương Tõy thực hiện chính sách tăng cường thêm trang thiết bị quõn sự, chạy đua vũ trang gay gắt, bằng mọi thủ đoạn tấn công các chính quyền thõn Liên Xô và ngăn chặn sự mở rộng thế lực của Liên Xô ở mọi nơi trên thế giới đã gõy áp lực rất lớn cho Liên Xô, trước tiên là làm suy sụp nền kinh tế, khiến cho chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô có những biến đổi, đặc biệt nửa cuối những năm 80, chính phủ của Rigõn đã thực thi đường lối cứng rắn đối với Liên Xô bao gồm ra sức tăng cường quõn bị , lấy chiến lược “xung đột cường độ thấp” và “đẩy trở về” để tấn công chính quyền thõn Liên Xô và sự mở rộng của Liên Xô tại các nước thế giới thứ ba. Hai là, ngoài các chiến lược lấy áp lực, chiến lược diễn biến hoà bình cũng đem lại hiệu quả lớn. Các nước phương Tõy cố gắng thể hiện rừ sức sống và tính ưu việt của mình với đối phương thông qua con đường trao đổi về kinh tế, nhõn viên, giao lưu tư tưởng. Kinh tế Liên Xô sau chiến tranh đã có những bước phát triển lớn song về trình độ phát triển kinh tế, Mỹ luôn giữ được ưu thế lớn hơn. Theo thống kê của Liên 7 Xô, từ nửa cuối thập kỷ 70 cho đến năm 1987, thu nhập quốc dõn của Liên Xô chỉ bằng 66% của Mỹ, theo Mỹ thì thu nhập quốc dõn Liên Xô đầu thập niên chỉ bằng ẵ so với Mỹ. Do sự chênh lệch quá lớn về mức sống nên người dõn Liên Xô dần mất lòng tin với chế độ. Cải cách và sau đó là sự sụp đổ của Liên Xô không có gì đáng ngạc nhiên. 2.4. Thiệt hại của Mỹ và Liên Xô Cuộc chiến nào cũng có tổn thất, không ít thì nhiều, dù bên thắng trận hay bên bại trận, đó là một quy luật và cũng là một bài học quý báu từ lịch sử. Sở dĩ do Mỹ và Xô muốn chấm dứt chiến tranh bởi họ nhận thấy rằng những tổn thất từ cuộc chiến “không nổ súng” này là không nhỏ. Người ta nói rằng thời gian này hai nước Xô-Mỹ phải gánh chịu từ 50% đến 55% chi tiêu quõn sự của toàn thế giới. Để chạy đua vũ trang với Mỹ, Liên Xô luôn cần một khoản chi phí rất lớn cho quõn đội. Trên thực tế, khoản chi phí quõn sự mỗi năm của Liên Xô là : 1948-1957 chiếm 15% thu nhập quốc dõn, 1958-1964 chiếm 14-20%; 1965-1980: 18-23%. Trong khi thu nhập quốc dõn của Liên Xô chỉ bằng 50% Mỹ mà theo tính toán của phương Tõy tỉ trọng chi phí quõn sự lại lớn hơn Mỹ từ 10 đến 20%. Khoản chi phí khổng lồ như vậy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Liên Xô. Do đó mà khả năng đầu tư để phát triển sản xuất, nõng cao đời sống nhõn dõn ở Liên Xô cũng như các nước Đông Âu không thực hiện được do tiềm lực tài chính có hạn trong khi không thể nhận được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Sự chi phối của ý thức hệ đã hạn chế các nước XHCN mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với những nước ngoài SEV. Việc đóng khung các quan hệ kinh tế nội khối, không có khả năng phát huy các lợi thế so sánh của nước này trong quá trình phõn công lao động quốc tế. Còn Mỹ, trong 8 việc chạy đua vũ trang với Liên Xô, dự toán ngõn sách quốc phòng Mỹ bình quõn hàng năm trong mấy năm đầu thời Rigõn tăng khoảng 25%. Chính quyền Rigõn còn phải dùng một khoản chi phí lớn để hỗ trợ cho các nước đồng minh Liên Xô tiến hành cải cách như bắt đầu từ năm 1982, cục tình báo Trung ương Mỹ đã cung cấp cho Công đoàn đoàn kết Ba Lan và những viện trợ về vật chất khác, ước tính khoảng 8 triệu đô la Mỹ…Kết quả là, kinh tế của Mỹ và Liên Xô đều giảm sút so với Nhật Bản và Liên Xô (đặc biệt Liên Xô lõm vào khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế và chính trị). 2.5. Sự tiến lên của các siêu cường mới Liên Xô khủng hoảng - một siêu cường lung lay, mất vị trí. Mỹ vẫn là siêu cường song đã bị suy yếu tương đối khi bước ra khỏi chiến tranh. Thực ra những biểu hiện sa sút của Mỹ từ những năm 50 khi Mỹ đứng trước những vấn đề nan giải: chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên, chiến tranh Việt Nam và những hội chứng đối với nước Mỹ, khủng hoảng dầu mỏ 1973…nhưng đến những năm 80 thì xuất hiện những đối thủ mới của Mỹ về kinh tế đó chính là Nhật Bản và các nước Tõy Âu. Mỹ tỏ ra kém sức cạnh tranh so với hai đối thủ này, thể hiện qua cán cõn mậu dịch của Mỹ từ chỗ chiếm 50% mậu dịch toàn cầu còn 18% cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Quyền lợi trên thế giới không chỉ còn là của 2 siêu cường Mỹ và Xô mà là của nhiều siêu cường khác. Vậy nếu chiến tranh lạnh không kết thúc thì càng tạo điều kiện cho các tõn siêu cường phát triển để lại các cựu siêu cường phải chịu hậu quả chiến tranh và không có thời giờ để đi lên. 2.6. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ 9 Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật diễn ra sôi nổi mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến mới xuất hiện là cuộc chiến kinh tế. Muốn vươn kịp các nước khác, cả hai nước Xô Mỹ cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu nhau và có cục diện ổn định, cần có sự hợp tác giao lưu trao đổi những công nghệ tiên tiến nhất, không thì sẽ lạc hậu trong thế giới đang biến đổi nhanh chóng. 2.7. Phong trào phản đối chiến tranh của dư luận thế giới Một điểm nữa, buộc Xô và Mỹ phải kết thúc chiến tranh lạnh chính là dư luận trên thế giới. Một cao trào đấu tranh mạnh mẽ đã nổ ra cả ở các nước Liên Xô, Mỹ, Đông Âu, các nước trong vùng tranh chấp và thường có xung đột. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Bush và Goocbachôp trên đảo Manta, Mỹ và Liên Xô đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài trên 40 năm. Như vậy thời kỳ chiến tranh lạnh đã kết thúc và quan hệ quốc tế bước sang một thời kỳ mới: thời kỳ hậu chiến tranh lạnh 10 . cũng là việc gạt bỏ những sự tranh chấp sống còn giữa 2 cực thế giới sau đại chiến thứ 2. 1. Biểu hiện của việc kết thúc chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh kết thúc không chỉ trong một đêm mà. chóng. 2.7. Phong trào phản đối chiến tranh của dư luận thế giới Một điểm nữa, buộc Xô và Mỹ phải kết thúc chiến tranh lạnh chính là dư luận trên thế giới. Một cao trào đấu tranh mạnh mẽ đã nổ ra cả. giải thể hoàn toàn, một phía chiến tranh lạnh không còn nữa, chiến tranh lạnh lúc này đã kết thúc hoàn toàn triệt để. Vậy những chất keo quan trọng kết dính các nước của hệ thống XHCN nay không

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan