Tổng hợp thông tin phản hồi Theo các biểu mẫu báo cáo qui định từ các Kỹ thuật Chuyền, QC, QA, Tổ trưởng chuyền… nhanh chóng tìm hiểu sự việc và đề ra biện pháp ngăn chặn, sử lý
Trang 1I PHÂN PHỐI
STT BỘ PHẬ N ĐƯỢC PHÂN PHỐI TRÁCH NHIỆM KÝ NHẬN
01 Đại diện lãnh đạo Nhà máy Factory Manager (GĐ Nhà máy)
02 Đại diện lãnh đạo về chất lượng QA Manager (GĐ Chất lượng)
03 Nhân viên PKT Leader (Tổ trưởng)
04 Xưởng may Pr.Manager,Supervisor, Leader
05 Xưởng Cắt Supervisor (Quản Lý)
06 QC Chuyền Supervisor (Quản Lý)
07 Chuyên dùng Supervisor (Quản Lý)
08 Tổ Trưởng Leader (Tổ trưởng)
09 Lưu trử
II SỬA ĐỔI
NGÀY TRANG NỘI DUNG SỬA ĐỔI LẦN SỬA ĐỔI
III PHÊ DUYỆT
MỤC LỤC
04 Tài liệu tham khảo 2
www.congnghemay.net
Trang 21 Mục đích:
Hướng dẫn công việc nhằm mục đích xác định một trình tự làm việc thống nhất tổ (hoặc nhóm) chuẩn bị sản xuất nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của từng đơn hàng
2 Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các đơn hàng được triển khai tại nhà máy
3 Tài liệu tham khảo
TCVN ISO 9001 : 2000
4 Định nghĩa
BGĐ: Ban giám đốc KHSX: Kế hoạch sản xuất XN: Xí nghiệp
TLKT: Tài liệu kỹ thuật KH: Khách hàng
CBSX: chuẩn bị sản xuất
www.congnghemay.net
Trang 3Bước Trách nhiệm Lưu đồ Hồ sơ/ Tài liệu
0 Kỹ thuật Trưởng
- Phòng KT
- TLKT, rập gốc
- PP Sample
1 Bộ phận rập TP
- Rập thành phẩm
- Rập Cải tiến
2 QC Inline - Tài liệu KT - Báo cáo Inline
3 Kỹ thuật Xưởng
- PKT, TLKT, Biên bản làm việc
MÔ TẢ CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC Bước 00: tiếp nhận thông tin và phân công công việc cho Kỹ Thuật chuyền
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do Giám Đốc SX giao Lập kế hoạch Triển khai đơn hàng cho KT chuyền, Chuyền may đúng tiến độ
Tổng hợp thông tin phản hồi (Theo các biểu mẫu báo cáo qui định) từ các Kỹ thuật Chuyền, QC,
QA, Tổ trưởng chuyền… nhanh chóng tìm hiểu sự việc và đề ra biện pháp ngăn chặn, sử lý không để sản xuất gián đoạn (Có ký duyệt hay ghi nhận biên bản xử lý vụ việc)
Giám sát & kiểm tra đôn đốc công việc, giải quyết các phát sinh về nghiệp vụ KT không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, hổ trợ SX tăng năng suất
Bước 01: Kỹ thuật Xưởng
Trước khi tiến hành Giám sát triển khai KT :
Nghiên cứu & đọc kỷ các thông tin từ Phòng kỷ thuật (Tài liệu Kỹ thuật, Áo mẫu đã duyệt
PP Sample, Sơ đồ chuyền, thông số kỹ thuật, định mức phụ liệu, Bảng chi tiết hướng dẫn cắt…
Cập nhật thông tin phản hồi các khác biệt khi may mẫu cho Kỹ thuật trưởng (Theo biểu mẫu) để kịp thời phản ánh trước khi SX hàng loạt
Đưa ra các biện pháp hay cải tiến đạt chất lượng & năng suất trước khi xuosng chuyền
Đưa ra các biện pháp ngăn chặn lổi phát sinh thường gặp trong SX
Cần xin ý kiến chỉ đạo trước các biện pháp cải tiến cho KT trưởng
Khi tiến hành giám sát dẫn chuyền
So sánh & kiểm tra kỷ Bảng Màu, Áo mẫu PP Sample, Tài liệu kỹ thuật, góp ý, thông số
KT và bảng định mức phụ liệu
Phải đọc kĩ TLKT các đường may , vị trí gắn nhãn chính , nhãn size, … đường diễu các chi tiết, kiểm tra rập TP lần cuối (Tham khảo phần hướng dẫn làm rập TP)
Tiếp nhận thông tin
Kiểm soát chất lượng
Giám sát hiệu chỉnh chuyền
Làm rập Thành phẩm Rập Cải tiến
www.congnghemay.net
Trang 4 Đánh giá mức độ phức tạp về kỹ thuật của sả n phẩm (nếu có) để tìm biện pháp hướng dẫn chuyền chính xác & nhanh chóng cho từng công đoạn
Tham gia đóng góp ý kiến hoàn chỉnh sơ đồ chuyền cùng Tổ trưởng + Tổ nghiệp vụ PKT
Thực hiện dẫn chuyền theo sơ đồ chuyền
Kiểm soát Kỹ thuật
Hướng dẫn cách lấy dấu :
Định hướng rỏ công việc đang làm cho Công nhân lấy dấu nắm vững Loại phấn và viết nào được sử dụng, Cần hạn chế bớt công đoạn lấy dấu
o Xác định tên chi tiết + Size + Màu bề trái phải của vải …cần lấy dấu
o Phân biệt các dấu bấm, đường vẽ, lổ dùi, để đặt rập đúng theo yêu cầu đơn hàng…
o Chi tiết lấy dấu cần lấy bề trái hay bề phải vải, đường may lấy chuẩn từ vị trí nào, không gian đặt chi tiết phù hợp, hướng dẫn kiểm tra các khác thường, nhận dạng chi tiết gần giống nhau (Như không có dấu bấm, Nắp túi trái phải, nẹp túi trong ngoài…)
o Những khác biệt cần báo : Chi tiết lớn khác thường, mất góc, lệch rập, đường may nhỏ, chi tiết cùng chiều, mất dấu bấm, dấu bấm sâu, Vải khác màu…
Phân tích chỉ dẫn CN sắp xếp chi tiết sản phẩm tránh sự sai số hay nhảy số làm ảnh hưởng năng suất (Như sử dụng kẹp vải, thứ tự khi lấy hàng từ số nhỏ đến số lớn, giử nguyên phối bộ khi chuyển giao bước công đoạn kế tiếp, Lấy dấu đồng bộ Size, Tách rập theo Size, sử dụng xong nên bảo quản đúng nơi qui định…)
Hướng dẫn May :
Hướng dẫn cách đặt để sản phẩm & di chuyển nhằm loại bỏ thao tác thừa (Như ráp vai Thân trước bên trái + Thân sau bên phải khi lấy hàng phải sử dụng cùng lúc hai tay)
Cân chỉnh chỉ & sử dụng Kim phù hợp chủng loại sản phẩm, chỉnh số mũi chỉ & loại chỉ sử dụng đúng theo yêu cầu mã hàng
Trình bày cẩn thận và chi tiết khi lắp ráp các công đoạn, như khi hướng dẫn tra tay gồm có Tay Trái & Tay phải, cách xác định dấu bấm về thân trước hay thân sau, Tay để nằm trên hay dưới…
Thực hiện các bước công đoạn theo sơ đồ chuyền, phân tích công đoạn thực hiện sản phẩm ra làm hai nhóm công đoạn
o Nhóm chi tiết rời bao gồm : Nắp túi, Nẹp che, Nẹp đở, Lá cổ, Bo tay…Nhóm này khi thực hiện hướng dẫn cần kiểm tra kỷ độ co rút, sử dụng nguyên liệu, tính chất chi tiết sao cho trùng khớp
o Nhóm lắp ráp dây chuyền gồm những công đoạn không thể tách rời như Ráp Vai, Tra tay, Ráp sườn, Tra Dây kéo, Mỗ Túi…Nhóm này chú ý các dấu bấm trùng khớp, cầm nhăn, đối xứng, lệch dấu…làm ảnh hưởng thông số
Kiểm tra thứ tự khi đặt may các chi tiết rời như Vải chính + Dựng + Gòn + Phối khi tiến hành may (Sử dụng rập cải tiến), đo thông số khi may thành phẩm chi tiết tránh được Nẹp dài ngắn, Nắp túi không phủ túi…
www.congnghemay.net
Trang 5 Kiểm tra đường ráp sâu, ló phấn, cầm nhăn, dấu bấm lệch, thao tác may không đúng yêu cầu hướng dẫn
Giám sát chặt chẻ cho mỗi SP đầu chuyền của từng Màu, Từng Size như thông số, cách phối màu, sử dụng Nguyên phụ liệu, Mã số Nhãn, vị trí In thêu, khoảng cách đối xứng
…(Ví dụ Lá cổ chính Màu A phối với cổ trong màu B, Vị trí In Size M cách nẹp 2CM, Size L cách 3CM…)
Hướng dẫn & Yêu cầu tổ chuyên dùng làm mẫu chuẩn đầu chuyền để xác định lại vị trí, thông số, kích cở, hướng nút, chất lượng, độ bám dính các Khuy, Bọ, Nút đóng, Nhám dính, Ép sym…trước khi sản xuất đồng loạt
Kỹ thuật chuyền cần quan tâm:
Nhanh chóng dẫn chuyền theo các bước công đoạn để cho ra sản phẩm đầu chuyền Vì từ điểm này chúng ta có thể ngăn chặn rất nhiều sai sót, hay rút ra nhiều kinh nghiệm để SX không ùn tắc hoặc hạn chế sản phẩm kém chất lượng
Các thông số chi tiết KT không có trong TLKT cần tham khảo Rập (Như nắp túi, Miệng túi, Nhám, khoảng cách túi tới nẹp áo hay Lai…) và tham khảo áo mẫu PP sample & mẫu gốc (Như Thông số cắt dây, khoảng hở đầu & đuôi dây kéo, Hướng chử của Nhãn Bảo quản )
Chú ý các điểm đối xứng (Hai vai, Dây pát săn, khoảng cách túi so với nẹp hay sườn, đường diểu cách sườn hay lai, các điểm trang trí hai bên, Miệng túi…)
Kết hợp cùng tổ nghiệp vụ PKT sáng kiến cải tiến KT hướng dẫn thao tác may, cách đặt để hàng nhằm giảm thiểu tối đa thao tác thừa và hiệu chỉnh chuyền đạt năng suất cao nhất
Khi phát hiện những sai phạm cần xác định rỏ nguyên nhân và đề ra biện pháp ngăn chặn không để tiếp tục tái diễn
Bước 02: Làm rập thành phẩm lấy dấu
Công việc chuẩn bị
Sắp xếp rập theo từng chi tiết một như Tay, Thân sau, Thân trước, Nắp túi, Lá cổ…, Size nhỏ nằm trên, Size lớn nằm dưới (Xl,L,M,S,XS), Thân trái, thân bên phải
Ghi rỏ Tên Mã hàng, Tên chi tiết, Số lượng chi tiết, Size phải trùng tên trong bảng chi tiết
Kiểm tra Canh vải, dấu bấm khớp rập, thông số, bước nhảy Size…so với thông số trong tài liệu
Xác định chính xác số lượng chi tiết cần lấy dấu
Thực hiện công việc :
Kẻ đường chung quanh chừa đường may của chi tiết (1CM hay 1,2CM)
Tính chính xác khoảng cách để khi may phải lấp dấu phấn hay dấu vùi
Lấy dấu canh sợi, Ghi tên chi tiết để phân biệt khi sử dụng (Lật rập hay không lật rập, chi tiết có lấy dấu hay không có dấu…)
Bấm khớp đường may các chi tiết để kiểm tra độ khớp rập
www.congnghemay.net
Trang 6 Chập các chi tiết từng loại, so sánh mức độ mẫu trên bảng thông số
Trên rập mẫu có ghi các ký hiệu nhận dạng gồm: mã hàng, size, tên chi tiết, dấu canh sợi và thứ tự dấu bấm, dùi Dấu hiệu kiểm soát của rập là dấu hiệu kiểm soát của đơn vị hoặc người làm ký tên trên rập mẫu
Bước 03 : Giám sát hiệu chỉnh chuyền
Kiểm tra Thông số thường xuyên cho tất cả Màu + Size khi hàng thành phẩm đầu tiên
Kiểm tra tổng quát các bước công đoạn đang thực hiện (Công đoạn đã hướng dẫn cho công nhân thực hiện có đúng không ?, Kiểm tra các thông số phụ liệu cắt có chính xác không)
Tìm hiểu nguyên nhân các công đoạn gây ách tách chuyền may để đưa ra hướng giải quyết kịp thời
Nhận thông tin hằng giờ các lổi và sự cố từ QA, QC, Tổ trưởng nhanh chóng chấn chỉnh và ngăn chặn không làm gián đoạn SX (Như so le Lai, Thiếu thông số, đường may cầm nhăn, Đường lắp ráp dài ngắn)
Cần báo cáo gấp cho KT trưởng khi gặp các trường hợp không thể ngăn chặn hay làm gián đoạn SX
Bước 04 : Vào sổ và lưu hồ sơ
Lưu toàn bộ hồ sơ có liên quan , góp ý của khách hà ng và các biểu mẫu theo thủ tục giao nhận www.congnghemay.net