Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 245 PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Nguyễn Thị Đào Bộ môn Công tác xã hội – Đại học Thăng Long Email: nguyendao90hp@gmail.com Tóm tắt: Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã hội, nó để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia đình mà là cả xã hội. Vậy thế nào là xâm hại tình dục trẻ em, những trẻ em nào có nguy cơ bị xâm hại tình dục, hậu quả của nó ra sao, làm thế nào để phòng tránh cho con em mình bị xâm hại tình dục hay cần làm gì khi trẻ nói với bạn trẻ bị xâm hại tình dục?…Đây là một loạt những câu hỏi được đặt ra nhưng không phải ai cũng trả lời được, có rất nhiều người còn ngại khi đề cập tới vấn đề này hay cho rằng nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra với con em mình, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của các nhân viên công tác xã hội. Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội, đã có nhiều chủ trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và thành tựu trong việc thực hiện mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 nói riêng, nước ta vẫn còn một số hạn chế trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em: tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn cao. Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, buôn bán, bị bóc lột sức lao động vẫn diễn biến phức tạp và chưa ngăn chặn có hiệu quả. Các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, trừng phạt trẻ em ngày càng có tính chất nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức… Trong bài viết này tác giả cũng xin tập trung vào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (XHTD TE), các biện pháp phòng ngừa và vai trò của Công tác xã hội. 1. Xâm hại tình dục trẻ em Theo Tổ chức Y tế Thế Giới: “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn”. “Xâm hại tình dục trẻ em là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm: sờ mó, làm tranh/ảnh/video tình dục có trẻ em; ép buộc trẻ em quan hệ tình dục với nhau hoặc với người lớn”. 2. Các biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em: + Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ + Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình + Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn + Toan tính quan hệ tình dục + Mại dâm trẻ em Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 246 3. Quấy rối tình dục là một hình thức xâm hại tình dục Các biểu hiện của quấy rối tình dục: + Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy + Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm, thay quần áo) + Dùng lời nói để kích thích tình dục + Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm. 4. Hậu quả của xâm hại tình dục: Người bị xâm hại tình dục (đặc biệt là trẻ em) thường bị tổn thưởng nặng nề cả về cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài: a) Về cơ thể: + Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn + Mang thai (đối với em gái) + Mắc các bệnh lây qua đường tình dục + Nhiễm trùng tiết niệu + Đi lại hoặc ngồi khó khăn + Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,… b) Về tâm lý: có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau: + Cảm giác tội lỗi: thường tự đổ lỗi cho bản thân + Cảm giác lo lắng, sợ hãi + Cảm giác tuyệt vọng + Có ý định tự tử + Tự làm thương tổn mình + Cảm giác tức giận + Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác 5. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em - Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những người bình thường khác. - Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay không quen, người trong gia đình hay người ngoài gia đình … - Trong rất nhiều trường hợp, kẻ lạm dụng chính là người quen thân, thậm chí thành viên trong gia đình, hay người sống trong cùng một khu phố, làng xóm với các em. Ngoài ra, đó cũng có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma tuý, ruợu bia. Đôi khi, kẻ lạm dụng lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về việc mình đang làm. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 247 Cũng có thể kẻ lạm dụng là người hoàn toàn xa lạ với trẻ nhưng đã lợi dụng hoàn cảnh và thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi tội ác. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng: phần lớn những kẻ lạm dụng cũng đã từng là nạn nhân của sự lạm dụng trẻ em. Thủ đoạn của kẻ lạm dụng tình dục thường là: - Lợi dụng sự quen biết và tình cảm thân mật, cho tiền, cho quà, cho đi nhờ xe,… - Thường xuyên gần gũi, giúp đ, hứa giúp các em hoặc gia đình việc này việc khác. - Thường rủ các em đi chơi riêng đến chỗ vắng hoặc vào phòng kín. - Các hình thức họ sử dụng để thực hiện những hành vi lạm dụng tình dục là: + Dụ dỗ + Doạ nạt, đe doạ + Cưng bức 6. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục Thông thường, ở những trẻ em bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài cơ thể. Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thể chất. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cách tốt nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộ với người lớn và nhận được sự giúp đ thì sẽ ít bị tổn thương và tình trạng bị xâm hại cũng không dài như trường hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự giúp đ nào. Những dấu hiệu sau đây ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục: Biểu hiện bên ngoài Quần áo bị rách, nhàu nát, bẩn. Có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể Dấu hiệu về thể chất Đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím, chảy máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các vị trí khác nhau trên cơ thể Đau buốt khi đi tiểu hoặc đại tiện Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Biểu hiện hành vi Di chuyển khó khăn, ngồi khó khăn Có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bên ngoài quá mức Thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục Có biểu hiện nói dối Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 248 Giờ giấc sinh hoạt thay đổi Xa lánh, ngại tiếp xúc với mọi người Biểu hiện về tinh thần Có ý nghĩ bất thường về tình dục (sợ hãi, thích thú khi nhắc đến chủ đề tình dục) Sợ hãi,lo âu, trầm cảm không rõ nguyên nhân Phấn khích quá mức khi nói về tình dục Thất thường, dễ vui, dễ nổi cáu Thích thú đặc biệt với những hình ảnh, chủ đề về tình dục 7. Những trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục Trẻ em có nguy cơ: Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục không phân biệt dân tộc, học vấn, điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên một số trẻ em thuộc các nhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác: – Trẻ em từ các gia đình khó khăn – Trẻ em sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có cha hoặc mẹ – Trẻ em chậm phát triển – Trẻ em từ vùng các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn… – Trẻ em sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ 8. Những hoạt động của nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện nhằm phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã hội, nó để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia đình mà là cả xã hội. Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của các nhân viên công tác xã hội (NV CTXH) Một số hoạt động mà NV CTXH có thể tổ chức để giúp trẻ em nâng cao nhận thức góp phần ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em: Hoạt động về việc nhận biết các sự đụng chạm an toàn, đụng chạm gây bối rối và đụng chạm không an toàn Hoạt động: Các sự đụng chạm Mục tiêu: Giúp học viên (HV) biết được thế nào là sự đụng chạm an toàn, sự đụng chạm gây bối rối và sự đụng chạm không an toàn. Cách tiến hành: NV CTXH đưa câu hỏi động não: + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy thích, thấy dễ chịu, và thoải mái. + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy bối rối. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 249 + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy tức giận, khó chịu, thấy bị xúc phạm. * Sự đụng chạm an toàn: là những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm, chăm sóc, cảm thấy thỏai mái và dễ chịu. Những sự đụng chạm này không làm hạ thấp nhân phẩm của người nhận. Tất cả mọi người đều cần nhận được những sự đụng chạm đó. * Sự đụng chạm gây bối rối: là những hành động làm người nhận cảm thấy không thoải mái, không dễ chịu, bối rối hoặc có cảm giác không chắc chắn. Những đụng chạm này không giống với những đụng chạm mà trẻ em thuờng nhận được thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Sự đụng chạm gây bối rối xảy ra khi người nhận không hiểu hoặc hiểu sai chủ định của người gây ra đụng chạm. * Sự đụng chạm không an toàn: Là những hành động làm tổn thương người nhận; làm cho người nhận cảm thấy cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến. Hoạt động về xâm hại tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại tình dục trẻ em Hoạt động: Thảo luận các câu chuyện Mục tiêu: Giúp HV - Biết được ai là thủ phạm, ai là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em hoặc quấy rối tình dục; các biểu hiện của xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại, quấy rối tình dục. - Tìm hiểu về cách ứng phó và tự bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ bị xâm hại Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm NV CTXH chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một câu chuyện cùng các câu hỏi thảo luận. Chuyện của T.L T.L mới 13 tuổi, học lớp 6. Em sống cùng với bà ở một vùng quê quê thuộc tỉnh Đồng Nai. Chiều 21/4/1998, trên đường đi học về, T.L đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở may mũ bông vải của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12 giờ đêm, bị ăn đói, bị đánh đập mà mỗi tuần chỉ được 1 ngàn đồng. Không những thế, em còn bị cha con ông Q cưng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, T.L đã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau hơn 4 tháng sống trong địa ngục trần gian nhà ông Q, cuối cùng, gia đình mới tìm được em và nhờ có công an can thiệp, T.L mới được trả về gia đình trong tình trạng ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm điều trị tại bệnh viện tâm thần. Câu hỏi thảo luận: Nạn nhân bị xâm hại tình dục là ai? Trẻ em trai có thể bị xâm hại tình dục không? Thủ phạm là ai? Người ấy có quan hệ như thế nào với nạn nhân? Các biểu hiện của quấy rối tình dục, xâm hại tình dục? Nạn nhân đã bị những tổn thương về cơ thể và tâm lý như thế nào? Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 250 Gia đình nạn nhân và xã hội đã phải chịu những hậu quả gì? Bước 3: Thảo luận cả lớp - Các thủ đọan mà những kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường sử dụng? - Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục? Bước 4: NV CTXH kết luận và củng cố kiến thức cho học viên. Hoạt động về các tình huống nguy cơ và kĩ năng tự bảo vệ Hoạt động 1: Các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục và các quy tắc an toàn cá nhân Mục tiêu: Học viên nắm được các tình huống nguy cơ và biết cách phòng tránh Cách tiến hành: Bước 1: NV CTXH chuẩn bị sẵn một số phiếu màu, phát cho mỗi học viên một phiếu và dùng phương pháp động não, hỏi: “Những tình huống nào là tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục?” Bước 2: Mỗi HV ghi lại trên phiếu của mình, và sau đó thảo luận với 1 hoặc 2 người ngồi bên cạnh (trong vòng 2 phút) về tình huống các HV vừa ghi. Bước 3: Yêu cầu từng đội (2-3) HV đọc lên một tình huống, đi vòng quanh lớp cho đến khi trùng ý. NV CTXH có thể nhờ một Học viên ghi nhanh lên bảng. Bước 4: NV CTXH tóm lược: Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục là: Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng một mình với người lạ; nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do; đi nhờ xe người lạ;… Bước 5: NV CTXH kết luận về các quy tắc an toàn cá nhân Hoạt động 2: Ứng phó như thế nào? Mục tiêu: - Trẻ em biết ra quyết định đúng và kịp thời, biết kiên định, phản đối và biết một số kỹ năng tự bảo vệ trong những tình huống có nguy cơ bị quấy rối, bị xâm hại tình dục. - Trẻ hiểu rằng mình không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, bị xâm hại tình dục. Cách tiến hành Bước 1: NV CTXH chia lớp thành các nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai một tình huống. * Tình huống 1: Hôm nay Phương bị hỏng xe, phải đi bộ từ trường về nhà. Dọc đường có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy, cứ lẽo đẽo bám theo, gạ gẫm rủ em lên xe để ông ta đèo về … Phương có thể làm gì? * Tình huống 2: Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ cửa vào xin nước uống. Sau khi uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà, người hàng xóm bèn giở trò gạ gẫm em. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 251 Theo em, Hồng nên làm gì? Bước 2: Các nhóm HV thảo luận, lựa chọn cách ứng xử và chuẩn bị đóng vai Bước 3: Các nhóm HV lên đóng vai. Bước 4: Thảo luận lớp: - Vì sao bạn lại chọn cách ứng xử đó? - Bạn cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - Còn có những cách ứng xử nào khác không? Hãy phân tích lợi, hại và cảm xúc của nạn nhân trong mỗi trường hợp ứng xử? - Những kẻ có ý định hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ nghĩ và cảm thấy thế nào trước thái độ, hành động phản đối kiên quyết của trẻ em? Trước thái độ sợ hãi, phục tùng, im lặng của trẻ em? - Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị kẻ khác quấy rối hoặc xâm hại tình dục không? - Cần làm gì khi bị quấy rối, bị xâm hại tình dục? Vì sao? Bước 5: NV CTXH kết luận và củng cố với HV *Để phòng ngừa bị lạm dụng tình dục cần: - Giữ khoảng cách đủ xa để người lạ không thể đụng chạm đến mình. - Tránh xa những tình huống bất lợi như đến nơi vắng vẻ, tối tăm - Tránh xa những người đáng ngờ - Không ở trong phòng một mình với người lạ. - Mặc kín đáo, tránh khêu gợi dục vọng của người tiếp xúc. - Nếu phải làm việc muộn thì cố gắng thu xếp để có bạn cùng ở lại và đi về cùng với một nhóm bạn. Nếu buộc phải đi một mình thì mỗi lần đi hãy theo những lộ trình khác nhau. - Tránh uống rượu hoặc sử dụng ma tuý để có thể kiểm soát được bản thân và có thể tỉnh táo suy nghĩ trong mọi tình huống. Tránh những nơi mà đàn ông thường tụ tập uống nhiều rượu. - Tin vào linh tính của mình để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Nếu kẻ định làm hại bạn là kẻ uống rượu hoặc sử dụng ma tuý, thì trước hết là bạn hãy đi khỏi nơi đó. Hoặc không biết vì lí do gì thì tốt nhất bạn cũng cố gắng tìm cách rời khỏi nơi đó để tự bảo vệ mình. - Khi nhận biết được người có ý định làm hại bạn, thì dù là ai bạn cũng phải nói với người khác để họ giúp ngăn chặn hành vi xấu của người định làm hại bạn. *Cách ứng phó với các tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục: Khi trẻ em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm hại tình dục trẻ (dù là người lạ, người quen, hay người thân), các em cần: + Đứng ngay dậy + Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 252 + Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình. + Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người … + Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ em. + Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. *Các quy tắc an toàn cá nhân: - Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. - Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. - Không đi nhờ xe người lạ. - Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình. - Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình - Không nói chuyện điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có một vai trò then chốt trong sự phát triển của một đất nước có dân số trẻ như Việt Nam hiện nay. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa, các nhà nước phong kiến đã đề ra những quy định bằng pháp luật để bảo vệ trẻ em; nhân dân cũng tự hình thành các quan hệ đạo đức nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài viết trên đây của tác giả với mục đích quan trọng nhất là phần nào đó giúp cho người đọc hiểu thêm về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng, hậu quả, cách nhận biết, cách phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Với tư cách là một người đã từng chứng kiến hậu quả đau thương mà xâm hại tình dục trẻ em đã để lại cho gia đình và cho chính bản thân trẻ, tác giả mong muốn mọi cha mẹ hãy là người bạn, người thầy, người cha mẹ tốt của trẻ, giúp các con tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phát triển, học hỏi và bảo vệ chính bản thân mình khỏi những vấn nạn của xã hội, trong đó có nạn xâm hại tình dục trẻ em. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em. Càng nhiều người biết về vấn đề xâm hại tình dục, chúng ta càng có thể ngăn chặn điều đó xảy ra với con em chúng ta.” Tài liệu tham khảo [1]. Gries, L.; Goh, D.; Andrews, M.; Gilbert, J.; Praver, F.; Stelzer, D. (2000). "Positive reaction to disclosure and recovery from child sexual abuse". Journal of Child Sexual Abuse 9 (1): 29–51. doi:10.1300/J070v09n01_03 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 253 [2]. Bệnh.vn, 6/18/2013, Hậu quả từ hành vi xâm hại tình dục trẻ em, http://benh.vn/tinh-duc/Hau-qua-tu-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em/65/3554/18-6-2013.htm [3]. Như Lịch, 10/06/2014, Báo động tình trạng trẻ bị người thân xâm hại, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140610/bao-dong-tinh-trang-tre-bi-nguoi-than-xam- hai.aspx [4]. Tùng Nguyên, 11/06/2014, Nhiều trẻ dưới 6 tuổi đã bị xâm hại tình dục, cưng bức lao động, http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhieu-tre-duoi-6-tuoi-da-bi-xam-hai-tinh-duc- cuong-buc-lao-dong-886623.htm. [5]. Vtv.vn, 24/06/2014, Cảnh báo thực trạng gia tăng nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, http://vtv.vn/doi-song/canh-bao-thuc-trang-gia-tang-nan-xam-hai-tinh-duc-o-tre-em- 147012.htm PREVENTING CHILD SEXUAL ABUSE AND THE ROLE OF SOCIALWORK Nguyen Thi Dao Abstract: Child sexual abuse is an extremely painful problem in current society that has affected seriously not only an individual, but also family and the whole society. So what is child sexual abuse? Who are at risk of sexual abuse? What are the consequences of child sexual abuse? How to prevent children from sexual abuse or what should you do when a child tells you that she was sexually abused? The above issues have been questioned commonly but not everyone can answer or many people still have a wrong awareness when avoiding mentioning it or thinking that it will never happen to their children. Therefore, in order to prevent and stop child sexual abuse the involvement of all people including the participation of social workers is very needed and important. . tập trung vào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (XHTD TE), các biện pháp phòng ngừa và vai trò của Công tác xã hội. 1. Xâm hại tình dục trẻ em Theo Tổ chức Y tế Thế Giới: Xâm hại trẻ em bao gồm. nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em hoặc quấy rối tình dục; các biểu hiện của xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại, quấy rối tình dục. - Tìm hiểu về cách ứng phó và tự bảo. hoạt động của nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện nhằm phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã hội, nó để