1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆU LỰC CỦA BENZIMIDAZOL CARBAMAT ĐỐI VỚI NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CỘNG ĐỒNG

12 448 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 525,14 KB

Nội dung

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 214 HIỆU LỰC CỦA BENZIMIDAZOL CARBAMAT ĐỐI VỚI NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CỘNG ĐỒNG Nguyễn Thu Hương 1 , Phạm Văn Thân 2 và cộng sự 1 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương 2 Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato-katz cho 1.082 người dân tỉnh Hà Tĩnh và Lào Cai từ tháng 10-12 năm 2012. Tỷ lệ nhiễm giun chung tại Hà Tĩnh là 26,9% và Lào cai là 50,2%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc tại Lào Cai lần lượt là 12,1%, 9,1% và 35,8%. Trong khi tại Lào Cai tỷ lệ tương ứng là 2,8%, 8,2% và 17,9%. Hiệu lực điều trị albendazole liều duy nhất 400 mg sau 14 ngày điều trị như sau CR của Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura và giun móc là 97,1%, 77,9%, và 95,9%, ERR tương ứng 96,9%, 84,6% và 98,2%. CR của mebendazole liều duy nhất 500 mg với Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura và giun móc là 100%, 73,0%, và 82,0%, ERR tương ứng là 100%, 65,3% và 94,1%. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra albendazole liều đơn vẫn còn hiệu lực tốt với cả 3 loại giun truyền qua đất trong khi mebendazole đã có dấu hiệu giảm hiệu lực với giun tóc Trichuris trichiura. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng cho dấu hiệu kháng thuốc tẩy giun bezimidazol carbamat đối với giun truyền qua đất. Từ khóa: albendazole, mebendazole, CR, ERR, kháng thuốc tẩy giun. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các loại giun truyền qua đất (STHs) chính ở người là giun đũa Ascaris lumbricoides (roundworm), giun tóc Trichuris trichiura (whipworm) và giun móc/mỏ Necatora mericanus/Ancylostom aduodenale (hookworm), đây là những loài ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính 4,5 tỷ người sống tại các vùng có nguy cơ và hơn một tỷ người nhiễm STHs. Trong đó, có đến 450 triệu mắc bệnh bệnh, phần lớn là trẻ em. Có đến 44 triệu phụ nữ mang thai thiếu máu có nguyên nhân do giun móc. Khoảng 135.000 trường hợp tử vong hàng năm, chủ yếu là do nhiễm giun móc hoặc A. lumbricoides (Bundy và cộng sự, 1992; Stoltzfuset al, 1996; Crompton và cộng sự, 2002; WHO, 2005; Bethonyet và cộng sự, 2006.). Tại các vùng lưu hành ký sinh trùng, nhiễm phối hợp hai hoặc nhiều loài ký sinh trùng trên cùng một người xảy ra ở tỷ lệ cao. Trường hợp nhiễm ký sinh trùng phối hợp có thể phải uống hai hoặc ba loại thuốc chống ký sinh cùng một lúc. Học sinh tiểu học (6-14 tuổi) thường là nhóm đích để điều trị định kỳ bằng thuốc tẩy giun vì học sinh nhóm này thường bị nhiễm giun đũa (A. lumbricoides) và giun tóc (T. trichiura) nặng nhất và nhiễm giun móc. Ngoài ra, học sinh tiểu học đang ở trong giai đoạn phát triển thể lực và trí lực rất mạnh. Tẩy giun cho trẻ em tuổi đi học có ích lợi rất đáng kể đối với tình trạng dinh dưng của trẻ, ăn ngon miệng, sự phát triển thể lực và sự phát triển trí tuệ. Tại các tỉnh đã tiến hành tẩy giun định kỳ cho học sinh tiểu học và trẻ mầm non trong chương trình phòng chống suy dinh dưng và y tế học đường từ năm 2007 đến nay. Chương trình tẩy giun cho phụ nữ cũng đang được áp dụng theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và mở rộng tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay. Điều trị định kỳ của thuốc tẩy giun là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để phòng chống các bệnh STH. Thay cho mục tiêu tiêu diệt bệnh STH, các chương trình phòng chống nhằm giảm cường độ nhiễm và lây truyền, đi tới giảm tỷ lệ bệnh. Các thuốc điều trị bệnh STH thuộc nhóm benzimidazole (BZ), như albendazole (ALB) và mebendazole (MBZ). Đây là những thuốc tẩy giun được sử dụng rộng rãi nhất với qui mô lớn ở nhiều nơi trên khắp thế giới như Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh. Một số nghiên cứu trên diện hẹp (De Clercqet al., 1997; Albonicoet al., 2004) đã gợi ý các nguyên nhân làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Nguyên Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 215 nhân chủ yếu thất bại do sự thay đổi phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng phác đồ điều trị không thống nhất, chất lượng thuốc kém, tính toán hiệu quả điều trị với các chương trình phân tích thống kê khác nhau; cũng như một loạt các vấn đề khác trong thiết kế nghiên cứu, chẳng hạn như kích thước mẫu nhỏ, phương pháp chẩn đoán, sự thay đổi cường độ nhiễm trước can thiệp và các yếu tố gây nhiễu liên quan đến địa lý. Một nghiên cứu đã được tiến hành, với mục tiêu chuẩn hóa phương pháp nghiên cứu giữa các vùng bằng cách thống nhất sử dụng phác đồ điều trị (cùng liều ALB 400mg có nguồn gốc từ cùng một lô), theo dõi sau điều trị (14-30 ngày sau điều trị) và kỹ thuật xét nghiệm (McMaster), chỉ ra rằng ALB là rất hiệu quả với giun đũa và giun móc, với giun tóc có dấu hiệu giảm (Vercruysseet al., 2011). MBZ có thể sẽ hiệu quả hơn so ALB trong điều trị giun tóc, tuy nhiên chưa có tài liệu nào chứng minh cho nhận định này. Đề tài nhằm “Giám sát hiệu lực của thuốc tẩy giun albendazole liều duy nhất 400mg và mebendazole liều duy nhất 500mg sau khi điều trị hàng loạt tại cộng đồng 2 tỉnh Hà Tĩnh và Lào Cai” II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu Với tiêu chí chọn các điểm đã áp dụng chương trình tẩy giun hàng loạt trên 5 năm. Chọn chủ đích 2 tỉnh Lào Cai và Hà Tĩnh. Mỗi tỉnh chọn 2 xã. 2.2 Đối tượng nghiên cứu Người dân sống tại điểm nghiên cứu từ 6-60 tuổi. Chọn đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, không mắc các bệnh cấp tính như ỉa chảy, sốt cao, co giật, bệnh tim gan - Tiêu chuẩn loại trừ: Không tự nguyện tham gia; Không có khả năng cung cấp mẫu phân để theo dõi trong lần tiếp theo; Bị bệnh cấp tính, mãn tính (viêm gan, thận, ); Bị ỉa chảy khi điều tra cơ bản; Có tiền sử dị ứng với một số thuốc; Mới tẩy giun trong 1 tháng gần đây 2.3 Thời gian nghiên cứu: 3 tháng (10-12/2012) 2.4 Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (điều tra cắt ngang xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm) và dịch tễ học can thiệp (tẩy giun hàng loạt). 2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu n = Z 2 1-  /2 x p x (1-p)/d 2 Trong đó: n = số người cần xét nghiệm, Z = 1,96 với độ tin cậy 95%, p = tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ước tính, d = sai số cho phép Độ tin cậy là 95%, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ước tính là 50%, sai số cho phép là 5%, như vậy từng điểm nghiên cứu là 400 người. Để đảm bảo các trường hợp bỏ mất mẫu khoảng 25%. Vậy mỗi tỉnh sẽ lấy 500 người tham gia. Mỗi xã là 250 người. 2.6 Nội dung nghiên cứu Giám sát hiệu lực của thuốc tẩy giun bằng cách xác định tỷ lệ sạch trứng và tỷ lệ giảm trứng 14 ngày sau khi điều trị hàng loạt liều duy nhất - Thuốc tẩy giun: Thuốc tẩy giun sử dụng trong nghiên cứu này có hai loại +ALB (biệt dược Zentel), thuộc nhóm Benzimidazol, được WHO khuyến cáo dùng để điều trị GTQĐ. Thuốc có dạng viên nén 400 mg, hộp 100 viên. Thuốc do hãng dược phẩm Guilin, Guangxi, China cung cấp thông qua hàng Cimres của Netherlands (nhà tài trợ Worl vission đặt hàng) sản xuất tháng 7 năm 2012, hạn sử dụng tháng 7 năm 2015. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 216 + Mebendazol (biệt dược Vermox), thuộc nhóm Benzimidazol, được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dùng để điều trị giun truyền qua đất. Thuốc có dạng viên nén 500 mg, lọ nhựa 150 viên. Thuốc do hãng Janssen-Cilag sản xuất tháng 3 năm 2008, hạn sử dụng tháng 02 năm 2013. - Phác đồ điều trị: ALB 400 mg hoặc MBZ 500mg liều duy nhất uống một lần. - Tác dụng không mong muốn: Là những triệu chứng chủ quan như chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn. Các triệu chứng này thường nhẹ và thoảng qua, không cần xử lý. - Chuẩn bị đầy đủ thuốc cấp cứu và xử trí tác dụng không mong muốn (thuốc trợ tim, dịch truyền, thuốc chống dị ứng,…), nhân lực theo dõi, chỉ đạo, giám sát cho uống thuốc ở trường và sổ sách ghi chép. 2.7. Các chỉ số đánh giá - Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm chung, đơn nhiễm, đa nhiễm, nhiễm từng loại giun - Cường độ nhiễm ký sinh trùng: Số trứng trung bình trong 1 gram phân (epg); Số trứng trung bình trước điều trị; Số trứng trung bình sau điều trị - Phân loại mức độ nhiễm giun truyền qua đất 3 mức độ theo WHO (1999) - Đánh giá hiệu lực của ALB (WHO, 1996) + Tỷ lệ sạch trứng (CR) (%) = 100% x [(TLN sau ĐT-TLN sau ĐT)]/TLN trước ĐT CR = 0-19% : thuốc không có tác dụng CR = 20-59% : thuốc có tác dụng trung bình CR = 60-89% : thuốc có tác dụng tốt CR ≥ 90% : thuốc có tác dụng rất tốt + Tỷ lệ giảm trứng (ERR) (%) = 100% x (Số trứng TB trước ĐT-Số trứng TB sau ĐT)/Số trứng TB trước ĐT 2.8 Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu: Kỹ thuật Kato-Katz là kỹ thuật xét nghiệm phân chuẩn dễ sử dụng và được dùng rộng rãi trong chẩn đoán ký sinh trùng đường ruột. 2.9. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập theo Excel (theo qui định của Đề cương chung). Phân tích thống kê y sinh học sử dụng ² test và p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Chỉ số CR và FECR sẽ được tính toán nhằm xác định hiệu quả điều trị của MBZ trong điều trị giun truyền qua đất. Phân tích thống kê đã được miêu tả bởi tác giả Vercruysse và CS, 2011. 2.10. Y đức trong nghiên cứu Mẫu đề cương nghiên cứu này được thông qua Hội đồng Y đức Viện Sốt rét-KST- CT.TƯ. Tất cả đối tượng tham gia trong nghiên cứu là tự nguyện và được sự chấp thuận của người bảo hộ (cha, mẹ). Các thành viên tham gia đều có phiếu cam kết chấp thuận tham gia nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu của các đối tượng tham gia đều được đảm bảo tính bí mật cá nhân, không cung cấp và sử dụng cho các mục đích ngoài nghiên cứu này. Các thông tin về sức khỏe cảu người tham gia nếu được phát hiện trong thời gian nghiên cứu được tiến hành cũng sẽ được được thông báo cho đối tượng tham gia nghiên cứu biết. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 217 3. KẾT QUẢ Điều tra tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại 02 xã của 02 huyện thuộc 02 tỉnh Lào Cai và Hà Tĩnh, lấy mẫu phân của người từ 15-65 tuổi. Tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp Kato-Katz, phỏng vẫn K.A.P theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn cho 1.082 người tại tỉnh Hà Tĩnh và Lào Cai, trong đó có 534 nam (49,4%) và 3548 nữ (50,6%). Tỉnh Hà Tĩnh có 502 người tham gia, trong đó có 119 nam (23,7%) và 383 nữ (76,3%). Tỉnh Lào Cai có 580 người tham gia, trong đó có 415 nam (71,6%) và 165 nữ (28,4%). Kết quả điều tra trước và sau can thiệp cộng đồng được biểu diễn tại bảng 1. 3.1 Hiệu lực của ALB đối với giun truyền qua đất 3.1.1 Kết quả xét nghiệm phân trước và sau điều trị 14 ngày Bảng 1. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng trước điều trị theo tỉnh Chỉ số nhiễm Trước điều trị Sau điều trị Lào Cai (n=580) Hà Tĩnh (n=502) Lào Cai (n=409) Hà Tĩnh (n=208) Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Nhiễm chung 293 50,5 135 26,9 13 3,1 15 7,21 Giun đũa 71 12,1 14 2,8 0 0,0 0 0,0 Giun tóc 53 9,1 41 8,2 1 0,2 12 5,8 Giun móc 208 35,8 90 17,9 13 3,1 4 1,9 Giun kim 3 0,5 5 1,0 0 0,0 0 0,0 Đơn nhiễm 252 43,5 121 24,1 12 2,9 14 6,7 Hai nhiễm 40 6,9 13 2,6 1 0,2 1 0,5 Ba nhiễm 1 0,2 1 0,2 0 0,0 0 0,0 Tại Lào Cai, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung là 50,2%, nhiễm giun móc là 35,8%, nhiễm giun đũa 12,1% và giun tóc thấp hơn là 9,1%. Tại Hà Tĩnh, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung là 26,9%, nhiễm giun móc là 17,9%, giun tóc thấp hơn là 8,2% và giun đũa là 2,8%. Tỷ lệ nhiễm giun chung ở tỉnh Lào Cai (50,5%) cao hơn rõ rệt so với tỉnh Hà Tĩnh (26,9%) với p<0,001. Tỷ lệ nhiễm giun đũa tại Hà Tĩnh (2,8%) thấp hơn ở Lào Cai (12,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nhiễm giun tóc ở 2 tỉnh tướng ứng là 8,2% và 9,1%, khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nhiễm giun móc tại Hà Tĩnh (17,9%) thấp hơn ở Lào Cai (35,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Tỷ lệ đơn nhiễm (nhiễm 1 loại) ở tỉnh Lào Cai (43,5%) cao hơn có ý nghĩa so với tỉnh Hà Tĩnh (24,1%), tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm 2-3 loại) ở tỉnh Lào Cai (7,1%) cũng cao hơn có ý nghĩa so với tỉnh Hà Tĩnh (3,5%) Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 218 với p<0,001. Sau điều trị can thiệp thuốc đặc hiệu benzimidazole CR giảm rõ rệt xuống dưới 10%. Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trước điều trị theo nhóm tuổi Chỉ số Trước điều trị Sau điều trị Lào Cai Hà Tĩnh Lào Cai Hà Tĩnh n Số (+) Tỷ lệ (%) n Số (+) Tỷ lệ (%) n Số (+) Tỷ lệ (%) n Số (+) Tỷ lệ (%) <20 tuổi 276 142 42,6 78 8 10,3 184 2 1,1 32 4 12,5 Từ 20-55 tuổi 262 132 50,7 356 102 28,7 194 9 4,6 140 8 5,7 >55 tuổi 42 19 44,2 68 25 36,8 31 2 6,4 36 3 8,3 Có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa các nhóm tuổi ở tỉnh Hà Tĩnh trước điều trị (p=0,022). Sau điều trị sự khác biệt giữa cá nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê tại cả 2 tỉnh. Hình 1. Tình trạng đơn nhiễm và đa nhiễm theo tỉnh Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 219 Bảng 3. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất trước điều trị theo giới Tỉnh Giới n Giun đũa Giun tóc Giun móc TB nhân TB nhân TB nhân Nam 415 30.747,7 104,2 116,6 Lào Cai Nữ 615 715,4 113,8 707,5 Chung 580 5.954,7 112,2 162,6 Hà Tĩnh Nam 191 14.934 138,0 584,0 Nữ 311 5.896,8 117,5 408,0 Chung 502 8.478,9 123,5 454,9 TB: Trung bình Cường độ nhiễm giun đũa ở nam tại Lào Cai (30.747,7 EPG) cao hơn nam tại Hà Tĩnh 14.934 EPG), ngược lại nữ. Nhiễm giun tóc tương đối đồng đều giữa nam và nữa của 2 tỉnh. Cường độ nhiễm giun móc tại Lào Cai giới nữ nhiễm giun móc cao hơn hẳn nam giới, 707,5 EPG so vơi 116,6 EPG. Trong khi tại Hà Tĩnh thì không có sự khác biệt về cường độ nhiễm giun móc ở nam và nữ Bảng 4. Mức độ nhiễm giun trước điều trị theo tỉnh Tỉnh Giun đũa Giun tóc Giun móc Nhẹ (%) TB (%) Nặng (%) Nhẹ (%) TB (%) Nặng (%) Nhẹ (%) TB (%) Nặng (%) Lào Cai 98,6 1,4 0 100 0 0 100 0 0 Hà Tĩnh 89,5 10,5 0 94,0 6,0 0 98,1 1,9 0 *TB: trung bình Sự khác nhau về mức độ nhiễm giun đũa và giun tóc giữa 2 tỉnh có ý nghĩa thống kê (p=0,004 và p=0,026). 3.1.2 Hiệu lực của ALB và MBZ đối với giun truyền qua đất Trong số 1.082 người điều tra cơ bản có 428 nhiễm ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm giun chung của 2 tỉnh là 44,5%. Trong đó tham gia xét nghiệm lại lần sau điều trị 14 ngày có 409 người tại Lào Cai và 208 người tại Hà Tĩnh. Tại Lào Cai có 232 người tẩy giun bằng ALB, liều duy nhất 400 mg, và có 177 người tẩy giun bằng MBZ, liều duy nhất 500 mg, những người tham gia xét nghiệm phân sau điều trị 14 ngày. Tại Hà Tĩnh có 224 người tẩy giun bằng ALB, liều duy nhất 400 mg, và có 278 người tẩy giun bằng MBZ, liều duy nhất 500 mg. Sau điều trị đặc hiệu 14 ngày tại Lào Cai có 232 người đã được uống thuốc ALB và 177 người uống mebendazole tham gia xét nghiệm lại. Còn ở Hà Tĩnh chỉ có 98 người đã được uống thuốc ALBe và 110 người uống MBZ tham gia xét nghiệm lại. Do đó chúng tôi đánh giá hiệu Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 220 lực của thuốc dựa trên kết quả xét nghiệm của những người tham gia xét nghiệm đủ 2 lần kết quả biểu diễn tại bảng 6 và bảng 7. Bảng 6. Hiệu lực của ALB sau điều trị 14 ngày Tỉnh Loại KST CR ERR Lào Cai Giun đũa 97,4 97,0 Giun tóc 95,1 91,2 Giun móc 96,3 97.3 Hà Tĩnh Giun đũa 100,0 100,0 Giun tóc 76,9 94,2 Giun móc 98,0 98,6 Chung Giun đũa 97,1 96,9 Giun tóc 77,9 84,6 Giun móc 95,9 98,2 CR và ER giun đũa, giun tóc và giun móc của 2 tỉnh sau điều trị ALB từ 77,9%- 98,2%. Thuốc còn tác dụng tốt. Bảng 7. Hiệu lực của MBZ sau điều trị 14 ngày Tỉnh Loại KST CR (%) ERR (%) Lào Cai Giun đũa 100,0 100,0 Giun tóc 100,0 100,0 Giun móc 85,1 89,8 Hà Tĩnh Giun đũa 100,0 100.0 Giun tóc 60,0 87,3 Giun móc 92,3 98,2 Chung Giun đũa 100,0 100,0 Giun tóc 73,0 65,3 Giun móc 82,0 94,1 CR và ERR giun đũa, giun tóc và giun móc của 2 tỉnh sau điều trị MBZ từ 65,27%- 100%. Thuốc còn tác dụng tốt. Tuy nhiên, chỉ số CR giun tóc tại Hà Tĩnh mặc dù vẫn đạt tác dụng tốt nhưng chỉ đạt 60,0%. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 221 4. THẢO LUẬN Chương trình tẩy giun hàng loạt đã triển khai trên toàn quốc gần 10 năm trở lại đây. Vấn đề đáng quan tâm là hiệu lực của thuốc tẩy giun đối với các bệnh giun truyền qua đất hiện nay như thế nào. Sau một thời gian dưới áp lực điều trị, với các thuốc do nhiều hãng dược phẩm cung cấp chất lượng thuốc không đồng nhất, thuốc thay đổi từng năm, thời gian điều trị cũng phụ thuộc vào thuốc được cung cấp và kinh phí chương trình cấp cho địa phương. Những nguyên nhân này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc chọn lọc trong cộng đồng. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng điều trị ký sinh trùng đường ruột cần liều thấp hơn so với các ký sinh trùng ở tổ chức. Liều khuyến cáo benzimidazol liều duy nhất hàng loạt trên cộng đồng (Bundy DAP, 1987). Trong nghiên cứu này một liều duy nhất ALB hoặc MBZ thường được sử dụng để điều trị giun tròn đường ruột đã được đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc nhóm benzimidazol. Tại nghiên cứu lần này điểm khác biệt chúng tôi sử dụng 2 thuốc ALB và MBZ thuộc nhóm benzimidazole trong cùng một điểm nghiên cứu. Tại Hà Tĩnh và Lào Cai, cả hai tỉnh này đều đã tiến hành tẩy giun hàng loạt 5 năm trở lại đây. Tại Lào Cai, tỷ lệ nhiễm giun chung là 50,2%, nhiễm giun móc là 35,8%, nhiễm giun đũa 12,1% và giun tóc thấp hơn là 9,1%. Tại Hà Tĩnh, tỷ lệ nhiễm giun chung là 26,9%, nhiễm giun móc là 17,9%, giun tóc thấp hơn là 8,2% và giun đũa là 2,8%. Tỷ lệ nhiễm giun chung và giun móc ở tỉnh Lào Cai cao hơn rõ rệt so với tỉnh Hà Tĩnh (p<0,001). Sau điều trị can thiệp thuốc đặc hiệu benzimidazole tỷ lệ giảm rõ rệt xuống dưới 10%. Đánh giá hiệu lực của cả 2 thuốc là ALB và MBZ, CR và giảm trứng giun đũa, giun tóc và giun móc của 2 tỉnh sau điều trị MBZ từ 65,27%-100% và ALB từ 77,9%-98,2%. Thuốc còn tác dụng tốt. Tuy nhiên, CR giun tóc tại Hà Tĩnh mặc dù vẫn đạt tác dụng tốt nhưng chỉ đạt 60,0% với MBZ và 76,9% với ALB. Nghiên cứu này cho thấy ALB vẫn có hiệu lực đối với giun đũa, giun tóc và giun móc. Kết quả nghiên cứu này phù hợp nghiên cứu của chúng tôi năm 2009 là chưa phát hiện có sự kháng thuốc ALB (Nguyễn Thị Việt Hòa, 2010). Ở Việt Nam, Carsten Flohr và CS tiến hành nghiên cứu kiểm tra hiệu lực của MBZ liều duy nhất 500 mg điều trị 137 HSTH và ALB liều duy nhất 400 mg điều trị 54 người trưởng thành nhiễm giun móc tại tỉnh Khánh Hòa. CR của MBZ và ALB tương ứng là 38% và 45%. Tác giả Trâm Anh, đánh giá hiệu lực của MBZ liều duy nhất 500 mg khi tiến hành tẩy giun hàng loạt cho HSTH tại Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ CR sau 2 tuần điều trị đối với giun đũa, giun tóc và giun móc lần lượt là 93,4%, 64,8% và 44,8%. Nghiên cứu về hiệu lực điều trị của MBZ trên học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học thuộc tỉnh Sơn La, sau 12 tháng áp dụng liều duy nhất 500mg cho thấy tỷ lệ nhiễm chung giảm 81,3%, giun đũa giảm 97,3%, giun móc giảm 94,9%, trong khi giun tóc chỉ giảm 42,4% (Nguyễn Sơn, 2011). Điều này có dấu hiệu gợi ý sự giảm hiệu lực điều trị STH của thuốc MBZ trên những điểm đã áp dụng điều trị hàng loạt một thời gian. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu rộng tại các tỉnh và nghiên cứu khẳng định sự có hay không có gen kháng thuốc liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, trong môi trường sống có sự giao thoa phức tập giữa các quần thể giun truyền qua đất, mối liên quan giữa quần thể STH ở người và động vật trong một số trường hợp vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt tại Việt Nam chưa có nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này. Một số nghiên cứu về hiệu lực của ABL liều duy nhất trên thế giới cho kết quả không thống nhất. ALB liều duy nhất dường như cho kết quả tốt trên giun tròn với CR và ERR cao. Theo thử nghiệm ALB liều duy nhất 400 mg trên học sinh tiểu học tại sáu nước đã được tiến hành và CR giun đũa từ 86% đến 100% , giun tóc từ 21% đến 100% và giun móc 74,7% đến Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 222 100% (Jozef Vercruysse, 2011). Trên trẻ em ở Bangladesh, Hall A., Nahar Q, 1994, thấy tỷ lệ CR giun đũa là 92%, tỷ lệ CR và ERR giun tóc là < 30% sau 10 ngày. Tại Malaysia, Norhayati M, 1997, nghiên cứu trên 123 trẻ em, tỷ lệ CR và ERR giun đũa tương ứng là 97,4% và 99,9%; tỷ lệ CR và ERR giun móc lần lượt là 93,1% và 96,6%; tỷ lệ CR và ERR giun tóc tương ứng là 5,5% và 46,1%. Tác giả Norhayati cho rằng ALB liều duy nhất 400 mg ở vùng lưu hành STHs cao có hiệu quả đáng kể đối với giun đũa và giun móc nhưng không có hiệu quả đối với giun tóc. Tại Thái Lan, tác giả Jongsuksuntigul cũng thấy CR của thuốc với giun đũa, giun móc và giun tóc lần lượt là 100%, 84,3% và 67,4% và ERR là 100%, 70,4% và 89,9%. Theo Keiser và Utzinger đánh giá hiệu lực của liều duy nhất đường uống của ALB đối với nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc từ 168 nghiên cứu, 20 thử nghiệm ngẫu nhiên. Tỷ lệ CR giun đũa 88% (độ tin cậy 95%, 79-93%, 557 bệnh nhân), giun móc 72% (độ tin cậy 95%, 59-81%, 742 bệnh nhân). Điều trị giun tóc liều duy nhất không tốt. Còn tác giả M. Legesse và cs so sánh hiệu lực của ALB (Smith Kline Beecham) liều duy nhất điều trị giun móc cho thấy CR là 17,1% và ERR là 69,8%. Điểm mới của đề tài, tiến hành đầu tiên đồng thời thử nghiệm cả hai loại thuốc tại cùng một thới điểm và cùng một nơi, tiến hành mở rộng trên đối tượng cộng đồng. Đây là một điểm mới của đề tài so với nghiên cứu trước trên học sinh tiểu học. Các nghiên cứu trước có quy mô rộng hơn nhưng chỉ thử nghiệm riêng từng loại thuốc. Các nghiên cứu này được tiến hành giai đoạn đầu 2009-2010 với nghiên cứu hiệu lực thuốc ALB và năm 2011-2012 với thử nghiệm MBZ. Từ đó xem xét đến khả năng nguồn dự trữ mầm bệnh giun truyền qua đất ở người trong cộng đồng không chỉ đơn thuần trên đối tượng nguy cơ như trước đây. Điều quyết định cho các thử nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc tại ngày thứ 14 sau khi điều trị sẽ là khoảng thời gian tối ưu để đánh giá tình trạng khỏi bệnh. Nhóm nhiên cứu hy vọng rằng trong nghiên cứu sau điều trị 2 tuần sẽ không tìm thấy trứng giun trong phân của đối tượng nghiên cứu và được cho là khỏi bệnh vì thời điểm này chưa đủ thời gian để có trứng trong các mẫu phân mới nhiễm lại. Benzimidazol ức chế phân chia tế bào và sự hấp thu glucose ở hệ tiêu hóa của giun. Tác động này dẫn đến việc giun bị đào thải do nhu động ruột. Điều này sẽ có hiệu quả cao đối với giun. Hiệu lực của thuốc tẩy giun benzimidazol được tăng lên bằng cách kéo dài thời gian tiếp xúc của ký sinh trùng với các hợp chất hoặc chất chuyển hóa hoạt động của nó. Do đó, hiệu quả của liều thấp lặp lại có thể tương đương hoặc cao hơn một liều cao duy nhất (Albonico M, 2004). Trong nghiên cứu này, thời gian dùng thuốc chỉ có một ngày trong điều trị giun tròn đường ruột chung, nếu thời gian kéo dài hơn thì CR có thể cao hơn (Stephenson LS, 1993). Trong các thử nghiệm so sánh với MBZ hiệu quả của một liều duy nhất tương tự như trong điều trị giun đũa, giun tóc và giun móc. Việc điều trị bằng cách sử dụng nhiều liều MBZ 100 mg hai lần một ngày trong ba ngày có hiệu quả cao đối với giun truyền qua đất (Waikagul J, 1997 &2003). Chúng ta biết rằng, ALB là thuốc tẩy giun phổ rộng có hiệu quả nhất, đó là kết quả của sự hấp thu nhanh chóng từ các lumen ruột non đạt nồng độ cao ở liều lượng tương đối thấp. Mặc dù trong nghiên cứu này, sau khi điều trị 14 ngày CR trên giun tóc tại Hà Tĩnh (60%) là không quá cao, ERR có sự giảm (87,3%), chứng tỏ chỉ còn rất ít giun còn sống sót. Tuy nhiên chúng tôi không xác định bằng tẩy đãi giun này. Giun tóc và giun kim là 2 loại giun chính ký sinh ở trực tràng, và hai loại giun chính ký sinh ở ruột non là giun móc và giun đũa cũng đáp ứng với benzimidazol. Hiện nay, có thể làm tăng độ hòa tan benzimidazole trong nước và do đó có thể được sử dụng chống lại nhiễm trùng hệ thống. Dù sao, benzimidazol được sử dụng thường xuyên hơn cho ký sinh trùng đường ruột vì phổ tác dụng rộng và độc tính thấp. Chất lý tưởng với tính hoạt động phổ rộng cần hiệu quả chống lại tất cả giun sán đường ruột và giun sán hệ thống (và các loại giun sán khác) bao gồm cả hiệu Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 223 quả 100% khi sử dụng một liều duy nhất. Việc sử dụng hầu hết benzimidazol ở liều lượng cao cấm dùng khi có thai vì tiềm năng độc cho phôi và quái thai khi thực nghiệm ở chuột và thỏ. Trên lâm sàng, hiện đang sử dụng hai hợp chất của benzimidazole là ALB và MBZ. Cần lưu ý rằng ALB và MBZ có hiệu quả chống lại tất cả các loại giun truyền qua đất chính. Điều này đã được chứng minh là có hiệu quả cao và an toàn để điều trị phần lớn nhiễm giun đường ruột và có lợi cho cả điều trị chọn lọc và điều trị hàng loạt. Kết luận Nghiên cứu này cho thấy cả albendazol và mebendazol vẫn có hiệu lực tốt đối với giun đũa, giun tóc và giun móc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chưa có sự kháng thuốc mebendazole và albendazol tại Lào Cai và Hà Tĩnh. Điều rõ ràng từ nghiên cứu này là benzimidazol có tác dụng tốt với giun truyền qua đất với liều đơn. Cho đến nay chưa có báo cáo nào về kháng thuốc của nhóm này trên giun truyền qua đất. Để có thể đánh giá một cách chính xác vấn đề này cần có nghiên cứu tiếp về mặt sinh học phân tử xác định các trường hợp còn trứng giun sau điều trị. 5. KIẾN NGHỊ - Nên triển khai tẩy giun hàng loạt tại cộng đồng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Tiếp tục tiến hành đánh giá hiệu lực của thuốc tẩy giun albendazol và mebendazol. - Kiểm tra giám sát chặt chẽ các chương trình tẩy giun hàng loạt trên cộng đồng để tránh hoặc làm chậm khả năng kháng thuốc tẩy giun. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh Lào Cai. Đề tài này được Dự án phòng chống các bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 tài trợ kinh phí. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Albonico M, Engels D and Savioli L (2004) Monitoring drug efficacy and early detection of drug resistance in human soil-transmitted nematodes: a pressing public health agenda for helminth control. Int J Parasitol34, 1205-1210. 14/1 [2]. Areekul P, Putaportip C, Pattanawong U, Sitthicharoencai P and Jongwutiwes S (2010) Trichurisvulpis and T. trichiura among schoolchildren of a rural community in northewestern Thailand: the possible role of dogs in disease transmission. Asian Biomedicine 4, 49-60. 1 [3]. Bethony J, Brooker S, Albonico M, Geiger SM, Loukas A, et al.(2006) Soil- transmitted helminth infections: ascariasis, trichuriasis, and hookworm. Lancet 367, 1521- 1532. 2 [4]. Chongsuphajaisiddhi T, Sabchareon A, Attanath P, Panasoponkul C, Radomyos P. Treatment of soil-transmitted nematode infections in children with mebendazole. Ann Trop Med Parasitol 1978; 72: 59-63. 9/1 [5]. De Clercq D, Sacko M, Behnke JM, Gilbert F, Dorny P, et al.(1997) Failure of mebendazole in treatment of human hookworm infections in the Southern Region of Mali. Am J TropMedHyg57, 25- 30. 7 [...]... [13] Nguyễn Sơn, (2011), Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Mebendazole 500mg sau 12 tháng tại 3 trường tiểu học thành phố Sơn LaTỉnh Sơn La, năm 2007-2009 Công trình khoa học: Báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần 38, tập II KST-CT, NXB Y học, Hà Nội, tr 27-36 13/1 [14] Nguyễn Thị Việt Hòa, (2011), Hiệu quả điều trị hàng loạt thuốc tẩy giun ALBe ở Học sinh tiểu học”,... Deworming for health and development Report of the third global meeting of the partners for parasitic control WHO/CDS/CPE/PVC/2005.14, World Health Organization, Geneva 26 MONITORING EFFICACY OF BENZIMIDAZOL CARBAMAT TREATMENT OF SOIL TRANSMITTED HELMINTHS FOR THE Nguyen Thu Huong1, Pham Van Than2 and etc 1 National Institute of Malariology, Parasitology & Entomology 2 Thăng Long University Abstract: . Trường Đại học Thăng Long 214 HIỆU LỰC CỦA BENZIMIDAZOL CARBAMAT ĐỐI VỚI NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CỘNG ĐỒNG Nguyễn Thu Hương 1 , Phạm Văn Thân 2 và cộng sự 1 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn. vẫn còn hiệu lực tốt với cả 3 loại giun truyền qua đất trong khi mebendazole đã có dấu hiệu giảm hiệu lực với giun tóc Trichuris trichiura. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng cho dấu hiệu kháng. kháng thuốc tẩy giun bezimidazol carbamat đối với giun truyền qua đất. Từ khóa: albendazole, mebendazole, CR, ERR, kháng thuốc tẩy giun. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các loại giun truyền qua đất (STHs) chính

Ngày đăng: 23/04/2015, 10:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w