tiểu luận thanh toán quốc tế chiến lược quyền chọn

40 1.6K 9
tiểu luận thanh toán quốc tế chiến lược quyền chọn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH UNIVERSITY OF ECONOMICS HO CHI MINH CITY KHOA NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài: Chiến lược quyền chọn Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Lệ Giang Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Bùi Kim Yến - NH02 Nguyễn Thu Huyền My - NH03 Đinh Thị Hồng Ngọc - NH02 Trần Thị Bảo Trâm - NH01 Thới Mỹ Hằng - NH03 Lê Thị Ngọc Âu - NH02 Nguyễn Trần Trọng Nghĩa - NH03 Trương Trung Kiên - NH03 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 2 năm 2015  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 3 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38  MỤC LỤC  1 Gi i thi u nghi p v quy n ch nớ ệ ệ ụ ề ọ 6 1.1 Khái ni m – Thu t ngệ ậ ữ 6 1.2 c đi m nghi p v quy n ch nĐặ ể ệ ụ ề ọ 6 1.3 Phân lo i quy n ch nạ ề ọ 7 1.3.1 Quy n ch n muaề ọ 7 1.3.2 Quy n ch n bánề ọ 7 1.4 T giá trong giao d ch quy n ch nỷ ị ề ọ 8 2 Th tr ng quy n ch nị ườ ề ọ 8 2.1 i t ng c a th tr ng quy n ch nĐố ượ ủ ị ườ ề ọ 8 2.2 C ch giao d chơ ế ị 8 2.3 Quy n ch n ki u M và quy n ch n ki u Châu Âuề ọ ể ỹ ề ọ ể 9 2.4 Giá – Các y u t tác đ ng đ n giá – nh giá quy n ch nế ố ộ ế Đị ề ọ 10 2.4.1 Giá quy n ch n ề ọ 10 2.4.2 Các y u t tác đ ng đ n giá quy n ch n ti n t : ế ố ộ ế ề ọ ề ệ 11 2.4.3 nh giá quy n ch nĐị ề ọ 11 2.5 Th c tr ng th tr ng quy n ch n Vi t Nam hi n nay:ự ạ ị ườ ề ọ ở ệ ệ 13 2.5.1 Th i gian t tr c n m 2009: ờ ừ ướ ă 13 2.5.2 Th i gian t sau n m 2009:ờ ừ ă 16 3 Các chi n l c quy n ch nế ượ ề ọ 17 3.1 Chi n l c Straddleế ượ 17 3.1.1 Long straddle: 17 3.1.2 Short straddle: 19 3.2 Chi n l c Bull spread (đ u c chênh l ch giá lên)ế ượ ầ ơ ệ 20 3.2.1 Bull call spread (đ u c giá lên b ng quy n ch n mua) ầ ơ ằ ề ọ 20 3.2.2 Bull put spread (đâu c gia lên b ng quyên chon ban): ̀ ́ ̀ ̀ ́ơ ă ̣ 22 3.3 Chi n l c Bear spread (đ u c chênh l ch giá xu ng)ế ượ ầ ơ ệ ố 24 3.3.1 Bear call spread (đ u c giá xu ng b ng quy n ch n mua)ầ ơ ố ằ ề ọ 24 3.3.2 Bear put spread (đâu c gia xuông b ng quyên chon ban)̀ ́ ́ ̀ ̀ ́ơ ă ̣ 25 3.4 Chi n l c Butterflyế ượ 27 3.4.1 Long Call Butterfly 27 3.4.2 Long Put Butterfly 31 3.4.3 Short Call Butterfly 36 3.4.4 Short Put Butterfly 38 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 41 GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 4 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 Lời mở đầu Hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tiền tệ giao sau về nguyên tắc là bắt buộc phải được thực hiện, nghĩa là các ngân hàng và các đối tác tham gia buộc phải thanh toán. Chúng ta không có quyền chọn lựa nào khác mặc dù bất lời đang đứng về phía mình. Không giống như vậy, hợp đồng quyền chọn cho người mua cơ hội nhưng không bắt buộc mua hoặc bán với giá đã thỏa thuận trước, trong khi người bán quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua bắt buộc phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua muốn. Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tốt để bảo hiểm rủi ro cũng như có thể đầu cơ. Nội dung của bài tiểu luận gồm có 3 phần chính: phần thứ nhất giới thiệu về nghiệp vụ quyền chọn, phần thứ hai trình bày chi tiết về thị trường quyền chọn như đối tượng, cơ chế giao dịch…, thực trạng thị trường quyền chọn ở Việt Nam. Và phần thứ ba trình bày về bốn chiến lược quyền chọn đặc trưng. Bài tiểu luận có dựa trên một số tài liệu tham khảo (có trích dẫn rõ nguồn gốc) và một số nội dung trong bài là đánh giá chủ quan của nhóm, đồng thời, có thể có những sai sót đáng tiếc, kính mong cô thông cảm. GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 5 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 1 Giới thiệu nghiệp vụ quyền chọn 1.1 Khái niệm – Thuật ngữ Nghiệp vụ quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh, có giá trị dựa trên giá trị của tài sản tài chính gốc. Một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được phép mua (nếu là quyền chọn mua – Call option) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán – Put option) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá nhất định và tại một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu châu Âu). Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hóa chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, vàng, ngoại tệ… Một số thuật ngữ liên quan: • Người mua quyền (Holder) • Người bán quyền (Writer) • Tài sản cơ sở (Underlying aset) • Tỷ giá thực hiên (Exercise price or strike price) • Trị giá hợp đồng quyền chọn (Volume) • Thời gian của quyền chọn (Maturity) • Phí mua quyền (Premium) • Loại quyền chon • Kiểu quyền chọn 1.2 Đặc điểm nghiệp vụ quyền chọn Giao dịch quyền chọn thông thường được kí kết qua các hợp đồng option (Option FX contract) bao gổn các yếu tố: • Ngày giao dịch (Trade date) • Loại giao dịch – option (Type of deal – option) • Các bên đối tác tham gia (Counterparty): Bên mua (Buyer), bên bán (Seller) • Các đòng tiền (Currencies) • Số tiền được trao đổi (Amount) • Tỷ giá thực hiện (Strike price) • Chi phí cho quyền chọn (Premium cost) • Ngày đáo hạn (Maturity date, Expiry date) • Ngảy giá trị (Value date) GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 6 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 • Các chỉ thị thanh toán (Payment instructions) 1.3 Phân loại quyền chọn 1.3.1 Quyền chọn mua Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được quyền mua một loại tài sản cơ sở theo giá cố định trước một thời điểm ấn định trong tương lai. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua. Để có được quyền này, người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí giao dịch (Option premium). Người nắm giữ quyền chọn mua (Call option holder) sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn mua có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn mua. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường giảm ) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng). Vì thế người mua phải suy đoán rằng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong một khoảng thời gian đã định. 1.3.2 Quyền chọn bán Hợp đồng này ngược với Call option. Put Option là kiểu quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền được bán một loại tài sản cơ sở nhất định tại một mức giá xác định trước trong một thời hạn nhất định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn bán, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn và người bán quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn bán (Put option holder) sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán có nghĩa vụ phải mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn bán. Trong trường hợp cảm thấy không có GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 7 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 1.4 Tỷ giá trong giao dịch quyền chọn Để thuận tiện giao dịch mua bán, thị trường công bố sẵn tỷ giá (exercise price, strike price) và chi phí cho mổi quyền chọn (premium cost) cụ thể theo thời hạn nhất định như 1 tháng, 2 tháng , 3 tháng, 6 tháng Sự biến động tỷ giá trên thi trường làm phát sinh 3 trạng thái của quyền chọn • ITM (in the-money) trạng thái cao giá: giá thực hiện thấp hơn giá tỷ giá giao ngay • ATM (at the-money) trạng thái ngang giá: giá thực hiện bằng tỷ giá giao ngay • OTM (out of-the-money) trang thái kiệt giá: giá thực hiện cao hơn tỷ giá giao ngay 2 Thị trường quyền chọn 2.1 Đối tượng của thị trường quyền chọn Người bán và người mua quyền chọn. Bên bán quyền chọn là bên bán cho bên mua “quyền mua – a right to buy” hoặc “quyền bán – a right to sell” một đồng tiền nhất định với một số lượng nhất định tại một mức giá được xác định từ trước. Đổi lại người bán được hưởng một khoản tiền được gọi là phí quyền chọn. Bên bán quyền chọn còn được gọi là bên phát hành quyền chọn. Bên mua quyền chọn là bên trả phí quyền chọn để có quyền mua hay quyền bán một đồng tiền nhất định. Lưu ý, đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của người mua, người mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hay bán một đồng tiền nhất định theo tỷ giá đã thỏa thuận từ trước. Nếu không thực hiện quyền chọn, người mua mất phí quyền chọn.Người mua quyền chọn còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn. 2.2 Cơ chế giao dịch Quyền chọn mua: là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền chọn, có quyền mua từ người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng tại mức tỷ giá cố định được thỏa thuận từ trước trong khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm được xác định trong tương lai. Trong hợp đồng này, người bán phải thực hiện nếu người mua quyết định thực hiện quyền chọn. VD: Ngày 20/05/2014, hai bên A và B, trong đó A là bên mua quyền chọn, B là bên bán quyền chọn, ký một hợp đồng quyền chọn mua với nội dung sau:  A trả cho B khoản chi phí 0.02USD/EUR để có quyền mua 1,000,000EUR với tỷ giá EUR/USD = 1.245 vào ngày 20/06/2014 GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 8 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38  Sau khi nhận khoản phí 0.02USD/EUR, B có nghĩa vụ sẵn sàng bán cho A số tiền 1,000,000EUR và nhận thanh toán USD theo tỷ giá EUR/USD = 1.245 vào ngày 20/06/2014 nếu A thông báo quyết định thực hiện quyền chọn.  A phải thông báo cho B quyết định thực hiện quyền chọn của mình vào ngày 20/06/2014. Nếu không quyền chọn xem là quá hạn và hết hiệu lực. Quyền chọn bán: là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền chọn, có quyền bán cho người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai. Trong hợp đồng quyền chọn bán, người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ mua đồng tiền liên quá nếu người mua quyền chọn quyết định thực hiện quyền chọn. VD: Ngày 20/07/2014, hai bên A và B, trong đó A là bên mua quyền chọn, B là bên bán quyền chọn, ký một hợp đồng quyền chọn bán với nội dung sau:  A trả cho B khoản phí 0.018USD/GBP để có quyền bán 5,000,000GBP với tỷ giá GBP/USD = 1.8930 vào ngày 20/09/2014  Sau khi nhận khoản phí 0.018USD/GBP, B có nghĩa vụ sẵn sàng mua 5,000,000GBP và thanh toán USD cho A theo tỷ giá GBP/USD = 1.8930 và ngày 20/09/2014 nếu A thông báo quyết định thực hiện quyền chọn.  A phải thông báo cho B quyết định thực hiện quyền chọn của mình vào ngày 20/09/2014. Nếu không quyền chọn xem như quá hạn và hết hiệu lực. 2.3 Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu Một quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn đưa ra yêu cầu thực hiện quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi đáo hạn hợp đồng kể cả vào ngày đáo hạn. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng 2 ngày làm việc sau khi thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận. Một quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.Việc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận vào ngày đáo hạn. Bởi vì quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyết định một cách linh hoạt hơn so với một quyền chọn tương ứng kiểu Châu Âu, phí quyền chọn kiểu Mỹ đương nhiên phải cao hơn. GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 9 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 2.4 Giá – Các yếu tố tác động đến giá – Định giá quyền chọn 2.4.1 Giá quyền chọn Giá quyền chọn (phí quyền chọn) là khoản phí mà người mua quyền phải trả cho người bán. Phí quyền chọn là một khoản không thể hoàn trả lại trong bất cứ trường hợp nào và được thanh toán vào thời điểm ký hợp đồng. Trong một vài trường hợp, trên thị trường vốn đối với cả 2 quyền chọn mua và bán, phí quyền chọn này chính là được dùng để chi trả các khoản phí mua hàng. Giá quyền chọn tiền tệ (Premium) = Giá trị nội tại (Instrinsic value) + Giá trị thời gian (Time value) Giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Như vậy, đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Ngược lại, đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định. Ví dụ 1: Nếu hợp đồng quyền chọn mua 1000$ có mức giá thực hiện hợp đồng là USD/VNĐ = 21000Đ (tỷ giá quyền chọn, nếu tại thời điểm thực hiện hợp đồng giá USD được giao dịch với mức giá 22000Đ (tỷ giá giao ngay), khi đó hợp đồng này là có giá trị nội tại, và giá trị đó chính bằng 22000 - 21000 = 1000Đ, hay tổng giá trị nội tại của hợp đồng là 1000Đ x 1000= 1000000VNĐ. Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ: Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá quyền chọn Ví dụ 2: Một hợp đồng quyền chọn bán với khối lượng 1000$ có mức giá thực hiện hợp đồng là USD/VNĐ = 21000Đ (tỷ giá quyền chọn), trên thị trường USD này được giao dịch với mức giá 20000Đ (tỷ giá giao ngay), khi đó hợp đồng quyền chọn bán này sẽ có giá trị nội tại là 1000Đ/USD hay tổng giá trị của hợp đồng là 1000000VNĐ. Nếu giá USD trên thị trường cao hơn giá thực hiện của hợp đồng thì hợp đồng này coi như không có giá trị nội tại. Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ: Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay Giá trị thời gian: của hợp đồng quyền chọn là khoản giá trị mà tại đó giá trị của hợp đồng option lớn hơn giá trị nội tại. Sự biến động của tài sản cơ sở có một mối liên hệ quan trọng với giá trị thời gian. Giá trị thời gian tăng khi biến động tăng. Như đã đề cập trước đây, lợi nhuận của việc nắm giữ hợp đồng option là vô hạn trong khi lỗ chỉ giới hạn trong phần phí option. Do đó, một hợp đồng option trên tài sản cơ sở biến động lớn thì có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn một hợp đồng option trên một tài sản cơ sở ít biến động.Sự khác biệt giữa lãi suất của hai đồng tiền cũng là một yếu tố cần được xem xét khi định giá option và cũng được tính vào giá trị thời gian của hợp đồng option. GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 10 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 2.4.2 Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn tiền tệ: Bao gồm 5 yếu tố: • Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Tại mỗi mức tỷ giá giao dịch, đối với một quyền chọn mua, tỷ giá giao ngay và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều.Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều. • Tỷ giá thỏa thuận trên hợp đồng (Strike): Tại mỗi mức tỷ giá giao ngay, nếu tỷ giá thỏa thuận của hợp đồng quyền chọn mua càng cao, thì xác suất xảy ra việc thực hiện quyền chọn càng thấp, do đó chi phí quyền chọn mua càng thấp. Đối với quyền chọn bán, mức giá thực hiện càng cao thì chi phí quyền chọn mua càng cao. • Thời hạn thỏa thuận (maturity): Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn đối với hợp đồng quyền chọn mua và thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán. Do đó, thời hạn hợp đồng càng dài, thì người mua sẵn sàng trả phí hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao. Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền chọn càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán. • Lãi suất của các đồng tiền giao dịch: Quan hệ giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền và giá của quyền là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi mức dao động dự đoán càng cao, xác suất giá của tài sản cơ sở sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua tài sản cơ sở sẽ càng cao. • Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn hay mức biến động tỉ giá càng lớn thì giá có khả năng biến động so với mức giá càng cao do đó chi phí phải trả càng cao, ngược lại, độ lệch chuẩn càng nhỏ tức giá có mức bình ổn cao do đó chi phí phải trả sẽ thấp. 2.4.3 Định giá quyền chọn Định giá quyền chọn tiền tệ có nghĩa là xác định phí quyền chọn trên một đơn vị đồng tiền cơ sở mà người mua phải trả cho người bán quyền chọn. Tổng phí quyền chọn của một hợp đồng được tính bằng cách lấy phí quyền chọn trên một đơn vị đồng tiền cơ sở nhân với số lượng đặt mua hoặc đặt bán trong hợp đồng quyền chọn. Định giá quyền chọn là một vấn đề quan trọng, bởi vì chỉ cần một biến động nhỏ của giá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hợp đồng, cho nên việc nghiên cứu ứng dụng những mô hình định giá là cần thiết nhằm đưa ra mức phí hợp lý, dung hòa lợi ích của cả bên mua và bên bán quyền chọn. Công thức nổi tiếng về định giá GVHD: ThS. Vũ Thị Lệ Giang 11 [...]... Lệ Giang 32 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 +Với St ≤ X2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện = (X3 – St) – F3 + F2 – (X2 – St) = (X3 – X2) + F2 – F3 + Với X2 < St< X3: Quyền chọn bán X3 được thực hiện, quyền chọn bán X2 không được thực hiện = F2 – F3 + (X3 – St) + Với St ≥ X3: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện = F2 – F3 GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 33 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm... những quyền chọn có giá thực hiện cao hơn Chiến lược này sử dụng cho cả quyền chọn mua và chọn bán Những quyền chọn phải có cùng ngày đáo hạn và cùng loạitài sản Lợi nhuận đạt được nhờ sự tăng giá 1 cách vừa phải của các loại tài sản cơ sở Trường hợp áp dụng Nhà đầu tư thực hiện chiến lược này khi hi vọng tỷ giá sẽ tăng 3.2.1 Bull call spread (đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua) Việc mua quyền chọn. .. việc mua số quyền chọn mua với giá thực hiện X 1 đồng thời bán quyền chọn mua với cùng khối lượng và ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện X2 thấp hơn X1 Đặc điểm: Phí mua quyền chọn mua với giá thực hiện X 1 luôn thấp hơn phí thu được do bán quyền chọn mua với giá thực hiện X 2 nên dễ thấy, chiến lược thu lợi nhuận ngay ban đầu Biểu đồ 3: GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 24 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1... mật độ phân bổ chuẩn tích lũy Theo mô hình, giá trị quyền chọn mua bằng giá trị kỳ vọng mà mà người mua có thể đạt được từ việc thực hiện quyền chọn trừ đi chi phí dự tính Trên cơ sở quan hệ cân bằng giữa phí quyền chọn mua và phí quyền chọn bán: Ta có thể tính phí quyền chọn bán theo công thức sau: Các công thức tính phí quyền chọn mua và quyền chọn bán như trên có thể biểu diễn thông qua tỷ giá kì... hiện quyền chọn bán có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng • Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng Ví dụ: Ngân hàng A vừa ký kết hợp đồng quyền chọn với doanh nghiệp B có nội dung như sau:  Ngân hàng A bán quyền chọn bán EUR/USD Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá X2 EUR/USD: 1.3950 Kỳ hạn: 1 tháng – Thu phí quyền chọn: ... đồng quyền chọn khác như sau:  1 hợp đồng bán quyền chọn bán EUR/USD như trên: Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá X2 EUR/USD: 1.3950 Kỳ hạn: 1 tháng – Thu phí quyền chọn: 0.0060USD/EUR (gọi tắt là hợp đồng QC2)  1 hợp đồng mua quyền chọn bán EUR/USD : GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 35 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá X1 EUR/USD: 1.3900 Kỳ hạn: 1 tháng – Trả phí quyền chọn: ... tự như chiến lược Long Call Butterfly =>hình 1 chiến lược Short Call Butterfly như sau: GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 36 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 + Với St ≤ X1 П = F1 – F2 + F3 - F2 = F1 + F3 – 2F2 = chênh lệch phí quyền chọn ròng Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: F1 + F3 – 2F2 + Với St ≥ X3 П = F1 – F2 + X1 – X2 + F3 – F2 + X3 – X2 = F1 + F3 – 2F2 = chênh lệch phí quyền chọn ròng... sở + Với St ≤ X1: cả 2 quyền chọn đều không thực hiện Π1 = -F1 + F2 + Với X1 < St < X2: quyền chọn mua với giá thực hiện X2 không được thực hiện Π1 = St – X1 – F1 + F2 + Với St ≥ X2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện Π1 = St – X1 – F1 + F2 – (St – X2) = - X1 – F1 + F2 + X 2 GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 27 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 + Với St ≤ X2: Cả hai quyền chọn đều không được thực... được thực hiện Π2 = – F3 + F2 +Với X2 < St < X3: Quyền chọn mua X2 được thực hiện Π2 = - (St – X2) – F3 + F2 +Với St ≥ X3: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện Π2 = (St – X3 – F3) + F2 – (St – X2) = - X3 – F3 + F2 + X2 GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 28 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 => hình 3: Chiến lược Long Call Butterfly + Với St < X1 mà X1 < X2... bình GVHD: ThS Vũ Thị Lệ Giang 31 [Chiến lược quyền chọn] Nhóm 1 – NHK1 – K38 +Với St ≤ X1: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện = -F1 – St + X1 + F2 – (X2 – St) = -F1 + F2 + (X1 – X2) = (F2 – F1) + (X1 –X2) Vì X1 < X2 nên (X1 X2) < 0 +Với X1 < St< X2: không thực hiện quyền chọn bán X1, quyền chọn bán X2 được thực hiện = -F1 + F2 – (X2 – St) + Với St ≥ X2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện = . hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận. Một quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.Việc thanh toán. phí quyền chọn. Bên bán quyền chọn còn được gọi là bên phát hành quyền chọn. Bên mua quyền chọn là bên trả phí quyền chọn để có quyền mua hay quyền bán một đồng tiền nhất định. Lưu ý, đây là quyền. 20/09/2014. Nếu không quyền chọn xem như quá hạn và hết hiệu lực. 2.3 Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu Một quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn đưa ra yêu

Ngày đăng: 23/04/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 Giới thiệu nghiệp vụ quyền chọn

    • 1.1 Khái niệm – Thuật ngữ

    • 1.2 Đặc điểm nghiệp vụ quyền chọn

    • 1.3 Phân loại quyền chọn

      • 1.3.1 Quyền chọn mua

      • 1.3.2 Quyền chọn bán

      • 1.4 Tỷ giá trong giao dịch quyền chọn

      • 2 Thị trường quyền chọn

        • 2.1 Đối tượng của thị trường quyền chọn

        • 2.2 Cơ chế giao dịch

        • 2.3 Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu

        • 2.4 Giá – Các yếu tố tác động đến giá – Định giá quyền chọn

          • 2.4.1 Giá quyền chọn

          • 2.4.2 Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn tiền tệ:

          • 2.4.3 Định giá quyền chọn

          • 2.5 Thực trạng thị trường quyền chọn ở Việt Nam hiện nay:

            • 2.5.1 Thời gian từ trước năm 2009:

            • 2.5.2 Thời gian từ sau năm 2009:

            • 3 Các chiến lược quyền chọn

              • 3.1 Chiến lược Straddle

                • 3.1.1 Long straddle:

                • 3.1.2 Short straddle:

                • 3.2 Chiến lược Bull spread (đầu cơ chênh lệch giá lên)

                  • 3.2.1 Bull call spread (đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua)

                  • 3.2.2 Bull put spread (đầu cơ giá lên bằng quyền chọn bán):

                  • 3.3 Chiến lược Bear spread (đầu cơ chênh lệch giá xuống)

                    • 3.3.1 Bear call spread (đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua)

                    • 3.3.2 Bear put spread (đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn bán)

                    • 3.4 Chiến lược Butterfly

                      • 3.4.1 Long Call Butterfly

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan