TIỂU LUẬN CÔNG TY BITIS THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP TRUNG QUỐC

17 1.1K 1
TIỂU LUẬN CÔNG TY BITIS THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG  GIÀY DÉP TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học kinh tế quốc dân khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế đề án môn học Đề tài: Công ty bitis thâm nhập thị trờng giày dép trung quốc Giáo viên hớng dẫn : Mai Th Cng Sinh viên thực hiện : Phm Tun t Lp : QTKD Quc t 46A H N i 9/2007 Đề tai: Công ty Cà Phê Trung Nguyên thâm nhập thị trường nước ngoài bằng phương pháp nhưọng quyền thưong hiệu (franchising) Lời mở đầu Franchise hay còn gọi là nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mới, rất phổ biến ở các nước. Ở Việt Nam mô hình này đang bắt đầu phát triển không chỉ đối với các thương hiệu trong nước mà cả thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp chuyển nhượng có lợi hơn về mặt đầu tư và quản lý, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu có hiệu quả và nhanh chóng. Trong khi đó, các đối tác nhận chuyển nhượng cũng xem hình thức kinh doanh này an toàn hơn và ít rủi ro, phù hợp cho những người mới tham gia đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, đây sẽ là mô hình kinh doanh phổ biến trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhiều thương hiệu nước ngoài sẽ vào Việt Nam thông qua hình thức franchise bên cạnh những dự án đầu tư trực tiếp. Hệ thống franchise Việt Nam đang "nóng" lên từng ngày, không chỉ đối với doanh nghiệp có hệ thống franchise mà cả với những nhà đầu tư tài chính, những người mà sự đầu tư luôn gắn liền với hiệu quả. Song phát triển franchise gặp không ít khó khăn và tùy loại doanh nghiệp mà khó khăn sẽ là trình độ quản lý hay con người. Khó khăn là tất yếu đối với thị trường còn rất mới cho hệ thống franchise tiếp cận. Tài liệu này dành cho các doanh nghiệp đã đang và sẽ sử dụng phương pháp franchise , những sinh viên nghiên cứu loại hình này cho công việc nghiên cưú của mình. Lí do chọn đề tài : Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng hình ảnh cà phê Việt Nam vẫn chưa được biết đến. Công ty cà phê Trung Nguyên là công ty đã quảng bá được hình ảnh cà phê Việt Nam ra thị trưòng quốc tế. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc .Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Trung Nguyên đã đi đầu trong việc quảng bá thương hiệu của 1 sản phẩm VN ra thị trường nược ngoài bằng phương pháp franchising. Đề tài hướng vaò đối tượng chính là sinh viên thuộc chuyên nghành kinh doanh quốc tế và các doanh nghiệp đang muốn xâm nhập thị trường nước ngoài bằng phương pháp franchise. Đối tượng, mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề án : - Đối tượng : Những thành công trong quá trình thâm nhập thị trường cà phê nước ngoài của công ty Trung Nguyên. - Mục đích : Với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới , các doanh nghiệp muốn tham gia vào sân chơi quốc tế phải có phương pháp thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả.Những DN Việt Nam đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới, nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp các thị trường lớn đầy tiềm năng như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì franchising quả là một bước đi phù hợp. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các DN xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của DN tại thị trường nước ngoài.Vậy franchise là phương pháp gì ?Những doanh nghiệp như thế nào có thể thực hiện được phương pháp này? được áp dụng như thế nào ở Việt Nam? Các câu hỏi sẽ được trả lời trong phạm vi hạn hẹp của đề án. - Phạm vi nghiên cứu : + Mặt hàng : Các sản phẩm cà phê rang xay + Không gian : Thị trường toàn cầu + Thời gian : Từ năm 2001 đến nay .Năm 2001, cà phê Trung Nguyên của VN đã đặt chân đến Roppongi - một quận nhiều hộp đêm rực rỡ ở trung tâm Tokyo (Nhật Bản). Ngoài đại lý nhượng quyền ở Tokyo, cà phê Trung Nguyên đến nay đã xuất hiện ở Singapore, Bangkok, Campuchia, đang nhắm đến Thượng Hải và những thành phố khác dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như Úc, Canada, Pháp, Mỹ. Năm 2001, cà phê Trung Nguyên đã trả 3 triệu USD cho một công ty tư vấn tại New Zealand để làm cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp hơn, nhất quán hơn. - Phương pháp nghiên cứu: Nguồn tài liệu trên internet (các website của chính phủ , các tờ báo điện tử) kết hợp với các bài giảng và tài liệu đã và đang được học ở trường ĐH. I.Tổng quan , thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam .Giới thiệu về công ty cà phê Trung Nguyên Tổng quan và thực trạng xuất khẩu : Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Đặc biệt là ở phía Nam nơi gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cây cà phê Robusta trong đó tập trung ở vùng Tây nguyên mà tỉnh Đắc Lắc đã chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước, còn miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn thích hợp vớI cà phê Arabica. Thuận lợi: + Cà phê vối (C.Canephora Robusta) của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, đó là sản phẩm bắt nguồn từ chủng cà phê Robusta đã được chọn lọc qua nhiều thập kỷ + Cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, năm 1975 cả nước có 13.000 ha cà phê, sản lượng trên 6.000 tấn, thì đến nay đã có trên dưới 500.000 ha với sản lượng trên 700.000 tấn/năm. +Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thì số lương và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt nam tăng lên không ngừng, cách đây 10 năm (vụ 1992 – 1993) Việt Nam xuất khẩu 116.000 tấn đến niên vụ 2002 – 2003 Việt Nam đã xuất khẩu 691.421 tấn, niên vụ xuất khẩu cao nhất là niên vụ 2000 – 2001 là 847.670 tấn. Như vậy tính đến niên vụ cà phê 2002 – 2003 Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Braxin. Mặt hàng cà phê Việt Nam đước đánh giá là một trong hai mươi mặt hàng cạnh tranh của Việt Nam +Về kim ngạch xuất khẩu cộng 10 niên vụ (1992 – 1993 đến 2002 – 2003) giá trị xuất khẩu đạt 4.334 tiệu USD, chiếm khoảng 3,4% lim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Niên vụ đạt trị giá xuất khẩu cao nhất là niên vụ 1997 – 1998 với trị giá là 601,4 triệu USD. Hiện nay cà phê là một trong mườI mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (gạo, dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép, cà phê, cao su, gỗ, hạt tiêu, nhân điều) +Năm 2004 cả nước xuất khẩu được 889.705 tấn cà phê, đạt giá trị 576.087.360 USD, giá bình quân là 647,5 USD/tấn +Trong 5 tháng đầu năm 2005 cả nước đã xuất khẩu 423.000 tấn, đạt trị giá 310 triệu USD 7 tháng đầu năm xuất được 610.000 tấn, đạt kim ngach 406 triệu USD 8 tháng đầu năm 2005Việt Nam đã xuất 575.553 tấn cà phê, đạt kim ngạch 396,9 triệu USD, với giá bình quân là 689,7 USD/tấn, so với cùng kỳ sản lượng giảm 1,8% nhưng kim ngạch tăng 4,3% do đơn giá trung bình tăng 6,2% +Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thương mại, trong tháng 10 giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt 44 triệu USD, tăng 7 triệu so với tháng trước. Như vậy 10 tháng đầu năm, tổng giá trị cà phê xuất khẩu cả nước là 588 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối năm 2005 cả nước xuất khẩu được hơn 892 nghìn tấn với trị giá 735,5 triệu USD +Giá cà phê tăng đã tháo gỡ cho ngành cà phê nhiều khó khăn, giúp nông dân có thu nhập khá hơn bù đắp bước đầu những thiệt thòi do mấy năm giá thấp vừa qua. Tuy nhiên, giá tăng cao lại là một khó khăn mới cho nhà xuất khẩu là việc đầu cơ cà phê xuất hiện dẫn đến giá cà phê ở thị trường trong nước bị đẩy lên quá cao +Ngành cà phê Việt Nam Từ chỗ chỉ có một doanh nghiệp tham gia LIFFE là Inexim Daklak, hiện có 33 doanh nghiệp giao dịch trên LIFFE thông qua Ngân hàng Techcombank. Trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nước, 22 doanh nghiệp tư nhân. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Daklak, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội +Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó mườI nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ so với những năm 1992, 1993 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung vào các nước Singapore, HongKong, Nhật Bản chiếm 60% trong mườI nước nhập khẩu lớn nhất. Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ thị trường trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn mặc dù đây là những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao +Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2005 các nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam là: 1/ Mỹ 84.000 tấn 2/ Đức 70.000 tấn 3/ Italia 50.000 tấn 4/ Tây Ban Nha 43.000 tấn (giảm 12.000 tấn) 5/ Anh 37.000 tấn (giảm 45.000 tấn) - +Năm 2006, với tổng số lượng cà phê xuất khẩu đạt 912.553 tấn và kim ngạch đạt trên 1,121 tỷ USD, mặt hàng cà phê đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê hiện chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản cả nước. Đây thực sự là điều đáng mừng của ngành cà phê Việt Nam. +Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và lãnh thổ, Việt Nam đang đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối, chiếm tới 43% thị phần cà phê toàn cầu. . + Khó khăn +-Chất lượng xuất khẩu cà phê , hàm lượng của cà phê xuất khẩu thấp. Các doanh nghiệp chưa tận dụng được thời điêm giá cà phê trên thị trường quốc tế cao để xuất khẩu. +-Bị ép giá cà phê do không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vẹ sinh an toàn thực phẩm . +-Các công ty cà phê Việt Nam mạnh ay nấy làm việc xây dựng thương hiệu , gặp phải sự cạnh tranh của các thương hiệu cà phê mạnh nước ngoài. +Việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẵn tập quán quốc tế và tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ “khi có yêu cầu” trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định của Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hóa qua tay các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng đến thị trường tiêu thụ. Đến lúc này những điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu lớn về kinh tế và uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế người ta thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin và Indonesia… +Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cả nước hiện có khoảng 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà phê cho dân, nhưng cũng tạo ra tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách nước ngoài ép giá, nhất là trong điều kiện khách hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính mạnh, nhiều hãng nước ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào kho ngoại quan tại Việt Nam để chờ xuất khẩu. Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không đủ hàng phải nhập khẩu lại cà phê từ kho ngoại quan với giá cao hơn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu khác +Doanh nghiệp Việt Nam vẫn phổ biến bán cà phê theo phương thức trừ lùi, chốt giá sau. Đây là hình thức đầu cơ giá nên có rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, giá giao dịch cà phê diễn biến từng ngày, từng phút, từng giây, đòi hỏi người giao dịch quyết định mua bán hết sức nhạy bén, vì từng lô hàng mua bán có giá trị rất lớn, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp bị lỗ hay phá sản ngay lập tức. Công ty Trung Nguyên : + Công ty Cà phê Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nắm bắt phương pháp franchise . Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt tại 64 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Thương hiệu này đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan. Hiện nay, mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp tục được xem là bước đột phá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại, nhằm cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. + Về sản phẩm thì có 3 Master brands : Trung Nguyên ( Cafe truyền thống), G7 (cà phê hòa tan) và Trà Tiên.Các sản phẩm này có hướng phát triển, đầu tư khác nhau hoàn toàn. +Về kênh bán hàng thì TN có chia làm nhiều kênh : Nhượng Quyền, Modern trade, Traditional trade và kinh doanh quốc tế. + Công ty Cà phê Trung Nguyên đã được tổ chức EurepGAP (Thụy Sĩ) cấp chứng chỉ Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon (Eurep). Đồng thời Công ty cà phê Trung Nguyên cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê hòa tan G7 tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A (Bình Dương) có công suất 3.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD + Thành lập từ năm 1996, hãng cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Đak Lak tiến hành thủ tục đề nghị cơ quan chức năng cấp văn bằng bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu của mình + Tập đoàn Trung Nguyên gồm khoảng 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi, truyền thông dự kiến sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm 2007 nhằm phát triển quy mô hoạt động của các công ty hiện có trên cơ sở phân ngành chuyên sâu; huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ cao cho sản xuất, kinh doanh; tranh thủ mở rộng thị trường Lĩnh vực chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Bên cạnh thị trường xuất khẩu hiện nay Trung Nguyên đang chiếm ưu thế là Hoa Kỳ, tập đoàn này cũng hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Á. II. Trung Nguyên bành trướng ra thị trường quốc tế với franchise : Phương pháp franchising 1 ) Một số Khái niệm về nhượng quyền thương mại (Franchising). Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này không hoàn toàn thống nhất với nhau. • Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất thế giới trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại đã nêu ra Khái niệm về Franchising như sau: Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao (Franchiser) và Bên nhận quyền (Franchisee), theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình. • Tại Mỹ, nhượng quyền thương hiệu được khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức quản lý. Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao. • Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU). Khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên. • Còn ở Việt Nam, theo điều 284, mục 8, chương VI, Luật thương mại của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1\1\2006 đã quy định: Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: (i)Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. (ii) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước và có thể không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, trong các cách định nghĩa đó thì Khái niệm của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA) được sử dung phổ biến nhất. 2 ) Các đặc điểm cơ bản của hình thức Franchising. 2.1) Những khó khăn và thuận lợi của Franchiser. Thuận lợi của Fanchiser. - Bên chuyển giao có thể mở rộng hệ thống kinh doanh và xâm nhập vào các thị trường khác với một chi phí khá thấp, điều này là rất có lợi cho những doanh nghiệp có sự hạn chế về dòng tiền mặt. - Có thể xuất khẩu những tài sản vô hình của công ty, nhất là đối với những công ty có thương hiệu mạnh. - có thể đánh bóng giá trị thương hiệu của mình một cách dễ dàng. - Với một mô hình tốt thì bên chuyển giao có thể khuyến khính, tạo động lực tự chủ cho bên nhận nhượng quyền. - Dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài mà không bị gặp nhiều rào cản thương mại. - Mở rộng hoạt động kinh doanh trên một khu vực rộng lớn với mức chi phí thấp. Khó khăn của Franchiser. - Với một mạng lưới các Franchisees lớn thì Franchiser sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giám sát và kiểm tra hoạt động của họ. - Đôi khi các Franchisees lại trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Franchiser. - Người tiến hành việc nhượng quyền kinh doanh có thể gặp khó khăn trong quá trình hợp tác nhượng quyền với đối tác và có khả năng dẫn đến việc cả 1 hợp đồng nhượng quyền kinh doanh bị thất bại. - Việc làm có hại của một vài Franchisee có thể làm ảnh hưởng xấu tới cả hệ thống các Franchising. - Các sản phẩm có thể ít nhận được nhận đuợc sự bảo vệ cần thiết và các quyền sở hữu trí tuệ có thể dễ dàng bị xâm phạm. 2.2 Khó khăn và thuận lợi của Franchisee Thuận lợi - Sẽ an toàn hơn rất nhiều cho các Franchisee khi mà họ hoạt đông dựa trên một mô hình kinh doanh đã thành công hơn so với là việc phải tự bắt đầu kinh doanh từ con số không. - Tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho việc quảng bá thương hiệu. - Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Franchise trong việc tổ chức tập huấn cho nhân viên và kinh nghiệm quản lý. - Dễ dàng nhận đuợc sự hỗ trợ về tài chính từ phía Franchiser và các ngân hàng. - Có thể mua được hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào với chi phí thấp. Bất lợi - Sự tự chủ của các Franchisee sẽ bị giảm đi do phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Franchiser. - Lợi ích của người nhận nhượng quyền có thể dễ dàng bị suy giảm bởi những quyết định thiếu chuẩn xác từ người nhượng quyền. - Những sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn được cung cấp từ Franchiser có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng từ các quy định về chất lượng hoặc thuế quan khi muốn thâm nhập vào một thị trường khác. - Sẽ rất khó khăn cho Những Franchisee muốn chấm dứt hoạt động của mình trong hệ thống Franchising vì những điều khoản nghiêm khắc của hợp đồng. - Ngoài ra, bên phía Franchiser còn có thể phải cũng cấp một số hoạt động hỗ trợ cho Franchisee tùy theo thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng 3) Một số cách phân loại nhượng quyền thương mại : 3.1 Về Bản chất hoạt động nhượng quyền, ta có 2 loại: +Nhượng quyền phân phối (Product distribution franchise): Khi áp dụng mô hình này, đối tác mua nhượng quyền thường chỉ phân phối thành phẩm (finalized products) được cung cấp từ phía chủ thương hiệu. Hay nói cách khác, bên mua franchise sẽ được hướng dẫn tổ chức một mô hình kinh doanh tương tự như của franchisor, tuy nhiên công đoạn “chế biến” không nhiều . Với nhượng quyền phân phối thì có lẽ lấy ví dụ của mô hình Trung Nguyên là dễ hình dung nhất. Các đối tác của Trung Nguyên được hướng dẫn để set up nên một tiệm cà phê đúng chuẩn, và bắt buộc phải mua cà phê thành phẩm do Trung Nguyên cung cấp để pha bán cho khách hàng. +Nhượng quyền kinh doanh (Business format franchise): Đây thực chất là một bước phát triển cao hơn nữa của Nhượng quyền phân phối. Trong trường hợp này người mua franchise sẽ được chỉ dạy tận tình hơn cách làm ra một sản phẩm cụ thể. Ví dụ như bạn mua franchise của McDonald’s (chi phí khoảng Một-triệu- đô!), thì dù muốn hay không bạn cũng phải vào học trong Đại học McDonald’s, được đào [...]... hành công ty bán lẻ coffe Daitsu , đối tác nhượng quyền thương hiêụ của Trung Nguyên tại Nhật Bản nói “Nếu chúng tôi thành công ở Tokyo , điều đó sẽ thúc đẩy kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế của Trung Nguyên” (Reuters 2002) Tham vọng toàn cầu của Trung Nguyên đưa công ty (hiện nay là tập đoàn TN) từ thị trưòng đóng cưả , được bảo hộ , đến một môi trường cạnh tranh hơn , phải đương đầu với các công ty. .. Nam Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và vươn ra thế giới Chính hai chữ đầu tiên đó đã tạo nên cơn sốt các bài viết về Trung Nguyên Nhưng con đường của Trung Nguyên không chỉ dừng lại ở Việt Nam, ông chủ Trung Nguyên- Đặng Lê Nguyên Vũ kỳ vọng quảng bá cà phê Việt Nam vào thị trường quốc tế Công Ty Trung Nguyên thâm nhập thị trường. .. Thượng Hải , các thành phố khác dọc bờ biển phiá Đông Trung Quốc (tạo ra thói quen uống cà phê cho người dân Trung Quốc , 1 thị trường tiềm năng) , cũng như Australia , Canada , Pháp và Mỹ Ở 4 nước sau , Trung Nguyên nhắm mục tiêu vào những cộng đồng người Việt đông dân , một chiến lược đã được công ty hamburger Jollibee sử dụng khi thâm nhập thị trường Mỹ Có những bài học được rút ra từ Jollibee ,... của café Trung Nguyên cũng ngày càng được nhiều người biết đến Công ty có quan hệ tốt với những người làm café và trả giá họ cao hơn những nhà xuất khẩu café khác trong nước Trung Nguy ên còn thâm nhập thị trường châu Âu theo một phong cách khác Sẽ có những nơi không chỉ bày bán các ly cà phê phin mà còn có cà phê pha bằng máy Sản phẩm cà phê túi lọc Trung Nguyên cũng xuất hiện để đáp ứng thị hiếu... mọi thứ ở các quán mang tên Trung Nguyên đều giống nhau, điểm khác nhau duy nhất chỉ là vị trí Khó khăn và hậu quả của việc franchising ồ ạt : nhiều vụ kiện thương hiệu , chất lượng kô đồng đều ở các quán cà phê Trung Nguyên… 6 yếu tố cần được đánh giá của Trung Nguyên khi thâm nhập thị trường quốc tế: Hoạt động kinh doanh ( Operations) : Tiền lương lao động cao hơn ở những quốc gia phát triển và cơ... nhượng quyền Một bên góp vốn và sự am hiểu thị trường địa phương, một bên góp thương hiệu (cũng có thể góp vốn) Nói chung Joint venture franchise cũng không có gì đặc biệt, thực chất khá mờ nhạt so với 2 người anh em Area development franchise và Master franchise, xét về khía cạnh nghiên cứu Công Ty Trung Nguyên vơí thị trường trong nước: Ngày nay nhắc đến cà phê Trung Nguyên, dường như ai cũng biết, kể... trong tương lai đến từ việc kinh doanh quốc tế.Và Starbucks liên tục lên kế hoạch mở rộng mạng lưới các cưả hàng của mình trên khắp thế giới Sự thành công của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam cũng giống như những kinh nghiệm mà Starbucks có được trên đất Mỹ (chỉ khác là Trung Nguyên làm được điều này trong 4 năm còn Starbucks mất 15 năm Chiến lược “tam giác” của Trung Nguyên trong việc thiết lập các... người được nhượng quyền ( franchisee) Chiến lược marketing quốc tế của công ty là tập trung quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam cũng như bán sản phẩm café Trung Nguyên , mỗi sản phẩm mang nhãn hiệu Trung Nguyên là có hình ảnh Việt Nam trong đó Cafe sẽ mang hơi thở, sự lãng mạn , nhịp sống của đất nước Việt Nam -rất quen thuộc với những người ngoại quốc nào đã từng quen thuộc với những bộ phim nhựa như... biển cà phê Trung Nguyên Có nơi còn nổi hứng ghi thêm vào biển hiệu “chất lượng cao” để nhấn mạnh thêm giá trị của nó Thoạt đầu, Trung nguyên chỉ xuất hiện ở những khu phố sang trọng, những nơi tập trung các nhà báo, nhà văn, những người ưa suy tư và thích đàm đạo Nhưng giờ đây ở những thị trấn, thị tứ, kể cả những vùng quê ít người qua lại cũng có Trung Nguyên treo trước cửa Thế mới biết Trung Nguyên,... Mỹ Tài chính : đây là rào cản lớn nhất của Trung Nguyên , dựa vào các đối tác và các franchisee trong việc cung cấp trước những khoản đầu tư lớn Kinh nghiệm về kế toán , pháp luật , tài chính và thị trường người tiêu dùng cũng phụ thuộc vào những chuyên gia địa phương III Bài học kinh nghiệm cho các công ty sử dung phương pháp franchise + Về thành công của Trung Nguyên, đó là sự kết hợp khéo léo giữa . nhau hoàn toàn. +Về kênh bán hàng thì TN có chia làm nhiều kênh : Nhượng Quyền, Modern trade, Traditional trade và kinh doanh quốc tế. + Công ty Cà phê Trung Nguyên đã được tổ chức EurepGAP. khảo: http://www.kiemtoan.com.vn/ http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2005/10/83756.vip http://www.ccfa.org.cn/end.jsp?id=4777 http://www.lantabrand.com/news2562.html http://www.saga.vn/Thuonghieu/Nhuongquyenvagiatrithuonghieu/1579.saga) http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=931 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2001/11/3B9B6A28. khảo: http://www.kiemtoan.com.vn/ http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2005/10/83756.vip http://www.ccfa.org.cn/end.jsp?id=4777 http://www.lantabrand.com/news2562.html http://www.saga.vn/Thuonghieu/Nhuongquyenvagiatrithuonghieu/1579.saga) http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=931 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2001/11/3B9B6A28 / http://www.thuonghieuviet.com/CompanyDetails.aspx?comId=1400&typ=adv www.taipeitimes.com/News/worldbiz/archives/2002/10/28/177430 Chazen Web Journal Of international

Ngày đăng: 23/04/2015, 08:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan