Liên kết giếng khoan

Một phần của tài liệu Luận Văn Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm, mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria (Trang 70)

Liên kết các giếng khoan cho ta biết sự phát triển bề dày của 2 đối tƣợng (T1A, T1B) đã xác định trong khu vực nghiên cứu và phân bố, mở rộng sang khu vực xung quanh.

Mặt cắt theo hƣớng Tây Nam-Đông Bắc (SW-NE) qua các giếng cho thấy T1 có hàm lƣợng sét cao trong MOM-1 và giới hạn bề dày trong các giếng là khác nhau. Bề dày của T1B và T1A thay đổi từ Tây Nam đến Đông bắc và nằm trong khoảng 16 – 20m trong T1A và 13 – 18m trong T1B (hình 6.6)

Bản đồ đẳng dày của T1A và T1B (hình 6.7) đƣợc xây dựng từ bề mặt sâu cung cấp nhƣ một phần của tập dữ liệu ban đầu, nó cho thấy rõ ràng bề dày của các tập và do đó bề dày của kênh cát này thay đổi theo xu hƣớng lắng đọng trầm tích hƣớng Tây Nam-Đông Bắc.

61

Hình 6.6. liên kết địa tầng giếng khoan theo hƣớng tây nam-đông bắc [1]

Hình 6.7. Bản đồ đẳng dày của T1B và T1A [1]

Khoảng thời gian trong tầng mục tiêu T1 có 3 tập trở lên. 2 tập phía dƣới đƣợc quan tâm hơn và đầy hứa hẹn dựa trên độ dày, tính liên tục và đặc tính tốt của cát.

62

Trình tự tiến lên phía trên đặc trƣng bởi sự phong phú của đồng bằng ngập nƣớc nơi đang phát triển bờ chắn và một vài kênh riêng biệt.

Môi trƣờng lắng đọng của Trias là môi trƣờng trầm tích sông. Trình tự của các tập đƣợc tạo thành từ sự chồng lấn của các kênh, đồng bằng ngập lụt và bờ chắn (hình 6.8).

Các tầng trầm tích T1A và T1B đƣợc liên kết từ các giếng khoan và các tƣớng đƣợc nghiên cứu thông qua giếng khoan mang tính chất khu vực (hình 6.9). nó cho thấy tính liên tục của các kênh là thấp tại các khúc uốn. Các kênh xếp chồng lên nhau có bề dày giảm theo hƣớng Tây Nam xung quanh giếng MOM-1 nơi bờ chắn và các đồng bằng ngập lụt phát triển. Hai tầng này đƣợc ngăn cách bởi đồng bằng ngập lụt dày.

Tầng phía trên của T1B đƣợc đặc trƣng bởi sự phát triển của đồng bằng ngập lụt nơi đang phát triển bờ chắn và một số kênh bị cô lập. Trình tự này không đƣợc coi là khu vực chứa tiềm năng trong khu vực nghiên cứu.

63

Hình 6.9. Liên kết giếng khoan thể hiện sự phát triển của các kênh cát [1] Dựa theo dữ liệu giếng hình thể cát Trias T1 đƣợc hiểu nhƣ các dòng cát bện và bãi bồi (doi cát) với đáy hạt thô và mịn dần khi tiến lên các tầng phía trên. Trình tự T1A và T1B bao gồm các kênh xếp chồng lên nhau với kích cỡ hạt cát từ trung bình đến tốt, còn đồng bằng ngập nƣớc và bờ chắn là sét. Từ quá trình liên kết giếng khoan mặt cắt T1 có thể chia thành 3 lớp: đá phiến sét xen kẽ với đá sét dolomit ở phần trên, Trias T1B ở giữa và T1A ở dƣới cùng.

Hai tƣớng đông bằng ngập nƣớc (flood plain) và tƣớng bờ chắn (leeve) không thể là đá chứa, nó đƣợc thể hiện rõ ràng trên băng log của giếng MOM-2bis. Hai tƣớng này có đặc điểm rất thấp: độ thầm dƣới 0,1 mD và độ rỗng rất thấp, hàm lƣợng sét cao (VCL> 35%). Chỉ có kênh cát (channels) là đá chứa tốt với độ thấm, độ rỗng tốt và hàm lƣợng sét thấp (VCL<35%) .

Trong 4 giếng khoan thì MOM-1 và MOM-4 cho chất lƣợng tầng chứa thấp, trong khi đó MOM-3 và MOM-2bis có tiềm năng lớn.

6.5. Phân tích và minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan bằng cách sử dụng phần mềm Interactive Petrophysics (IP).

Một phần của tài liệu Luận Văn Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm, mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)